Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Hồi phục sức khỏe sau 5 ngày tu luyện Pháp Luân Đại Pháp


Bài viết của một học viên từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 16-08-2015] Vào ngày 4 tháng 7 năm nay, tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không thể ăn bất cứ thứ gì. Phân của tôi có màu đen và có máu. Bác sỹ ở bệnh viện địa phương đã thông báo cho tôi [rằng] sức khỏe của tôi đang xấu đi nhanh chóng.
Con tôi đã đưa tôi đến bệnh viện lớn ở thành phố Kaifang. Bác sỹ mà tôi gặp ở đó nói với tôi [rằng] đã quá muộn để làm bất cứ điều gì cho tôi. Con tôi nài nỉ anh ấy cố gắng và vì vậy anh ấy đã đồng ý làm phẫu thuật.
Trong lúc phẫu thuật bác sỹ nhìn thấy ruột của tôi có màu đen và bị tắc cùng với các dấu hiệu của sự hoại tử. Một khối u đang phát triển xung quanh gan của tôi. Bác sỹ đóng vết mổ lại và nói với các con tôi [rằng] không còn chút hy vọng nào đối với tôi.
Các con tôi khăng khăng đòi tôi ở lại bệnh viện khoảng vài hôm trước khi chúng đưa tôi về nhà. Trong thời gian đó, tôi cũng không thể ăn mà cũng không thể bài tiết. Toàn thân thể tôi, gồm cả mặt và mắt của tôi, tất cả đều vàng lợt. Tôi bị nôn khan nhiều. Bệnh ung thư này đã hành hạ tôi và làm cho tôi muốn chết. Tôi nghĩ rằng kiểu gì tôi cũng sắp chết, tôi không muốn các con tôi phải tiêu thêm bất cứ đồng nào cho tôi. Sau 17 ngày đau đớn tôi đã xuất viện.
Ở nhà, gia đình tôi cố gắng hết sức chăm sóc tôi. Tất cả những người hàng xóm của tôi đã đến thăm và thấy tình trạng xấu đến mức nào. Vài người thì thầm gọi tên tôi để xem liệu tôi có đáp lại không. Những người khác lặng lẽ để lại quà. Các thành viên khác trong gia đình đến thăm tôi và khóc lóc.
Con trai tôi nắm tay tôi và nói khẽ với tôi, “Bố à, bố bị ung thư nhưng con sẽ tìm bác sỹ giỏi nhất mà con có thể tìm cho bố!” tôi đáp, “Bố biết con đã có gắng hết sức mình rồi, chúng ta hãy cứ để nó tùy kỳ tự nhiên đi.”
Sau đó, chị gái cả của tôi vốn đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã đến thăm tôi. Chị ấy nhìn tôi đầy cảm thông. Sau đó chị ấy nói, “Chú đã tu luyện Đại Pháp trước đó, nhưng sau khi Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, chú đã từ bỏ [tu luyện]. Miễn là chú có tâm muốn tu luyện trở lại, Sư phụ sẽ giúp chú.”
Chị ấy tiếp tục nói với tôi về các vụ kiện Giang Trạch Dân gần đây và việc Đại Pháp được đón nhận trên toàn thế giới như thế nào. Chị ấy nói: “Trong tương lai gần, nhiều người sẽ tu luyện Đại Pháp. Chú có một sứ mệnh quan trọng. Sau khi Giang Trạch Dân bị bắt, ĐCSTQ sẽ sụp đổ, vì vậy chú cần hướng dẫn mọi người các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp.” Tôi đáp, “Em muốn tập các bài công pháp, em muốn tu luyện, và lần này sẽ chăm chỉ. Em muốn thành lập nhóm học Pháp tại nhà của mình.”
Vợ tôi nhìn tôi và kêu lên, “Nhìn kìa! Da của anh không còn chút vàng lợt nào nữa! Bàn tay, cánh tay, chân và bàn chân của anh đã trở lại sắc tố bình thường.” Chị ấy kiểm tra và thấy rằng da trên ngực tôi cũng đã bình thường.
Trong 29 ngày tôi chỉ ăn được một nửa bát súp hàng ngày. Chị gái tôi đã mang cho tôi bức ảnh của Sư phụ. Khi tôi khấu đầu trước Sư phụ, tôi đã bớt đau đớn và nôn mửa. Chị gái tôi nói, “Em nhất định phải kiên định vượt qua khảo nghiệm này và hết lòng cảm tạ sự từ bi của Sư phụ.”
Tôi thực sự muốn chú ý đến lời của chị gái tôi, và ý chí đi theo Sư phụ về nhà của tôi mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một lần nữa tôi nói chuyện về việc lập điểm luyện Pháp Luân Đại Pháp ở nhà của mình.
Ngày hôm sau, chị gái tôi đến thăm tôi và kể cho tôi một câu chuyện tu luyện. Cùng ngày hôm đó, tôi đã ăn 5 bữa mỳ. Sau đó tôi có thể ăn uống bình thường và tất cả các chức năng của tôi đã trở lại bình thường. Toàn thân thể tôi cảm thấy nhẹ nhàng.
Tôi chia sẻ với chị gái tôi, “Sư phụ đã cứu em và kéo em ra khỏi địa ngục. Nếu cảnh sát đến, em sẽ phát chính niệm để thanh trừ tà ác đang khống chế họ.” Chị gái tôi nói, “Bây giờ tà ác cũng đang sợ hãi việc đi ra ngoài và bắt bớ mọi người mà. Tất cả họ đều cố gắng trốn tránh trách nhiệm của việc tham gia vào cuộc bức hại.”
Vào ngày thứ năm, tôi tự mình đi bộ vào nhà tắm. Sư phụ đã tịnh hóa thân thể tôi. Tôi khấu đầu trước ảnh của Sư phụ. Sau đó tôi đi ra ngoài và nói chuyện với những người hàng xóm. Tôi nói với họ tất cả những biến đổi to lớn mà tôi đã trải qua trong 5 ngày qua. Tất cả những người hàng xóm của tôi đều nói, “Pháp Luân Đại Pháp thật thần kỳ! Pháp Luân Đại Pháp thật vĩ đại!”

Đăng ngày 27-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Khỏi bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối


