Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Màn hình Full HD IPS vs AMOLED

LG: Màn hình Full HD IPS hơn hẳn AMOLED

Đã có thời màn hình AMOLED làm mưa làm gió. Mọi người yêu thích chúng bởi những lợi thế mà AMOLED có được so với LCD thông thường: sáng hơn, sống động hơn và bắt mắt hơn. Tuy nhiên, LG không nghĩ vậy. Họ có lý do để chứng minh màn hình Full HD IPS của LG Optimus G Pro hơn hẳn bất kỳ màn hình AMOLED nào.
Galaxy S IV và LG Optimus G Pro
Ngành công nghiệp di động hiện đại luôn thay đổi với tốc độ chóng mặt. Theo LG, màn hình AMOLED có mặt trên nhiều smartphone đỉnh cao - Samsung Galaxy S4, Galaxy S III và Galaxy Nexus - đang dần mất dần vị thế. Trong khi đó, công nghệ IPS LCD đã được phát triển để qua mặt AMOLED ở nhiều khía cạnh. Đó cũng là lý do công nghệ này được áp dụng vào những thiết bị đỉnh cao như LG Optimus G Pro – màn hình 5.5 inch tuyệt đẹp của nó là một ví dụ, bởi...
Màu sắc chính xác
... nhất mà bạn có thể thấy trên một thiết bị di động. Màu sắc trên màn AMOLED có thể gây ấn tượng, nhưng độ tương phản của chúng thường bị đẩy lên quá cao và đánh lừa mắt thường. Ngược lại, màn hình IPS LCD có khả năng tái tạo màu sắc gần giống với thực tế nhất có thể, từ đó tạo nên hình ảnh tự nhiên nhất.
Nói cách khác, công nghệ IPS có khả năng mang lại màu sắc như AMOLED, nhưng chỉ khi bức ảnh mà bạn đang xem yêu cầu điều đó. Hơn nữa, màu sắc trên tấm nền IPS LCD vẫn giữ được độ chính xác khi nhìn nghiêng từ 2 phía. Những màn hình IPS tốt nhất có...
Góc nhìn xuất sắc
... và chỉ tạo ra rất ít hoặc không có sự biến đổi nào về màu sắc khi nhìn nghiêng. Bạn sẽ nhận thấy được ưu điểm khi có thế mạnh này trong tay, ví dụ vào lúc bạn muốn bật một video trên chiếc LG Optimus G Pro cho bạn bè xung quanh mình cùng xem. Với màn hình Full HD IPS tuyệt đẹp của mình, Optimus G Pro cho phép tất cả mọi người đều có thể xem video một cách rõ ràng dù họ đang đứng ở đâu. Trong khi đó, rất nhiều màn hình AMOLED sẽ làm màu sắc chuyển sang tông lạnh. Không chỉ vậy, màn hình IPS còn nổi tiếng bởi...
Độ sáng tốt hơn
... hầu hết các tấm nền AMOLED. Một màn hình tốt phải có độ sáng cao để đánh bại tia mặt trời và có thể sử dụng được dưới trời sáng ban ngày. Đối với màn hình LCD, ánh sáng trắng được phát ra từ đèn nền mạnh mẽ, trong khi đó đối với AMOLED, từng điểm ảnh phải tự tạo ánh sáng chiếu cho mình. Nói đến điểm ảnh, màn hình IPS LCD có...
Độ nét và chi tiết cao hơn
... rất nhiều màn hình AMOLED cùng loại khác. Chúng ta có thể cảm nhận điều này ngay ngoài đời thực mà không cần đến kính hiển vi. Kể cả với cùng một độ phân giải, màn hình IPS LCD luôn đem lại hình ảnh chi tiết hơn AMOLED bởi cách sắp xếp của từng điểm ảnh trên tấm nền. Đó là bởi màn hình IPS sử dụng cách sắp xếp điểm ảnh phụ RGB truyền thống: với mỗi điểm ảnh, có 3 điểm ảnh phụ gồm đỏ, xanh lá và xanh lam. Rất nhiều màn hình AMOLED hiện nay lại sử dụng cách sắp xếp có tên gọi PenTile. Về cơ bản, mỗi điểm ảnh AMOLED chỉ bao gồm 2 điểm ảnh phụ, dẫn đến việc hình ảnh bị mất chi tiết và tạo nên răng cưa khi bạn theo dõi những đường cong và chữ viết được hiển thị.
Như vậy, bạn có thể thấy công nghệ IPS có rất nhiều điểm mạnh so với AMOLED. Màn hình IPS cho hình ảnh nét hơn, sáng rõ hơn và màu sắc lại trung thực hết mức có thể. Vì vậy bạn có thể thấy công nghệ này xuất hiện trên nhiều smartphone Android cao cấp mà ví dụ hoàn hảo là chiếc LG Optimus G Pro. Nếu bạn đang phân vân lựa chọn công nghệ tốt nhất, hãy yên tâm IPS sẽ không làm bạn thất vọng.
Tuy nhiên, trên đây mới là quan điểm của LG. Có lẽ, sau khi LG chính thức so sánh trực tiếp công nghệ màn hình với các đối thủ như Samsung, phía Samsung sẽ có phản đáp lại. Câu chuyện màn hình smartphone xem ra còn nhiều điều hấp dẫn ở phía trước.


Sau khi Apple công bố iPhone 4, cho rằng màn hình trên chiếc điện thoại này là tốt nhất, là chuẩn mực của ngành công nghiệp trong nhiều năm tới và chưa có một đối thủ nào đủ sức "bám đuôi'" thì Samsung đã ngay lập tức phản pháo lại. Nhưng liệu những động thái của 2 công ty này có phản ánh đúng những gì mà chúng ta được thấy, được nghe không? 

Khoan hãy bàn đến vấn đề lời nói của Apple chính xác hay không mà chúng ta hãy cùng điểm lại những gì Steve Jobs đã nói tại WWDC. Đúng với truyền thống khoa trương của Apple, Steve Jobs luôn dùng những mỹ từ đẹp nhất để nói về sản phẩm của mình. Ông cho rằng màn hình của iPhone 4 là tuyệt vời, là cửa sổ đẹp nhất hành tinh, một khi nhìn thấy nó bạn sẽ không thể nào chấp nhận các loại màn hình cũ nữa, màn hình IPS trên iPhone cho màu sắc trung thực hơn, góc nhìn rộng hơn và độ phân giải cao hơn, các đối thủ khác thậm chí còn không nắm được vạt áo của Retina.

Vậy còn phát ngôn viên của Samsung Mobile Display, ông đã nói gì? Theo Samsung, màn hình AMOLED tiết kiệm hơn Retina trên iPhone 4 đến 30% lượng điện năng tiêu thụ trong khi Retina chỉ sắc nét hơn 3-5% mà thôi. Hơn thế nữa, màn hình AMOLED có thể thấy được ở mọi góc nhìn trong khi Retina lại chỉ đạt khoảng 80%. Về cơ bản, Retina hoàn toàn thua kém AMOLED về độ tương phản, khả năng tái tạo màu sắc và thời gian đáp ứng. Màn hình IPS đừng hòng so sánh được với AMOLED. Và dĩ nhiên xét về công nghệ thì màn hình mà Apple dùng trên iPhone 4 không thể nào so với các màn hình OLED hay AMOLED được. Bạn có thể xem thêm bài Tìm hiểu về công nghệ OLED và AMOLED.
[IMG]

Vậy theo bạn, ai là người nói đúng? Samsung đúng hay Apple đúng? Thật ra, cả 2 đều có cái đúng và sai.

Đã từng dùng qua màn hình Super AMOLED trên chiếc điện thoại Samsung i9000, mình rất ấn tượng với khả năng hiện thị của chúng. Cả 2 màn hình này đều rất sắc nét, trong veo và đạt độ sáng rất cao, độ tương phản cũng rất tốt, màu đen là đen thật sự chứ không như màn hình LCD. Tuy nhiên, màu trên màn hình lại có xu hướng hơi xanh quá hay đỏ quá, nói một cách dễ hiểu hơn là màu quá rực rỡ, không đạt độ chính xác cần thiết. 

Màn hình IPS trên iPhone mình chưa có cơ hội dùng nhưng nếu nó chỉ cần được như màn hình mẫu của Hitachi trong bài viết này thì chắc chắn mình sẽ chọn nó là kẻ thắng cuộc. Như anh cuhiep cũng đã đồng ý với mình trong bài viết, đó là chiếc màn hình di động đẹp nhất mà bọn mình từng thấy, tất cả mọi thứ đều gần như hoàn hảo. Và mình hoàn toàn tin tưởng màn hình Retina sẽ đẹp ngang ngửa hoặc hơn thế vì độ phân giải nó cao hơn rất nhiều trong khi kích cỡ lại bé hơn, đẩy mật độ điểm ảnh trên một inch (dpi) lên cao hơn nhiều.

