Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 24-11-2013] Chồng tôi và tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vì bệnh tật của chồng tôi. Anh ấy bị chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B nghiêm trọng. Bởi vì các đơn thuốc không có tác dụng, năm 1995, anh ấy đã tìm kiếm khắp nơi và phát hiện ra một số loại thuốc dân gian có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, người phụ nữ lớn tuổi mà cung cấp loại thuốc này nói rằng nếu người nào dùng nó và sau này căn bệnh tái phát thì sẽ không có cách nào để chữa trị.
Khi bệnh viêm gan tái phát vào năm 1997, chồng tôi và tôi khóc lóc trong đau khổ.
Khi bạn tôi biết chuyện, cô ấy đã nói với chúng tôi về Pháp Luân Công. Ngay ngày hôm sau, tôi cùng chồng tôi đã đến học môn pháp. Trong vòng một tuần, tất cả các triệu chứng của chồng tôi đã biến mất một cách kỳ diệu và anh ấy không còn phải dùng đến bất cứ loại thuốc nào nữa.
Tất cả các bệnh tật của tôi đã biến mất, bao gồm bệnh vẩy nến đã hành hạ tôi trong suốt mười năm, bệnh huyết áp thấp, tăng sản tuyến vú, viêm ruột thừa mãn tính và những vấn đề về thận. Bệnh chảy máu cam khiến tôi khổ sở trong 27 năm, cho đến cả chứng phát ban khi tôi mới được một tuổi cũng chấm dứt.
Trong bài ”Chứng thực” trong Tinh tấn yếu chỉ, Sư phụ giảng,
“Như vậy là một người tu luyện cần dùng hết thảy điều kiện có lợi, hồng truyền Đại Pháp, chứng thực Đại Pháp là đúng đắn, là khoa học chân chính chứ không phải là thuyết giáo và duy tâm, ấy là điều mà mỗi người tu luyện lấy làm trách nhiệm của mình.”
Tại đây tôi muốn chia sẻ một số những trải nghiệm của tôi.
Các bậc phụ huynh đã cho tôi điểm số cao nhất
Do những cải thiện đáng kinh ngạc về cả thân lẫn tâm của mình, tôi muốn mọi người đều có thể biết đến Pháp Luân Công. Một số đồng tu và tôi đã tới những thị trấn khác để nói với người dân về môn tập luyện.
Tôi cũng đưa những quyển sách nhỏ giới thiệu cho các em học sinh trong mỗi lớp của tôi và dặn các em hãy nói chuyện với tôi nếu các em muốn học các bài công pháp. Thấy được những thay đổi tích cực ở tôi, một số đồng nghiệp cũng bắt đầu tập luyện.
Khi tôi giới thiệu Pháp Luân Công cho các em học sinh, tôi bảo các em hãy tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được dạy bởi Pháp Luân Công, để trở thành một người tốt hơn. Dần dần, các em học được cách bảo trì tâm thái hòa ái khi gặp mâu thuẫn và không tranh đấu với nhau.
Trong trường, các em học sinh của tôi là lễ phép nhất và lớp của chúng tôi là nề nếp nhất. Các em học sinh không chỉ có thái độ tốt đối với tôi mà còn đối với cả những giáo viên khác. Các giáo viên khác thường hỏi tôi, “Làm sao chị có thể rèn luyện được sinh viên của mình và khiến các em tốt như vậy?” Họ đều biết rằng việc này liên quan đến việc tôi tập Pháp Luân Công.
Cuối mỗi học kỳ, một bản khảo sát đã được đưa cho các bậc phụ huynh để xếp loại các giáo viên, như một thước đo để đánh giá thành quả của giáo viên.
Một ngày hiệu trưởng của trường đã hỏi tôi: “Tại sao chị lại có thể được lòng các bậc phụ huynh như vậy? Tất cả bọn họ đều cho chị điểm cao nhất trong đợt khảo sát. Chị là người duy nhất làm tốt được như vậy trong toàn trường đấy.” Tôi biết điều này xảy ra là vì tôi đã chiểu theo Pháp khi tôi giảng dạy.