Bài chia sẻ của một học viên từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-9-2015] Tôi đã từng bị nhiều loại bệnh, trong đó có cả bệnh viêm túi mật và tăng sản tuyến vú. Tôi không nghĩ nhiều về bệnh tật, vì tôi dành hết thời gian của mình vào việc kinh doanh. Tất cả điều này đã thay đổi vào ngày mà tôi bị chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, và bác sỹ từ chối tiếp tục điều trị cho tôi.
Một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công và cho tôi mượn cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Tôi đọc một vài trang và nghĩ rằng các nguyên lý trình bày trong sách thật tuyệt vời. Nó không giống những gì tôi được nghe từ sự tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nhưng do bận rộn với việc kinh doanh của mình, nên tôi không đón nhận pháp môn này.
Tôi đã làm phẫu thuật điều trị ung thư. Sáu tháng sau khi phẫu thuật, bệnh lại tái phát. Đầu và hai chân của tôi sưng lên, và miệng của tôi bị khô. Tôi quyết định đến bệnh viện cấp tỉnh tốt hơn. Tôi đã mang theo Chuyển Pháp Luân. Tôi nghĩ tôi có thể có thời gian để đọc sách ở bệnh viện.
Bác sỹ nói với tôi ca phẫu thuật sẽ chỉ tốn tiền và vô ích, vì bệnh ung thư đã quá nặng rồi. Ông ấy ám chỉ rằng tôi nên chuẩn bị hậu sự. Chồng tôi an ủi tôi: “Đừng lo lắng. Anh sẽ bán hết mọi thứ chúng ta có để trị bệnh ung thư. Chúng ta hãy lên Bắc Kinh để trị bệnh đi.”
Thẳm sâu bên trong, tôi nghĩ không gì có thể giúp được và chẳng còn hy vọng gì. Tôi cảm giác như đã đến ngày tận thế.
Sau đó tôi nhớ lại có ai đó đã nói với tôi rằng tập Pháp Luân Công có thể chữa khỏi các loại bệnh. Tôi nói với chồng tôi: “Chẳng có cách nào ngoài việc tập Pháp Luân Công đâu anh.”
Chồng tôi đã nghi ngờ tôi.
Gia đình tôi rất buồn khi nghe về bệnh tình của tôi. Khi tôi nói tôi sẽ tập Pháp Luân Công, em trai tôi đã hỏi tôi,: “Chị bị tâm thần à? Chị không sợ bị bắt giữ phải không?”
“Nếu chị không tập Pháp Luân Công, chị sẽ nằm chờ chết thôi,” tôi trả lời.
Vào mùa thu năm 2005, tôi tìm được các học viên Pháp Luân Công, những người đã hướng dẫn tôi các bài công pháp.
Một trong số các triệu chứng ung thư tuyến giáp là miệng lúc nào cũng cảm thấy khô. Chẳng bao lâu sau khi tôi bắt đầu luyện công, tôi đã thấy nước trong miệng, và nó có vị ngọt. Nước mắt chảy dài trên mặt tôi.
Chồng tôi nhìn thấy nước mắt của tôi. “Có chuyện gì vậy em?”
“Những bài công pháp này thực sự tuyệt vời. Một phép lạ đã xảy ra. Nó quá tuyệt vời. Làm sao em lại gặp được Pháp muộn đến vậy chứ?“
Hai chân của tôi đau nhừ khi tôi ngồi đả tọa. Sau một vài ngày, tôi nghĩ thật quá khó và quyết định dừng vào ngày hôm sau và nghỉ ngơi.
Đêm đó, tôi có một giấc mơ. Bác sỹ đang phẫu thuật cổ của tôi, và ông ấy lôi ra một khối u to. Sáng hôm sau, cổ của tôi không còn đau nữa. Khi tôi chạm vào cổ của tôi, chỗ sưng đã biến mất. Khối u cũng biến mất. Mắt tôi đẫm lệ.
Chồng tôi không tin tôi khi tôi nói với anh ấy rằng khối u đã biến mất. Anh ấy tự mình kiểm tra và xác nhận rằng đó là sự thực.
Bây giờ anh ấy nói với mọi người rằng khối ung thư của vợ anh đã biến mất không lâu sau khi tập Pháp Luân Công. Nếu ai đó có bệnh, anh ấy khuyên họ: “Tìm vợ tôi và tìm hiểu Pháp Luân Công từ cô ấy nhé.”
Sau khi luyện tập một khoảng thời gian ngắn, tất cả các bệnh khác của tôi đã biến mất. Chính Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công) đã mang lại cho tôi một cuộc đời mới.

Đăng ngày 30-10-2015. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Bill Gates: 3 điều tôi học được từ Warren Buffett

Tôi vẫn đang hướng đến việc chia sẻ những bài viết của mình một cách thường xuyên hơn về mọi thứ mà tôi đã được học trong suốt sự nghiệp của mình tại Microsoft và quỹ từ thiện nhà Gates (Những bài viết tôi đều đăng tải ngay tại blog của mình).
Tháng trước, tôi đã có chuyến đi đến Omaha để dự buổi họp mặt thường niên các cổ đông của Berkshire Hathaway. Thật sự tại đây luôn có nhiều điều thật vui vẻ, và không chỉ là ở những trận đấu bóng bán và trò ném báo giữa tôi và Warren Buffett, mà nó còn vui bởi những gì tôi học được từ Warren và tăng thêm sự hiểu biết của mình về cách suy nghĩ của ông ấy.
Ở đây là 3 điều mà tôi đã học được từ Warren trong suốt nhiều năm qua:
1. Không chỉ là đầu tư.
Điều đầu tiên mọi người học từ Warren, tất nhiên, đó chính là cái cách ông ấy nghĩ gì về việc đầu tư. Thật tự nhiên, chính nó đã đem lại những kỷ lục siêu phàm của ông ấy. Nhưng thật không may, khi đó cũng là nơi mà hầu hết mọi người ngừng lại, bởi họ nhầm tưởng rằng Warren thành công nhờ vào một mô hình kinh doanh mạnh mẽ nào đó . Ví dụ, khi ông ấy nói về việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh – và liệu lợi thế này hoặc giảm xuống, hoặc tăng lên. Ông ấy cho rằng một cổ đông thì cần phải có những hành động như thể ta là chủ sở hữu toàn bộ công ty, tìm kiếm dòng tiền tương lai và quyết định giá trị của nó. Và bạn cũng phải sẵn sàng cho việc bỏ qua thị trường nào đó hơn là cứ mù quáng theo đuổi nó, bởi vì bạn muốn tận dụng những lỗi của thị trường, cũng đồng nghĩa công ty của bạn có thể bị giảm giá trị khi đó.
Tôi thừa nhận rằng, khi tôi gặp Warren lần đầu tiên, sự thật là phong cách của ông ấy gây cho tôi sự ngạc nhiên lớn. Đó là bữa ăn tối mà mẹ tôi là người sắp xếp. Trên đường đến đó, tôi đã nghĩ, “Tại sao mình lại phải đến gặp người chuyên thu mua những cổ phiếu?” Tôi nghĩ rồi ông ấy sẽ sử dụng những kiến thức liên quan đến thị trường tài chính – như sự thay đổi về mức giá – để đưa ra những quyết định. Nhưng rồi khi chúng tôi bắt đầu buổi nói chuyện, ông ấy hoàn toàn không đề cập đến những vấn đề trên với tôi. Mà thay vào đó, Warren bắt đầu hỏi tôi về những câu hỏi lớn xung quanh nguyên tắc cơ bản trongkinh doanh tại Microsoft. “Tại sao IBM không thể làm mà Microsoft lại có thể? Tại sao Microsoft lại sinh lợi nhuận cao như thế?” Và đó cũng là lúc tôi nhận thức được rằng, suy nghĩ của Warren về kinh doanh sâu sắc hơn những gì tôi tưởng tượng về ông.
2. Xây dựng phong cách cá nhân.
Trên thế giới, có rất nhiều doanh nhân lãnh đạo viết những bức thư gửi đến các cổ đông của họ, nhưng không phải ai cũng có văn phong nổi tiếng như Warren. Một phần đó là vì tính hài hước tự nhiên của ông ấy. Phần nữa là vì những người nhận thư luôn có niềm tin nó sẽ giúp họ đầu tư tốt hơn (và họ thì đúng). Tuy nhiên, trên tất cả lý do chính yếu là bởi Warren luôn thẳng thắn trong cách nói chuyện, sẵn sàng phê bình về những cổ phiếu phát sinh. Ông ấy không hề ngại khi phải đứng lên để phát biểu vấn đề gì đó, như cách ông ấy đứng lên để nói về việc cần phải tăng thuế của người giàu.
Chính Warren đã truyền cho tôi cảm hứng để bắt đầu viết những bức thư gửi đến các cổ đông về quỹ từ thiện mà vợ chồng tôi điều hành. Cá nhân tôi vẫn còn cách rất xa so với Warren, cũng như có nhiều cách khác nhau để thông báo với cổ đông, nhưng sẽ thật hữu ích nếu mỗi năm một lần chúng tôi cùng ngồi lại với nhau để đánh giá về những kết quả đã qua, cả những điều tốt đẹp và những thứ tệ hại.
3. Hiểu giá trị của thời gian.
Không quan tâm bạn có bao nhiêu tiền, nhưng thật sự là bạn không thể mua được nhiều thời gian hơn. Cũng vẫn chỉ có 24 giờ mỗi ngày cho bất cứ ai. Và với Warren, ông là người rất giỏi trong việc quản lý thời gian của chính mình.
Warren không bao giờ cho phép lịch hoạt động của mình kín đầy những cuộc họp vô nghĩa. Nhưng ở một phương diện khác, ông ấy lại rất hào phóng thời gian dành cho những người mà ông ấy tin tưởng. Thậm chí, Warren còn đưa số điện thoại cá nhân của mình cho những vị cố vấn tại Berkshire, và họ có thể gọi cho ông ấy bất cứ lúc nào.
Dù Warren đã trải qua không biết bao nhiêu là buổi phát biểu ở các trường đại học, nhưng không nhiều người xin ông ấy lời khuyên ngoài thời gian đó. Vì vậy, tôi cảm thấy mình thật may mắn: Buổi đối thoại thật sự có giá trị với riêng tôi, và không chỉ tại Microsoft.
Khi Melinda và tôi khởi đầu cho quỹ từ thiện của chúng tôi, tôi đã đến xin lời khuyên từ Warren. Chúng tôi đã nói nhiều về ý tưởng, về mục đích và cách vận hành của tổ chức, cũng như làm sao để có thể tác động mạnh mẽ đến tất cả mọi người.
Hóa ra, Warren cũng là một người có suy nghĩ sâu sắc trong cuộc chiến chống đói nghèo, bệnh tật giống như trong kinh doanh.
Warren quả thật là một người đáng nể, đáng để cho bất cứ ai cũng phải học tập theo.
Không ai xa lạ gì với cái tên Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất thế giới với triết lý đầu tư giá trị đã đưa ông trở thành tỷ phú có tài sản lớn thứ 3 hiện nay.