Hơn thế nữa, nếu để ý trong bài nói chuyện của Steve Jobs, ông ta có so sánh Retina với màn hình khác nhưng đó là màn hình OLED chứ không phải là AMOLED. Màn hình OLED có rất nhiều loại khác nhau chứ không chỉ riêng AMOLED mà Samsung đang sản xuất. Câu nói của Steve dịch cho chính xác có nghĩa màn hình IPS cho chất lượng tốt hơn OLED trên những thiết bị kiểu này (điện thoại), mặt khác các nhà sản xuất cũng không thể chế tạo màn hình OLED đạt độ phân giải cao như vậy trong thời điểm này.Jobs cũng nói đó chỉ là ý kiến riêng của ông. Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ ràng ông không đề cập gì đến AMOLED của Samsung.

Vậy tại sao phát ngôn viên của Samsung Mobile Display lại lên tiếng? Suy cho cùng thì cũng vì cạnh tranh với nhau cả thôi. Các màn hình IPS của Apple đều do LG Display cung cấp chứ không phải Samsung. Samsung nói Apple thậm chí còn không thèm hỏi Samsung vể việc mua màn hình AMOLED của họ. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận Samsung không thể cung cấp đủ sản lượng AMOLED nếu được yêu cầu trong thời điểm hiện tại.

Về phần LG Display, phát ngôn viên của công ty này giữ im lặng khi được hỏi về những phát biểu của Samsung. Samsung Mobile Display hiện đang là công ty sản xuất màn hình cho các thiết bị di động lớn nhất thế giới. Trước khi iPhone 4 ra đời, đã có những thông tin về việc Apple từ chối sử dụng màn hình AMOLED vì giá của nó quá cao, lên tới khoảng 30-35$ trong khi màn hình IPS chỉ khoảng 20-25$ mà thôi, đây là thông tin không được kiểm chứng nhưng mình tin nó không khác sự thật nhiều lắm.

Khi iPhone 4 có mặt ở Việt Nam, Tinh Tế sẽ có một bài so sánh về màn hình của nó so với các điện thoại khác, đặc biệt là Super AMOLED trên Wave, nếu may mắn thì có thể gặp cả Galaxy S nữa. Còn trong lúc chờ đợi, mời các bạn cùng thảo luận về quan điểm của 2 công ty, theo bạn màn hình nào đẹp hơn? Cố gắng thảo luận trong hòa bình nhé vì mục tiêu của cả Samsung lẫn Apple khi có những phát biểu trên là để chúng ta nhắc đến họ nhiều hơn mà.

Sự tiến hoá của công nghệ màn hình TV LCD LED

Không phải tất cả các loại TV LCD và LED có mặt trên thị trường sử dụng chung một cấu trúc màn hình. Sự khác biệt khi sử dụng công nghệ TN, VA hay IPS ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hình ảnh.
Trên thị trường hiện nay, phần lớn các TV tầm trung và cao cấp sử dụng loại tấm nền màn hình (Panel) In-Plane Switching (IPS) hoặc Vertical Alighment (VA), trong khi các sản phẩm giá rẻ sử dụng cấu trúc tấm nền Twisted Nematic (TN).
1-1372407334_500x0.jpg
Cùng sử dụng công nghệ LCD LED, nhưng các mẫu TV này cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, thể hiện màu sắc sống động hơn, góc nhìn rộng hơn mẫu TV khác. Sự khác biệt trong cấu trúc của tấm nền tinh thể lỏng là yếu tố quyết định khá nhiều đến chất lượng hình ảnh thể hiện trên TV.
Màn hình cấu trúc tinh thể lỏng dạng xoắn - Twisted Nematic (TN)
Đây là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện đã khá lâu trên thị trường và phổ biến trên các dòng TV tầm thấp. Ưu điểm là giá rẻ nhưng khuyết điểm của loại tấm nền màn hình TN chính là ở góc nhìn rất hẹp. Nếu người dùng không ngồi đối diện thẳng với TV, hình ảnh và màu sắc thấy được trên màn hình sẽ trông bị nhạt đi. Lợi thế duy nhất là công nghệ cho tốc độ phản hồi nhanh nhất nếu so với VA và IPS, tuy nhiên, sự chênh lệch này không thể hiện rõ rệt đối với người dùng.
LCD-1372407334_500x0.jpg
Cấu trúc cơ bản của màn hình LCD.
Để có thể nhận biết ra TV sử dụng cấu trúc tấm nền TN, người dùng có thể tham khảo thông số kỹ thuật của sản phẩm. Phần lớn với loại TV sử dụng cấu trúc màn hình này có thông số góc nhìn khá hẹp.
Màn hình cấu trúc tinh thể lọc xếp dọc - Vertical Alignment (VA)
Xét về góc nhìn, màn hình cấu trúc tấm nền VA tốt hơn nhiều TN. Nó cho phép người xem có thể thưởng thức được hình ảnh với màu sắc tốt ngay cả khi ở vị trí không phải là trung tâm của màn hình TV. Sự cải tiến hơn của VA là Super Pattern Vertical Alignment (gọi tắt S-PVA), được Samsung và Sony ứng dụng nhiều trên TV của họ, cho góc nhìn rộng và thể hiện màu đen sâu hơn.
Sharp cũng phát triển một phiên bản riêng của cấu trúc tấm nền VA và gọi tên là Axially Symetric Vertical Alignment (viết tắt là ASV), và về cơ bản vẫn sử dụng các tinh thể lỏng xếp dọc.
[Caption]
Sự khác biệt về chất lượng hình ảnh và tuổi thọ của IPS và VA nằm ở sự sắp xếp các tinh thể lỏng ngang hay dọc.
Cho góc nhìn rộng hơn và khả năng thể hiện màu đen sâu, nhưng với cấu trúc cơ bản là các tinh thể lỏng được xếp dọc, vuông góc với màn hình nên màn hình VA dễ bị tổn thương hơn, có thể dễ dàng nhận ra khi người dùng gõ vào bề mặt thì màn hình sẽ bị loé sáng lên, khiến hình ảnh đang hiển thị sẽ bị lưu lại trong một thời gian ngắn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tuổi thọ của loại màn hình tinh thể lỏng dạng VA không dài, và màu sắc có thể bị thay đổi sau một thời gian sử dụng nhất định.
Màn hình cấu trúc tinh thể lỏng chuyển hướng trong mặt phẳng - In-Plane Switching
IPS là cấu trúc tấm nền được phát triển từ LG Display, một công ty sản xuất tấm nền màn hình của LG. Thực tế, trên thị trường hiện nay chia làm 2 nhánh khác nhau của IPS bao gồm S-IPS, phổ biến và xuất hiện nhiều hơn trên các dòng TV LED của LG, Philips cũng như ở các thiết bị cầm tay của Apple như iPhone, iPad hay các loại smartphone khác, được đánh giá cao về màu sắc. Loại còn lại là IPS-alpha, thường thấy trên các dòng TV LED của Panasonic với lợi thế là về độ tương phản và độ sáng cao hơn S-IPS.
[Caption]
IPS cho chất lượng hiển thị tốt nhất nhưng giá thành cao hơn TN.
Với cấu trúc tinh thể lỏng có thể linh hoạt chuyển hướng khi hoạt động, màn hình IPS nói chung cho góc nhìn rộng và khả năng đảm bảo màu sắc tốt nhất, hơn TN và VA. Ngoài ra, cấu trúc tinh thể lỏng trên IPS cũng giúp cho màn hình LED trở nên bền và có tuổi thọ và khả năng giữ màu tốt hơn các loại khác, không gặp phải hiện tượng loé sáng hay cháy hình khi gõ vào. Tốc độ phản hồi của IPS cũng là tốt nhất, nhờ vậy giúp cho hình ảnh chuyển động nhanh luôn rõ ràng.
Tuy vậy, điểm hạn chế của màn hình IPS là khả năng thể hiện độ sâu đen không bằng được VA.
Sự phổ biến của ba cấu trúc màn hình tinh thể lỏng hiện nay
Thương hiệuLoại tấm nền sử dụng phần lớn
LGS-IPS
PanasonicIPS-alpha
PhilipsS-IPS
SamsungS-PVA
SharpASV
SonyS-PVA
ToshibaVA
Nguồn: Cnet
TN chỉ còn xuất hiện hạn chế trên các dòng TV màn hình tinh thể lỏng giá rẻ thì hai công nghệ IPS và VA lại đang có sự ganh đua khá quyết liệt. Cho dù VA được xem là phổ biến hơn khi vẫn được sử dụng ở đa dạng các sản phẩm của Sharp, Samsung, Sony và Toshiba. Nhưng IPS thì đang được đánh giá là loại màn hình có được nhiều tiềm năng chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
Thị trường TV đang chững lại trong một, hai năm gần đây khiến các hãng TV như LG, Philips hay Panasonic có thời gian dịch chuyển sang sử dụng hoàn toàn công nghệ tấm nền IPS trên sản phẩm LED. Hãng TV Hàn Quốc cho biết, hơn 80% TV LED thế hệ mới của hãng bán ra trong năm nay sử dụng màn hình S-IPS, ngoại trừ các model kích thước "lạ" như 26 hay 39 inch.
Với sự cạnh tranh trên, công nghệ màn hình TN được dự báo là sẽ sớm bị xoá sổ chỉ trong một thời gian ngắn nữa khi LCD truyền thống bị thay thế hoàn toàn bởi LED. Thậm chí, trang công nghệ Cnet còn khuyên người dùng nên tránh xa TN nếu như có ý định chọn mua một mẫu TV màn hình rộng cho gia đình.
Ở những dòng sản phẩm màn hình khác như Monitor cho máy tính hay thiết bị cầm tay, công nghệ IPS còn tạo được lợi thế lớn hơn và đang thay thế dần cho cả VA. Theo hãng nghiên cứu thị trường DisplaySearch, sự tăng trưởng nhanh hay muộn của IPS phụ thuộc vào mức độ giảm giá của công nghệ này.
Mỹ Anh

