Mạn đàm về cái chết của Đổng Trác trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: Chuyện sinh tử đã được báo trước
Tác giả: Tư Tưởng
[ChanhKien.org] Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong tứ đại danh tác văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc, khi tôi còn học trung học đã từng đọc qua, đó là cuốn tiểu thuyết duy nhất mà tôi xem thời trung học. Thời gian trôi qua đã lâu, ký ức lúc bấy giờ cũng đã nhạt nhòa, hơn nữa lúc đó chỉ đọc như kiểu cưỡi ngựa xem hoa, căn bản không hiểu gì cả. Bây giờ đã là thời đại Internet, tuy không cần phải tốn tiền mua sách nữa, trong máy tính của mình đã tải về rất nhiều sách điện tử, nhưng sách thì nhiều mà lại không có nhiều thời gian để đọc. Đúng như câu người ta thường nói, lúc có thì giờ đọc sách lại không có tiền, đợi đến khi có tiền rồi thì lại không có thời gian để xem sách nữa.
Một lần tình cờ, tôi có dịp xem phim Tam Quốc Diễn Nghĩa trên truyền hình, xem đến đoạn “Cái chết của Đổng Trác”, bỗng dưng phát hiện Đổng Trác trên đường đến kinh thành có nghe thấy một bài đồng dao: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh? Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh được sao? Trong mười ngày, không được sống). Trong phim, một người đàn ông vội vàng đuổi đám trẻ đi, rồi còn nói, bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải chết, nên ông ta lo sợ Đổng Trác sẽ làm hại lũ trẻ. Xem đến đây, tôi bất giác cảm thấy hiếu kỳ, nên quyết định mở sách điện tửTam Quốc Diễn Nghĩa ra xem lại, vừa xem qua, quả nhiên thấy có bài đồng dao này. Ngoài bài đồng dao này ra, tôi còn phát hiện thấy trước cái chết của Đồng Trác đã có rất nhiều điềm báo khác nữa, tổng cộng có hơn năm điềm báo:
Đổng Trác ra khỏi thung lũng, lên xe, quân sĩ tiền hô hậu ủng, hướng về Trường An. Đi chưa được 30 dặm, chiếc xe đang chạy bỗng gãy một bánh, Trác xuống xe cưỡi ngựa. Lại đi chưa được 10 dặm, ngựa tự dưng lồng lên gầm thét dữ tợn, dứt đứt dây cương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Xe gãy bánh, ngựa đứt cương là điềm gì?” Túc đáp: “Là điềm báo Thái sư sẽ nối ngôi nhà Hán, thay cũ đổi mới, sẽ ngồi kiệu ngọc yên vàng.” Trác vui vẻ tin lời. Hôm sau, đang lúc đi, bỗng một cơn gió dữ nổi lên ầm ầm, mây kéo nghịt trời. Trác hỏi Túc rằng: “Thế này là thế nào?” Túc thưa: “Chúa công nối ngôi rồng, tất sẽ có ráng hồng mây tía, để tăng thêm sự uy nghiêm của Trời.” Trác nghe lấy làm lọt tai. Khi đến bên ngoài thành, bá quan đều ra nghênh đón. Chỉ có Lý Nho cáo bệnh ở nhà, không ra đón được. Trác vào tướng phủ, Lữ Bố theo cùng. Trác nói: “Ta lên ngôi Cửu Ngũ chí tôn, ngươi sẽ thống lĩnh binh mã thiên hạ.”
Lữ Bố bái tạ, rồi vào lều nghỉ ngơi. Đang đêm, có 10 đứa trẻ hát rong ngoài đường phố, gió đưa tiếng hát vào tận màn. Hát rằng: “Cỏ nghìn dặm, xanh thế nào? Trong mười ngày, không được sống.” Tiếng hát ai oán bi thương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Bài đồng dao này hung cát thế nào?” Túc đáp: “Ý là họ Lưu bị diệt, họ Đổng lên thay.”
Mờ sáng hôm sau, Trác sai bày lễ vật mang vào triều, bỗng thấy một Đạo nhân mặc áo xanh, đầu đội khăn trắng, tay cầm một cái sào dài, trên buộc mảnh vải dài một trượng, hai đầu viết hai chữ “khẩu”. Trác hỏi Túc: “Đạo nhân này có ý gì?” Túc nói: “Đó là một kẻ điên!” Rồi lệnh quân sĩ đuổi đi.