Tuy nhiên, ít ai biết trường phái giá trị đã được ông sử dụng với 3 biến thể khác nhau và các chiến lược đầu tư cũng khác nhau ở 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đầu tư giá trị cổ điển

Trong giai đoạn đầu quản lý quỹ đầu tư (quỹ phòng hộ) từ 1957-1969, Buffett có 13 năm liên tiếp không thua lỗ và hiệu quả đầu tư luôn vượt trội so với mức tăng trưởng của chỉ số Dow Jones. Trong giai đoạn này chỉ số Dow Jones tăng trưởng trung bình là 7,4%, nhưng Buffett đã đem lại cho các nhà đầu tư góp vốn chung suất sinh lời là 23,8%. 


Những năm mới bắt đầu sự nghiệp đầu tư, Buffett tuân thủ triệt để phương pháp đầu tư giá trị của Graham & Benjamin, phương pháp này như sau:

- Tập trung chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của 1 công ty để cố gắng mua những cổ phiếu được định giá dưới 30-50% giá trị thực của nó.

- Bán cổ phiếu đó khi nó tăng gần đến giá trị thực, phân bổ tài sản theo nguyên tắc không bỏ chung trứng vào 1 giỏ.

Những công ty chất lượng thường ít khi được giao dịch dưới giá trị thực, nên giai đoạn này ông thường mua những cổ phiếu “dỏm”, cổ phiếu vốn hóa không cao và bị thị trường định giá quá xa dưới giá trị thực.

Ông áp dụng sách lược này khoảng 20 năm đầu tiên, chọn cổ phiếu bị thị trường bán “ khuyến mãi” thấp 50% so với giá trị thực, giữ khoảng 5 năm rồi bán ra. Chiến lược này đem đến cho ông lợi nhuận trung bình 20% mỗi năm, bất chấp thị trường chung tốt hay xấu.

Giai đoạn 2: Thời hoàng kim của Buffett

Giai đoạn 1 đã biến Buffett trở thành triệu phú, nhưng giai đoạn 2 mới là giai đoạn thăng hoa của Buffett và khiến tên tuổi của ông được biết đến trên toàn thế giới.

Giai đoạn này rơi vào 1970-1990 khi Buffett bắt đầu chuyển sang mua các cổ phiếu có vốn hóa khá lớn, nổi tiếng như Washington Post, American Express, Geico. Ông đã có 1 bước tiến dài, không còn áp dụng 100% chiến lược theo Graham nữa. Thay vào đó, ông áp dụng tư tưởng đầu tư tăng trưởng của Fisher & Munger, tập trung vào lợi nhuận lâu dài của công ty cũng như những nhân tố quan trọng khác như thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chất lượng ban quản trị của công ty…

Chiến lược mua công ty yếu kém bị thị trường định giá quá thấp so với giá trị thực đã được thay bằng chiến lược mua 1 công ty lớn, công ty thật tốt với giá chấp nhận được và giữ lâu dài để kiếm lợi nhuận từ sự tăng trưởng của nó. 1 trong những thương vụ thành công nhất theo phương cách này đó là vụ mua Washington Post. Dưới đây là đồ thị giá của Washington Post từ lúc Buffett mua nó đến nay:



Trong khoảng hơn 35 năm, CP này đã tăng giá 160 lần chưa tính cổ tức nhận được, minh chứng cho kĩ năng đầu tư siêu phàm của ông.

Giai đoạn 3: Triết lý đầu tư hiện đại của Buffett

Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 1990 và kéo dài đến nay. Thời gian này, Buffet đối mặt với 1 vấn đề mà các nhà đầu tư thành công đều gặp phải, đó là danh mục đầu tư của ông đã trở nên quá lớn. Vì vậy chỉ cần sự thay đổi 1% cũng có thể tạo nên những khoản lãi hoặc lỗ khổng lồ.

Vấn đề của Buffett lúc này là ông cần phải đầu tư với một lượng vốn quá lớn, vì vậy chỉ được cân nhắc những công ty vốn hóa trên 1 tỷ USD, làm ăn ổn định đồng thời phải hiểu về việc kinh doanh của công ty mục tiêu và giá mua phải được tính toán hợp lý. Nếu không có nhiều công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn này, Buffett phải mở rộng đầu tư sang các công ty ở bên ngoài nước Mỹ.

Vì những lí do trên, Buffett điều chỉnh lại chiến lược đầu tư của ông, chấp nhuận suất sinh lời trên vốn đầu tư thấp hơn và chiến lược này chỉ dùng cho tổ chức lớn chứ không phải chiến lược lựa chọn cổ phiếu “khuyến mãi” giống giai đoạn đầu.

Vì Berkshire Hathaway luôn có sẵn nguồn tiền phải đầu tư để sinh lãi, Buffett có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn, ví dụ như thương vụ mua công ty đường sắt Burlington Northern năm 2009 trị giá 26 tỉ USD hay bỏ 10,7 tỉ USD mua cổ phần IBM năm 2011. 

