Bài viết của Hà Vũ và Đường Tú Minh tại New York
[MINH HUỆ 21-05-2015] Ông Ki Tae Jeong, một người Hàn Quốc, thân thiện và khỏe mạnh, thoạt nhìn giống một người đàn ông mới ở độ tuổi 40 tuổi. Trên thực tế ông Ki đã ở độ tuổi nghỉ hưu, nhưng ông trùm ngành viễn thông sắc sảo này lại không để mọi người biết được điều này.
Vào một ngày hè dễ chịu giữa tháng 05, ông Jeong đã đứng cùng 8.000 học viên Pháp Luân Công ở Mahattan để chuẩn bị cho một cuộc diễu hành kỷ niệm 23 năm ngày pháp môn tu luyện tinh thần [Pháp Luân Đại Pháp] được giới thiệu ra công chúng.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ hơn 50 quốc gia đã tập trung tại thành phố New York để tham dự lễ kỷ niệm này, trong đó có cả ông Jeong. Họ đã tham dự nhiều sự kiện vào các ngày 13 và 14 tháng 05, bao gồm Pháp Hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, biểu diễn luyện công tập thể, và diễu hành.
Ông Ki Tae Jeong và vợ
Phó chủ tịch Viễn thông Hàn Quốc: Pháp Luân Đại Pháp đã làm thay đổi cuộc đời tôi
Ông Ki Tae Jeong là Phó Chủ tịch phát triển kỹ thuật Tổng công ty KT, nhà cung cấp viễn thông lớn nhất Hàn Quốc. Điều này hơi có phần ngạc nhiên, bởi chúng tôi đã được tiếp xúc với một người đàn ông hết sức hiền từ và hòa nhã.
Ông đã bắt đầu kể về trải nghiệm của mình với tư cách là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, danh hiệu mà ông đã tự hào có được 14 năm qua. Ông Jeong nói rằng những nguyên lý của pháp môn [mà ông thực hành] trong suốt những năm qua đã giúp ông phát triển được tư duy sáng tạo của mình, cho phép ông tiến trước thị trường một bước.
“Các công ty trên thế giới đều không ngừng sáng tạo, và sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã có thể làm được điều đó. Tu luyện đã thực sự giúp tôi có được một tâm trí sáng suốt và cho tôi những cái nhìn và giải pháp độc nhất để định hướng thị trường viễn thông [của Hàn Quốc],” ông Jeong nói.
Các đồng nghiệp của ông Jeong đều biết về khả năng đoán trước tình thế của ôngg Jeong như thế nào, và đã rất ủng hộ ông.
Nhìn lại quãng đời của mình trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông cảm thấy rằng mình gần như là một người khác vậy. Ông thường rất bận rộn với trách nhiệm phát triển công việc và ăn tối với khách hàng.
“Trong một tuần, tôi chỉ có thể có một hoặc hai đêm về nhà trong trạng thái tỉnh táo. Bạn có thể tưởng tượng, vợ tôi giận tôi đến chừng nào,“ ông Jeong nói. “Cha tôi là một người nghiện rượu và đã bị chết vì căn bệnh ung thư gan, vì thế không phải là tôi không biết điều đó nguy hiểm như thế nào. Nhưng tôi không thể bỏ được uống rượu.”
Tuy nhiên, vào cuối năm 2000, cuộc đời của ông Jeong đã thay đổi sang hướng tốt hơn khi một người bạn ở Nhật Bản của ông đã giới thiệu cho ông một pháp môn tu luyện tinh thần, có tên là “Pháp Luân Đại Pháp”.
“Nó là một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ đối với tôi; tôi không thể mô tả được, nhưng tôi cảm nhận được nó. Nó thực sự là điều gì đó thật sự rất tốt,” ông Jeong nói. “Tôi trở nên đam mê pháp môn này và đủ chắc chắn [để nói rằng], tôi đã bắt đầu thấy cuộc đời mình thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, gần như là ngay lập tức.”
“Tôi đã từng uống đến nửa lít rượu và hai chai bia một ngày. Hơn nữa, mỗi ngày tôi còn hút cả một bao thuốc lá. Tôi nghiện những thứ này, và khi đó, nếu bạn hỏi tôi, tôi không thể hình dung được sẽ có một ngày tôi sống mà không có chúng,” ông Jeong nói.
Sau khi tu luyện Pháp Luân Đai Pháp được một tháng, ông đã lập tức bỏ uống rượu và hút thuốc. “Thực sự không có quá trình nào cả,” ông nói. “Cơn nghiện đơn giản là đã biến mất, như thể tôi chưa từng thèm muốn những thứ này trước đây vậy.”
Lần đầu tiên ông từ chối uống rượu trong một bữa tiệc tối, những khách hàng của ông nghĩ rằng ông đã nói đùa và tiếp tục rót rượu cho ông. Ông đã nghiêm túc tuyên bố rằng ông đã bắt đầu thực hành một pháp môn tu luyện và bây giờ ông đã hoàn toàn kiêng thuốc và rượu.