Những điềm báo như: xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, tiếng trẻ hát trong đêm, cùng với Đạo nhân cầm sào,… kỳ thực đều là điềm báo về cái chết của Đổng Trác; chẳng qua là Lý Túc, người giải điềm báo cho Đổng Trác, cũng là người muốn lấy mạng y, nên đã cố tình giải sai hàm nghĩa của những điềm báo này.
Dưới đây chúng ta hãy xem hàm nghĩa thật sự của những điềm báo này:
Ba điềm báo đầu tiên là xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, những hiện tượng bất thường này chỉ là cảnh báo nguy hiểm, chứ không nói rõ thêm điều gì, nhưng tiếng trẻ hát trong đêm cùng với Đạo nhân cầm sào ở phía sau đã nói rõ về cái chết của Đổng Trác cùng với người giết y.
Bài đồng dao “Thiên lý thảo, hà thanh thanh! Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh thế nào! Trong mười ngày, không được sống). Kỳ thực đây là một dạng đố chữ, “thiên lý thảo” (千里草), đây là chữ ‘Đổng’ (董), ám chỉ họ của Đổng Trác; “hà thanh thanh”, ‘hà’ chính là “như thế nào được”, không thể giữ được xanh tươi “thanh thanh”, vậy không phải khô héo thì là gì, thực ra là chỉ cái chết; “thập nhật bốc” (十日卜) ghép thành chữ ‘Trác’ (卓), ám chỉ tên của Đổng Trác; “bất đắc sinh” càng nói rõ hơn là Đổng Trác sắp phải chết.
Còn về “Đạo nhân cầm sào” xuất hiện ở đoạn sau, đầu đội khăn trắng là chỉ “để tang”, người chết rồi mới phải để tang; hai đầu của tấm vải trên cây sào lần lượt viết hai chữ ‘khẩu’ (口), hai chữ ‘khẩu’ này ghép lại thì chính là chữ ‘Lữ’ (吕), đây ám chỉ họ của Lữ Bố; vậy là tấm vải trên cây sào là chỉ tên của Lữ Bố. “Đạo nhân cầm sào” đã chỉ rõ người giết Đổng Trác chính là Lữ Bố.
Văn hóa chính thống của Trung Hoa tin vào sự tồn tại của Thần Phật, nền văn hóa cổ đại này chính là văn hóa nửa Thần. Những điều xuất hiện trước khi Đổng Trác chết thực ra là những điềm báo.
Có thể có người nói đây là tiểu thuyết, những điều trong tiểu thuyết rốt cuộc cũng chỉ là hư cấu mà thôi. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa là bảy phần thực ba phần hư nên không thể nói rõ rằng sự thật lịch sử chính là như vậy. Tuy nhiên, những gì ghi chép trong cuốn sách sử Tam Quốc Chí và Hán Mạt anh hùng ký của Vương Sán thời bấy giờ, so với Tam Quốc Diễn Nghĩa phần lớn là giống nhau, ví như bài đồng dao nói trên, trong Hán Mạt anh hùng ký được nhắc đến như sau:
“Lúc bấy giờ có lời đồn rằng: ‘thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh’; lại thêm bài hát ‘Đổng đào’ (Đổng Trác bỏ trốn). Cũng lại có Đạo sĩ viết một chữ ‘Lữ’ trên tấm vải trước mặt Trác, Trác không biết đó là Lữ Bố. Khi Trác vào triều, binh mã đứng chật hai bên, từ doanh trại đến hoàng cung, triều thần dẫn đầu nghênh đón. Con ngựa quỵ xuống không thể đi tiếp được, Trác rất muốn dừng lại, Bố khuyên hãy đi tiếp, từ Trung Giáp mà vào trong cung.”
Từ những quyển sách sử này, ta cũng có thể thấy được rằng đây đều là những điềm báo trước về cái chết của Đổng Trác. Đọc sách sử, liền liên tưởng đến hiện thực trước mắt, bây giờ ở Trung Quốc cũng có những điềm báo tương tự, dự ngôn về những điều sẽ xảy đến ở Trung Quốc trong tương lai, trong đó không gì có thể sánh được với “Tàng Tự Thạch” ở tỉnh Quý Châu.
Vào tháng 6/2002, “Tàng Tự Thạch” được phát hiện tại khu thắng cảnh Lãng Mã Trại, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Một tảng đá lớn nặng hơn trăm tấn sau khi rơi từ trên đỉnh núi xuống bị nứt làm đôi, điều kì lạ nhất chính là ở trên mặt phần nứt ra có thể nhìn thấy rõ ràng năm chữ lớn “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” xếp theo hàng ngang một cách ngay ngắn. Theo báo chí đăng, năm chữ này được hình thành tự nhiên, không có dấu vết người điêu khắc, trạm trổ, lắp ghép gì cả.