Bảng thống kê giá trị sổ sách của tập đoàn Berkshire Hathaway dưới đây cho thấy ở giai đoạn 3 suất sinh lời của BH đã giảm đáng kể so với 2 giai đoạn trên. 

Bí quyết đầu tư của ông trùm chứng khoán

(Taichinh) - (Tài chính) Nhắc đến những "ông trùm" trên thị trường chứng khoán thế giới, hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tỷ phú Warren Buffett, người đứng thứ ba trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới. Vậy điều gì đã giúp ông làm nên sự thành công? Dưới đây là những bí quyết trong đầu tư chứng khoán của người đàn ông đáng kính này.
Ảnh minh họa. Nguồn: internetẢnh minh họa. Nguồn: internet
1. Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu
Warren Buffett quan niệm rằng cổ phiếu chỉ là tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty đó. Ông không đầu tư vào cổ phiếu, mà đầu tư vào công ty. Nói một cách khác, ông hoàn toàn không quan tâm đến việc mua đi bán lại cổ phiếu trong thời gian ngắn. Thay vào đó, ông áp dụng chiến lược “buy and hold” - mua và giữ - nghĩa là ông sẽ giữ cổ phiếu trong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ luôn nếu đó là những công ty ông xác định là chiến lược của mình.
2. Đầu tư theo giá trị thực:
Warren Buffett chịu ảnh hưởng sâu sắc của Benjamin Graham - người tiên phong về đầu tư theo giá trị. Ông cho rằng về lâu dài giá thị trường của cổ phiếu sẽ phản ảnh giá trị nội tại của nó. Do đó những cổ phiếu tốt là những cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp (underpriced).
Theo ông, khoảng cách giữa giá thị trường và giá trị nội tại này càng lớn thì biên độ an toàn, cũng như lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được từ cổ phiếu sẽ càng cao. Để có lợi nhuận, phải tính được giá trị thật hay giá trị nội tại của cổ phiếu hay công ty đó. Các nhà đầu tư nổi tiếng khác như Benjamin Graham, đôi khi đưa ra những công thức xác định giá trị thực theo kiểu của mình, dĩ nhiên dựa vào những công thức cơ bản. Riêng Warren Buffett thì không đưa ra một công thức cụ thể nào của riêng ông. Do đó, theo một số tác giả, công thức tính giá trị thực của ông là một bí ẩn. Tuy vậy, theo phần lớn các tác giả và nhà nghiên cứu khác, Buffett sử dụng nguyên tắc xác định giá trị thật cơ bản như những nhà đầu tư, phân tích tài chính khác.
Cái khác duy nhất làm cho ông thành công là ông nghiên cứu rất kỹ và rất sâu từng công ty ông sắp đầu tư. Ông đã từng nói: “Để là nhà đầu tư thành công, chúng tôi đọc hàng trăm, hàng trăm báo cáo thường niên của các công ty”. Ngoài những chỉ số tài chính, ông còn quan tâm hết sức đặc biệt đến vị trí, lợi thế cạnh tranh của công ty và năng lực của ban lãnh đạo.
Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định chọn công ty/cổ phiếu để đầu tư như công ty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không? Warren Buffett chỉ muốn mua cổ phiếu của công ty có lợi thế cạnh tranh cao; là công ty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh chính của nó hoặc là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao.
Ông không muốn đầu tư vào những công ty không có lợi thế cạnh tranh. Ông còn xét xem công ty mà ông sắp đầu tư có nguy cơ bị công ty lớn mạnh khác nhảy vào cạnh tranh hay không. Ông là người sáng chế ra từ “economic moat” ngụ ý công ty đó có lợi thế cạnh tranh và tạo ra “hàng rào” ngăn cản sự cạnh tranh của các công ty khác.
Warren Buffett luôn đặt ra cho mình những câu hỏi:
- Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản không? Ông chỉ đầu tư vào các công ty có mô hình đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp. Ông chỉ đầu tư vào những ngành mà ông biết rất rõ. Lợi nhuận công ty tốt, tăng trưởng ổn định không?
- Tỷ số nợ trên vốn có thấp không? Tỷ số lợi nhuận trên nợ có cao không? Giả sử lợi nhuận không đạt được mức kỳ vọng, công ty có khả năng trả được nhũng món nợ đến hạn không?
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt không? Đây là một trong những chỉ số mà Buffett đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đầu tư vào những công ty tạo ra mức lợi nhuận tốt.
- Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không?
- Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng?
- Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không? Việc công ty chia cổ tức hay không chia cổ tức là một trong những điểm khác biệt giữa Benjamin Graham và Warren Buffett. Benjamin Graham cho rằng công ty nên chia cổ tức cho nhà đầu tư. Đối với ông, cổ tức được chia tốt hơn cổ tức được giữ lại trong công ty. Trong khi đó, Warren Buffett muốn công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Ông cho rằng, nếu như công ty đang làm ra lợi nhuận tốt - bằng hay cao hơn mức lãi suất mong muốn - thì công ty nên giữ lợi nhuận lại để tái đầu tư. Khi đó công ty sẽ trở thành một máy in tiền với tốc độ ngày càng tăng cao nhờ hiệu ứng tuyệt vời của lãi suất kép.
- Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức không? Buffett chỉ đầu tư vào những công ty ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực.
Chọn thời điểm mua
Buffet không bao giờ vội vã mua những cổ phiếu có biên độ an toàn không rõ ràng. Thường thì ông sẽ đợi khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Khi đó ông sẽ mua được cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Phương pháp đầu tư đơn giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành một trong những người có tài sản lớn nhất thế giới. Nó cũng giúp ông thoát được tổn thất trong những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều bị thiệt hại, ví dụ như giai đoạn cổ phiếu các công ty Internet bùng nổ và sụp đổ. Tuy vậy, ông bị một số người phê bình là quá thận trọng và vì thế đã bỏ qua những cơ hội lớn.
Không quan tâm
Với chiến lược đầu tư nói trên Warren Buffett không quan tâm nhiều đến sự lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. Nói đúng hơn ông chỉ quan tâm đến việc lên xuống giá khi ông chọn thời điểm mua. Khi đã mua rồi, ông không quan tâm đến sự lên xuống của giá nữa.
Một điểm nữa khá đặc biệt là ông rất ít quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư tức là chọn nhiều cổ phiếu của các công ty khác nhau, ngành khác nhau có tác dụng bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Warren Buffett không theo trường phái đa dạng hóa này. Ông cho rằng nếu đã chọn được doanh nghiệp tốt để đầu tư thì sẽ đạt lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tức là chọn thêm những cổ phiếu khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm lợi nhuận cao tạo ra từ công ty/cổ phiếu chính yếu.
Theo ông, nếu “lỡ” đầu tư vào doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn kỳ vọng, thì hãy rút ra càng sớm càng tốt, vì càng để lâu, nhà đầu tư càng bị lỗ và vì thế mất cơ hội đầu tư ở công ty tốt. Còn nếu đã đầu tư đúng công ty làm ăn hiệu quả, thì đừng rút tiền gốc và cổ tức ra khỏi doanh nghiệp. Càng để lâu bao nhiêu thì lợi nhuận sinh ra càng cao bấy nhiêu.
Những câu nói hay
“Luật số 1: Đừng bao giờ thua lỗ. Luật số 2: Không được bao giờ quên luật số 1”. Nguyên tắc này khác hẳn với nguyên tắc cơ bản của các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công: phải biết chấp nhận thắng và thua. “Giá là những gì chúng ta phải trả. Giá trị là những gì chúng ta nhận được”. “Nếu là nhà đầu tư bạn hãy tập trung vào việc công ty đó sẽ hoạt động kinh doanh như thế nào. Nếu là nhà đầu cơ, bạn hãy quan tâm đến giá thị trường của nó, và đó không phải là cách làm hay cuộc chơi của chúng tôi”.
“Nguyên tắc để làm giàu: Hãy sợ hãi khi những người khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ hãi”.
Theo ông khi số đông “tham lam” sẽ đẩy giá cổ phiếu lên quá cao, vượt qua giá trị thật. Còn khi số đông sợ hãi sẽ đẩy giá cổ phiếu xuống tạo ra những cổ phiếu có biên độ an toàn, và lợi nhuận trong tương lai cao.
“Thời gian là kẻ thù của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và là bạn của doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Nếu doanh nghiệp bạn đầu tư có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 20-25%, thời gian là bạn của bạn. Nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn mức bạn mong muốn thì thời gian là kẻ thù của bạn”.
Theo taichinhcuatoi.vn

