Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Malaysia: Đoàn nhạc của Pháp Luân Công giành giải thưởng trong Lễ diễu hành mừng Quốc khánh


[MINH HUỆ 2-9-2015] Ngày 31 tháng 8 năm 2015, Thiên Quốc Nhạc Đoàn ở Malaysia, với 40 thành viên đều là các học viên Pháp Luân Công địa phương, đã tham dự Lễ diễu hành nhân mừng Quốc khánh ở Selangor, Malaysia, chào mừng 58 năm ngày Malaysia giành độc lập. Đoàn Pháp Luân Công được trao giải thưởng “Đoàn nhạc xuất sắc nhất”.
2015-9-1-minghui-falun-gong-malaysia-01--ss.jpg
Đoàn nhạc diễu hành qua sân khấu VIP
2015-9-1-minghui-falun-gong-malaysia-02--ss.jpg
Ông Mohamed Azmin Ali, Thống đốc bang Selangor, trao giải thưởng cho các học viên Pháp Luân Công
2015-9-1-minghui-falun-gong-malaysia-03--ss.jpg
Đoàn nhạc chụp hình tập thể
61 đoàn đến từ các cấp chính quyền ở Selangor, các trường công lập, và các tổ chức phi chính phủ biểu diễn trong lễ diễu hành.
Khi đoàn Pháp Luân Công diễu hành ngang qua sân khấu VIP, người dẫn chương trình đã giới thiệu họ với khán giả: “Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện rất tuyệt vời. Nó tịnh hóa tâm của mọi người và giúp cơ thể khỏe mạnh. Đoàn nhạc này muốn giới thiệu một lối sống lành mạnh với xã hội.“
Selangor là bang đông dân nhất Malaysia, và là nơi có Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur và cảng Klang – cảng biển lớn nhất của nước này.

Đăng ngày 19-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Trương Tam Phong ông tổ của Thái Cực


