[MINH HUỆ 21-07-2019] Tôi được công nhận là một kỹ sư chi phí cao cấp. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ tháng 9 năm 1997 và tính đến nay tôi đã tu luyện được hơn 20 năm. Tôi muốn chia sẻ với các bạn một số trải nghiệm của bản thân, cũng là để chứng thực Đại Pháp.
Tổng giám đốc: Tôi hy vọng tất cả nhân viên của tôi đều hành xử giống như các học viên Pháp Luân Đại Pháp
Tôi tìm được việc tại một công ty xây dựng và lắp đặt nhà nước. Công việc của tôi là làm dự trù kinh phí và thanh quyết toán. Điều này đòi hỏi tôi phải tỉ mỉ đến từng chi tiết, và khối lượng công việc cũng rất lớn. Tôi phải thường xuyên làm việc ngoài giờ nhưng lương của tôi vẫn thấp. Tôi thường xuyên than phiền và cảm thấy bực bội trong tâm. Có lần tôi đã từng tranh cãi với người quản lý của mình về chuyện tiền lương.
Sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi bắt đầu hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và cố gắng để làm người tốt.
Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng:
”Những công nhân sau khi học Pháp Luân Đại Pháp của các ông, đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng không tranh [giành] lợi ích.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã làm theo những lời chỉ dạy của Sư phụ và không còn than phiền hay tranh đấu vì lợi ích cá nhân nữa. Tôi thường xuyên làm việc đến tận nửa đêm. Đồng nghiệp biết tôi làm thêm giờ khi họ thấy trong văn phòng tôi vẫn còn sáng đèn. Vào những thời điểm phải làm thầu, tôi thường thức trắng hai tới ba đêm để làm dự trù kinh phí, phân tích, kiểm tra sổ sách, in tài liệu và các công việc chuẩn bị khác cho việc đấu thầu cuối cùng. Sau đó, tôi trực tiếp tới nơi nộp thầu và ngủ gà ngủ gật trên xe.
Trong công ty tôi cũng có một học viên Pháp Luân Đại Pháp khác. Ông ấy chịu trách nhiệm mua sắm vật liệu xây dựng, một công việc nhiều “màu” theo cách nói của người thường. Mọi người ai cũng mong muốn có được công việc này. Nhưng người học viên này không bao giờ nhận ‘tiền lại quả’, một thực tế vốn được xem là bình thường ở xã hội Trung Quốc hiện nay. Ban lãnh đạo của công ty rất tin tưởng ông bởi vì vật tư ông mua không những có chất lượng tốt mà giá cả lại hợp lý, và ông lại rất am hiểu về công việc của mình. Đến khi nghỉ hưu, ông đã làm ở vị trí này được hơn 20 năm. Giám đốc công ty không muốn bàn giao công việc này cho người khác nên đã mời ông quay lại công ty làm đúng công việc này.
Qua biểu hiện của chúng tôi trong công việc, các đồng nghiệp trong công ty đều nói các học viên Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời. Tổng giám đốc rất cảm động và đã khen ngợi chúng tôi tại một cuộc họp cán bộ công nhân viên. Tổng giám đốc nói: “Nếu tất cả nhân viên trong công ty chúng ta đều giống như các học viên Pháp Luân Đại Pháp, thì việc quản lý công ty đối với tôi sẽ dễ dàng hơn nhiều và công ty của chúng ta cũng sẽ hoạt động tốt hơn nhiều.”
“Tôi muốn ký hợp đồng với các học viên Pháp Luân Đại Pháp”
Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã làm việc tận tụy và hoàn thành rất tốt công việc của mình. Tôi được thăng chức làm giám đốc dự án tại công trường. Nhiều người nghĩ đây là một công việc “béo bở” vì tôi có thể có ‘tiền lại quả’. Nhưng vì tôi hành xử theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp nên tôi đã không nhận bất kỳ một khoản tiền nào. Đồng nghiệp đã nghĩ tôi thật ngốc.
Nhưng Pháp của Sư phụ luôn hiện hữu trong tâm trí tôi:
”Điều mà nhân loại chúng ta thường cho là tốt, thì từ cao tầng mà xét lại thường thấy là xấu. Vậy nên điều mà người ta cho là tốt ấy, ở nơi người thường thì lợi ích cá nhân càng nhiều thì cho là càng sống tốt, [nhưng] các Đại Giác Giả lại thấy rằng cá nhân ấy là càng xấu. Xấu chỗ nào? Vị ấy được càng nhiều, thì vị ấy càng làm tổn hại người khác; [để] đạt được những thứ lẽ ra không được, vị ấy sẽ [coi] trọng danh lợi, như thế vị ấy mất đức.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Là “ngốc nghếch” hay là “khôn ngoan”, người thường sao có thể phân biệt? Người thường dùng tiểu xảo để có được lợi ích cá nhân, và như vậy là đi ngược với đặc tính của vũ trụ. Những người tu luyện Đại Pháp chúng ta chỉ cần đức.