Độ phân giải màn hình điện tử

VGA, SVGA, XGA và SXGA, HD, Full HD là gì?
Đây là các chuẩn cho độ phân giải của máy tính được quy định bởi Hiệp hội điện tử (VESA). Nó là một chuẩn công nghiệp cho độ phân giải của máy tính cá nhân. Cụ thể độ phân giải của VGA là 640 x 480, SVGA là 800 x 600, XGA là 1020 x 768 và SXGA là 1280 x 1024 pixel
Đây là những chuẩn chính về độ phân giải. Độ phân giải (resolution) là số các ảnh điểm (pixel) mà máy chiếu có thể hiển thị. Ảnh điểm là các điểm riêng lẻ tạo nên hình ảnh trên máy tính.

VGA, XGA, SXGA...  là các thuật ngữ mô tả các độ phân giải sử dụng bởi máy tính và máy chiếu. Bảng dưới đây cho thấy số ảnh điểm được hiển thị ở các độ phân giải khác nhau.
- VGA: VGA là độ phân giải hiện thị 640 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 480 pixel chiều dọc khung hình. VGA cho tổng số 307.000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. VGA có tỷ lệ khung hình là 4:3
- SVGA: SVGA là độ phân giải hiện thị 800 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 600 pixel chiều dọc khung hình. SVGA cho tổng số 480,000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. SVGA có tỷ lệ khung hình là 4:3
- WVGA: WVGA cùng lớp với VGA với độ phân giải rộng đủ để tạo nên một khung hình 16:9. WVGA có 854 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 480 pixel chiều dọc khung hình
- WXGA: WXGA cùng lớp với XGA hiển thị với độ phân giải rộng đủ để tạo nên một khung hình 16:9. Độ phân giải là số điểm ảnh (Pixel) hiển thị sử dụng để tạo nên hình ảnh. WXGA có 1366 đến 1280 pixel chiều ngang và 768 đến 720 pixel chiều dọc khung hình
- XGA: XGA là độ phân giải hiện thị 1024 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 768 pixel chiều dọc khung hình. XGA cho tổng số 786,432 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. XGA có tỷ lệ khung hình là 4:3
- UXGA: UXGA là độ phân giải hiện thị 1600 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 1200 pixel chiều dọc khung hình. UXGA cho tổng số 1.920.000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. UXGA có tỷ lệ khung hình là 4:3
- SXGA: SXGA là độ phân giải hiện thị 1280 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 1024 pixel chiều dọc khung hình. SXGA cho tổng số 1,310,720 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. UXGA có tỷ lệ khung hình là 5:4
- SXGA+: SXGA+ là độ phân giải hiện thị 1400 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 1050 pixel chiều dọc khung hình. SXGA+ cho tổng số 1,470,000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. SXGA+ có tỷ lệ khung hình là 4:3
- WSXGA: WSXGA cùng lớp với SXGA hiển thị với độ phân giải rộng đủ để tạo nên một khung hình 16:9. WSXGA có 1920 đến 1600 pixel chiều ngang và 1080 đến 900 pixel chiều dọc khung hình
- QXGA: QXGA là độ phân giải hiện thị 2048 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 1536 pixel chiều dọc khung hình. Độ phân giải của QXGA gấp 4 lần so với XGA
- HD: Độ phân giải HD 1280 × 720 pixels bắt nguồn từ truyền hình độ nét cao (HDTV),  sử dụng 60 khung hình mỗi giây. HD có tỷ lệ khung hình là 4:3. Do đó HD có độ nét gấp 3 lần so với VGA.
- FHD: FHD hay Full HD có độ phân giải 1920 × 1080 điểm ảnh với tỷ lệ khung khung hình 16:9 đã được phát triển giống HDTV.

Điều này áp dụng cho máy chiếu như thế nào?

Mỗi máy chiếu có một độ phân giải thực (native resolution, true resolution). Đó là số ảnh điểm tối đa mà máy chiếu thực sự có thể hiển thị. Như thế một máy chiếu SVGA chỉ có thể hiển thị 480.000 ảnh điểm một lúc.

Nghe có vẻ nhiều, nhưng nếu chiếu lên một màn chiếu rộng 2 m, mỗi ảnh điểm sẽ chiếm 0,25 cm. Trong khi đó, với một máy chiếu XGA, mỗi ảnh điểm chỉ chiếm nhỏ hơn 0,2 cm, và số ảnh điểm được hiển thị nhiều hơn 60%. Có nghĩa là hình ảnh sẽ nét và rõ hơn khi được chiếu với máy chiếu XGA.

Như vậy có phải độ phân giải chỉ ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh?

Không. Nó còn ảnh hưởng đến sự tương thích giữa máy chiếu và máy tính. Nếu máy tính gởi tín hiệu XGA đến máy chiếu SVGA, sẽ có vấn đề xảy ra. Phần lớn các máy chiếu đều có kỹ thuật nén (compression), và ta vẫn thấy hình ảnh, nhưng chất lượng hình ảnh bị giảm

Nên xem xét vấn đầu tư lâu dài khi mua máy chiếu. Phần lớn máy tính hiện nay chạy ở chế độ XGA, SVGA ít thông dụng hơn. Do đó sẽ bị giới hạn khi sử dụng máy chiếu SVGA.

Nếu máy tính chạy ở chế độ SXGA, nên thay đổi độ phân giải này khi sử dụng máy chiếu, vì giá của máy chiếu SXGA cao hơn nhiều lợi ích thu được