Nhân Dân nhật báo xuất bản tại hải ngoại số 6 ngày 27/4/2006 cũng đã đưa tin này. Tuy nhiên, bài viết không hề đề cập đến chữ “Vong” đứng phía sau năm chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng”, dù chữ “Vong” này có thể được trông thấy rõ ràng như năm chữ trước đó.
Sự kiện này rõ ràng là điềm báo trước Trung Cộng sẽ sụp đổ.
Ngoài ra còn có những điềm báo như “Trời diệt Trung Cộng, tam thoái tự cứu”, đều vô cùng rõ ràng.
Kỳ thực chúng ta hãy xem thử các dự ngôn trong ngoài nước xưa nay, đại đa số đều là theo cách nói ẩn ý, nhưng hôm nay dự ngôn này lại rõ ràng đến như vậy, đây rốt cuộc là sự việc gì? Tôi nghĩ rằng, càng rõ ràng thì chứng tỏ rằng sự việc càng khẩn cấp, thời gian càng cấp bách, nguy nan cực kỳ lớn, vậy nên ngay cả tảng đá còn muốn nói thẳng rằng Trung Cộng sắp diệt vong, để mà cảnh tỉnh người đời, vì sự diệt vong này là do ý Trời, là Thiên định.
Làn sóng thoái Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ngày càng dâng cao, cuồn cuộn như sức nước vỡ bờ, không sao ngăn cản được, đến nay đã hơn 200 triệu người can đảm thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Chứng kiến tình thế trước mắt, những ai còn là thành viên của đảng hãy suy nghĩ cho thật kỹ, đừng vì nhất thời hồ đồ mà đi theo vết xe đổ của Đổng Trác, để rồi bị chôn vùi theo ĐCSTQ, đến lúc ấy ngay cả Đổng Trác cũng sẽ cười nhạo vì các vị ngu xuẩn như ông ta.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/11/26/49561.品读《三国演义》之“董卓之死”.html
>> Xem thêm: Tảng đá 200 triệu năm tuổi mang dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”
[ChanhKien.org] Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong tứ đại danh tác văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc, khi tôi còn học trung học đã từng đọc qua, đó là cuốn tiểu thuyết duy nhất mà tôi xem thời trung học. Thời gian trôi qua đã lâu, ký ức lúc bấy giờ cũng đã nhạt nhòa, hơn nữa lúc đó chỉ đọc như kiểu cưỡi ngựa xem hoa, căn bản không hiểu gì cả. Bây giờ đã là thời đại Internet, tuy không cần phải tốn tiền mua sách nữa, trong máy tính của mình đã tải về rất nhiều sách điện tử, nhưng sách thì nhiều mà lại không có nhiều thời gian để đọc. Đúng như câu người ta thường nói, lúc có thì giờ đọc sách lại không có tiền, đợi đến khi có tiền rồi thì lại không có thời gian để xem sách nữa.
Một lần tình cờ, tôi có dịp xem phim Tam Quốc Diễn Nghĩa trên truyền hình, xem đến đoạn “Cái chết của Đổng Trác”, bỗng dưng phát hiện Đổng Trác trên đường đến kinh thành có nghe thấy một bài đồng dao: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh? Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh được sao? Trong mười ngày, không được sống). Trong phim, một người đàn ông vội vàng đuổi đám trẻ đi, rồi còn nói, bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải chết, nên ông ta lo sợ Đổng Trác sẽ làm hại lũ trẻ. Xem đến đây, tôi bất giác cảm thấy hiếu kỳ, nên quyết định mở sách điện tửTam Quốc Diễn Nghĩa ra xem lại, vừa xem qua, quả nhiên thấy có bài đồng dao này. Ngoài bài đồng dao này ra, tôi còn phát hiện thấy trước cái chết của Đồng Trác đã có rất nhiều điềm báo khác nữa, tổng cộng có hơn năm điềm báo:
Đổng Trác ra khỏi thung lũng, lên xe, quân sĩ tiền hô hậu ủng, hướng về Trường An. Đi chưa được 30 dặm, chiếc xe đang chạy bỗng gãy một bánh, Trác xuống xe cưỡi ngựa. Lại đi chưa được 10 dặm, ngựa tự dưng lồng lên gầm thét dữ tợn, dứt đứt dây cương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Xe gãy bánh, ngựa đứt cương là điềm gì?” Túc đáp: “Là điềm báo Thái sư sẽ nối ngôi nhà Hán, thay cũ đổi mới, sẽ ngồi kiệu ngọc yên vàng.” Trác vui vẻ tin lời. Hôm sau, đang lúc đi, bỗng một cơn gió dữ nổi lên ầm ầm, mây kéo nghịt trời. Trác hỏi Túc rằng: “Thế này là thế nào?” Túc thưa: “Chúa công nối ngôi rồng, tất sẽ có ráng hồng mây tía, để tăng thêm sự uy nghiêm của Trời.” Trác nghe lấy làm lọt tai. Khi đến bên ngoài thành, bá quan đều ra nghênh đón. Chỉ có Lý Nho cáo bệnh ở nhà, không ra đón được. Trác vào tướng phủ, Lữ Bố theo cùng. Trác nói: “Ta lên ngôi Cửu Ngũ chí tôn, ngươi sẽ thống lĩnh binh mã thiên hạ.”
