Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Thành Cổ Hồi Sinh, nhờ tu luyện nhớ lại quá khứ xa xôi

Thành cổ hồi sinh


Tác giả: Khải Hàng
[Chanhkien.org] Mùa hè tháng 7 năm 2011, tôi cùng chồng và con gái đi Đại Liên một chuyến, và lưu lại ở đó trong hai ngày rưỡi. Trong phút chốc nhìn ra biển lớn, bất giác trong lòng tôi gợi lên một cảm giác vui vẻ và tràn đầy thoải mái. Trong tâm tôi phát ra âm thanh: Ta đến rồi! Cảm giác đó vừa tinh xảo tế nhị lại vừa thân thiết, nhưng tôi lại không lý giải được vì sao lại thế.
Khi đến Đại Liên là buổi chiều, sáng sớm hôm sau trong khi phát chính niệm, tôi nhìn thấy một con nhện to, tôi biết rõ tên của nó là “Phong Đỉnh Vương”, tôi đã nhanh chóng tiêu diệt nó. Sáng hôm sau nữa, khi phát chính niệm, tôi thấy hai binh sĩ mặc áo giáp đang trao đổi công việc, và nhìn thấy Cổ Bảo (thành cổ). Tôi chứng kiến cảnh lớp băng chấn động vỡ ra, rồng cổ ngàn năm từ trong băng vụt nhảy ra, nói: “Cuối cùng ngài cũng đã đến! Ta đợi ngài rất lâu rồi!” Mấy lần phát chính niệm trong ngày hôm đó, tôi nhiều lần nhìn thấy thành cổ, thành nhỏ rất cổ rất cổ, có kiến trúc hình chữ nhật, đỉnh nhọn cao cao, màu vàng với phong cách cổ xưa. Tôi biết rằng nơi Đại Liên này trong quá khứ xa xôi đã từng xây dựng thành cổ nhỏ.
Một đoạn ký ức xa xôi mà xót xa trong lòng được mở ra từ đây.
Từ tầng giữa của đại khung vũ trụ trở xuống (đây là điều nhìn thấy trong tầng thứ cá nhân), có một thế giới thiên quốc gọi là Kính Tâm thế giới, là một thế giới thiên quốc do Phật Chủ trong khi lưu lại ở tầng thứ này đã khai sáng ra. Hình tượng mà Phật Chủ thể hiện tại tầng thứ này là Kính Tâm Pháp Vương. Kính Tâm Pháp Vương có pháp tướng trang nghiêm, trên thân phát ra hào quang nhu hòa, màu vải không ngừng biến ảo, trên đỉnh đầu ngài có một viên bảo châu to tròn cứng và long lanh. Bảo châu này và Pháp Vương tâm ý tương thông, nó được gọi là Cảm Tri Bảo Châu.
Khi Kính Tâm thế giới mới được khai sáng, Pháp Vương tuyên giảng Pháp lý cho chúng sinh trong thế giới của ngài. Ngài làm thủ ấn nhu hòa và huyền diệu, khi làm thủ ấn, thế tay đại liên hoa vừa xuất hiện, bảo châu trên đầu liền cảm nhận được sự huyền diệu của Pháp lý, phóng ra ánh hào quang tuyệt đẹp, bao nhiêu thứ tinh hoa trong ánh hào quang rời khỏi bảo châu, hình thành một tấm gương dựng đứng trong không trung, có thể hiện ra cảnh đẹp của đại khung vũ trụ, triển hiện ra vô hạn những huyền cơ. Khi chúng sinh nhìn vào tấm gương này, những cảnh quan nhìn thấy đều không giống nhau, trong tâm có những niềm vui khác nhau. Pháp Vương dùng thủ ấn nói với chúng sinh: “Gương này gọi là Dưỡng Tâm Thần Kính, tâm động thì gương động, gương tùy theo tâm mà biến hóa, có thể chiếu thấy tâm của người xem.” Chúng sinh biết được điều này đều hết sức ngạc nhiên, Pháp Vương lại tiếp tục làm thủ ấn, trên không trung xuất hiện Lưu Ly Bảo Trản (chén lưu ly), Gương Thần di chuyển lên trên Bảo Trản, Gương Thần và Bảo Trản cùng phát ra ánh sáng, chúng sinh lại có thêm niềm vui vô hạn.