Chứng kiến được sự thay đổi to lớn này của ông, vợ, mẹ, em trai, em gái của ông Jeong đều đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông cũng sẵn sàng hướng dẫn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp cho những đồng nghiệp của ông theo lịch thường xuyên.
Tiến sỹ Yun Kyong Hyon và vợ của ông, Tiến sỹ Hi Jin Lee
Nghiên cứu viên cao cấp của Viện khoa học Quốc gia: Tìm thấy kim chỉ nam cho cuộc đời tôi
Ông Yun Kyong Hyon là chủ nhiệm khoa và nghiên cứu viên cao cấp của Viện Toán học Quốc gia Hàn Quốc.
Với ông, Pháp Luân Đại Pháp là một môn nghiên cứu phức tạp và phi thường nhất, là chìa khóa cho nhiều câu đố của cả đời ông. Ông Hyon đã có thể khám phá thông qua niềm tin của mình, những nhận thức sâu sắc về triết học mới không chỉ trong công việc của ông, mà còn về cả vũ trụ rộng lớn.
Ông cho biết lợi ích lớn nhất của việc thực hành Pháp Luân Đại Pháp là ông đã tìm thấy kim chỉ nam cho cuộc đời mình. Năm 2003, một vị giáo sư cao niên đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho ông Yun Hyon Kyong, ông đã quyết định tập thử. Vào năm 2005, ông đã đến Mỹ trong một chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ.
Tuy nhiên, với ông Hyon, Pháp Luân Đại Pháp không phải là một môn thể dục, nó dẫn lối cho ông mỗi khi ông bị mất phương hướng hay hỗn loạn.
Năm 2012, Mr. Hyon trở về từ Hòa Kỳ sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ của mình. Tuy nhiên, khi ông trở về nhà, một thách thức chưa từng có đã đang chờ đợi ông. Gia đình ông đã bị khủng hoảng về kinh tế và tài chính, và mọi con mắt trong gia đình đều trông chờ vào ông – người con trai cả có học thức nhất để giúp họ thoát ra khỏi tình trạng này.
“Tôi biết rằng Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp giải quyết vấn đề của họ, vì vậy tôi đã cố gắng thuyết phục họ tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và yêu cầu họ phải cư xử như những học viên,” ông Hyon nói. “Nhìn lại, đó thực sự không phải là ý tưởng tốt nhất. Tôi đã không làm điều đó vì họ, mà là vì cho chính bản thân mình. Áp đặt một cái gì đó – thậm chí dù đó là một điều tốt đi chăng nữa – lên người khác đã là rất không từ bi rồi.”
Ông đã thảo luận những vấn đề của mình với các đồng tu, những người đã [chia sẻ] giúp đỡ ông rất nhiều và cuối cùng ông đã hiểu ra rằng là một học viên [Đại Pháp], ông cần phải từ bi và vị tha khi đối đãi với gia đình của mình. Các đồng tu đã khuyên Hyon hướng nội vì những việc ông đã làm có thể sẽ gây ra những vấn đề nào đó, từ đó mới tìm ra được giải pháp.
Ông Hyon sớm nhận ra rằng khi ông đề cao phẩm chất đạo đức của mình để trở thành người tốt hơn, gia đình của ông cũng sẽ trở nên tốt hơn. Họ cũng dễ dàng đón nhận những nỗ lực của ông hơn để tiến nhập sâu hơn vào tu luyện. Cha của ông thậm chí đã tình nguyện tham gia vào việc xin chữ ký thỉnh nguyện để giúp chấm dứt tội ác giết hại các học viên bị cầm tù để lấy nội tạng [của Đảng Cộng sản Trung Quốc] hiện vẫn đang xảy ra ở Trung Quốc.
Vợ của ông Hyon là bà Hi Jin Lee, cũng là một tiến sĩ trong lĩnh vực toán học, đã từng là một người cầu toàn tuyệt đối trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Rèn giũa tinh thần [qua tu luyện] khiến tính cách của bà thay đổi đáng kể.
”[Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp,] tôi đã học được cách hướng nội và nhận ra rằng cầu toàn là lý do chủ yếu cho các vấn đề của riêng tôi. Tôi trở nên ít kiêu ngạo, ít tranh đấu và ít ghen tị hơn. Và chỉ cần như thế thôi, thì tôi đã trở thành một người thân thiện hơn và [cảm thấy] thoải mái hơn rồi,“ bà Lee chia sẻ.
“Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi từ bi là gì và làm thế nào để biết nghĩ đến người khác. Bạn thậm chí có thể nói đó chính là ánh sáng của cuộc đời tôi”, bà Lee nói.
Đăng ngày 05-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.