Sư phụ cũng giảng:
”Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa!” (“Phật tính vô lậu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi tôi trở thành giám đốc dự án, tôi luôn luôn cân nhắc tới người khác trước. Trưởng nhóm tại công trường xây dựng muốn thỏa thuận chi phí nhân công. Tôi đã cân nhắc đến công việc vất vả của anh cũng như những khó khăn trong việc quản lý công trường nên đã đưa cho anh một khoản kinh phí hợp lý và không để anh ấy phải chịu những khoản chi phí khác như chi phí chiêu đãi khách chẳng hạn. Cuối cùng, anh ấy đã nhận được nhiều tiền hơn tôi. Anh ấy cảm thấy không thoải mái và muốn chuyển cho tôi khoản tiền lại quả, nhưng tôi đã từ chối. Anh ấy nói rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người tốt. Tôi cũng quan tâm tới những nhân viên khác tại công trường. Mọi người đều muốn làm việc cùng tôi.
Với cương vị giám đốc dự án, tôi cũng phải chịu trách nhiệm mua sắm vật liệu và phải liên lạc thường xuyên với các nhà cung cấp. Mặc dù tôi đã thương lượng với họ về giá của sản phẩm, nhưng tôi không nhận bất kỳ khoản tiền lại quả nào cũng như những bữa ăn họ mời miễn phí. Tôi cam đoan sẽ tất toán các hóa đơn cho họ ngay khi hoàn thành việc xây dựng. Vì vậy họ tạo lập mối quan hệ bạn bè với tôi và giữ liên lạc. Họ nể phục các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Một lần, công ty tôi phải mua một khối lượng cáp rất lớn cho một dự án xây dựng mới. Tôi đã đặt vấn đề với một nhà cung cấp trước đây đã làm việc với chúng tôi một vài lần. Tôi đã hạ mức báo giá, nhưng vẫn không thể thanh toán cho tới khi chúng tôi có tiền. Cùng lúc đó, công ty xây dựng cũng nhận được báo giá cho dự án này và cũng đã liên hệ với nhà cung cấp đó. Họ đã đề xuất cho nhà cung cấp đó mức giá và các điều khoản tốt hơn. Nhưng nhà cung cấp này vẫn quyết định cộng tác với chúng tôi bởi vì ông ấy “muốn ký hợp đồng với một học viên Pháp Luân Đại Pháp hơn.”
“Chỉ có các học viên Pháp Luân Đại Pháp mới từ chối tiền lại quả trong nghành xây dựng này”
Tôi cùng những người bạn của mình thành lập một công ty tư vấn chi phí xây dựng, chuyên về dự toán kinh phí, thanh quyết toán, kiểm toán và thẩm định giá.
Bởi vì nghành xây dựng liên quan đến nguồn kinh phí rất lớn nên tham nhũng xuất hiện tràn lan. Tuy nhiên, tôi luôn ghi nhớ Pháp trong tâm nên tôi không nhận bất kỳ quà cáp hay tiền bạc mà khách hàng đã cố gắng đưa cho tôi. Tôi cũng luôn cố gắng công tâm trong việc thanh toán chi phí và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng.
Tôi có một khách hàng đến từ phía nam tỉnh của tôi, có tên Dương. Anh đã ký hợp đồng một dự án ở thành phố chúng tôi. Công ty chúng tôi chịu trách nhiệm dự toán kinh phí cho dự án của anh, lập ra các điều khoản, thanh toán và kiểm toán chi phí. Anh đã nhiều lần cố gắng tiếp cận tôi nhưng không thành công. Cuối cùng, anh đã cố gắng tìm cách có được địa chỉ nhà tôi và tới gặp tôi. Anh chúc mừng con trai tôi đỗ đại học và tặng 10.000 nhân dân tệ làm quà cho cháu. Tôi đã nói với anh rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và tôi sẽ không nhận bất cứ món quà nào. Anh ta cứ khăng khăng nhất định đưa quà cho tôi và cuối cùng anh ta đã để lại túi quà rồi bỏ chạy. Tôi không thể tìm được anh ta nên đành tạm thời giữ số tiền này.
