Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Đời sống bí mật của cây cối

[Chanhkien.org] Cleve Backster là một chuyên gia người Mỹ về phát hiện nói dối. Vào năm 1966, bằng cách sử dụng một máy dò nói dối, ông đã tình cờ khám phá ra rằng thực vật cũng có những hoạt động cảm xúc ở cấp cao và khá tương đồng với cảm tình ở con người. Ông đã thực hiện một chuỗi các nghiên cứu làm chấn động cả thế giới.
Thực vật cũng có cảm tình
Một ngày, Backster nối một máy dò nói dối với những chiếc lá của cây huyết dụ, thường được biết với cái tên “cây rồng”. Ông muốn biết sau bao lâu thì những chiếc lá phản ứng khi ông tưới nước vào rễ của cây. Trên lý thuyết, một cái cây sẽ gia tăng tính dẫn và giảm sự kháng cự khi nó hấp thụ nước, và đường cong được ghi lại trên biểu đồ sẽ có hình hướng lên. Nhưng sự thật là, đường vẽ lại cong xuống dưới. Khi một máy dò nói dối được nối vào cơ thể người, bút vẽ sẽ ghi lại những đường cong khác nhau phụ thuộc vào sự thay đổi trong tâm trạng con người. Sự phản ứng của cây huyết dụ cũng lên xuống như là tâm trạng con người. Dường như nó rất hạnh phúc khi được uống nước.
Thực vật có tri giác ngoại cảm
Backster muốn biết liệu thực vật có thể có phản ứng nào khác không. Theo kinh nghiệm của ông, Backster biết rằng có một cách tốt để gây ra phản ứng mạnh mẽ đó là lấy người này để đe dọa người kia. Vì vậy, Backster nhúng lá cây vào nước cà phê nóng. Không có phản ứng nào xảy ra. Ông bèn nghĩ ra một điều đáng sợ hơn: đốt chiếc lá mà được nối với máy dò nói dối. Với ý nghĩ này, thậm chí trước khi ông làm thí nghiệm, một đường cong lập tức được vẽ lên giấy. Khi ông trở lại với một bao diêm, ông thấy một đường cong khác xuất hiện. Dường như khi cái cây thấy ông quyết tâm đốt nó, nó đã rất sợ sệt. Nếu ông do dự hay ngập ngừng khi muốn đốt cái cây, phản ứng được ghi lại bởi máy dò nói dối là không rõ ràng. Và khi ông giả vờ đốt chiếc lá, cái cây hầu như không có phản ứng gì. Cái cây thậm chí còn có thể phân biệt được ý định thực sự hay là sự giả vờ. Backster gần như đã chạy ra ngoài phố và hét lên rằng: “Thực vật cũng có cảm tình! Thực vật cũng có cảm tình!” Với khám phá đáng kinh ngạc này, cuộc sống của ông đã thay đổi mãi mãi.
Sau này, khi Backster và đồng nghiệp làm các thí nghiệm khắp đất nước với các dụng cụ khác nhau và các loại cây khác nhau, họ đã quan sát được những kết quả tương tự. Họ khám phá ra rằng thậm chí nếu lá cây bị bứt ra hay bị cắt thành từng mảnh, phản ứng tương tự cũng xảy ra với những mảnh lá này khi chúng được đặt gần điện cực của máy dò nói dối. Khi một con chó hay một người thiếu thân thiện thình lình bước vào, cái cây cũng lại có phản ứng.
Thực vật là chuyên gia về phát hiện nói dối
Nhìn chung, khi tiến hành thí nghiệm với máy dò nói dối, các cực được nối vào người bị tình nghi và người bị tình nghi được hỏi các câu hỏi đã được thiết kế tỉ mỉ. Ai cũng có một phần minh bạch của mình, thường được gọi là “lương tri.” Vì vậy, không kể là bao nhiêu lý do và cớ mà một người viện vào, thì khi nói dối hay thực hiện một hành vi xấu, người đó biết rõ rằng đó là một sự lừa dối, hay một hành vi xấu. Do đó, trường điện của thân thể người đó thay đổi, và sự thay đổi này có thể được ghi lại bởi các thiết bị.
Backster đã làm một thí nghiệm, trong đó ông nối máy dò nói dối vào một cái cây và rồi hỏi một người vài câu hỏi. Kết quả là, Backster đã khám phá ra rằng cái cây có thể nói được người ấy có nói dối hay không. Ông hỏi người đó năm sinh, đưa cho anh ta bảy sự lựa chọn và hướng dẫn anh ta trả lời “không” với tất cả số đó, trong đó có một câu trả lời đúng. Khi người đó trả lời “không” với năm sinh chính xác, cái cây có phản ứng và một hình chóp nhọn trên giấy được vẽ ra.
Tiến sĩ Aristide Esser, trưởng nhóm nghiên cứu y tế thuộc Bệnh viện bang Rockland tại New York, đã làm lại thí nghiệm này bằng cách hỏi một người đàn ông một câu hỏi mà có câu trả lời không chính xác ở phía trước một cái cây mà anh ta đã chăm sóc nó từ khi nó mới nảy mầm. Cái cây không che dấu cho người chủ của nó chút nào. Câu trả lời không chính xác được phản ánh ở biểu đồ được vẽ trên giấy. Ông Esser, người không tin Backster, đã tận mắt chứng kiến rằng lý thuyết của Backster là hoàn toàn đúng đắn.
Thực vật có thể nhận ra con người