13 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH CÔNG của tỷ phú WARREN BUFFETT

Posted on 07 Tháng Năm 2015
*Tác giả: Lucas Remmerswaal
*Tranh vẽ minh họa: Annette Lodge
*Dịch và chia sẻ: Phan Nguyễn Khánh Đan
13 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH CÔNG của tỷ phú WARREN BUFFETT
Khi bạn bắt đầu kiếm tiền và giữ tiền, bạn cần biết lựa chọn đúng người hoặc đúng ngân hàng – những cá nhân hoặc tập thể đủ uy tín để giúp bạn quản lý tiền bạc. Bạn cần phải biết ai là người đáng để bạn tin tưởng trong các vấn đề về tài chính. Là một cá nhân độc lập, bạn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình, bao gồm những cố vấn và công ty tài chính, ngân hàng và các khoản đầu tư mình chọn. Là một người biết suy nghĩ và chín chắn, bạn không thể khoán trách nhiệm này cho bất kỳ ai khác, nhất là khi đó là tài sản và tiền bạc của mình.
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng trên thế giới này, ai là vị chuyên gia tài chính đáng tin cậy nhất – người mà bạn luôn luôn có thể đặt niềm tin, xin những lời khuyên về nghệ thuật tiết kiệm tiền và khiến cho đồng tiền không ngừng sinh sôi nảy nở.
Người đó có thể là ai cơ chứ?
Còn ai khác ngoài Warren Buffett – một trong những người đàn ông thành đạt và giàu nhất thế giới. Ngoài việc sở hữu một bộ óc tài chính kiệt xuất, ông còn là một “con mọt sách” chính hiệu và ham học hỏi không ngừng.
Để thành công, chúng ta phải học hỏi từ những người thành công. Vậy hãy cùng tôi tìm hiểu những bí quyết thành công của Warren Buffett nhé – bạn sẽ thấy, chúng là những thói quen đơn giản hơn bạn nghĩ.
Các thói quen tốt thường khó rèn luyện, nhưng một khi bạn đã luyện được chúng, chúng sẽ giúp bạn có một cuộc sống tuyệt vời, thành công và hạnh phúc. Còn thói quen xấu rất dễ đạt được, nhưng một khi lỡ vướng phải chúng, cuộc sống của bạn sẽ chỉ còn là những chuỗi ngày chật vật u ám. Nói một cách ví von, thói quen giống như một sợi dây mà bạn phải tập buộc vào bản thân mình cho thật chắc mỗi ngày, cho đến khi nút thắt trở nên chắc chắn đến mức không còn có thể tháo gỡ được nữa. Do vậy, trong khi thói quen xấu sẽ kìm hãm và khiến cuộc đời bạn trượt dài, thói quen tốt sẽ là những sợi dây dẫn đường thần kỳ đưa bạn lên đỉnh thành công:
.
Thói quen 1: CHÍNH TRỰC
Hãy sống trung thực với bản thân bạn cũng như mọi người xung quanh. Hãy luôn tự hỏi bản thân mình đâu là điều đúng nên làm. Để rèn luyện tính trung thực, trước khi định làm điều gì, bạn hãy tự trả lời câu hỏi sau:
“Tôi sẽ cảm thấy như thế nào nếu hành động này của mình bị ai đó phát hiện, và người đó sẽ kể lại chuyện mình làm cho những người khác, hoặc đăng nó trên trang nhất của một tờ báo đại chúng?”
Nếu bạn muốn tiến bộ, hãy luôn luôn tự chấm điểm bản thân mình.
– Warren Buffett –
Bí quyết thành công 1: Trung thực
Thói quen 2: TRAU DỒI KIẾN THỨC
Đọc sách, đọc nữa, đọc mãi. Đọc mọi thứ bạn vớ được với một sự tò mò và khát khao cháy bỏng dành cho tri thức. Hãy là một cỗ máy học hỏi không ngừng, và đọc mọi thể loại sách mà bạn có thể, đừng chỉ giới hạn kiến thức của mình trong một lĩnh vực đơn lẻ nào đó.
Sách mới chính là kho báu lớn nhất thế giới,
chứ không phải cái Đảo Châu Báu mà bọn cướp biển hay lùng sục.
– Walt Disney –
Bí quyết thành công 2: Trau dồi kiến thức
Thói quen 3: CHĂM CHỈ
Học tập chăm chỉ, lao động cần cù. Hãy học tập và làm việc bằng tất cả nhiệt huyết và yêu những gì mình làm!
Hãy đọc mọi thứ mà bạn vớ được.
– Warren Buffett –
Bí quyết thành công 3: Chăm chỉ
Thói quen 4: TIẾT KIỆM và SỐNG ĐƠN GIẢN
Hãy giữ lại ít nhất 10% với mọi khoản thu nhập bạn kiếm được. Đừng bao giờ mượn tiền hay vay tiền, bởi điều này sẽ khiến bạn sớm trở thành con nợ.
Bí quyết thàng công 4: Tiết kiệm và sống đơn giản
Thói quen 5: SỐNG THỰC TẾ
Cuộc sống đòi hỏi bạn phải thực tế. Hãy trau dồi cho mình một vốn hiểu biết căn bản về cách sử dụng tiền bạc để có thể hòa nhập với cuộc sống và vươn cao.
Trên thương trường, chiếc gương chiếu hậu luôn là thứ rõ ràng
và chính xác hơn tấm kính chắn gió.
– Warren Buffett –
Bí quyết thành công 5: Sống thực tế
Thói quen 6: ĐỌC SÁCH