Lữ Bố bái tạ, rồi vào lều nghỉ ngơi. Đang đêm, có 10 đứa trẻ hát rong ngoài đường phố, gió đưa tiếng hát vào tận màn. Hát rằng: “Cỏ nghìn dặm, xanh thế nào? Trong mười ngày, không được sống.” Tiếng hát ai oán bi thương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Bài đồng dao này hung cát thế nào?” Túc đáp: “Ý là họ Lưu bị diệt, họ Đổng lên thay.”
Mờ sáng hôm sau, Trác sai bày lễ vật mang vào triều, bỗng thấy một Đạo nhân mặc áo xanh, đầu đội khăn trắng, tay cầm một cái sào dài, trên buộc mảnh vải dài một trượng, hai đầu viết hai chữ “khẩu”. Trác hỏi Túc: “Đạo nhân này có ý gì?” Túc nói: “Đó là một kẻ điên!” Rồi lệnh quân sĩ đuổi đi.
Những điềm báo như: xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, tiếng trẻ hát trong đêm, cùng với Đạo nhân cầm sào,… kỳ thực đều là điềm báo về cái chết của Đổng Trác; chẳng qua là Lý Túc, người giải điềm báo cho Đổng Trác, cũng là người muốn lấy mạng y, nên đã cố tình giải sai hàm nghĩa của những điềm báo này.
Dưới đây chúng ta hãy xem hàm nghĩa thật sự của những điềm báo này:
Ba điềm báo đầu tiên là xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, những hiện tượng bất thường này chỉ là cảnh báo nguy hiểm, chứ không nói rõ thêm điều gì, nhưng tiếng trẻ hát trong đêm cùng với Đạo nhân cầm sào ở phía sau đã nói rõ về cái chết của Đổng Trác cùng với người giết y.
Bài đồng dao “Thiên lý thảo, hà thanh thanh! Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh thế nào! Trong mười ngày, không được sống). Kỳ thực đây là một dạng đố chữ, “thiên lý thảo” (千里草), đây là chữ ‘Đổng’ (董), ám chỉ họ của Đổng Trác; “hà thanh thanh”, ‘hà’ chính là “như thế nào được”, không thể giữ được xanh tươi “thanh thanh”, vậy không phải khô héo thì là gì, thực ra là chỉ cái chết; “thập nhật bốc” (十日卜) ghép thành chữ ‘Trác’ (卓), ám chỉ tên của Đổng Trác; “bất đắc sinh” càng nói rõ hơn là Đổng Trác sắp phải chết.
Còn về “Đạo nhân cầm sào” xuất hiện ở đoạn sau, đầu đội khăn trắng là chỉ “để tang”, người chết rồi mới phải để tang; hai đầu của tấm vải trên cây sào lần lượt viết hai chữ ‘khẩu’ (口), hai chữ ‘khẩu’ này ghép lại thì chính là chữ ‘Lữ’ (吕), đây ám chỉ họ của Lữ Bố; vậy là tấm vải trên cây sào là chỉ tên của Lữ Bố. “Đạo nhân cầm sào” đã chỉ rõ người giết Đổng Trác chính là Lữ Bố.
Văn hóa chính thống của Trung Hoa tin vào sự tồn tại của Thần Phật, nền văn hóa cổ đại này chính là văn hóa nửa Thần. Những điều xuất hiện trước khi Đổng Trác chết thực ra là những điềm báo.