Nếu máy tính chạy ở chế độ SVGA, sử dụng máy chiếu XGA vẫn tốt hơn. Vì máy chiếu XGA xử lý tốt hình ảnh SVGA, hình ảnh không bị biến dạng; và có thể sử dụng cho các độ phân giải khác nhau. Tuy nhiên, đối với một số người dùng, các lợi ích này không cân bằng với việc trả thêm tiền để mua máy chiếu XGA.
- HD: High Definition (độ phân giải cao - độ nét cao) hay HDTV( High Definition Televison) - "truyền hình với độ nét cao", là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện (movies, audio, game...) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC). Độ phân giải cao giúp hình ảnh trung thực, chi tiết hơn rất nhiều tuy nhiên cũng vì thế yêu cầu năng lực nguồn phát, khả năng trình chiếu ( playback) của thiết bị tiếp nhận cũng như băng thông của hệ thống. Lịch sử HD theo Wiki bắt đầu từ một dự án trong quân đội Liên Xô năm 1958 đã tạo ra một hê thống có khả năng trình chiếu khung hình 1125 dòng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên chương trình phát sóng thương mại đầu tiên thuộc về người Nhật năm 1969 nhưng vì "lý do kỹ thuật" nên ko thể trở thành một xu hướng mới trong phát sóng. Thuật ngữ HDTV như hiện nay được giới thiệu lần đầu ở Mỹ năm 1996 và chương trình phát sóng đầu tiên ở Mỹ vào năm 1998 , cho đến nay các chương trình HDTV đã chiếm 30% ở Mỹ.
- Full: Loại cao nhất của HD, cụ thể như sau:
720p
Đây là độ phân giải thấp nhất trong số các độ phân giải được coi là HD, với kích thước hình ảnh được quy định là 1280x720. Độ phân giải phù hợp với chuẩn màn ảnh rộng (16:9) đang dần trở thành tiêu chuẩn, thay thế cho chuẩn hình ảnh tỉ lệ 4:3.
So với độ phân giải của chuẩn hình ảnh dưới HD (lớn nhất là 720x480) thì sự gia tăng đột biến của số lượng điểm ảnh có thể hiện thị trên màn hình mang lại hình ảnh chi tiết hơn nhiều lần so với trước.
1080i
Ra đời cùng một lúc so với 720p, tuy mang độ phân giải hiển thị là 1960x1080 nhưng do độ phân giải này phải hiển thị với phương thức đan xen (với ký hiệu i sau số dòng quét ngang) nên trong một số trường hợp hình ảnh mang lại hơi kém chi tiết hơn so với 720p. Số đông các hãng sản xuất được coi là trend-setter của ngành công nghiệp giải trí đánh giá độ phân giải 720p cao hơn độ phân giải này.
1080p
Với độ phân giải quy định lên tới 1920x1080, đây là độ phân giải lớn nhất trong thời điểm hiện tại thuộc chuẩn hình ảnh HD. Tất nhiên với độ phân giải này, cùng việc ứng dụng phương thức hiển thị Progressive Scan (với ký hiệu p sau số dòng quét ngang) thì mức độ trung thực của hình ảnh được mang lại là lớn nhất.


Trên tivi các bạn thường thấy có một thông số rất quan trọng đó là độ phân giải, vậy nó là gì và hình ảnh được chiếu trên tivi có liên quan gì đến độ phân giải màn hình, và tại sao lại có những thuật ngữ như TV HD, TV Full HD, và các chuẩn hình ảnh HD khác nhau .... 


Độ phân giải màn hình – Display Resolution, chính là chỉ số của các điểm ảnh được biểu hiện trên màn hình. Đối với loại màn hình CRT thì bạn hoàn toàn có thể điều chỉ con số này lên xuống tùy ý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, đối với màn hìn LCD thì điều này không đúng.

Như các bạn đã biết, hình ảnh cấu tạo từ những điểm ảnh được gọi với cái tên chính thức là Pixel. Bạn nên biết rằng tất cả các hình ảnh trên máy tính đều được thể hiện trên bề mặt 2D của chiếc màn hình dựa trên thông số điểm ảnh. Chính vì lẽ đó mà mỗi khi thay đổi tăng hoặc giảm độ phân giải màn hình, số lượng điểm ảnh được sử dụng để biểu thị hình ảnh cũng thay đổi theo. Nếu bạn để độ phân giải màn hình cao, số lượng điểm ảnh nhiều thì hình ảnh sẽ mượt mà, chi tiết. Ngược lại, nếu điều chỉnh độ phân giải xuống thấp thì số lượng điểm ảnh biểu thị hình sẽ giảm xuống, khiến hình ảnh xấu đi.

Ví dụ:
Khi bạn điều chỉnh độ phân giải màn hình ở mức 1920x1200 tức là bạn đã khai báo rằng 1,920 x 1,200 = 2,304,000 điểm ảnh sẽ được sử dụng, hay còn được gọi tắt 2,3 Megapixel – 2,3 triệu điểm ảnh, mà trong đó 1920 là bề rộng điểm ảnh còn 1200 là độ cao của điểm ảnh. Với kết quả đó, bạn sẽ có 2,3 Megapixel cho mức độ phân giải 1920x1200.
Mình sẽ không giới thiệu lại về các loại màn hình vì đã có bài nói về những loại màn hình đó, ở đây mình sẽ nói về sự khác nhau khi hiển thị độ phân giải trên các loại màn hình.

Với loại màn hình CRT, sử dụng hùynh quang để hiển thị hình ảnh. Một ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn hình huỳnh quang để thể hiện các điểm ảnh mong muốn. Mà trong đó mỗi một màu được xác định bằng cách ghép ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh dương.

Màn hình LCD (tinh thể lỏng) thì được thiết kế dựa trên cấu trúc điểm ảnh cố định. Chính vì vậy mà nếu muốn có hình ảnh đạt chức lượng tốt nhất bạn phải để độ phân giải do nhà sản xuất quy định. Nếu bạn điều chỉnh độ phân giải màn hình xuống mức thấp hơn do nhà sản xuất quy định thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm xuống. 

Các màn hình CRT truyền thống có tỷ lệ 4:3. Ngày nay, các màn hình rộng (widescreen) thường sử dụng tỉ lệ tương đương như màn hình ở rạp chiếu phim, với tỉ lệ 16:9 hay 16:10. Màn hình LCD thường có tỷ lệ khung hình là 16:9, hay thường được gọi là màn hình HD (High Definition – Độ phân giải cao).


HD:(High Definition) hay HDTV( High Definition Televison) hiểu nôm na "truyền hình với độ nét cao", là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện (movies, audio, game...) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC)

Full HD (Full High Definition): Là một định dạng hiển thị đặc biệt vượt trội về chất lượng phim và độ sắt nét của chất lượng hình ảnh gốc ở định dạng cao nhất của định dạng độ nét cao nhất là 1920 x 1080 pixels.

Hầu hết các dòng TV bây giờ đều có chất lượng hình ảnh từ HD cho tới Full HD, và các chuẩn này về độ nét sẽ khác nhau.

Phổ biến nhất hiện nay vẫn là chuẩn 720p (với mỗi khung hình có độ phân giải 1280 x 720 pixel) và chuẩn 1080i (độ phân giải 1920 x 1080 pixel).
- Chữ “p” biểu thị cho công nghệ "progressive scan" (quét liên tục) hay có nghĩa là hình ảnh được “vẽ” lên một cách liên tục theo chiều quét của màn hình.
- Chữ "i" viết tắt cho từ "interlaced" (trộn lẫn), có nghĩa các nửa của toàn bộ hình ảnh được chiếu lên màn hình với tốc độ 60 lần/giây nhưng mắt của chúng ta sẽ tự động gộp chúng lại và “tái sản xuất” thành những hình ảnh với tốc độ 30 khung hình/giây. 
Với cùng một độ phân giải, chế độ quét liên tục (p) sẽ cho hình ảnh đẹp hơn chế độ trộn lẫn (i). 

Ngày nay, công nghệ phát sóng truyền hình vẫn chỉ dừng lại ở chuẩn 720p và 1080i trong khi một số công nghệ mới như Blu-ray đã có thể phát hình ảnh ở chuẩn 1080p. 
Độ nén và băng thông truyền tải hình ảnh cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh điều này lý giải vì sao khi xem bằng đĩa Blu-ray, hình ảnh có vẻ đẹp hơn khi xem bằng truyền hình cáp cho dù chúng có cùng nội dung và độ phân giải. 

Khi chọn mua TV HD, hãy nhớ: 1080p là chuẩn cao nhất, 720p và 1080i cũng chỉ tương đương nhau (nhưng giá tiền sẽ không tương đương) và tất cả những chuẩn khác ngoài 3 chuẩn này là chuẩn của tivi thông thường trước đây.

Rõ ràng, đã bỏ tiền ra mua TV HD ai cũng muốn mua chuẩn 1080p nhưng nên lưu ý rằng với độ phân giải này, bạn phải mua những màn hình có kích thước tối thiểu là 32 inch trở lên mới có thể cảm nhận được sự khác biệt. 

Tất nhiên là với những dòng TV 1080p, giá bán sẽ đắt hơn nhưng theo các chuyên gia, nếu sự chênh lệch mức giá giữa 1080p và các chuẩn khác là khoảng 100 USD (khoảng 2 triệu VND) thì bạn nên cố gắng mua TV 1080p. 

Lại phải nhắc lại một lần nữa rằng chỉ những màn hình lớn trên 32 inch mới tạo ra sự khác biệt giữa 720p và 1080p và nếu bạn chỉ xem TV thông thường thì 720p là vừa đủ.