Nếu không đọc sách và tiếp thu tri thức, bạn sẽ mãi dặm chân tại chỗ và dần dần tụt hậu so với mọi người xung quanh. Trong khi đó, thói quen đọc sách và gặp gỡ mọi người sẽ giúp Bạn của ngày hôm nay tiến bộ và lợi hại hơn bản thân mình ngày hôm qua.
Đọc sách chính là cách để bạn rèn luyện trí não,
giống như thể dục thể thao giúp bạn khui rèn cơ bắp.
– Warren Buffett –
Thói quen thành công 6: đọc sách
Thói quen 7: BIẾT ƠN
Hãy cám ơn cuộc đời vì mọi điều bạn đang có. Hãy làm việc với những người bạn thích, tin tưởng hoặc ngưỡng mộ. Hãy trân trọng mọi điều họ làm cho bạn, và hãy học tập và làm việc với lòng nhiệt thành cao nhất mà bạn có thể!
Biết ơn là thượng sách.
(Khuyết danh)
Bí quyết thành công 7: Biết ơn
Thói quen 8: HỌC CÁCH “ĐỨNG TRÊN VAI NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ”
Vì khi bạn đứng trên vai người khổng lồ, bạn sẽ nhìn được xa hơn, thấy được nhiều điều hơn – những điều mà phần đông người bình thường không thể thấy. Thay vì tự mình mò mẫm suốt hàng năm trời, hãy không ngừng học hỏi từ những đàn anh, bậc thầy và tiền bối mà bạn ngưỡng mộ – rồi thành công sẽ gõ cửa với bạn sớm hơn bất kỳ ai khác!
Tôi nhìn thấy được xa hơn các anh
đơn giản là vì tôi đang đứng trên vai những người khổng lồ.
– Isaac Newton –
Bí quyết thành công 8: Đứng trên vai người khổng lồ
Thói quen 9: TƯ DUY ĐỘC LẬP
Hãy biết suy nghĩ và có chủ kiến của riêng mình. Đừng chỉ biết hùa theo tâm lý bầy đàn. Mạnh dạn có những ý tưởng khác với đám đông, rồi mọi chuyện sẽ kỳ diệu hơn bạn nghĩ!
Ý kiến của đám đông không bao giờ có thể thay thế cho
khả năng tư duy của cá nhân bạn.
– Warren Buffett –
Bí quyết thành công 9: Tư duy độc lập
Thói quen 10: TẬP TRUNG
Tập trung trong mọi việc, không được để bản thân mình chệch hướng khỏi mục tiêu đã đề ra. Hãy nỗ lực hết mình với con đường bạn đã chọn, rồi quả ngọt sẽ dần dần sinh sôi nảy nở và giúp bạn tỏa sáng!
Trong một bữa ăn tối nọ của chúng tôi, Bill Gates đặt câu hỏi: “Đâu là yếu tố quan trọng nhất giúp con người ta thành đạt như mong muốn?” Tôi đã trả lời, “Sự tập trung.” Và Bill cũng thốt ra cụm từ đó giống tôi.” – Warren Buffett.
Bí quyết thàng công 10: Tập trung
Thói quen 11: TÍCH LŨY
Hãy để quy luật nhân quả quyền năng của vũ trụ phục vụ cho bạn. Mưa dầm thấm lâu, kiến tha lâu cũng đến lúc đầy tổ. Bạn sẽ có được cả một gia tài chỉ bằng sự đầu tư chăm chỉ và nghiêm túc ngay từ lúc này.
Cuộc sống giống như một quả cầu tuyết. Điều quan trọng nhất bạn cần làm chính là
tìm một vùng tuyết ướt và một con dốc đủ cao
để quả cầu lăn xuống và bồi tụ thành khối tài sản kếch xù mà bạn hằng mong ước.
– Warren Buffett –
Bí quyết thành công 11: Kiến tha lâu đầy tổ
Thói quen 12: XÂY DỰNG TẦM NHÌN
Hãy bắt tay hành động với hình ảnh kết quả cuối cùng trong đầu mình. Khả năng tưởng tượng ra trước kết quả để xác định ngược lại quá trình thực hiện nhằm đạt được nó là một phương pháp làm việc hiệu nghiệm. Nếu bạn không làm được điều này, xem như bạn vẫn chưa sở hữu tư duy của một người thành công.
Thành công không có chỗ cho những kẻ
đã ngốc lại còn cố tỏ ra nguy hiểm.
– Charlie Munger –
Bí quyết thành công 12: Xây dựng tầm nhìn
Thói quen 13: TIN VÀO TRỰC GIÁC
Hãy lắng nghe mọi linh cảm, cảm nhận cũng như mọi ý nghĩ thoáng qua trong đầu mà bạn có. Trực giác tuy mơ hồ như những đám mây lãng đãng trên bầu trời, nhưng một khi bạn nắm bắt được những ý tưởng mà nó bộc phát, viết ra giấy và hiện thực hóa chúng, bạn sẽ làm nên vô vàn kỳ tích. Kỹ năng sử dụng trực giác chính là thói quen cũng như thứ vũ khí lợi hại nhất của mọi cá nhân xuất chúng.
Hãy làm theo những gì mà bản năng của bạn mách bảo,
bởi nó chính là cội nguồn của mọi tri thức.
– Oprah Winfrey –
Bí quyết thành công 13: tin vào trực giác
Cùng với luật nhân quả, luật hấp dẫn cũng là một thế lực quyền năng chi phối mọi hoạt động của vũ trụ. “Gieo gì, gặt nấy” – bạn nỗ lực làm nhiều điều tốt, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng, không thừa không thiếu dù chỉ một chút. Một khi bạn thực hành được tất cả những thói quen tuyệt diệu trên, mọi thứ bạn làm sẽ tạo ra giá trị to lớn và phóng vào vũ trụ một nguồn năng lượng khổng lồ – rồi những kết quả xứng đáng sẽ đến với bạn.
.
~Phan Nguyễn Khánh Đan
Dịch giả, CEO Nhà sách trực tuyến Sức Mạnh Ngòi Bút
Thạc sĩ Kinh Doanh Quốc Tế trường ĐH Curtin Singapore