Để kiểm tra xem liệu một cái cây có thể nhận ra các đồ vật hay không, Backster đã gọi tới sáu sinh viên, bịt mắt họ, và yêu cầu họ rút thăm từ một chiếc mũ. Một trong số các sự lựa chọn có hướng dẫn về việc nhổ rễ hai cái cây trong phòng và phá hoại nó bằng cách dẫm chân lên. “Kẻ sát nhân” phải làm điều đó một mình, và không ai biết được danh tính của thủ phạm, bao gồm cả Backster. Bằng cách đó, cái cây còn lại không thể cảm nhận được ai là “kẻ giết người” từ ý nghĩ của mọi người. Thí nghiệm được thiết kế để cái cây sẽ là nhân chứng duy nhất.
Khi cái cây còn lại được nối vào một máy dò nói dối, mỗi sinh viên được yêu cầu phải đi qua nó. Cái cây không có phản ứng gì với năm sinh viên. Khi người sinh viên đã thực hiện hành vi ‘tội ác’ đi ngang qua, bút điện tử bắt đầu vẽ một cách điên cuồng. Phản ứng này chỉ ra cho Backster rằng những cái cây có khả năng ghi nhớ và nhận diện con người hay đồ vật mà làm hại chúng.
Xúc cảm từ cự ly xa
Cây cối có một mối liên hệ mật thiết với chủ sở hữu chúng. Lấy ví dụ, khi Backster trở về New York từ New Jersey, ông thấy trên biểu đồ ghi lại rằng tất cả những cái cây của ông đều đã có phản ứng. Ông tự hỏi liệu những cái cây có chỉ ra rằng chúng cảm thấy “nhẹ nhõm” hay “chào đón” khi ông trở về hay không. Ông để ý rằng thời gian mà những cái cây phản ứng là thời điểm mà ông đã quyết định trở về nhà từ New York.
Xúc cảm với đời sống ở mức vi quan
Backster đã khám phá ra rằng đường cong cố định tương tự sẽ được vẽ trên biểu đồ khi cây cối dường như cảm giác được cái chết của bất kỳ một mô sống nào, thậm chí ở mức tế bào. Ông tình cờ chú ý đến điều này khi ông trộn mứt vào sữa chua mà ông định ăn. Dường như, chất bảo quản có trong mứt đã giết chết một vài vi khuẩn gây men trong sữa chua, và những cái cây có thể cảm thụ được điều này. Backster cũng đã khám phá ra rằng cây cối có phản ứng khi ông đổ nước nóng vào bồn. Dường như chúng cảm thụ được cái chết của những vi khuẩn ở trong đường ống nước. Để kiểm nghiệm giả thuyết này, Backster làm một thí nghiệm và thấy rằng khi tôm biển được cho vào nước sôi thông qua một cỗ máy tự động và không cần con người tham gia, cây cối có một phản ứng rất mạnh mẽ.
Nhịp đập tim của một quả trứng
Lại trong một lần tình cờ, Backster để ý đến các phản ứng của cây cối khi ông đập một quả trứng. Ông quyết định theo đuổi thí nghiệm này và nối quả trứng với thiết bị của ông. Sau chín giờ đồng hồ, biểu đồ ghi lại được nhịp đập tim của một bào thai gà con – từ 160 đến 170 nhịp đập trong một phút – tương đương với bào thai gà con ở trong lò ấp trứng từ ba đến bốn ngày. Tuy nhiên, quả trứng này là một quả trứng chưa được thụ tinh mà ông mua trong cửa hàng. Cũng không có hệ thống tuần hoàn máu ở bên trong quả trứng đó. Backster liệu có thể giải thích như thế nào về xung động [nhịp tim] của quả trứng này?
Trong các thí nghiệm được tiến hành bởi Trường Y của Đại học Yale trong những năm 1930 và 1940, người mà sau này là giáo sư Harold Saxton Burr đã khám phá ra rằng có tồn tại trường năng lượng xung quanh thực vật, cây cối, con người, và các tế bào. Backster nghĩ rằng các thí nghiệm của Burr có thể đưa ra câu trả lời cho quả trứng của ông. Ông đã quyết định đặt qua một bên các thí nghiệm với cây cối của ông trong một khoảng thời gian và thay vào đó bằng các thí nghiệm với trứng, qua đó tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nguồn gốc của sự sống.
Tham khảo:
“Đời sống bí mật của cây cối” của tác giả Peter Tompkins và Christopher Bird
Bài viết trên được tổng kết từ bốn bài viết dưới đây trên Zhengjian Net (Hán ngữ):
“Thực vật có thể suy nghĩ” – Khám phá đời sống bí mật của cây cối (I)http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/3/9/9143.html
“Thực vật có thể là chuyên gia về phát hiện nói dối” – Khám phá đời sống bí mật của cây cối (II)http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/3/10/9196.html
“Nhận diện kẻ sát nhân và xúc cảm từ cự ly xa” – Khám phá đời sống bí mật của cây cối (III)http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/3/11/9197.html
“Không có sự khác biệt giữa đời sống lớn hay nhỏ” – Khám phá đời sống bí mật của cây cối (IV)http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/3/12/9198.html
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/1496
http://chanhkien.org/2009/07/doi-song-bi-mat-cua-cay-coi.html
Việt Nam ngắm nghía 'cơn thịnh nộ' Iskander