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khi cuộc bức hại sắp bắt đầu, các học viên khác và tôi đã tới Thiên Tân để thỉnh nguyện một cách ôn hoà cho Pháp Luân Công. Chồng tôi và tôi cũng đến Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1999 để nói với các viên chức chính phủ rằng Pháp Luân Công là tốt và Sư phụ vô tội. Tuy nhiên, công an đã bắt giữ chúng tôi một cách bất hợp pháp trên Quảng trường Thiên An Môn, tống chồng tôi vào một trại lao động cưỡng bức trong ba năm và giam giữ tôi trong hai tuần, tiếp đến là nhà cửa bị lục soát.
Các viên chức cử các giáo viên thay phiên nhau giám sát tôi. Tôi đã nói với họ về những gì chồng tôi và tôi đã trải qua. Tôi cũng cho họ một số tài liệu viết về câu chuyện của các học viên khác để họ đọc. Một số giáo viên hiểu rằng các học viên đang bị bức hại một cách vô cớ. Một trong số họ nói rằng hiệu trưởng đã bảo họ đừng ngược đãi tôi mà hãy chỉ để mắt đến tôi.
Một lần, trưởng phòng công an đã đến để nói chuyện với tôi. Vị hiệu trưởng đã ở cạnh ông ta khi tôi giảng chân tướng cho họ. Sau khi viên công an rời đi, hiệu trưởng đã nói, “Khi chị đạt viên mãn và trở thành Phật, đừng quên chúng tôi nhé.” Tôi cười và cam đoan với ông ấy rằng tôi sẽ không quên.
Giảng chân tướng ở một trường khác
Vì tín ngưỡng của mình, các viên chức đã chuyển tôi từ một trường cấp hai điển hình xuống một trường bình thường khác. Nhiều phụ huynh trong ngôi trường mới nghe tin này và muốn chuyển con cái của họ sang lớp của tôi.
Một ngày vị hiệu trưởng phàn nàn với tôi: “Học kỳ đã bắt đầu cách đây một tháng. Tại sao một số bậc phụ huynh lại vẫn yêu cầu chuyển con của họ sang lớp của chị nhỉ?”
Lúc đó, lớp của tôi đã vượt quá sĩ số. Tôi có 63 học sinh. Sau khi nói với các em học sinh về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tôi hỏi các em làm thế nào để trở thành một người tốt. Các em đồng thanh đáp, “Chân – Thiện – Nhẫn!” Tôi đã cảm động một cách sâu sắc.
Một lần, tôi có một buổi dự giờ. Thông thường chỉ có trưởng bộ môn và các giáo viên cùng bộ môn và cùng khối mới đến để nghe. Nhưng ngày hôm đó, gần như mọi giáo viên không có tiết đều tham dự. Sau buổi học, họ không có gì để nói và từng người một lần lượt ra về. Việc này rất khác với các buổi dự giờ của các giáo viên khác. Tôi thấy rất tò mò.
Sau đó, một số giáo viên đã kể chuyện này cho tôi khi chúng tôi nói chuyện với nhau. Họ chưa bao giờ thấy một giáo viên nào tốt như tôi, với một thái độ và ngữ khí có thiện tâm như vậy. Họ đã bị cảm động một cách sâu sắc.
Một giáo viên giáo dục thể chất đã nói với tôi một cách kính trọng: “Tôi chưa bao giờ dự một lớp nào tốt như lớp của chị. Thái độ của chị đối với các em học sinh tốt đến mức mà tất cả chúng tôi thật sự đều được thọ ích.”
Một giáo viên khác ở khối cao hơn đã nói với tôi: “Bài giảng của chị thật tuyệt vời. Các em học sinh có thể lĩnh hội được rất nhiều và giáo viên chúng tôi cũng còn thấy hữu ích.”
Các giáo viên đã nói điều này với tôi vì họ tin tưởng tôi. Kỳ thực, ban đầu họ đã cảm thấy băn khoăn khi tôi chuyển đến ngôi trường này. Tuy nhiên, khi thấy hành xử ngay chính của tôi trong cuộc sống thường ngày, các giáo viên đã kết bạn với tôi, đặc biệt sau buổi dự giờ lần này.