- See more at: http://vn.fulltechreview.com/2011/12/o-phan-giai-man-hinh-hd-va-full-hd-la.html#sthash.m5UqDzA5.dpuf

Khái niệm màn hình HD là gì

1. HD là gì ?

HD (là từ viết tắt của High Definition) hay HDTV( High Definition Televison) hiểu nôm na "truyền hình với độ nét cao", là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện (movies, audio, game...) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC). Độ phân giải cao giúp hình ảnh trung thực, chi tiết hơn rất nhiều tuy nhiên cũng vì thế yêu cầu năng lực nguồn phát, khả năng trình chiếu ( playback) của thiết bị tiếp nhận cũng như băng thông của hệ thống. Lịch sử HD theo Wiki bắt đầu từ một dự án trong quân đội Liên Xô năm 1958 đã tạo ra một hê thống có khả năng trình chiếu khung hình 1125 dòng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên chương trình phát sóng thương mại đầu tiên thuộc về người Nhật năm 1969 nhưng vì "lý do kỹ thuật" nên ko thể trở thành một xu hướng mới trong phát sóng. Thuật ngữ HDTV như hiện nay được giới thiệu lần đầu ở Mỹ năm 1996 và chương trình phát sóng đầu tiên ở Mỹ vào năm 1998 , cho đến nay các chương trình HDTV đã chiếm 30% ở Mỹ.

Hình dưới đây mô tả khung hình của HDTV so với các chuẩn trước đây, đương nhiên HD còn đi liền với nguồn âm thanh đa kênh DTS, AC3

[IMG]

[IMG]

2. Hệ thống phần cứng để xem HD

- Đối với các hệ thống PC, tất nhiên cấu hình càng cao càng tốt, vì trong quá trình giải mã và phát phim HD, trình player (media classic player hoặc các trình Player khác có thể chạy được HD) sử dụng khá lớn tài nguyên hệ thống tùy theo độ phân giải của màn hình mà nó hiển thi, tức là độ phân giải của màn hình càng cao, PC càng phải hoạt động nhiều. Bạn cũng phải cài các Code hỗ trợ giải mã Video và Audio HD, các code này có thể lên google tìm nhưng mình ưng nhất là
bộ codec đc tổng hợp cho năm 2008 này mới kiếm đc, có vẻ pro hơn cả k-lite mega codec pack + giao diện đẹp hơn, cho phép tinh chỉnh kích cỡ video cho phù hợp nhất với nhu cầu xem! Cài xong sẽ chiếm trên dưới 150mb nhưng sẽ hỗ trợ play tốt các codec thế hệ mới như h264/x264,AVC, DIVX,3IVX,XVID-MPEG4 ở một số định dạng mới như MKV, TS,TP, MP4... thường gặp trong HD

[IMG]

còn KLite Codec Pack thì gọn hơn và cũng khá đầy đủ, lúc chạy không chiếm nhiều tài nguyên, khi xuất tín hiệu cũng khá tốt.

Cấu hình máy tương đối mạnh, và càng mạnh thì càng tốt
Đối với HD 720p chip nên từ pen4 2.4 Ghz trở lên, card hình có thể onboard 128mb trở lên hoặc card rời 64mb, ram 512 trở lên.
Đối với HD 1080 thì căng hơn, nên dùng chip pen D 3.0 hoặc core 2 duo 2.4 GHz trở lên, card hình rời 128mb, 128bit trở lên (ATI hoặc Gefore...), ram 1gb trở lên
(Yêu cầu trên là đối với các link kiên căn bản và chỉ mang tính tương đối vì thực sự còn phụ thuộc thêm một số yếu tố khác)

Trích:
down codec 2008 tại đây : Final Codecs 2008 (Codecs for HD-DVD and Blu-Ray) 
3. Source HD gốc:

Chất lượng sắp theo thứ tự giảm dần

- Blu ray hoặc HDdvd phát hành chính thức, được chuyển sang định dạng HD-rip bằng phần mềm chuyên dụng cho chất lượng tốt nhất

- Blu-ray+ là chuẩn mới nhất của Blu-ray, hiện nay chưa crack được nên phải chuyển sang HD rip qua 2 bước: capture từ đầu phát vào PC, sau đó chuyển sang định dạng HD rip. Trường hợp này không tốt bằng trường hợp trên, nhưng chất lượng cũng khá ổn. Hiện nay phim Die Hard 4.0 và Sunshine được thực hiện theo kiểu này.

- source là HD rip định dạng này được convert sang định dạng khác

- source là nguồn phim chiếu trên cable [COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important][COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important]HDTV[/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR] được capture và convert sang HDrip, hình thức này thường để lại 1 logo nhỏ của đài phát trên phim.

- source là DVD rồi upscale lên HD, đây là trường hợp tệ nhất nhưng không thiếu trên trị trường HD hiện nay. Tuy mang danh HD nhưng thực chất chỉ tương đương DVD. Ai tinh tế nhìn biết liền.



4. Bit-rate, độ phân giải:


- Bit-rate: là lượng dữ liệu chuyển từ file film lên CPU trong 1 giây để xử lý giải mã thành hình ảnh và âm thanh. Bit-rate càng cao phim càng đẹp, âm thanh càng hay nhưng cũng đồng nghĩa với việc CPU phải giải quyết càng nhiều công việc.

- Độ phân giải: gồm 1080i, 1080p và 720p. Độ phân giải của phim HD tính bằng chiều ngang (1920 đối với 1080p/i) hoặc 1280 (đối với [COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important][COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important]720p[/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR]) nhân với chiều dọc (biến đổi tùy theo phim) của diện tích hình ảnh (không tính phần băng đen). Ví dụ:

.1080i/p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1920x1080 ~ 2.01 MPx (megapixel)
.[COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important][COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important]1080i[/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR]/p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1920x803 ~ 1.54 MPx
.720p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1280x720 ~ 0.92 MPx
.720p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1280x536 ~ 0.69 MPx

Rõ ràng là trên lý thuyết [COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important][COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important]1080p[/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR] cho hình ảnh chi tiết hơn 720p gấp đôi. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch này khó phân biệt bằng mắt thường trên cả TV 720p ([COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important][COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important]HD [/FONT][COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important]ready[/FONT][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR]) và 1080p (Full HD) hiện nay:

- đối với TV 720p, việc thể hiện 1080p cũng chỉ cho độ chi tiết ngang với 720p vì đó là giới hạn phân giải của panel

- đối với TV 1080p kích cỡ 46" trở xuống thì ở khoảng cách 2.5m (khoảng cách xem phim đảm bảo) cũng rất khó phân biệt sự khác biệt vì tại vị trí này kích cỡ pixel quá nhỏ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Tôi cho rằng, ưu thế của 1080p chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng khi màn hình > 60", lúc ấy phim 720p bắt đầu có hiện tượng rạn hình đủ để nhận biết bằng mắt thường.

Tham khảo thêm: màn ảnh rộng ngoài rạp có kích thước lớn gấp vài trăm lần LCD full HD nhưng có độ phân giải (quy đổi) chỉ gấp 5 lần 1080p. Điều đó cho thấy yêu cầu tốc độ tăng diện tích màn hình tăng gấp nhiều lần yêu cầu tăng độ phân giải với chất lượng hình ảnh tương đương.

Mối tương quan giữa bit-rate, độ phân giải với chất lượng HD:

[IMG]

[IMG]

- Xét 1 phim HD 720p @ 2.39:1 (độ phân giải của nó là 0.69 MPx) có bit-rate hình ảnh là 6000 Kbps -> hình ảnh đẹp

- Nếu cũng là phim này nhưng là bản [COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important][COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important]HD [/FONT][COLOR=#0072bc !important][FONT=inherit !important]1080p[/FONT][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR] @ 2.39:1 (độ phân giải là 1.54 MPx - gấp 2.23 lần trường hợp trên) thì bit-rate yêu cầu để có chất lượng hình ảnh tương ứng phải đạt được là 6000*2.23=13380 Kbps. Đây là 1 con số tương đối lớn nên nó thường bị cắt xén bớt để hạ thấp dung lượng file.

Từ đây rút ra, nếu bit-rate của phim 1080p thấp hơn 13380 một cách đáng kể, có thể phim sẽ không đẹp bằng bản 720p

Nói dài dòng như ở trên cuối cùng cũng chỉ kết lại vài vấn đề sau:
- bit-rate quan trọng hơn độ phân giải, như vậy 1 phim 720p cũng có thể đánh gục phim 1080p về chất lượng.
- 1080p chiếu trên LCD 720p thì cũng chỉ thể hiện 720p
- 1080p chiếu trên LCD full HD cỡ nhỏ không cho khác biệt đáng kể so với 720p ngay cả khi tương quan bit-rate của chúng là công bằng.