10 LỜI KHUYÊN CỦA WARREN BUFFETT VỀ KINH DOANH VÀ NGHỆ THUẬT KINH DOANH

Lời khuyên số 1.
“Quy luật 1: Không bao giờ làm mất tiền.
Quy luật 2: Không bao giờ quèn quy luật 1”.
10 loi khuyen cua warren buffet ve kinh doanh va nghe thuat kinh doanh 1
Bí quyết vĩ đại nhất để làm giàu là dùng tiền để sinh ra tiền với số vốn ban đầu càng lớn càng tốt.
Thử lấy một ví dụ minh họa: $100.000 với lãi gộp 15% trong vòng 20 năm sẽ đạt tới mức $1.636.653 vào năm thứ 20, tức là số tiền lời của bạn là $1.536.653. Nhưng giả sử bạn bị mất $90.000 trong số tiền đầu tư ban đầu trước khi bắt tay vào kinh doanh và chỉ còn $10.000 để đầu tư. Kết quả đầu tư của bạn lúc đó chỉ đạt $163.665 vào năm thứ 20, tương đương phần lợi nhuận là $153.665 mà thôi.
Một con số thật nhỏ nhoi nếu so với con số ở trên. Số tiền ban đầu bị mất càng lớn, thì khả năng sinh lợi của bạn càng bị ảnh hưởng trong tương lai. Warren không bao giờ quên quy luật này. Chính vì vậy ông vẫn tiếp tục lái chiếc VW Beetle cũ mèm ngay cả sau khi ông đã trở thành triệu phú.
Lời khuyên số 2.
“Tôi đầu tư lần đầu tiên lúc 11 tuổi.
Vậy là tôi đã bỏ phí nhiều năm trong cuộc đời mình. ”
Trong cuộc sống nếu tìm được niềm đam mê của đời mình từ thuở nhỏ thì thật may mắn, nhất là trong lĩnh vực đầu tư khi nó mang đến cơ hội cộng dồn số tiền vốn để khởi nghiệp. Người ta không đánh bạc khi người ta trẻ, khi người ta còn nhiều thời gian để hưởng lợi từ những quyết định khôn ngoan.
Các cổ phiếu Warren mua lúc 11 tuổi là thuộc một công ty dầu khí tên là City Services. Ông mua cổ phiếu của họ với giá $38, nhưng phải nhìn chúng rớt giá chỉ còn $27. Ông hồi hợp chờ đợi, và khi chúng tăng giá trở lại, đã bán chúng với giá $40. Không lâu sau, giá cổ phiếu này tăng vọt lên đến $200, và ông đã học được bài học đầu tiên trong đầu tư — phải biết kiên nhẫn. Những người biết chờ đợi sẽ nhận được điều tốt đẹp — với điều kiện bạn phải chọn được đúng những cổ phiếu cần giữ.
Lời khuyên số 3.
“Đừng ngần ngại đòi giá thật cao khi bán, hay chào giá thật thấp khi mua”.      
Warren hiểu rằng người ta thường hay sợ mất mặt khi đưa ra giá bán quá cao hay chào giá mua quá thấp. Không ai muốn minh bị đánh giá là tham lam hay rẻ tiền. Nói một cách đơn giản, trong thế giới kinh doanh, con số bạn thu được khi bán hay con số bạn phải trả khi mua chính là thước đo cho thấy bạn đang làm ra tiền hay làm mất tiền và mức độ giàu có của bạn sau này. Sau khi bắt đầu thương lượng, bạn có thể hạ giá bán hay tăng giá mua, nhưng rõ ràng muốn làm ngược lại là điều không tưởng.
Đừng ngần ngại đòi giá thật cao khi bán, hay chào giá thật thấp khi mua.
Warren đã từ bỏ rất nhiều thương vụ khi nó không thỏa mãn được những tiêu chuẩn về giá mà ông đặt ra. Một ví dụ có thể được xem là nổi tiếng nhất là khi ông tham gia cùng Capital Cities mua lại kênh truyền thông ABC. Warren đòi một lượng cổ phần lớn cho số tiền chi ra nhưng Capital Cities không đồng ý nên ông bỏ qua vụ làm ăn này. Ngày hôm sau Capital Cities phải chịu nhượng bộ và đồng ý ký kết theo đòi hỏi của Warren. Cứ yêu cầu, biết đâu bạn sẽ nhận được như mong muốn, còn nếu không đòi hỏi thì bạn sẽ không thể có được thứ mình mong muốn.
Lời khuyên số 4.
“Bạn không thể làm ăn ngon lành với một người xấu tính.”            
Người xấu là người xấu, và người xấu sẽ không bao giờ mang đến cho bạn một thương vụ ngon lành. Thế giới này có đủ số người tốt và thành thật để bạn giao dịch kinh doanh nên thật là ngu ngốc nếu phải dính dáng đến những người lừa đảo. Nếu bạn phải tự đặt cho bản thân câu hỏi “Liệu mình có tin tưởng người này không?” thì ngay lập tức bạn nên rời bỏ bàn thương lượng và tìm đến những người thật tình hơn để làm ăn. Bạn không muốn mình phải lo lắng không biết chiếc dù có bung ra khi bạn sắp nhảy khỏi máy bay, và tương tự như vậy bạn không muốn nghi ngờ sự liêm chính của người bạn sắp bắt tay giao dịch kinh doanh. Nếu bạn không thể tin cậy họ lúc này, bạn sẽ không thể tin cậy họ sau này, vậy thì tại sao bạn phải tin cậy họ chứ?
Trung thực là một món quà vô giá và bạn đừng bao giờ mong chúng đến từ những kẻ rẻ tiền.
Warren đã học được bài học này khi tham gia hội đồng quản trị tại Salomon Brothers. Những nhà đầu tư tại Salomon bất chấp lời khuyên của Warren vẫn tiếp tục giao dịch với ông trùm ngành truyền thông là Robert Maxwell, một người có biệt danh là Bouncing Czech (tay người Séc Bập bùng) vì tình hình tài chính hết sức bấp bênh. Sau cái chết đột ngột của Maxwell, Salomon nhận ra mình đang bị ngập trong một vụ bê bối lớn và phải tìm mọi cách để thu hồi lại vốn.
Quy luật này rất đơn giản: Những người liêm khiết sẽ thực hiện nghĩa vụ; những người thiếu liêm khiết sẽ không thực hiện nghĩa vụ. Tốt nhất là không nên lẫn lộn hai nhóm người này.
Lời khuyên số 5.
“Tài sản các cá nhân vĩ đại trên đất nước này không được hình thành dựa trên một danh mục năm mươi công ty. Tài sản của họ được xây dựng nhờ một người biết xác định đâu là một công ty tuyệt vời.”          
Nếu làm một cuộc khảo sát trong số những gia đình siêu giàu có tại Mỹ, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu như tài sản tất cả các gia đình, không có ngoại lệ, đều được xây dựng trên một công ty ngoại hạng. Gia đình Hearst làm ra tiền trong ngành xuất bản, gia đình Walton dựa trên ngành bán lẻ, gia đình Wrigley là kẹo cao su, gia đình Mars là ngành sản xuất kẹo, gia đình Gates là phần mềm, và gia đình Coors hay Busch là ngành bia. Danh sách này còn dài nữa, và hầu như hiếm có ngoại lệ rằng mỗi khi họ đi chệch khỏi ngành kinh doanh tuyệt vời đã giúp họ trở nên giàu có khủng khiếp, họ sẽ phải chịu mất mát số tiền lớn – giống như khi Coca-Cola tham gia vào kinh doanh điện ảnh.
Chìa khóa thành công của Warren là ông biết xác định chính xác đâu là những đặc điểm tài chính của một công ty tuyệt vời – đó là một công ty có lợi thế kinh doanh bền vững đã chiếm được một vị trí vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng. Khi nhắc đến kẹo cao su là bạn nhớ đến Wrigley, khi nhắc đến một cửa hàng giá rẻ là bạn nghĩ đến Wal-Mart, và khi bạn nhớ đến một ly bia lạnh là bạn nghĩ đến Coors hay Budweiser. Vị thế đặc biệt này giúp họ tạo dựng được quyền lực về kinh tế. Warren hiểu được rằng đôi khi bản chất ngắn hạn của thị trường cổ phiếu đánh giá thấp những công ty tuyệt vời này, và những lúc đó ông sẽ vượt lên trên hỗn loạn và mua tối đa số cổ phiếu có thể. Công ty Berkshire Hathaway của Warren là tập hợp của một số công ty tuyệt vời nhất trên nước Mỹ, và đều là những công ty mang lại lợi nhuận siêu hạng đã được Warren mua khi Wall Street quay lưng lại với họ.