Tôi tận dụng cơ hội lần này để nói thêm với họ về Pháp Luân Công, đặc biệt sự thật đằng sau vụ tự thiêu giả mạo tại quảng trường Thiên An Môn, được dàn dựng bởi chế độ cộng sản để phỉ báng Pháp Luân Công. Nhiều người đã hiểu được chân tướng theo cách này.
Một lần, sau khi nhà trường được trao danh hiệu Giải thưởng giáo viên xuất sắc, trưởng khoa hướng đạo đã xin lỗi tôi: “Với thái độ và thành quả của chị, giải thưởng này nên dành cho chị. Chị luôn mỉm cười với các em học sinh và không giáo viên nào có sức lôi cuốn giống như chị. Nhưng vì môn tập luyện của chị, không ai dám đề cử chị.”
Tôi giải thích với ông ấy rằng tôi đã không nỗ lực hết sức mình trong việc giảng dạy để giành được giải thưởng. Chính Pháp Luân Công đã dạy tôi trở thành một người tốt hơn và một giáo viên tốt hơn. Ông ấy lại cảm ơn tôi.
Vào cuộc họp giáo viên cuối cùng trước kỳ nghỉ đông, vị hiệu trưởng đã nói trong bài phát biểu, “Mọi người không được đánh bạc trong kỳ nghỉ, không vi phạm luật pháp hay làm những việc u mê như Pháp Luân Công.” Tôi rất buồn và bước lên sân khấu sau khi ông ấy bước xuống.
Trước toàn thể giáo viên, tôi nói: “Hiệu trưởng không tập Pháp Luân Công và có lẽ ông không biết được chân tướng. Cổ ngữ Trung Quốc có câu, ‘Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.’ Chúng ta nên cẩn thận không nói những lời làm tổn thương đến những người vô tội.” Vị hiệu trưởng nổi trận lôi đình và ngay lập tức một số giáo viên đã kéo tôi đến văn phòng của ông ấy.
Khi tôi đến phòng hiệu trưởng, bí thư Đảng uỷ, hiệu phó cùng chủ nhiệm khoa đã đợi sẵn ở đó. Vị hiệu trưởng nói một cách giận giữ: “Tôi có thể gọi công an bắt chị đấy! Chị còn gì để bào chữa cho mình không?”
Tôi nói một cách bình tĩnh: “Pháp Luân Công là Đại Pháp đề cao đạo đức và trên thế giới không có bất kỳ môn nào giống như vậy. Do vậy, bất kỳ ai có suy nghĩ không tốt về Pháp Luân Công có lẽ sẽ bị đào thải trong tương lai. Khi ông nói những điều đó trước nhiều giáo viên như vậy, một số người có lẽ sẽ tin lời ông nói mà hủy hoại tương lai của mình. Nếu việc này xảy ra, ông sẽ phải chịu trách nhiệm. Tôi ngăn cản ông vì chính ông và hy vọng ông có thể hiểu rằng tôi lo cho ông”.
Vị hiệu trưởng ngập ngừng và sau đó hỏi: “Tôi đã nói những lời đó. Bây giờ tôi nên làm gì?” Tôi nói với ông ấy: “Trước đây ông không biết điều này. Miễn là ông không tái phạm, mọi việc sẽ ổn thôi.”
Sau đó, không một ai nói những điều không tốt về Pháp Luân Công trước mặt tôi. Sau đó, khi công an bắt giữ và tống tôi vào tù, vị hiệu trưởng này cùng vợ ông ấy đã ủng hộ tôi.
Chứng thực Pháp trong tù
Khi tôi đang ở trong tù, tôi luôn nhắc nhở bản thân mình phải bảo trì chính niệm. Điều này đã giúp tôi vượt qua được việc liên tiếp bị hành hung.
Hơn nữa, tôi đã chứng thực được vẻ đẹp của Pháp Luân Công qua lời nói và hành động của mình và điều này đã thay đổi được hoàn cảnh. Các lính canh kính trọng tôi và các tù nhân cùng phòng cũng không nói những điều chống lại Pháp Luân Công.
Tôi cũng dạy các tù nhân cùng phòng nhẩm: ” Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo.”