Nhìn vào dung lượng phim có thể thấy được phần nào chất lượng phim thông qua bit-rate và độ phân giải:

File có độ phân giải 1080p thì nên có dung lượng gấp 2.3 lần phim 720p để đảm bảo chất lượng tương ứng.

Nguồn: HDVN

Smartphone màn hình Full HD có gì hơn HD?

Smartphone màn hình Full HD có gì hơn HD?

Theo CEO của DisplayMate Technologies, màn hình độ phân giải Full HD chỉ hiển thị được nhiều thông tin hơn thay vì làm hình ảnh trở nên sắc nét hơn hẳn so với HD.
CEO của tập đoàn DisplayMate Technologies, ông Raymond Soneira cho biết hầu hết người dùng không thể nhận ra sự khác biệt giữa hình ảnh hiển thị trên màn hình smartphone độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel) so với HD (1280 x 720 pixel). Nguyên nhân do người dùng để smartphone cách xa mắt ít nhất 30 cm. Với khoảng cách này, sự khác biệt giữa hai loại màn hình gần như bằng không vì mắt người thường không "hấp thu" được số điểm ảnh lớn hơn 229 ppi.

Raymond Soneira khẳng định rằng nếu muốn thấy sự khác biệt, người dùng phải có thị lực 10 trên 10 hoặc dán mắt vào màn hình. Tuy vậy, ông nói rằng smartphone màn hình Full HD cũng sở hữu ưu điểm nhất định so với HD, chẳng hạn có thêm nhiều khoảng trống để nhà sản xuất tùy biến giao diện, hỗ trợ người dùng thao tác trên trình duyệt thoải mái hơn và đọc được nhiều chữ trên màn hình hơn.

Cách đây bốn ngày, hãng HTC đã trình làng smartphone màn hình Full HDđầu tiên là J Butterfly. Sau đó một ngày đã xuất hiện thông tin và hình ảnh Oppo Find 5, smartphone Full HD mỏng nhất hiện nay. Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hãng tung ra smartphone màn hình siêu nét như vậy.

Theo Go.vn

Phân biệt màn hình HD và full HD

(Kienthuc.net.vn) - Hỏi: Tôi thấy trên ti vi có quảng cáo là màn hình HD và full HD, xin hỏi nó khác nhau như thế nào? Hoàng Hữu Lượng (Hà Nội).
KS Trần Văn Minh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Màn hình HD (High Definition) là truyền hình có độ phân giải cao, độ nét cao hay còn gọi là HDTV. Đây là một thuật ngữ chỉ các chương trình ti vi kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện (movies, audio, game...) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây. Độ phân giải cao giúp hình ảnh trung thực, chi tiết hơn rất nhiều.

Màn hình full HD có nhiều loại. Loại 720p là loại có độ phân giải thấp nhất. Loại 1080i ra đời cùng một lúc so với 720p, tuy mang độ phân giải hiển thị cao hơn nhưng do độ phân giải này phải hiển thị với phương thức đan xen (với ký hiệu i sau số dòng quét ngang) nên trong một số trường hợp hình ảnh mang lại hơi kém chi tiết hơn so với 720p. Loại 1080p với độ phân giải cao nhất. Đây là độ phân giải lớn nhất trong thời điểm hiện tại thuộc chuẩn hình ảnh HD, mức độ trung thực của hình ảnh được mang lại là lớn nhất.

"Smartphone màn hình Full HD là một sự lãng phí"

Cập nhật 09:27:05 - 22/10/2012
Docbao.com.vn
Mắt người không thể nhận ra sự khác biệt giữa màn hình 1.080p (Full HD) và 720p (HD) trên một thiết bị nhỏ như smartphone.

Có một làn sóng smartphone mới đang hình thành trên thị trường, đó là những chiếc “phablet” màn hình 5 inch, độ phân giải Full HD như HTC J Butterfly hay Oppo Find 5.

HTC J Butterfly.

Với độ phân giải lớn, các nhà sản xuất tự hào cho rằng, họ sẽ cung cấp những sản phẩm cho hình ảnh, video rõ ràng, sắc nét và trực quan hơn.

Tuy nhiên, trừ khi thị lực của bạn là 10/10 và đặt màn hình của thiết bị cận kề mắt, bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa màn hình 1.080p và 720p trên một thiết bị nhỏ như smarphone, giáo sư Raymond Soneira - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của DisplayMate cho biết.

Trong một bài phỏng vấn đăng trên ArsTechnica, giáo sư Soneira nhận định, hầu hết người dùng không thể nhận biết được sự sắc nét của màn hình 1.080p trên smartphone (so với màn hình 720p) bởi hình ảnh và video được trải trên nhiều điểm ảnh, và do đó sẽ có những điểm “mờ” nhất định, trên mọi độ phân giải.

“Ngay cả những bức ảnh nhỏ nhất đều trải trên nhiều điểm ảnh. Chi tiết của bức ảnh không thể hoàn toàn tương thích với cấu trúc các điểm ảnh của màn hình”. Tiến sĩ Soneira cho hay.

Không những thế, việc người dùng smartphone có thói quen đặt điện thoại ở xa tầm mắt của mình cũng sẽ khiến độ sắc nét của màn hình sẽ giảm đi. “Ngay cả những người có thị lực 10/10, độ phân giải 1.080p vẫn sẽ là một sự lãng phí bởi mắt người không thể phân biệt được độ sắc nét khi mật độ điểm ảnh trên smartphone vượt quá 229 ppi.

Ông cho biết, tuy không mang lại nhiều hiệu quả hiển thị, màn hình 1.080p sẽ được sử dụng như một chiêu bài PR giúp các nhà sản xuất thúc đẩy doanh số bán hàng của mình.

Smartphone nào có màn hình “đỉnh” nhất?



Thứ sáu, 22/06/2012 08:51

Hiện có hai loại màn hình khi lựa chọn mua tablet hay smartphone đó là LCD và AMOLED. Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng.


Ngày nay, màn hình trở thành một trong những thành phần quan trọng của mọi thiết bị di động mới. Với sự gia tăng của các mẫu điện thoại cảm ứng, người dùng có thể trực tiếp tương tác qua màn hình, ngoài ra, đây cũng là nơi hiển thị hình ảnh, các nội dung khác nhau, điều đó làm cho màn hình trở nên quan trọng hơn.

Hiện có một số công nghệ màn hình khác nhau phổ biến như AMOLED, LCD, IPS, hay TFT, nhưng không phải người dùng nào cũng phân biệt được sự khác biệt giữa chúng. Trên thực tế, bạn chỉ có hai sự lựa chọn màn hình khi lựa chọn mua tablet hay smartphone đó là LCD và AMOLED, mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng...

Nên chọn màn hình nào đây?
LCD

LCD hay Liquid Crystal Display đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta cách đây khá lâu. Bên cạnh những thiết bị di động, người dùng còn có thể bắt gặp những màn hình LCD được sử dụng rộng rãi trên máy tính và phần lớn các dòng TV hiện nay.

Mặc dù công nghệ màn hình này được tạo ra chủ yếu từ tinh thể lỏng, nhưng nó còn có sự góp mặt của lớp kính bao bọc và đèn nền. Những màn hình LCD mang đến màu sắc trung thực nhất so với các loại màn hình khác, nhưng độ tương phản không cao như AMOLED hay OLED.

Một số thuật ngữ phổ biến bạn có thể tìm thấy gắn với những màn hình LCD là TFT và IPS. TFT viết tắt của Thin Film Transistor, cho hình ảnh hiển thị rõ, nhanh và đẹp hơn do mỗi một điểm ảnh (pixel) của nó được phụ trách bởi một transitor riêng. Một công nghệ màn hình LCD phổ biến khác nữa là In-Plane Switching, hay IPS, cải tiến nhiều hơn so với TFT khi đưa ra góc nhìn rộng hơn và giữ được độ chận thực của màu sắc.

Những thiết bị nổi bật với màn hình LCD là: iPhone 4/4S, iPad, và HTC o­ne X

AMOLED

AMOLED, có tên đầy đủ Active Matrix Organic Light Emitting Diode, công nghệ không mới nhưng nó được đưa vào các thiết bị cao cấp cách đây chưa lâu. Màn hình AMOLED có chứa một lớp polymers hữu cơ mỏng có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Do cơ chế hoạt động đơn giản này, màn hình AMOLED có thể cực kỳ mỏng và không cần đèn nền.