Trong dịp tết Trung Thu năm sau, anh ta tới gặp tôi và cố gắng tặng tôi nhiều thẻ tiền mặt. Tôi đã trả lại anh ta số thẻ đó cùng với 10.000 nhân dân tệ tiền mặt. Anh ta rất cảm động nói: “Tôi đã làm trong nghành xây dựng nhiều năm nay nhưng chưa từng gặp một người tốt nào giống như các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Anh công minh, chính trực và không vị tư.”
Một lần, tôi kiểm toán một dự án đường đô thị. Công ty xây dựng đã đệ trình dự trù kinh phí ở mức hơn 200 triệu nhân dân tệ. Ông Lý là người chịu trách nhiệm. Ông ấy phải chịu áp lực rất lớn bởi tiến độ dự án rất gấp cũng như việc đấu thầu của họ mắc một số lỗi. Thỏa thuận dự án không thuận lợi cho họ và công ty của họ có nguy cơ thua lỗ. Ông Lý tỏ ra lo lắng. Nếu là một kiểm toán viên thông thường thì sẽ lợi dụng tình huống này để tống tiền ông Lý một khoản lớn. Nhưng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã không làm như vậy.
Trong quá trình rà soát chi phí, ông Lý đã nhiều lần cố mời tôi ăn tối nhưng tôi đã từ chối. Ông ấy nhiều lần than phiền với tôi về dự án này. Tôi nói với ông ấy rằng, tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, nên tôi sẽ công tâm giải quyết vấn đề này. Có nhiều vấn đề lớn trong sổ sách thanh toán và hợp đồng có thể khiến họ thua lỗ lớn. Ông ấy đã xin tôi giúp đỡ và hứa sẽ cho tôi nhiều lợi lộc. Tôi nói với ông ấy rằng tôi sẽ hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và sẽ không nhận bất kỳ khoản lợi lộc nào cũng như không gây bất kỳ áp lực nào cho ông ấy.
Tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, luật sư và viết báo cáo gửi các lãnh đạo cấp trên của tôi, thật may mắn là những vấn đề này đã được giải quyết. Công ty của ông Lý không phải gánh chịu bất kỳ khoản thua lỗ nào. Ông ấy rất biết ơn và tặng tôi 10.000 nhân dân tệ, nhưng tôi đã từ chối. Ông ấy cứ nhất quyết phải tặng tôi khoản tiền này. Chúng tôi cứ đẩy tiền qua lại cho nhau. Ông ấy gần như khóc và nói rằng: “Tôi đã làm việc trong ngành xây dựng đã vài thập kỷ rồi. Đâu đâu cũng có tham nhũng. Nhưng tôi chưa từng gặp một người nào như anh cả. Chỉ có anh và các học viên Pháp Luân Đại Pháp là không nhận tiền. Tôi thật sự muốn làm bạn với anh.”
Truyền rộng Chân-Thiện-Nhẫn
Dưới ảnh hưởng của tôi nên các nhân viên của tôi cũng làm việc chăm chỉ và không ai nhận quà cáp hay tiền lại quả từ khách hàng. Công ty của chúng tôi đã gây dựng được hình ảnh tốt đẹp tại địa phương chúng tôi.
Bởi vì tôi hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, công bằng và ngay chính nên đã để lại ấn tượng tốt với khách hàng. Một khách hàng có dự định xây trường quốc tế. Anh ấy đã nhờ tôi lập dự toán xây dựng, thanh toán, kiểm soát chi phí và đầu tư. Một khách hàng khác đánh giá cao sự trung thực và nhân cách tốt của tôi. Ông ấy đã nhờ tôi kiểm tra chi phí xây dựng của tất cả các dự án đầu tư của họ sau khi ông ấy trở thành thành viên hội đồng quản trị của một công ty đầu tư.
Pháp Luân Đại Pháp cũng giúp tôi khai mở trí huệ. Tôi đã trở thành một chuyên gia trong ngành và tạo lập được danh tiếng tốt. Các đồng nghiệp trong ngành đều tôn trọng tôi và các phòng kiểm toán của thành phố và quận huyện, sở tài chính đã mời tôi với tư cách chuyên gia để giúp họ kiểm toán các dự án lớn lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ. Trưởng một bộ phận nói rằng họ vui khi giao các dự án của mình cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi khỏe mạnh cả thể về chất lẫn tinh thần. Sư phụ đã ban cho tôi một cuộc đời mới. Tôi đã thành công trong sự nghiệp của mình, bảo trì được một tâm thái an hòa, và tâm tính được đề cao. Con cảm tạ Sư phụ vì ân cứu độ của Ngài!
Đăng ngày 05-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.