TPO - Một số nguồn tin quân sự Nga đã thông tin về việc Việt Nam rất quan tâm đến tổ hợp tên lửa đất đối đất Iskander tiên tiến với uy lực cực mạnh, được coi là 'cơn thịnh nộ' trên chiến trường.
Tên lửa 9K720 "Iskander" SS-26 «Stone» được thiết kế với mục đích –yêu cầu cấp chiến dịch: Bí mật triển khai và bất ngờ tiến hành các đòn tấn công tên lửa có hiệu quả cao vào các mục tiêu đặc biệt quan trọng có diện tích nhỏ và khu vực co cụm lực lượng của đối phương ở sâu trong hậu phương chiến dịch của đối phương. Các đơn vị, phương tiện hỏa lực (các tổ hợp tên lửa, các trận địa pháo phản lực, các trận địa pháo binh), sân bay dã chiến, nơi tập trung các máy bay chiến đấu cấp chiến dịch, chiến thuật và máy bay trực thăng, sở chỉ huy của địch và các trung tâm thông tin liên lạc, điều hành tác chiến, các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng (các công trình hạ tầng, nhà máy, kho tàng, bến cảng…).
  Tổ hợp tên lửa Iskander khai hỏa
Tổ hợp tên lửa có độ chính xác cao Iskander 9K720 là kết quả của nỗ lực vì công việc chung của một tập thể các viện nghiên cứu, phòng thiết kế và các nhà máy dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Thiết kế kỹ thuật (KBM Kolomna), được biết đến là qua các thiết kế, thử nghiệm và chế tạo các tổ hợp tên lửa “Totrka” "Oka". Phương tiện mang và cũng là bệ phóng đạn được thiết kế bởi Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm CKB "Titan" (Volgograd), hệ thống dẫn đường – Hệ thống điều khiển và dẫn đường, chỉ thị mục tiêu được phát triển bởi Viện nghiên cứu Tự động hóa - Thủy lực (Moscow).
Tổ hợp tên lửa chiến dịch - chiến thuật (PTRC), "Iskander" đã được chế tạo trong điều kiện Hiệp ước loại trừ các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm trung và tầm gần vào năm 1987 (INF) và không sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường đối với hai bên tham chiến. Trong khuôn khổ các điều ước này, Liên bang Xô Viết đã phát triển các tổ hợp tên lửa chiến trường với các yêu cầu cơ bản mới, chẳng hạn như: Không sử dụng các đầu đạn hạt nhân và chỉ sử dụng các đầu đạn có chất nổ thông thường, yêu cầu độ chính xác cao của tên lửa. có thể kiểm soát ở tất cả (phần lớn) các giai đoạn trong quỹ đạo của tên lửa, khả năng có thể đặt các đầu đạn theo đặc thù mục tiêu lên tên lửa để tiêu diệt mục tiêu có hiệu quả cao nhất (đạn nổ phá, đạn catset, đầu đạn nhiệt áp hoặc đầu đạn xuyên bê tông), đạt cấp độ cao của quý trình tự động hóa trao đổi thông tin và điểu hành tác chiến.
Tổ hợp tên lửa phải có thể sử dụng dữ liệu từ các hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GLONASS, NAVSTAR), có khả năng tiêu diệt các mục tiêu chuyển động và các mục tiêu cố định có cấp độ bảo vệ cao nhất, có khả năng đốt cháy và phá hủy mục tiêu với hiệu suất cao của vụ cháy nổ (sử dụng thuốc nổ nhiệt áp), có khả năng đột phá hiệu quả những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa cao cấp và hiện đại của đối phương.
  Tổ hợp tên lửa Iskander có uy lực và sức hủy diệt rất lớn
Tổ hợp tên lửa chiến thuật (PTRC) Iskander cơ động có độ chính xác cao được thiết kế để tiêu diệt các cụm binh lực đối phương với đầu đạn thông thường, mục tiêu có diện tích nhỏ và khu vực mục tiêu tập trung nằm sâu trong bố trí đội hình tác chiến cấp chiến dịch – chiến thuật của đối phương, các mục tiêu có thể:
Các phương tiện hỏa lực (các tổ hợp tên lửa các cấp, các trận địa triển khai các tổ hợp pháo phản lực tên lửa, pháo binh tầm xa); Hệ thống các trận địa tên lửa, pháo binh chống tên lửa đạn đạo và phòng không; Sân bay và các cụm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng trên mặt đất;
Sở chỉ huy các bộ tư lệnh, các đơn vị và các đài, trạm trung tâm thông tin liên lạc, trinh sát tình báo điện tử (các tổ hợp radar, các đài quan sát…);
Các công trình quan trọng của cơ sở hạ tầng dân sự;
Các mục tiêu cơ động lớn (tầu vận tải đường bộ, đường biển), các mục tiêu có diện tích nhỏ (hầm phòng thủ, các khu hầm ngầm quân sự, các đài, trạm…) và khu vực tập trung mục tiêu quan trọng khác trong lãnh thổ đối phương.
Trang thiết bị biên chế trong tổ hợp gồm có:
 