Lợi thế của việc không cần đèn nền ngày càng thể hiện rõ hơn đó là những màn hình này có khả năng mang lại độc sắc nét cao. Nó cũng có thể giúp tiết kiệm điện và thời lượng pin trong điện thoại và máy tính bảng.

Nói đến màn hình AMOLED, không thể không nhắc đến công nghệ Pentile. Đây là một đặc điểm phổ biến trên màn hình AMOLED. Thay vì chỉ có màu đỏ đơn lẻ, xanh da trời và một pixel phụ màu xanh lục trên một điểm ảnh thực.

Ưu điểm của công nghệ này chính là người dùng có thể tạo ra một màn hình sáng như các màn hình bình thường nhưng chỉ với 1/3 lượng điểm ảnh phụ. Nhược điểm của màn hình pentile đó là có thể xuất hiện các hạt hoặc tạo ra độ phân giải thấp bởi điểm ảnh phụ nhiều hơn và lớn hơn. Công nghệ màn hình mới nhất của Samsung là Super AMOLED Plus, không sử dụng điểm ảnh phụ và cũng cải thiện góc nhìn dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, một điểm yếu cố hữu AMOLED.

Samsung đã sử dụng Super AMOLED plus trên dòng điện thoại Galaxy S II. Nhưng hãng này đã quay trở lại sử dụng màn hình Super AMOLED cho Galaxy S III với lý do giữ tuổi thọ cho màn hình máy.
Những thiết bị đáng chú ý với màn hình AMOLED: dòng điện thoại Samsung Galaxy S, Nokia Lumia 900 và HTC o­ne S.

Theo Vn Media


Điện thoại di động nào có màn hình hiển thị tốt nhất ?


hoangduyanhAdministrator

  1. Một thế hệ các điện thoại màn hình Full HD ấn tượng đã xuất hiện, mang độ phân giải bằng với HDTV nhà bạn nhưng chỉ với kích thước màn hình 5 inch. Tuy nhiên khả năng hiển thị của chúng ra sao, bạn có cần đến độ phân giải cao như vậy và bạn có thực sự chỉ ra được sự khác biệt hay không?

    Với công nghệ Retina Display trên iPhone 4, Apple là nhà sản xuất tiên phong trong công nghệ hiển thị di động năm 2010. Lần này vị trí đó thuộc về các thiết bị Android còn iPhone thậm chí vẫn chưa đạt đến độ phân giải HD 720p cơ bản. Dù sao đã có những tin đồn xuất hiện cho rằng Apple sẽ tung ra các smartphone kích thước lớn hơn, đến tầm một chiếc phablet.

    Bài viết dưới đây sẽ so sánh các smartphone đầu bảng được trang bị màn hình Full HD: HTC One, Huawei Ascend D2 và Sony Xperia Z – tất cả đều có kích thước 5 inch và được so sánh với Samsung Galaxy S4 cùng Apple iPhone 5. Mặc dù Huawei nổi tiếng là nhà sản xuất thiết bị giá rẻ, Ascend D2 được ngắm vào phân khúc cao cấp và trên thực tế đã đem lại nhiều điều bất ngờ.

    [IMG]

    Bạn có thể thực sự nhận biết độ sắc nét của độ phân giải Full HD?

    Apple mở đầu cuộc cách mạng trong công nghệ hiển thị di động với Retina Display cho mật độ điểm ảnh 326ppi trên iPhone 4 vào năm 2010. Mặc dù còn thua độ phân giải của võng mạc con người, những người có thị lực 20/20 vẫn không thể nhận biệt từng điểm ảnh của iPhone khi giữ máy xa ở khoảng cách thông thường là 27cm hoặc hơn.

    Công nghệ này đã mở đầu cuộc chiến ppi, gần giống như cuộc chiến megapixel từng diễn ra khá ác liệt trong thế giới máy ảnh. Câu hỏi được đặt ra là chúng ta có thể vươn xa tới đâu trước khi đạt đến giới hạn về mật độ điểm ảnh của mắt người?

    Công nghệ hiển thị võng mạc đích thực

    Độ phân giải có thể nhận biết của võng mạc người cao hơn rất nhiều so với công nghệ Retina Display của Apple và tương đương với mật độ điểm ảnh 600ppi ở khoảng cách 25cm. Đó cũng là giới hạn của thị lực con người, tương đương mới mắt sáng 20/10. Con số trên cao hơn rất nhiều so với màn hình 468ppi – cao nhất trong bài thử nghiệm này – vì vậy độ phân giải sắc nét của Full HD có thể phát huy về mặt lý thuyết. Mặt khác, trên thế giới tồn tại rất ít người có độ tinh 20/10. Hơn nữa, ánh sáng của môi trường xung quanh làm giảm độ tinh bởi độ tương phản của hình ảnh bị hạ thấp do áng sáng phản chiếu từ màn hình. Vì vậy, có thể kết luận bạn sẽ khó nhận ra độ nét của màn hình Full HD trong hầu hết các trường hợp thường ngày.

    Tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể tận hưởng độ phân giải và độ sắc nét cao. Nếu bạn nhìn trực tiếp vào màn hình, sau đó đưa máy gần lại hoặc di chuyển máy, bạn sẽ có thể nhìn ra hình ảnh chi tiết hơn bởi thực chất bạn đang tạo ra hình ảnh trực quan tích hợp trong não. Vì thế nếu bạn có một bức hình với lượng chi tiết đồ họa tốt, những người có thị lực loại khá có thể nhận ra chúng nếu họ chịu mất chút thời gian cố gắng làm vậy.

    Ảnh và phim

    Không giống như đồ họa hay chữ được tạo ra trên máy tính và có kích thước chính xác đến từng điểm ảnh, ảnh chụp thường không rõ bởi các chi tiết được trải ra trên nhiều điểm ảnh. Điều này khiến bạn khó nhận ra sự khác biệt về độ sắc nét của màn hình HD 1280 x 720, đặc biệt là với ảnh nén .jpeg.

    Còn với phim và video, do hình ảnh liên tục được thay đổi nên lượng chi tiết khá lớn bị mất đi, và còn do cả công nghệ nén được áp dụng. Vì thế so với ảnh, phim và video sẽ có lượng chi tiết và độ sắc nét khó nhận rõ hơn.

    Như vậy, có thể thấy rằng có khá nhiều lý do chính đáng cả về mặt kĩ thuật để nâng cấp màn hình 5 inch của smartphone lên độ phân giải Full HD. Những người có thị lực tốt có thể tận hưởng được độ phân giải cao hơn này, cùng với độ sắc nét và lượng chi tiết được cải tiến.

    Dải màu (color gamut)

    Để tái tạo hình ảnh với màu sắc chính xác, màn hình hiển thị cần tuân theo gam màu chuẩn sRGB / Rec.709 có mặt trên tất cả các nội dung tiêu dùng ngày nay. Dải màu chuẩn này áp dụng với máy ảnh kĩ thuật số, HDTV, Internet và các nội dung máy tính khác, bao gồm gần như tất cả ảnh và phim.

    Cần lưu ý rằng các nội dung tiêu dùng không bao gồm các màu không có trong chuẩn sRGB / Rec.709, vì thế nếu một màn hình chứa gam màu rộng hơn, nó sẽ không thể hiển thị màu nguyên gốc mà thay vào đó là những màu thiếu chính xác.

    Hầu hết các màn hình LCD chỉ có thể tái tạo 55% – 65% của chuẩn gam màu sRGB / Rec.709. Tuy vậy nhiều smartphone mới hiện nay đang tiến gần đến mốc 100%, bao gồm có chiếc HTC One và Huawei Ascend D2. Trong khi đó Sony Xperia Z có gam màu tới 115%, dẫn tới nhiều vấn đề về độ chính xác khi hiển thị màu.

    Góc nhìn

    Độ sáng, độ tương phản và màu sắc thay đổi rất nhiều góc nhìn thay đổi, kể cả khi chỉ khoảng 30 độ. Đây là vấn đề khá phổ biến đối với smartphone bởi nó tùy thuộc vào cách người dùng cầm máy. Góc nhìn thậm chí còn có thể cao hơn khi máy được đặt trên bàn.

