Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

27 Bí quyết hữu ích

Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thực sự rất hữu ích



Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?
1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng  tắm nước lạnh.  Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.
2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.
3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.
4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.
5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.
6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.
8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;
9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.
10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;
11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;
12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.
13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;
14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;
15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;
16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;
17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.
18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.
19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.
20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.
21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.
22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.
23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.
24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.
25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.
26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.
27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

Vẻ đẹp vùng núi phía Bắc


Dù là xuân, hạ hay thu, đông, vẻ đẹp thiên nhiên ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta cũng đều khiến bạn, và đặc biệt là các nhiếp ảnh gia “động lòng”.

Vẻ thanh bình tại huyện Yên Minh (Hà Giang). Ảnh: Trần Cao Bảo Long

Hà Giang mùa hoa Tam giác mạch. Ảnh: Phạm Thị Thu Hà

Hương lúa Mù Cang Chải (Yên Bái). Ảnh: Lê Quang Thái

Phố Cáo (Hà Giang) mùa hoa cải. Ảnh: Phạm Thị Thu Hà

Y Tý (Lào Cai) và những con đường mùa vàng. Ảnh: Vu Hau

Hà Giang ngày xuân. Ảnh: Hoàng Mạnh Cường

Trong nắng ban mai giữa núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Lê Quang Thái

Sông Gâm đoạn Bắc Mê (Hà Giang) yên bình. Ảnh: Phạm Mạnh Tuấn

Mùa vàng bên sông Quây Sơn (Trùng Khánh, Cao Bằng). Ảnh: Nguyễn Đăng Hồng

Thác Bản Giốc (Cao Bằng) hùng vĩ. Ảnh: Trịnh Việt Hùng

Riêng một góc trời ở Sa Pa (Lào Cai). Ảnh: Đặng Thế Anh

Giải thích về Thành ngữ "Tài Cao Bát Đẩu"

Tài cao bát đẩu – 才高八斗


Tào Phi và Tào Thực là con của Tào Tháo, vua của nước Ngụy. Sau khi Tào Phi lên ngôi, hắn âm mưu xử trảm người em của mình, đã ra lệnh cho Tào Thực phải làm xong một bài thơ trong bảy bước chân, nếu không tính mệnh của ông sẽ gặp nguy hiểm. (Zhiqing Chen, Epoch Times)
Tào Thực là một nhà thơ sống vào thời Tam Quốc (220-280 sau Công Nguyên). Ông là con thứ tư của Tào Tháo, vua nước Ngụy, một trong những nhân vật lịch sử của thời kì đó.
Tào Thực rất tài năng và ứng đối nhanh nhạy, chưa đầy 10 tuổi ông đã có thể viết ra những bài văn xuất chúng.
Sau khi Tào Tháo qua đời, người anh ruột của Tào Thực là Tào Phi lên ngôi. Ghen tị với tài năng của Tào Thực, Tào Phi luôn cố gắng tìm mọi cách để triệt hạ nhà thơ, nhưng bị mẫu thân ngăn cản.
Một ngày nọ, Tào Phi ra lệnh cho Tào Thực phải làm xong một bài thơ chỉ trong bảy bước chân. Phi nói rằng nếu Thực làm không được, thì mạng sống sẽ bị đe dọa và không trách được ai
Tào Phi đặt ra chủ đề là “tình huynh đệ”, nhưng quy định rằng không được dùng bất kì từ nào hoặc một ký tự Trung Hoa liên quan đến “huynh đệ”. Tào Thực chỉ còn cách tuân theo. Ông bước đi và suy nghĩ…
Khi Tào Thực bước đến bước thứ sáu, ông đã hoàn thành bài thơ, mà sau này được biết đến với tên gọi “Thất Bộ Thi”
Chử đậu trì tác canh,
Lộc thị dĩ vi trấp,
Cơ tại phủ há nhiên.
Đậu tại phủ trung khấp,
Bản tự đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp.
Dịch:
Nấu đậu để làm canh,
Hạt bỏ vào nồi nấu,
Cành ở dưới mà đun.
Đậu ở trong nồi khóc,
Sinh ra từ một gốc,
Sao nỡ đốt thiêu nhau.
Bài thơ dùng ẩn dụ để nói với Tào Phi rằng huynh đệ là người cùng một nhà, sao Phi lại hãm hại ông.
Đọc thơ của Tào Thực, một học giả đời nhà Tấn đã ca ngợi ông: “Tài năng trong thiên hạ mới có một thạch (tức 10 đẩu), Tào Thực độc chiếm 8 đẩu.”
Câu chuyện trên được ghi trong “Thế thuyết tân ngữ” (1) được biên soạn vào thời Nam Bắc Triều (420-589).
Ngày nay, khi nói ai đó có “tài cao bát đẩu” (才高八斗, cái gāo bā dǒu) nghĩa là người đó có tài năng văn chương xuất chúng.
Ghi chú:
1. Sách “Thế thuyết tân ngữ” (世說新語) được soạn và biên tập bởi Lưu Nghĩa Khánh (403-444), gồm 1130 mẩu chuyện lịch sử và phác họa chân dung của khoảng 600 Văn sĩ, Nhạc sĩ và Họa sĩ sống trong khoảng từ thế kỉ thứ 2 đến thứ 4.