Tên lửa 9М723;
Xe phóng đạn tự hành (SPU) 9P78;
Xe vận chuyển và nạp đạn (TRV) 9T250;
Xe chỉ huy và điều khiển hỏa lực (CSV) 9S522;
Xe thu thập và xử lý thông tin (PIP) 9S920;
Xe kiểm chuẩn và bảo trì bảo dưỡng tổ hợp tên lửa (MRTO);
Xe hậu cần;
Xe chở cơ sở vật chất vũ khí, khí tài và trang thiết bị đào tạo.
Tên lửa "Iskander" – là tên lửa sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, một tầng phóng với đầu đạn không tách rời khi đang trong quỹ đạo bay. Tên lửa được điều khiển trên toàn bộ đường bay với các cánh điều khiển và luồng khí phụt phản lực. Quỹ đạo đường bay "Iskander" không phải là đạn đạo, là quỹ đạo điều khiển học. Tên lửa luôn luôn thay đổi tọa độ quỹ đạo bay. Tên lửa đặc biệt cơ động liên tục trên giai đoạn tăng tốc và giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu – với tải trọng từ 20g đến 30g.
Quỹ đạo bay của tên lửa hầu hết diễn ra trên độ cao là 50 km so với bề mặt trái đất, tên lửa có bề mặt phản xạ hiệu dụng rất nhỏ, giảm thiểu tối đa khả năng phát hiện bằng radar của đối phương và đánh chặn trên quỹ đạo bay đến mục tiêu. Hiệu quả của khả năng "vô hình" của tên lửa đạt được thực hiện nhờ sự kết hợp các giải pháp thiết kế tên lửa với rất ít các góc cạnh làm giảm tối thiểu độ độ phản xạ sóng radio đồng thời được sơn phủ bằng lớp sơn phủ đặc biệt hấp thụ sóng radar và tạo thành nhiệt năng (công nghệ stealth).
 Đầu tự dẫn quang học của tên lửa
Trong giai đoạn cuối, khi tiếp cận gần mục tiêu tên lửa được điều khiển bằng phương pháp đạo hàng quán tính, sau đó là phương pháp khóa mục tiêu tự động bằng phương pháp so sánh tương quan ảnh mục tiêu bằng bộ phận tự dẫn quang học trên đầu đạn. Nguyên lý làm việc của hệ thống tự dẫn quang học là, bộ phận quang học sẽ chụp ảnh địa hình khu vực mục tiêu,máy tính trên đầu đạn sẽ so sánh ảnh địa hình khu vực mục tiêu với các hình ảnh mẫu tiêu chuẩn được đưa vào bộ nhớ máy tính trước khi phóng đạn. Từ đó máy tính xác định vị trí mục tiêu và điều chỉnh đường đạn. Đầu dẫn quang học có độ cảm biến ánh sáng tự nhiên rất cao, có khả năng chống nhiễu điện từ của các phương tiện, trang thiết bị tác chiến điện tử, cho phép có thể đánh trúng mục tiêu ngay cả ban đêm không trăng và không có các nguồn chiếu sáng mục tiêu tự nhiên khác với sai số ± 2 m.
 
Tên lửa được lắp đặt các loại đầu đạn khác nhau (có 10 loại đầu đạn):
Đầu đạn cassette với các đạn thứ cấp nổ phá mảnh phi tiếp xúc;
Đầu đạn cassette với các đầu đạn thứ cấp nổ lõm và phá mảnh;
Đầu đạn cassette có lắp các bộ phận tự tìm mục tiêu;
Đầu đạn сassette có thiết bị kích nổ từ xa;
Đầu đạn nổ phá mảnh thông thường;
Đầu đạn nổ phá và gây cháy (đạn tecmit hoặc đầu đạn nhiệt áp);
Đầu đạn xuyên phá bê tông.
Các đầu đạn cassette được bung đạn trên tầm cao từ 0,9 đến 1,4 km, các đầu đạn thứ cấp sẽ văng ra theo lực đẩy quán tính và mở các cánh ổn định hoặc dù điều khiển đạn. Các đầu đạn thứ cấp được lắp đặt các thiết bị radar tìm kiếm mục tiêu, kích nổ đầu đạn thứ cấp được thực hiện trên độ cao từ 6 đến 10 m trên mục tiêu. Đây là loại đạn nhằm tiêu diệt các mục tiêu như xe tăng, xe thiết giáp tập trung, tấn công từ trên tháp pháo.
  Xe tổ hợp tên lửa Iskander
Hệ thống bệ phóng tên lửa tự động hoàn toàn và được lắp đặt trên xe cơ giới bánh hơi khung gầm 8 x 8 với khả năng cơ động tăng cường (MAZ-7930). Hệ thống được sử dụng để bảo vệ và vận tải tên lửa, công tác chuẩn bị phóng đạn và phóng đạn trong vùng phóng đạn có góc mở ±90° theo hướng tiến của mũi xe phóng đạn. Trang thiết bị điện tử đảm bảo xác định tọa độ vị trí đứng, trao đổi thông tin với tất cả các đầu xe điều hành tác chiến và trinh sát dẫn đường điều khiển, thực hiện nhiệm vụ trực chiến, chuẩn bị phóng đạn khi đạn đang ở tư thế nằm trên mặt phẳng ngang, đưa đạn về vị trí phóng đạn thẳng đứng và phóng tên lửa, lưu trữ tên lửa và kiểm tra tên lửa.
Thời gian của bệ phóng mang tên lửa nằm ở tư thế phóng đạn nhỏ nhất là khoảng 20 phút. Để tiến hành phóng đạn không có yêu cầu đặc biệt về công tác chuẩn bị kỹ thuật hoặc xác định tọa độ vị trí phòng đạn. Phóng đạn có thể tiến hành bất cứ lúc nào (từ hành tiến), có nghĩa là xe phóng đạn có thể rẽ vào khu vực nào đó từ đường hành quân (ngoại trừ vùng đất nền yếu như cát, bùn lầy…) và hệ thống trang thiết bị thân xe tự động xác định vị trí, các chiến sĩ trên xe, không dời khỏi cabin tiến hành các hoạt động chuẩn bị phóng tên lửa và phóng. Sau khi đã phóng tên lửa, xe bệ phóng sẽ quay trở về khu vực nạp đạn tên lửa, có thể là bất kỳ ở đâu, nạp tên lửa vào bệ phóng và sẵn sàng lên đường, phóng tên lửa lần tiếp theo từ bất kỳ vị trí nào trên đường cơ động.
 