    Dù tất cả các màn hình LCD bị giảm độ sáng đáng kể khi được nhìn từ góc nghiêng, công nghệ In Plane Switching IPS và các công nghệ tương tự đã cải thiện được một phần điểm yếu này. Với chiếc Sony Xperia Z, độ tương phản và màu sắc bị giảm sút rất nhiều dù chỉ với góc nhìn nhỏ. Đây có thể là một vấn đề liên quan đến công nghệ LCD hoặc lớp phân cực chất lượng thấp trong tấm nền. Người dùng Xperia ZL cũng gặp phải vấn đề tương tự. Trong khi đó cả HTC One và Huawei Ascend D2 đều có góc nhìn xuất sắc.
    [IMG]
    Độ chính xác của màu

    Chất lượng hình ảnh và độ chính xác của màu là các yếu tố hết sức quan trọng đối với các màn hình Full HD 5 inch này bởi chúng là các thiết bị giải trí được thiết kế cho việc xem ảnh, video, phim, TV và các nội dung trên Internet.

    Cần phải có thiết kế phần cứng hiển thị và công đoạn cân chỉnh hết sức công phu để tạo ra hình ảnh chất lượng và màu độ chính xác cao.

    Nhiều nhà sản xuất cố gắng làm màn hình của mình nổi bật bằng cách trang bị cho smartphone các công nghệ xử lý hình ảnh làm tăng màu sắc và độ tương phản.

    Kết quả thường là màu sắc bị bão hòa quá mức còn độ tương phản bị sai lệch. Rất khó để các công nghệ xử lý hình ảnh hoạt động tốt bởi smartphone thường phải hiển thị rất nhiều kiểu hình ảnh.

    Chiếc Huawei Ascend D2 tránh được điểm yếu này bằng cách không trang bị công nghệ xử lý nào mà đơn thuần chỉ dựa vào sự cân chỉnh chính xác của phần cứng. Ngược lại, cả HTC One và Sony Xperia Z đều gặp phải vấn đề liên quan đến phần mềm đặc trưng của mình.

    Thử nghiệm hiển thị

    Trong bài thử nghiệm hiển thị, cả 3 smartphone đều cho kết quả cực kì khác nhau khi được so sánh với nhau và với các màn hình được cân chỉnh chính xác khác.

    Huawei Ascend D2 cho chất lượng hình ảnh và màu chính xác cao giống như iPhone 5 và Galaxy S4. Ngược lại HTC One có màu sắc bị bão hòa quá mức và độ tương phản không chính xác và sai lệch. Đối với Sony Xperia Z, công nghệ Bravia Engine thậm chí còn làm kết quả xấu đi rất nhiều, song chất lượng hiển thị vẫn khá thua kém kể cả khi tắt tính năng này đi.

    HTC One

    Mặc dù được trang bị tấm nền LCD xuất sắc được sản xuất bởi Sharp, HTC đã làm giảm khả năng hiển thị bằng cách tích hợp các công nghệ xử lý hình ảnh, màu sắc không cần thiết một cách vụng về để khiến màn hình trở nên nổi bật. Kết quả là màu sắc bị bão hòa, độ tương phản méo mó. Hơn nữa, người dùng cũng không thể tắt tính năng này đi. Hi vọng một bản cập nhật phần mềm sẽ bổ sung thêm tùy chọn này.

    Huawei Ascend D2

    Với chiếc Ascend D2, có vẻ như Huawei đã đuổi kịp Apple xét về yếu tố hiển thị. Trong bài so sánh, Ascend D2 gần như không có sự khác biệt nào so với iPhone 5 và iPad Retina, 2 trong số các thiết bị sở hữu khả năng hiển thị tuyệt vời nhất từ trước tới nay. Huawei Ascend D2 xứng đáng gia nhập hàng ngũ các smartphone cao cấp với màn hình tuyệt đẹp.

    Sony Xperia Z

    So với các smartphone đầu bảng khác, khả năng hiển thị của Sony Xperia Z rất đáng thất vọng. Xperia Z có góc nhìn khá tệ - vốn là vấn đề khá phổ biến với các thiết bị rẻ tiền nhưng lại không thể chấp nhận với một thiết bị cao cấp như vậy. Hơn nữa, công nghệ Bravia Engine, trái với quảng cáo, lại làm cho chất lượng hiển thị bị giảm sút bởi nó khiến màu sác trở nên quá lòe loẹt, bị bão hòa và méo mó. Dù sao bạn vẫn có thể tắt tính năng này đi.

    So sánh với iPhone 5

    Apple iPhone 5 đã gần hoàn thành chu kì sản phẩm của mình. So với các đối thủ, iPhone có màn hình nhỏ hơn nhiều (4 inch so với 4,7 – 5 inch), độ phân giải thấp hơn (1136 x 940 so với 1920 x 1080) và mật độ điểm ảnh khiêm tốn (326ppi so với 443 – 468ppi).

    Bù lại, iPhone 5 có độ sáng tối đa cao hơn (556 so với 421 – 491cd/m2), độ phản chiếu thấp hơn (4,5% so với 5,6 – 6,5%), độ tương phản cao hơn trong môi trường ánh sáng cao (121 so với 65 – 88) và vì thế giúp người dùng sẽ sử dụng hơn ngoài trời nắng.

    Điểm đáng ngạc nhiên là Huawei Ascend D2 có thể đem lại chất lượng hiển thị giống hệt như iPhone 5 nhưng ở độ phân giải cao hơn và kích thước màn hình lớn hơn. Thực tế ngoài đời thực rất khó để phân biệt màn hình của 2 thiết bị này, trái ngược hẳn với HTC One và Sony Xperia Z phải chịu xếp dưới một bậc.

    So sánh với Galaxy S4

    Công nghệ OLED trên Galaxy S4 cho phép hiển thị màu đen một cách hoàn hảo nhưng lại không sáng bằng màn hình LCD. Bù lại Galaxy S4 có độ phản chiếu thấp hơn (4,4% so với 5,6 – 6,5%) và có thể hiển thị tốt hơn ngoài trời nắng do độ tương phản cao (65 – 108 so với 65 – 88).

    Samsung Galaxy S4 còn sở hữu nhiều gam màu, trong đó có một gam màu độ chính xác cao, một gam màu dành cho nhiếp ảnh và gam màu còn lại dùng để hiển thị trong môi trường ánh sáng cao.

    Về độ sắc nét, Galaxy S4 có độ phân giải màn hình Full HD 1920 x 1080 pixel. Mặt khác, do sở hữu cấu trúc PenTile nên mỗi điểm ảnh chỉ có 2 điểm ảnh phụ đi kèm trong khi con số này ở màn hình LCD là 3.

    Tuy vậy, nhờ mật độ điểm ảnh phụ từ 312 – 441ppi nên kết quả hình ảnh thu được vẫn rất sắc nét. Như vậy cho đến thời điểm này, vẫn chưa thể khẳng định giữa LCD và OLED đâu là công nghệ tốt hơn.
    Thế hệ hiển thị di động tiếp theo

    Dưới đây là các xu hướng có thể đóng vai trò chủ đạo trên thế hệ hiển thị mới dành cho smartphone:

    Tiếp tục độ phân giải Full HD – Có nhiều lý do để tiếp tục hỗ trợ độ phân giải này, một trong số đó là các nội dung độ phân giải Full HD vẫn còn rất phổ biến. Video, phim ảnh nên được hiển thị ở độ phân giải gốc của chúng để đem lại chất lượng hiển thị cao nhất có thể. Hơn nữa quá trình thay đổi tỉ lệ sẽ đòi hỏi thêm thao tác xử lý của máy, gây hiện tượng tốn pin.

    Màn hình nhỏ hơn – Kích thước màn hình đã tăng dần lên trong những năm qua một phần bởi độ phân giải cũng được nâng cao hơn. Nếu tiếp tục với màn hình Full HD trong khi tăng cao mật độ điểm ảnh, kết quả thu được sẽ là những màn hình kích thước nhỏ hơn. Cả HTC và LG đều đã bắt đầu xu hướng này bằng cách tung ra các model mới có màn hình nhỏ hơn, như HTC One chỉ có màn hình 4,7 inch. Một màn hình Full HD, mật độ 500ppi sẽ có kích thước 4,4 inch – khá hấp dẫn đối với những khách hàng cảm thấy 5 inch là quá to.

    Chất lượng hình ảnh tốt hơn dưới ánh sáng cao – Tất cả các màn hình hiện nay đều chịu thua ánh sáng của môi trường xung quanh do sự phản chiếu làm giảm màu sắc và độ tương phản quan sát được trong thực tế. Với các bộ cảm biến được cải tiến và công nghệ quản lý màu sắc, các màn hình mới sẽ có thể bù đắp cho hiện tượng trên bằng cách thay đổi gam màu và khung cường độ để tự động điều chỉnh theo hướng ngược lại.

    Nguồn : http://tindienthoai.blogspot.com/2013/07/dien-thoai-di-dong-nao-co-man-hinh-hien-thi-tot-nhat.html