Bài viết của Cổ Vân Long
[MINH HUỆ 5-5-2015] Trong lịch sử, người được vài đời hoàng đế tìm đến, phong danh hiệu e rằng chỉ có một người duy nhất là Trương Tam Phong. Trong suốt hơn 200 năm triều Minh, hầu như mỗi đời hoàng đế đều tìm đến ông. Minh Anh Tông phong cho ông danh hiệu là “Thông vi hiển hóa chân nhân”; Minh Hiến Tông phong cho ông danh hiệu là “Thao quang thượng chí chân tiên”; Minh Tế Tông phong tặng tước hiệu “Thanh hư nguyên diệu chân quân”. (Đạo gia tu chân, nên những tên hiệu này đều có một chữ “Chân”.) Suốt triều đại nhà Minh, từ bậc đế vương tới bách tính, đạo rất phổ biến và được coi trọng, điều này không thể tách khỏi ảnh hưởng to lớn của Trương Tam Phong.
2015-5-3-minghui-zhangsanfeng-01--ss.jpg
Nơi Trương Tam Phong tu đạo
2015-5-3-minghui-zhangsanfeng-02--ss.jpg
Chân dung Trương Tam Phong
Trương Tam Phong là đạo sỹ xuyên suốt ba triều đại Tống, Nguyên, Minh, là ông tổ sáng lập phái Võ Đang.
Trong “Minh Sử: Trương Tam Phong truyện” có ghi chép lại: “Trương Tam Phong là người Ý Châu, tỉnh Liêu Đông, tên là Toàn Nhất, Quân Bảo, Tam Phong cũng là tên hiệu của ông”. Vì ông không chú trọng ăn mặc nên còn có biệt danh là Trương lạp tháp (Trương bẩn thỉu). Ông có dáng vóc cao to, “cao lớn tráng kiện, mắt lớn tai to, râu quai nón dày.” Trời nóng hay lạnh ông cũng chỉ mặc một bộ đạo bào và khoác một chiếc áo tơi …. Ông có biệt tài nhìn một lần không quên, ngao du khắp chân trời góc bể, có người nói rằng một ngày ông có thể đi cả nghìn dặm. Ông đã từng du ngoạn khắp các hang động đá kỳ lạ trên núi Võ Đang và nói với người khác rằng: “Núi này về sau tất sẽ hưng thịnh.”
Vì danh tiếng của Trương Tam Phong như Thần, Chu Nguyên Chương đã từng vài lần viếng thăm nhưng đều không thành. Chu Lệ, con trai ông cũng sớm nghe đại danh của Trương, chỉ tiếc là không có duyên gặp gỡ; Sau khi đăng cơ, ông nhiều lần cử người thăm hỏi khắp nơi nhưng cũng không tìm thấy. Sau này ông hạ lệnh phái Hàn lâm viện Thị độc học sĩ Hồ Quảng đi tìm, hơn nữa còn mang theo một bức thư ngôn từ khẩn thiết.
Trương Tam Phong sau khi nhận được bức thư của Chu Lệ đã đáp lại bằng một bài thơ và đưa đệ tử Tôn Bích Vân chuyển lại cho Chu Lệ.
Thiên địa giao thái hóa thành công, triều dã hàm an trị đạo hanh.
Hoàng cực điện trung long hổ tĩnh, Võ Đang vân ngoại chung cổ thanh.
Thần cư thảo mãng nguyên vô dụng, đế vấn sô nghiêu khổ hữu tình.
Cảm bả vi ngôn lao thánh thính, trừng tâm quả dục thị trường sinh.
(Trời đất hài hòa hóa thịnh vượng, triều đình và dân chúng ổn định đạo trị nước thuận lợi.
Rồng hổ lặng yên trên điện ngọc, tiếng chuông vắt vẻo xuyên mây trên núi Võ Đang
Thần ở nhà quê vốn không tài cán gì, vua hỏi người nhà quê {như thần} có nỗi niềm chi.
Dám mạo muội dâng vua lời hèn mọn, tịnh tâm ít dục sẽ trường sinh.)
Hoàng đế là Cửu ngũ chí tôn, có đất đai nghìn dặm, nguyện vọng lớn nhất của ông là gì? Là được trường sinh. Trương Tam Phong đã kê cho hoàng đế Vĩnh Lạc một phương thuốc trường sinh tuyệt diệu trong bức thư này: “Trừng tâm quả dục” (Tâm phải trong sạch, dục vọng phải ít). Hoàng đế Vĩnh Lạc nhận được điểm hóa của thần nhân cảm thấy vô cùng mãn nguyện.
Suốt 10 năm Vĩnh Lạc, Chu Lệ điều hơn 300.000 quân dân thợ thuyền, trải qua hơn 10 năm đã xây dựng nên những công trình kiến trúc lớn trên ngọn núi Võ Đang gồm tám cung, hai quán, 36 am, 72 đền thờ đá, chi phí tính tới tiền triệu. Sau khi xây dựng xong thì ban tặng danh hiệu “Thái Hòa Thái Nhạc Sơn”, đặt ra chức quan trông coi. Điều này giống y như lời dự ngôn của Trương Tam Phong khi xưa.
Những tác phẩm của Trương Tam Phong vô cùng phong phú, ví như “Đại Đạo Luận”, “Huyền Cơ trực giảng” (giảng rõ huyền cơ), “Huyền yếu thiên” (Bài viết huyền cơ trọng yếu) … đều được những người tu đạo đời sau tôn sùng. Nhưng tác phẩm kiệt xuất của ông là {tập} bài từ có tên “Vô căn thụ” (Cây không rễ)
Mọi loại cây đều phải có rễ mới có thể sinh trưởng, nếu cây mà không có rễ ắt không thể dài lâu. Con người sinh ra trong cõi đời, sinh lão bệnh tử, trăm mối lo canh cánh bên lòng, trăm năm thoáng chốc trôi qua, cũng giống như cây không có rễ. Trương Tam Phong sáng tác 24 bài từ này, lấy tên là “Vô căn thụ” để thức tỉnh thế nhân, giúp họ nhìn rõ kiếp nhân sinh như giấc mộng phù vân, nên sớm tu luyện.