Một tù nhân cùng phòng luôn mơ thấy ma đến quấy nhiễu và cô ấy luôn bị kiệt sức. Sau khi chấp nhận lời khuyên của tôi, ma quỷ không còn đến và cô ấy đã ngủ ngon. Vì việc này, cô ấy đã tin vào Pháp Luân Công và bảo tôi đọc nhẩm một số bài kinh văn cho cô ấy. Tôi viết ra một số bài kinh văn ngắn của Sư phụ và cô ấy học thuộc chúng một cách nhanh chóng.
Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ tìm các học viên và bắt đầu tu luyện sau khi được thả.
Cứu người trong khi điều hành công việc kinh doanh
Tôi được thả vào năm 2009 và nhanh chóng hiểu rằng các học viên đã bắt đầu cứu người bằng cách khuyên họ thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Một ngày chồng tôi cùng tôi đã tới thăm một người họ hàng làm việc trong một văn phòng trung ương Đảng.
Sau khi tôi nói chuyện với ông ấy, ông ấy nói với tôi: “Chị đã làm một điều chân chính. Mặc dù chị đã mất mọi thứ vì tín ngưỡng của mình. Sẽ tốt hơn nếu có một tín ngưỡng và tôi ủng hộ chị.”
Tôi hỏi ông ấy, “Ông nghĩ thế nào về việc thoái Đảng bằng biệt danh?” Ông ấy trả lời, “Cảm ơn vì giúp tôi thoái Đảng. Hãy dùng tên thật của tôi”.
Một người họ hàng khác là một hiệu trưởng trường cấp 3 đã nghỉ hưu. Khi chồng tôi và tôi đến thăm ông ấy, ông nhắc chúng tôi hãy bảo trọng. Gia đình ông là mục tiêu trong vài cuộc vận động chính trị vì vậy ông ấy biết ĐCSTQ tàn ác như thế nào.
Sau khi tôi và chồng tôi nói với họ về cuộc bức hại, ông cùng vợ mình đã mừng rỡ thoái Đảng.
Khi trở về nhà, chồng tôi nói rằng chúng tôi có một khoản nợ 95.000 Nhân dân tệ. Mặc dù người chủ cũ của anh ấy nợ anh ấy 60.000 Nhân dân tệ nhưng ông ấy không muốn trả lại và chồng tôi nghĩ đến việc sẽ bỏ qua cho ông ấy.
Khi chúng tôi đến thăm người chủ cũ của anh ấy và nói với ông ấy về Pháp Luân Công, cũng như sự bức hại tàn ác của ĐCSTQ. Ban đầu ông có chút do dự nhưng cuối cùng đã đồng ý thoái Đảng. Khi tôi hỏi ông ấy về số tiền, lúc đó ông đã trả chúng tôi một ít và không lâu sau đã trả hết phần còn lại.
Trong 5 tháng, chúng tôi đã trả hết các khoản nợ. Với sự giúp đỡ của các học viên khác, chúng tôi đã mở một cửa hàng và công việc kinh doanh rất tốt. Chúng tôi cũng coi đó như là nơi để giảng chân tướng cho mọi người.
Khách hàng tin tưởng chúng tôi cùng dịch vụ của chúng tôi và ngay cả những viên chức mà đã từng bức hại chúng tôi bây giờ cũng đến cửa hàng của chúng tôi. Chúng tôi đặt lịch giảng chân tướng lên bàn và treo một số tấm áp phích Pháp Luân Công lên tường để mọi người có thể hiểu được chân tướng trong một môi trường tự nhiên.
Do công việc kinh doanh tiếp tục phát đạt, chúng tôi đã mở một cửa hàng khác. Nhiều bạn bè của chúng tôi đã ngạc nhiên bởi vì họ thấy chúng tôi đã từng túng thiếu như thế nào do kết quả của cuộc bức hại. Điều này đã tạo thêm cơ hội để chúng tôi giảng chân tướng cho họ.
Tại đây chúng con xin chân thành cảm tạ Sư phụ vì những gì chúng con có được. Chúng con sẽ làm thậm chí tốt hơn nữa với tư cách là học viên Pháp Luân Công!
Đăng ngày 14-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.