Xe kỹ thuật vận chuyển và nạp đạn cũng được bố trí trên khung gầm thân xe МАZ-79306 và được lắp đặt thêm cẩu mũi tên. Tải trọng của xe kỹ thuật vận tải là 40000kg, kíp lái 2 người.
  Xe kỹ thuật và vận chuyển đạn cho tổ hợp Iskander
Hệ thống điều khiển tự động dựa trên cơ sở thiết kế một tổ hợp trang thiết bị điều hành thống nhất cho tất cả các cấp chỉ huy và được lắp đặt trên khung gầm của dòng xe KAMAZ . Thiết lập cấp độ chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và điều hành tác chiến (lữ đoàn, tiểu đoàn, khẩu đội) được thực hiện bởi phân cấp phần mềm ứng dụng. Để đảm bảo việc trao đổi thông tin trong tình huống phóng đạn, trong xe điều khiển lắp đặt thêm thiết bị điều hành tác chiến và đường truyền thông tin. Trao đổi thông tin có thể được thực hiện trên hai loại kênh (mã hóa và không mã hóa thông tin).
"Iskander" được tích hợp với các hệ thống tác chiến khác nhau như hệ thống trinh sát và điều hành tác chiến. Thông tin về mục tiêu được truyền theo các kênh thông tin vệ tinh, kênh của máy bay trinh sát và kênh thông tin của máy bay không người lái trên không (kiểu máy bay không người lái "Reis-D") về trạm thu thập và xử lý thông tin, thiết lập phần tử bắn (PIP). Hệ thống căn cứ vào nhiệm vụ sẽ tính toán quỹ đạo bay cho các tên lửa đang được chuẩn bị và cung cấp thông tin tham chiếu mục tiêu (không ảnh, tọa độ ..) cho các tên lửa với đầu tự dẫn quang ảnh (OGSN), sau đó thông tin được truyền phát bằng sóng radio đến xe chỉ huy, tham mưu tác chiến (CSV) của tiểu đoàn và khẩu đội, từ đó truyền đến - xe bệ phóng tên lửa. Lệnh phóng tên lửa có thể được hình thành từ xe chỉ huy điều hành tác chiến tiểu đoàn, hoặc có thế đến từ cấp chỉ huy và điều hành tác chiến của lực lượng pháo binh cấp cao hơn.
Xe kỹ thuật chuẩn chỉnh và bảo trì bảo dưỡng (MRTO) được đặt trên khung gầm của dòng xe "KAMAZ" và được sử dụng để kiểm tra, điều chỉnh thiết bị trong tên lửa khi tên lửa đang nằm trên các xe vận tải và nạp đạn TLV (cũng như trong các thùng chứa container), kiểm tra các trang thiết bị, bộ phận và chi tiết trong cơ số các phụ tùng thay thế, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tên lửa bởi các thành viên trên xe MRTO. Khối lượng thân xe - 13500 kg, thời gian triển khai - 20 phút, thời gian trang thiết bị thân xe kiểm tra hết quy trình kiểm tra các bộ phận thiết bị tên lửa -. 18 phút, Kíp chuyên viên bảo trì, sửa chữa - 2 người.
Xe hậu cần và đảm bảo sinh hoạt đời sống của khẩu đội được sử dụng để các kíp trắc thủ (có thể đến 8 người) ăn nghỉ cùng một lúc.
Tên lửa Iskander – E (phiên bản dành cho xuất khẩu)
Thông số kỹ thuật chung
Tầm bắn, km:

Gần nhất
50
Tầm bắn xa nhất, max
280
Độ chính xác (КVО), m:

Không lắp hệ thống tự dẫn
30-70
Lắp hệ thống tự dẫn
5-7
Số lượng tên lửa, quả:

Trên xe bệ phóng đạn
2
Trên xe vận tải
2
Thời gian cần thiết phóng đạn, phút:

Đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Không lớn hơn 4
Từ hành tiến
Không lớn hơn 16
Dải nhiệt độ hoạt động, °С
±50
Khả năng phóng đạn trên độ cao so với mặt nước biển, m
Đến 3000


Tên lửa
Loại
Sử dụng nhiên liệu rắn, một tầng phóng
Khối lượng tên lửa khi phóng, kg
3800
Khối lượng đầu đạn, kg
480
Chiều dài, mm
7200
Đường kính lớn nhất, mm
950