Dưới đây là bài đầu tiên trong “Vô Căn Thụ”
Vô căn thụ, hoa chính u, tham luyến vinh hoa thùy khẳng hưu?
Phù sinh sự, khổ hải chu, đãng lai phiêu khứ bất tự do.
Vô biên vô ngạn nan bạc hệ, thường tại ngư long hiểm xứ du.
Khẳng hồi thủ, thị ngạn đầu, mạc đãi phong ba hoại liễu chu.
(Cây không gốc rễ, hoa rất đỗi thanh u, tham quý vinh hoa mấy người chịu ngơi nghỉ?
Kiếp phù sinh là con thuyền trên biển khổ, phiêu dạt mà chẳng tự do.
Không bến không bờ khó lòng neo đậu, thường rong ruổi chốn hiểm nguy của ngư long.
Nguyện quay đầu là bờ, đừng đợi tới khi sóng dập thuyền tan.)
Lời mở đầu đã chỉ ra rằng kiếp nhân sinh tham hưởng vinh hoa phú quý, giống như chiếc thuyền nhỏ phiêu dạt trong biển khổ, luôn trong cơn nguy hiểm, nên khuyên giải con người thế gian siêu xuất khỏi danh lợi, kịp thời tu luyện, “mạc đãi phong ba hoại liễu chu” (Đừng đợi tới khi sóng dập thuyền tan).
Hàng trăm nghìn năm nay những lý luận của Đạo gia đều rất huyền ảo, ngôn từ khó hiểu nên không được xã hội tiếp nhận một cách rộng rãi. Trương Tam Phong dùng thể loại ca từ, dùng văn tự thông tục mang những lý luận chân tu huyền ảo chuyển thành bài hát “Vô Căn Thụ” mà ai cũng thích, đã ảnh hưởng rất lớn tới người tu đạo đời sau.
Trương Tam Phong sáng lập ra Thái Cực Quyền là một công pháp tính mệnh song tu, chú trọng nội tu, động tác trầm ổn, thần thái khoan thai, cương nhu bổ trợ cho nhau, lấy tĩnh [khắc] chế động; vừa có thể đấu võ, lại có thể đạt được trường sinh. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người nghiên cứu Thái Cực. Trên trường quốc tế mọi người thường hay thấy những cuộc thi Thái Cực (quyền), những buổi biểu diễn thể dục thể thao của đoàn Thái Cực (quyền) quy mô lớn, biểu diễn Thái Cực (quyền) trong điện ảnh, kịch cũng nhiều. Thái Cực (quyền) hiện nay càng ngày càng phổ biến nhưng cũng càng ngày càng khác xa so với Thái Cực (quyền) mà Trương Tam Phong sáng lập thuở trước, lối tập luyện Thái Cực (quyền) đã bị biến đổi rồi, vừa khó đấu võ, vừa khó được trường sinh. Mọi người phát hiện ra rằng: Thọ mệnh bình quân của những người tập thái cực (quyền) cận đại có danh tiếng chỉ chừng 70 tuổi, điều này cách biệt quá xa so với “hình ảnh phần đông người trên 80 tuổi thời xưa vẫn còn đánh được xe ngựa”. Nguyên nhân do đâu?
Nhắc tới tu luyện, rất nhiều người cho rằng đó chính là luyện công (luyện động tác), đây là nhận thức vô cùng phiến diện. Luyện động tác chỉ là thứ yếu, tu tâm tính mới là chủ đạo. Đạo gia thường giảng “thanh tịnh vô vi”, kỳ thực chính là chỉ tu tâm. Người tu luyện chỉ khi trọng đức tu tâm tính mới có thể đề cao tầng thứ. Thiết nghĩ, những “người nổi tiếng” mà tâm danh lợi, tâm tranh đấu rất mạnh kia họ có thể tĩnh lại hay không? Những tâm bất hảo này sẽ can nhiễu tới họ, làm họ suy kiệt, họ có thể tăng công hay không? Có những người ngay cả yêu cầu cơ bản nhất là “trừng tâm quả dục” (lắng tâm ít dục) còn chưa làm được, còn nhắc tới tu luyện gì đây? Làm sao có thể trường sinh đây?
Cũng có người dưới sự khống chế của tâm danh lợi hoặc chạy theo thời thượng hoặc muốn nổi trội khác người mà đã tùy tiện sửa đổi động tác thái cực, làm ra những thứ loạn bậy lừa người. Trong những công pháp chân truyền đều có huyền cơ, không thể tùy ý thay đổi, dù cho bạn chỉ thay đổi một chút thì đã không phải là thứ đó rồi. Những thứ lừa người như vậy đôi khi trái lại lại gây họa hại cho con người, có mấy người có thể biết được điều này?
Thái Cực chính tông đã thất truyền khiến rất nhiều người ôm chí chân tu phải bó tay thở dài.
Điều may mắn là hiện nay Đại Pháp cao thâm đại đức dễ học, tăng công nhanh, xuất công toàn diện đã được hồng truyền rộng khắp, chính là Pháp Luân Đại Pháp! Chính vì sự thần kỳ của mình mà môn này đã rất nhanh chóng được truyền rộng khắp thế giới, những người tu luyện môn này trên toàn thế giới đã vượt quá 100 triệu người. Những người ôm chí chân tu mà có thể may mắn đọc được cuốn kỳ thư “Chuyển Pháp Luân”, nhất định sẽ có thu hoạch.