Lời khuyên số 6.
“Hợp đồng đã kỷ thì không thể xóa bỏ, vì vậy phải suy nghĩ thật cẩn thận trước khi đặt bút ký”.
Warren học được rằng một khi bạn đã ký hợp đồng, thương vụ xem như đã chốt. Bạn không thể quay ngược lại và suy nghĩ xem đây là một thương vụ tốt hay xấu. Vì vậy hãy nhớ suy nghĩ cặn kẽ trước khi đặt bút ký. Câu này nói dễ hơn làm, bởi vì thường khi giấy tờ đặt trước mặt, bạn quên mất phải để lý trí phân tích mà chỉ chăm chú ký cho xong. Trước khi ký hợp đồng, hãy nghĩ đến tất cả những khả năng xấu nhất có thể xảy ra – vì chúng thường hay xảy ra lắm. Con đường phía trước có bằng phẳng hay không là nhờ khả năng nhìn thấy trước những rắc rối phiền toái. Hãy suy nghĩ thật kỷ và thật lâu trước khi bạn đặt bút ký, như vậy bạn sẽ không mất công suy nghĩ thật kỹ và thật lâu về những rắc rối mà bạn đã rước vào thân cùng với chữ ký của mình.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt bút ký.
Warren có lần đã quên đưa vào một điều khoản chống cạnh tranh trực tiếp khi ký hợp đồng mua siêu thị Nebraska Furniture Mart (NFM) đặt tại Omaha của bà Rose Blumkin (bà B) đă 89 tuổi. Vài năm sau đó bà B không hài lòng về cách quản lý tại cửa hàng nên đã nghỉ việc và mở một cửa hàng ngay đối diện — lấy mất biết bao nhiêu khách hàng từ NFM. Sau vài năm vất vả vì tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, Warren đã chịu thua và đồng ý mua cửa hàng mới với một mức giá ngất ngưởng là 5 triệu đô la. Lần thứ hai này ông dã buộc bà phải ký một thỏa thuận không cạnh tranh trực tiếp. Cũng may là ông nhớ đến điều này vì bà B còn sống và tiếp tục làm việc đến năm 103 tuổi!
Lời khuyên số 7.
“Tránh rắc rối dể hơn là thoát khỏi rác rối. ”
Tránh xa cám dỗ vi phạm pháp luật để kiếm tiền một cách đơn giản thật dễ dàng hơn rất nhiều so với việc giải quyết hậu quả khi bị bắt quả tang. Để tránh rắc rối, bạn chỉ việc làm đúng mọi lúc. Để thoát khỏi rắc rối, bạn cần phải chi rất nhiều tiền và huy động tài năng của nhiều luật sư, mà thậm chí ngay cả sau khi đã tốn kém, bạn vẫn có thể phải chịu tù tội.
Bài học này nổi lên khi Warren gần như mất toàn bộ 700 triệu đôla đầu tư vào công ty Salomon Brothers trên Wall Street. Ngân hàng Dự trữ Liên bang gần như đã đóng cửa hoàn toàn công ty này do những hoạt động mua bán trái phiếu trái pháp luật của họ – do một nhân viên giao dịch muốn kiếm tiền nhanh chóng. Chi phí phải bỏ ra để thoát ra khỏi rắc rối này là bao nhiêu? Là chiếc ghế của vài nhân viên giao dịch cấp cao trong công ty, chiếc ghế của chủ tịch hội đồng quản trị, chiếc ghế của tổng giám đốc, và hàng triệu đôla tiền chi phí, lệ phí hầu tòa, và công việc kinh doanh thua lỗ. Đáng lý ra mọi chuyện đã dễ dàng, và mang lại nhiều lợi nhuận hơn, nếu ngay từ đầu đừng dính dáng đến rắc rối.
Lời khuyên số 8.
“Wall Street là nơi duy nhất co những người lải Rolls-Royce đến xin ý kiến cứa những người đi xe điện ngẩm.”
Warren luôn nghĩ rằng thật kỳ lạ khi những doanh nhân cực kỳ thành đạt và thông minh, những người đã có bề dày kiếm những khoản tiền lớn, lại đi nghe theo lời khuyên đầu tư từ nhừng người môi giới quá nghèo đến mức không thể làm theo lời khuyên của chính họ. Và nếu lời khuyên của họ rất hay rất đúng, tại sao họ vẫn chưa giàu? Có lẽ vì họ làm giàu không phải bằng nhừng lời khuyên này mà bằng cách ăn hoa hồng cùa bạn? Chúng ta nên cẩn trọng với những người phải sử dụng tiền của bạn để làm giàu cho bạn, nhất là khi họ càng bán được nhiều thứ cho bạn thì họ càng kiếm được nhiều tiền cho bản thân. Đa phần thì suy nghĩ của họ là làm thế nào để sử dụng tiền của bạn làm giàu cho họ. Và giả sử họ có làm thua lỗ tiền của bạn? Thì họ chỉ việc bỏ bạn mà đi tìm một người khác để bán những lời khuyên đó.
Warren hiểu rất rõ về sự trung thành giả dối cùa Wall Street nên ông thậm chí còn từ chối nhìn vào những viễn cảnh kinh doanh mà các nhà phân tích đưa ra bởi vì, trong bất cứ ngành kinh doanh nào, các con số dự đoán bao giờ cùng được tô hồng quá đáng.
Lời khuyên số 9.
“Tiền bạc không mang lại hạnh phúc”.
Warren không bao giờ lẫn lộn giữa hạnh phúc và giàu có. Chúng ta đang nói đến một anh chàng vẫn còn đi chơi với những người anh ta quen hồi trung học, vẫn sống trong cùng một khu nhà từ nhỏ đến lớn. Tiền bạc không làm thay đổi con người.
Tiền bạc không mang lại hạnh phúc.
Khi các sinh viên đại học hỏi ông về định nghĩa thành công, ông cho biết thành công là nhận được sự yêu thương từ những người bạn mong muốn dược yêu thương. Bạn có thể là người giàu nhất thế giới, nhưng nếu thiếu tình yêu thương của gia đình và bè bạn, bạn vẫn chỉ là người nghèo nhất.
Lời khuyên số 10.
“Xây dựng danh tiếng mất 20 năm nhưng phá hủy chỉ cần 5 phút. Nếu bạn nhớ đến điều này, bạn sẽ hành động khác đi”.
Chỉ cần một hành động ngu ngốc và những dư luận xấu là đủ để phá hủy ngay lập tức danh tiếng mà bạn đã dành cả đời để xây đắp. Tốt nhất bạn không nên làm nếu bạn biết điều đó là sai, bởi nếu bị bắt quả tang, cái giá phải trả có khi quá đắt so với khả năng của bạn. Đây là nhừng lời mà Buffett đã rỉ tai cho các con từ khi chúng còn mang tã nằm nôi.
Khi vụ án kế toán bị phanh phui và người khổng lồ trong ngành bảo hiểm AIG bị sụp đổ, Buffett nói với các giám đốc của mình: “Cuộc điều tra hiện tại trong ngành bảo hiểm lại càng nhấn mạnh đến nội dung thông điệp mà tôi thường xuyên nhắc nhở quý vị trong lá thư ngỏ được gửi mỗi năm hai lần: Berkshire có thể chấp nhận mất tiền, thậm chí là mất nhiều tiền; nhưng chúng ta không thể chấp nhận mất danh tiếng, dù chỉ là một mảnh nhỏ của danh tiếng …về lâu dài chúng ta sẽ tạo dựng được danh tiếng xứng đáng với công sức của mình. Chỉ cần tập trung vào khoảng giữa sân là được rồi, đất đã đủ rộng để quý vị kiếm tiền, không cần thiết phải chơi ở khu vực ranh giới mập mờ.”
Wall Street đầy rẫy những người khổng lồ gục ngã vì để sự tham lam che khuất con mắt tinh tường và đã không nghe theo lời khuyên này.