Có thể có người nói đây là tiểu thuyết, những điều trong tiểu thuyết rốt cuộc cũng chỉ là hư cấu mà thôi. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa là bảy phần thực ba phần hư nên không thể nói rõ rằng sự thật lịch sử chính là như vậy. Tuy nhiên, những gì ghi chép trong cuốn sách sử Tam Quốc Chí và Hán Mạt anh hùng ký của Vương Sán thời bấy giờ, so với Tam Quốc Diễn Nghĩa phần lớn là giống nhau, ví như bài đồng dao nói trên, trong Hán Mạt anh hùng ký được nhắc đến như sau:
“Lúc bấy giờ có lời đồn rằng: ‘thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh’; lại thêm bài hát ‘Đổng đào’ (Đổng Trác bỏ trốn). Cũng lại có Đạo sĩ viết một chữ ‘Lữ’ trên tấm vải trước mặt Trác, Trác không biết đó là Lữ Bố. Khi Trác vào triều, binh mã đứng chật hai bên, từ doanh trại đến hoàng cung, triều thần dẫn đầu nghênh đón. Con ngựa quỵ xuống không thể đi tiếp được, Trác rất muốn dừng lại, Bố khuyên hãy đi tiếp, từ Trung Giáp mà vào trong cung.”
Từ những quyển sách sử này, ta cũng có thể thấy được rằng đây đều là những điềm báo trước về cái chết của Đổng Trác. Đọc sách sử, liền liên tưởng đến hiện thực trước mắt, bây giờ ở Trung Quốc cũng có những điềm báo tương tự, dự ngôn về những điều sẽ xảy đến ở Trung Quốc trong tương lai, trong đó không gì có thể sánh được với “Tàng Tự Thạch” ở tỉnh Quý Châu.
Vào tháng 6/2002, “Tàng Tự Thạch” được phát hiện tại khu thắng cảnh Lãng Mã Trại, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Một tảng đá lớn nặng hơn trăm tấn sau khi rơi từ trên đỉnh núi xuống bị nứt làm đôi, điều kì lạ nhất chính là ở trên mặt phần nứt ra có thể nhìn thấy rõ ràng năm chữ lớn “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” xếp theo hàng ngang một cách ngay ngắn. Theo báo chí đăng, năm chữ này được hình thành tự nhiên, không có dấu vết người điêu khắc, trạm trổ, lắp ghép gì cả.
Nhân Dân nhật báo xuất bản tại hải ngoại số 6 ngày 27/4/2006 cũng đã đưa tin này. Tuy nhiên, bài viết không hề đề cập đến chữ “Vong” đứng phía sau năm chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng”, dù chữ “Vong” này có thể được trông thấy rõ ràng như năm chữ trước đó.
Sự kiện này rõ ràng là điềm báo trước Trung Cộng sẽ sụp đổ.
Ngoài ra còn có những điềm báo như “Trời diệt Trung Cộng, tam thoái tự cứu”, đều vô cùng rõ ràng.
Kỳ thực chúng ta hãy xem thử các dự ngôn trong ngoài nước xưa nay, đại đa số đều là theo cách nói ẩn ý, nhưng hôm nay dự ngôn này lại rõ ràng đến như vậy, đây rốt cuộc là sự việc gì? Tôi nghĩ rằng, càng rõ ràng thì chứng tỏ rằng sự việc càng khẩn cấp, thời gian càng cấp bách, nguy nan cực kỳ lớn, vậy nên ngay cả tảng đá còn muốn nói thẳng rằng Trung Cộng sắp diệt vong, để mà cảnh tỉnh người đời, vì sự diệt vong này là do ý Trời, là Thiên định.
Làn sóng thoái Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ngày càng dâng cao, cuồn cuộn như sức nước vỡ bờ, không sao ngăn cản được, đến nay đã hơn 200 triệu người can đảm thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Chứng kiến tình thế trước mắt, những ai còn là thành viên của đảng hãy suy nghĩ cho thật kỹ, đừng vì nhất thời hồ đồ mà đi theo vết xe đổ của Đổng Trác, để rồi bị chôn vùi theo ĐCSTQ, đến lúc ấy ngay cả Đổng Trác cũng sẽ cười nhạo vì các vị ngu xuẩn như ông ta.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/11/26/49561.品读《三国演义》之“董卓之死”.html
>> Xem thêm: Tảng đá 200 triệu năm tuổi mang dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”