Đăng ngày 19-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Escaping Misery After Learning Falun Gong

September 19, 2015 | By Minghui reporters Sun Bai and Su Rong, based on interviews in Kaohsiung, Taiwan
(Minghui.org) Although today's technology has developed at an unprecedented pace, mankind is still befuddled when it comes to the secrets of birth, illness, and death. Many people search for the meaning of life, but take their questions to the grave.
Ms. Shu Ya says she is one of the fortunate people who have found answers.
Ms. Shu Ya

Enduring Tribulations

Ms. Shu Ya managed a well-known Italian restaurant and bakery in Kaohsiung, Taiwan. Unfortunately, her life took a tragic turn: her husband was diagnosed with lung cancer and passed away six months later. Their son was only 5 year old. She was overcome with grief and worry, and her hair turned gray overnight.
After her husband's death, the pressure of work and looking after her son was overwhelming. She was exhausted, and her temper worsened with each passing day. She forgot how to smile. Her health deteriorated, and she had to go to the emergency room many times.
By the time her son was 18, her body was worn out. She felt like an elderly person, was in bad health, and doctors could not help her. She tried Yoga, but her health did not improve. She even advised her son about what to do if she died.
Both mother and son cried often and lived from day to day.

Reborn After Learning Falun Gong

Shu Ya's younger sister had tried to introduce Falun Gong to her mother and four sisters in 2000. She tried again in 2010 and invited everyone to a Falun Gong seminar, but only Shu Ya and her mother accepted.
Shu Ya slept through the entire night after the first session. She realized that Falun Gong was not an ordinary qigong practice: since she had not slept well for many years. She also awoke with a healthy appetite.
After the second class, she felt wonderful and could walk with ease on her way home. She did feel cold after the next two sessions, and after the next five sessions, many of her illness symptoms disappeared. By the end of the seminar series, she felt as if she was reborn.

More Positive Changes

Shu Ya went to the local group practice site daily to do the five Falun Gong exercises after the seminars ended, and she read all the books within two weeks.
After she practiced Falun Gong for a month, she felt like a new person and no longer experienced any illness symptoms. She had been sick for a dozen years.
In her sleep, she felt that a pair of large hands massaging her feet. When she woke , she could bend her feet and was able to squat, something she had not been able to do for a long time.
Before practicing Falun Gong, she had nightmares and feared the dark. She often dreamed that a black shadow grabbed her neck, lifted her up and swung her around. In the dream, she tried to chant the Buddha's name, but the shadow grabbed her and pressed her tighter and tighter until she woke up in a cold sweat.
After she started to practice Falun Gong, the black shadow attacked her again. Immediately she called for Master Li Hongzhi, the founder of Falun Gong, to save her. After she called Master Li three times, the black shadow disappeared and never returned.
She was no longer scared at night and slept peacefully.

Improved Temper

Her son told her that she had not lost her temper after she began the practice.
Many of her bad habits had disappeared along with her pain, including her addiction to watching television. Her son was amazed by all the changes he saw in her after such a short time.
Her employees also saw her as a new person. Before the practice, she was impatient and never smiled. Now, she follows Falun Gong's principles Truthfulness-Compassion-Forbearance and treats them well.
Shu Ya said her life has became harmonious, and that she is the most fortunate person in the world. Her restaurant does well, and those around her enjoy the new Shu Ya.