Xe tự hành phóng tên lửa
Khối lượng tổng thể, tấn
42
Khối lượng tải trọng hiệu dụng, tấn
19
Tốc độ tối đa, km/h:

Trên đường nhựa
70
Trên đường đất
40
Dự trữ hành trình, km
1000
Kíp xe, người
3


Xe chỉ huy điều hành tác chiến
Số lượng vị trí công tác tự động điều hành tác chiến, chỗ.
4
Tầm xa hoạt động của thiết bị thông tin, km:

Tại chỗ
350
Cơ động
50
Thời gian các trắc thủ tính toán thực hiện nhiệm vụ, s
Đến 10
Thời gian truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu, s
15
Số lượng các kênh truyền thông
16
Tốc độ truyền (nhận) thông tin, KB/s
16
Thời gian triển khai trang thiết bị(thu hồi trang thiết bị (triển khai anten/thu hồi anten), phút
до 30
Thời gian hoạt động liên tục, giờ
48


Trạm thu thập và xử lý thông tin mục tiêu
Vị trí công tác tự động hóa số liệu, chỗ.
2
Thời gian xác định tọa độ mục tiêu, phút
0,5 đến 2
Thời gian chuyển tải thông tin chỉ thị mụ tiêu. phút
1
Thời gian hoạt động liên tục, giờ
16
Iskander-M – phiên bản cho các lực lượng vũ trang liên bang Nga, 2 bệ phóng tên lửa trên xe bệ phòng, tầm bắn tính từ các quy định cho "Iskander-E" - 280 km, đến 500 km. Không có quy định cụ thể loại đầu đạn (khối lượng đầu đạn)để đạt được tầm bắn đó.
Iskander-K — phiên bản cái tiến có sử dụng tên lửa hành trình, có tầm bắn là 500 km, đầu đạn nặng 480 kg. Tên lửa hành trình R- 500 có thể bay đến 2000 km
Iskander-E — phiên bản xuất khẩu, có tầm bắn đến 280 km, khối lượng đầu đạn 480 kg, đáp ứng những yêu cầu về kiểm soát công nghệ chế tạo tên lửa, chống copy.
"Iskander" là loại vũ khí chiến thuật có thể ảnh hưởng đến tình hình quân sự - chính trị ở một số khu vực trên thế giới, nếu các cụm tên lửa được triển khai gần các quốc gia không có lãnh thổ kéo dài (có chiều dài hơn tầm bắn). Vì vậy, vấn đề triển khai "Iskander" tại một số khu vực trên nước Nga, cũng như là sản phẩm xuất khẩu nó vẫn là đối tượng tham vấn chính trị giữa các nước khi có kế hoạch mua bán loại vũ khí này hoặc triển khai đâu đó gần biên giới nước khác, nó đồng nghĩa với đe dọa an ninh địa - chính trị tại khu vực đó.
Trịnh Thái Bằng
Sức mạnh phòng vệ bờ biển Việt Nam

Phòng vệ của Việt Nam ngoài việc mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị (VKTB) thì vấn đề quyết định nhất là xây dựng đường lối, chiến lược phòng vệ. Bởi vì có như thế mới xác định được nội dung của công tác tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng.
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastition - lực lượng chống tiếp cận hữu hiệu.
            Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastition - lực lượng chống tiếp cận hữu hiệu. Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2 .
Chống tiếp cận là chiến lược phòng thủ của một nước có bờ biển nhưng khả năng quân sự hạn chế, bị các nước có vũ khí, phương tiện hiện đại hơn đe dọa dùng vũ lực.
Chiến lược chống tiếp cận thực chất là sự kết hợp giữa các loại vũ khí tầm xa, tầm gần, các hình thức tấn công, tác chiến phi đối xứng…nhằm mục đích không cho đối phương tiếp cận gần bờ, bảo vệ khu vực biển của mình càng rộng càng tốt.
Khi một cuộc chiến tranh hiện đại, công nghệ cao luôn bắt đầu từ hướng biển với tàu ngầm, tàu nổi, tàu sân bay thì việc buộc các phương tiện đó dạt ra xa hay gây cho chúng nhiều thiệt hại là điều mà các quốc gia bị tấn công mong muốn.
Chiến lược chống tiếp cận đang phát sinh rất nhiều phiên bản và Việt Nam cũng đang xây dựng một phiên bản của riêng mình, bởi thực ra Việt Nam chưa từng và có đủ điều kiện để phòng vệ theo kiểu này.
Việt Nam là một đất nước có chiều dài và hẹp cho nên rất nhạy cảm bởi sự chia cắt chiến lược. Bởi vậy, đã qua rồi thời kỳ đón đợi giặc ở cửa sông, luồng lạch trong vùng nội thủy hay lãnh hải, chúng ta ngày nay phải tác chiến ngay ở vùng biển xa, tạo cho đất liền một không gian phòng thủ đủ rộng, một thời gian chuẩn bị đối phó kịp thời. Đó cũng chính là tư tưởng, mục tiêu của chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam.
Cơ sở để Việt Nam tiến hành thực hiện trước hết là lợi thế về địa lý.
Bờ biển Việt Nam tuy dài nhưng có nhiều núi cao nhô ra biển, có hơn 3 ngàn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một điểm tựa vững chắc triển khai lực lượng. Trường Sa là quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc có vị trí chiến lược trên biển Đông…đều là những vị trí tốt để triển khai, bố trí lực lượng.
Việt Nam chủ yếu là tự vệ nên khu vực tác chiến hầu như trên không phận, hải phận và các khu vực mà Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền nên lực lượng cơ động nhanh, vũ khí phương tiện luôn chiếm ưu thế tác chiến.
Máy bay SU-30MK2 có thể tác chiến trong khu vực phòng thủ mà không cần tiếp dầu, hoặc KILO, các loại tàu tấn công khác hoạt động tương đối an toàn trong tầm hoạt động của lực lượng khác.
Thật ra, với lực lượng tác chiến hiện đại ít ỏi như Gerpad, KILO, SU-30… của Việt Nam, nếu như tác chiến ở biển xa, xa căn cứ hàng ngàn km thì chỉ một trận.
Tàu ngầm KILO thực ra so với lực lượng tàu ngầm trong khu vực không phải là hiện đại gì cho lắm, nhưng nó tỏ ra rất nguy hiểm, khó lường bởi cách bố trí, sử dụng nó.
Chẳng hạn, ở tuyến xuất phát tấn công của KILO, kể cả phục kích chống ngầm và chống tàu mặt nước thì KILO hoàn toàn chiếm ưu thế, đó là, chỉ “săn” đối phương trong khi đối phương rất khó khăn hoặc không thể “săn” lại KILO, vì muốn “săn” KILO thì buộc phải vào tầm hỏa lực của các phương tiện khác như Bastion-P.
(Tên lửa Yakhon của hệ thống này với chiến thuật “bầy sói” thì tàu khu trục hiện đại nhất như của Trung Quốc Tupe 054A (mới có 4 chiếc) thì trong khoảng cách 300km với 2 quả trúng đích là Thuyền trưởng tàu phải ôm phao cứu sinh).
Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết và sẽ có khoảng cách với thực tế, nhưng khoảng cách này phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng chúng, và, hiệu quả có khi vượt ra ngoài lý thuyết là chuyện thường xảy ra trong cách sử dụng, khai thác vũ khí của người Việt trong chiến tranh.
Như vậy khả năng “áp sát”, “đánh vỗ mặt” vào Việt Nam từ hướng biển của kẻ thù bị ngăn cản, buộc chúng phải dạt ra xa, phải tính toán lại vị trí xuất phát tấn công.
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300PMU-1 do Đoàn Tên lửa Phòng không 64, Sư đoàn 361 (Quân chủng Phòng không - Không quân) quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300PMU-1 do Đoàn Tên lửa Phòng không 64, Sư đoàn 361 (Quân chủng Phòng không - Không quân) quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc..
Cơ sở thứ hai:
Việt Nam có một khung lực lượng tác chiến tầm xa cực mạnh, bao gồm những loại vũ khí phương tiện hiện đại có tầm bắn xa, chính xác, sức hủy diệt lớn.
Khung lực lượng tác chiến tầm xa hiện đại kết hợp với lực lượng tác chiến tầm gần uy lực mạnh, tinh nhuệ thiện chiến là lực lượng chính yếu của chiến lược chống tiếp cận.
Nhưng hoạt động hiệu quả hay không, sẽ bắt đối phương phải trả giá đắt hay không trước hết là khả năng chống trả và sống sót của đòn tác chiến điện tử áp chế phòng không của kẻ thù làm “mù và điếc” hệ thống phòng không, thông tin chỉ huy của Việt Nam để làm chủ vùng trời. Khi địch đã làm chủ vùng trời thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản.
Trong chiến tranh hiện đại, chỉ cần có một thời gian tính bằng phút là có thể thay đổi được cục diện. Bởi vậy tạo ra một không gian, thời gian để cho hệ thống phòng không đối phó, phát hiện và đánh chặn là nhiệm vụ rất hệ trọng của chiến lược chống tiếp cận.
Việt Nam đã từng đối đầu với một cuộc chiến tranh điện tử quy mô lớn do Mỹ triển khai hòng đánh sập hệ thống phòng không Việt Nam cách đây 40 năm nhưng không thể.
Ngày nay, ngoại trừ Mỹ, khó có nước nào trong khu vực có đủ năng lực để tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử, áp chế phòng không gồm áp chế mềm, áp chế cứng…như Mỹ cách đây 40 năm, trong khi Việt Nam đã thay đổi.
Các hệ thống phòng không được xây dựng dưới dạng mạng lưới, qua đó, thông tin thu thập được qua radar hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink; các tên lửa phòng không được kết nối với nhau có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó; xuất hiện pháo 37li cải tiến bắn bằng radar, quang học trong hệ thống phòng không tầm thấp khủng khiếp, hiệu quả năm xưa; xuất hiện những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động như S-300 MPU1 bắn và di chuyển… thì việc tiêu diệt một vài hệ thống radar là có thể.
Nhưng để đánh quỵ khả năng phòng không Việt Nam hòng làm chủ vùng trời của lực lượng thù địch hiện nay là không thể trong một trận, trong một tháng, trong một năm.
Vì vậy cho nên chống tiếp cận để làm chủ vùng trời và làm chủ vùng trời để chống tiếp cận là tiền đề, điều kiện của nhau.
Cách đánh sở trường của Việt Nam:
Đó là tư tưởng quân sự “nếu những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể”, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ luôn luôn khắc tinh của thói chủ quan, ngạo mạn, hiếu chiến, cậy đông, vũ khí trang bị hiện đại công nghệ cao; đó là chiến tranh du kích được phát triển lên tầm cao mới bởi vũ khí không phải như vũ khí của du kích ngày xưa; đó là…vân vân và vân vân.
Chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam xem ra rất khả thi bởi hình thành trên cơ sở xem ra cũng độc đáo và vững chắc.
Theo Lê Ngọc Thống – Báo Đất Việt

Bộ ba ‘lá chắn biển’ của Hải quân Việt Nam

BienDong.Net: Ngoài các chiến hạm, Hải quân Việt Nam còn có sự hỗ trợ từ các tổ hợp tên lửa đối hạm phóng từ đất liền để bảo vệ chủ quyền trên biển.
*Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO định danh là SSC-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980.


Tổ hợp 4K51 gồm một xe mang bệ giá phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161.
KT-161 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm P-15M. Tên lửa có chiều dài 6,5m, đường kính thân 0,76m, trọng lượng phóng 2,5 tấn. Nó lắp một động cơ rocket nhiên liệu lỏng, tốc độ hành trình cận âm thanh, tầm bắn tối đa 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513kg.
Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển 4K51
Tổ hợp 4K51 Hải quân Việt Nam khai hỏa
Khi phóng, động cơ rocket sẽ đưa P-15M rời bệ, đạt độ cao ổn định động cơ chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Trong hành trình, tên lửa bay cách mặt nước 25-50m.
Ở pha giữa, tên lửa được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính và ở pha cuối dùng radar chủ động.
Ngày nay, P-15M có kiểu dáng khá lớn, tốc độ chậm, khó có khả năng xuyên phá được chiến hạm hiện đại có hệ thống phòng thủ tiên tiến. Nhưng nó vẫn rất hữu hiệu đối với tàu vận tải, tàu đổ bộ vốn không có khả năng tự bảo vệ cao đối với các cuộc tiến công từ trên không.
P-15M cũng là loại tên lửa chủ lực được trang bị cho nhiều chiến hạm của Hải quân Việt Nam như: tàu cao tốc tên lửa Osa II, project 1241.1 Tarantul.
*Tổ hợp tên lửa bờ 4K44B Redut
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut (NATO định danh SSC-1) do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ những năm 1960.
Thành phần của 4K44 gồm: xe radar điều khiển và xe bệ giá phóng (mang 1 quả tên lửa) dựa trên khung thân xe vận tải ZIL-135K. Thông thường, một tổ hợp bố trí một xe radar và 3 xe mang tên lửa.
4K44 sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35. Đây là loại tên lửa cỡ lớn, dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, trọng lượng phóng 4,2 tấn. P-35 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 800 – 1.000kg đem lại sức công phá mạnh đủ sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn.
Xe mang bệ phóng tổ hợp tên lửa 4K44 Việt Nam
4K44 phóng tên lửa hành trình đối hạm P-35
P-35 dùng động cơ đẩy nhiên liệu rắn 4L44, tốc độ hành trình cận âm thanh. Tên lửa dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar chủ động dẫn pha cuối. Đặc biệt, ở pha giữa nó có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu từ trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc máy bay tuần thám biển Tu-95RT.
4K44 là tổ hợp tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất của Hải quân Việt Nam, bao quát tiêu diệt mục tiêu trong cự ly tối đa gần 500km.
*Tổ hợp tên lửa bờ Bastion
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 3K55 Bastion (NATO định danh SSC-5) do Nga phát triển đầu những năm 1990 để thay thế tổ hợp 4K44.
Một tổ hợp Bastion thường biên chế: 4 xe mang bệ giá phóng, một xe chỉ huy, một xe radar (hệ thống radar Monolit B) và xe vận chuyển, bảo dưỡng khác.
Xe phóng đặt trên khung thân xe vận tải MZKT-7930, ba tên lửa được bảo quản trong ống phóng đặt ở thùng sau, khi triển khai chiến đấu ống phóng sẽ dựng lên. Việc phóng tên lửa theo phương thẳng đứng đảm bảo bao quát mục tiêu 360 độ mà không mất thời gian xoay hướng bắn.
Tổ hợp tên lửa bờ hiện đại nhất Bastion của Hải quân Việt Nam
Bastion sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M55 Oniks. Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính thân 0,67m, trọng lượng phóng 3 tấn.
3M55 trang bị hai động cơ, một động cơ nhiên liệu rắn để đưa lên tửa rời bệ phóng và một động cơ phản lực dòng thẳng cho hành trình bay. Đặc biệt, 3M55 đạt tốc độ hành trình gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, do vậy mà việc đánh chặn quả tên lửa này không dễ.
Tên lửa dùng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động/bị động ở pha cuối. Ở hành trình bay cuối tiếp cận mục tiêu, nó bay cách mặt nước 5-15m và có thể cơ động lẩn tránh hỏa lực phòng thủ đối phương. 3M55 lắp đầu đạn xuyên giáp thuốc nổ mạnh nặng 250kg đủ sức công phá các chiến hạm cỡ lớn, tầm bắn tối đa 300km.
Bastion là loại vũ khí chống hạm từ đất liền hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đất nước.
BDN ( Nguồn: GDVN )