Gương Thần do hai đồng tử ngồi phía dưới Pháp Vương trông coi. Hai đồng tử này là nam đồng tử và nữ đồng tử khoảng 11 – 12 tuổi, nam đồng tử tên là Mộc Đồng, nữ đồng tử tên là Mã Đồng, trên người mặc quần áo phát ra ánh sáng màu xanh lam, tâm thái vui tươi và thuần khiết. Hai đồng tử thường hay lau chùi Bảo Trản và Gương Thần, Gương Kính thỉnh thoảng cũng chơi đùa với hai đồng tử.
Rồi một hôm, Kính Tâm Pháp Vương tuyên giảng Phật Pháp, ngài làm thủ ấn rất lâu, thủ ấn cuối cùng có nghĩa là: “Ta sẽ đích thân hạ thế để chính Pháp, cứu độ vô lượng chúng sinh khỏi hoại diệt…” Hai đồng tử và chúng Thần quỳ bái trước Pháp Vương, chuẩn bị cùng ngài đi xuống.
Lúc đó Gương Thần hiển hiện điều dị thường, còn phát ra âm thanh. Chúng Thần chăm chú nhìn Gương Thần, chỉ thấy trên Gương Thần xuất hiện một giọt nước mắt. Pháp Vương hiểu được ý của Gương Thần cũng muốn đi xuống, nhưng ở Pháp giới, Gương Thần cũng có chức trách của mình, nên không nằm trong số các Thần đi xuống. Pháp Vương lặng người, Ngài vừa nhấc ngón tay, nước mắt rời khỏi Gương Thần nhanh chóng chuyển động, đến khi dừng lại, giọt nước mắt đã biến thành một chiếc gương nhỏ giống hệt Gương Thần, Pháp Vương nói với Gương Thần (bằng thủ ấn): “Gương này là do một niệm của ngươi mà sinh ra, nhờ Pháp lực của ta mà thành, nó tương thông với tâm ý của người, hãy để nó thay ngươi đi xuống, ngươi cũng có thể tăng thêm uy đức.” Gương Thần trong tâm vui mừng tạm biệt tiểu Gương Thần và hai đồng tử.
Kính Tâm Pháp Vương dẫn hai đồng tử, tiểu Gương Thần và chúng Thần đi xuống.
Khi xuống đến một tầng thứ, hai đồng tử biến thành hai người trang phục giống nhau, nhưng màu y phục lại phân thành màu vàng của hình tượng nam thần và màu tím của hình tượng nữ thần. Tên của họ lần lượt là Diệu Đồng và Tử Anh. Trong tầng thứ này, hai vị thần tâm ý tương thông, thủ ấn tương hợp, cùng sáng tạo ra một thế giới thiên quốc, gọi là Tử Thiên thế giới. Hai vị Thần cùng nhìn nhau mỉm cười, cùng ngồi lên đài hoa sen, dùng thủ ấn tuyên giảng Pháp lý cho chúng sinh tại đó. Kiến trúc trong thế giới thiên quốc này là hình thức của Thành Bảo, trong đó có vô lượng chúng sinh. Hai vị thần này được gọi là Tử Diệu Song Tôn. Trong tầng thứ này, họ vẫn cần tiếp tục đi xuống và đã nhận sự an bài của cựu thế lực.
Tầng tầng đi xuống, tầng tầng xóa sạch ký ức; tầng tầng đi xuống, tầng tầng giảm đi ánh sáng rực rỡ; tầng tầng đi xuống, lại tầng tầng an bài, cứ như vậy trải qua thời gian dài đằng đẵng, họ tiến nhập vào tam giới.
Trong lịch sử lâu dài trước đó, trong 33 tầng trời của tam giới, có hai nơi tiên cảnh. Một chỗ gọi là Phụng Nguyệt Cung, cung chủ là Phụng Nguyệt tiên tử, trang sức của tiên tử vô cùng trang nhã, y phục màu trắng của ánh sáng mặt trăng, trước trán có ký hiệu hình trăng khuyết, khi bay lượn trong không trung thường hay biến ảo thành Ngọc Phụng trong vắt.
Một chỗ khác gọi là Tử Tiên Các, chủ nhân là Tử Nguyệt Tiên Tử, tiên tử mặc y phục màu tím, trước trán có trang sức hình chữ V, đằng sau thân có trang sức hình nửa cái quạt, trên mặt quạt là màu vàng kim chạm trổ 12 con rồng song song tạo thành gân quạt, những con rồng này có thể lớn có thể nhỏ, tùy theo tâm ý của tiên tử mà động theo, hơn nữa có thể biến thành vô số những hình dạng khác nhau. Thỉnh thoảng Tử Nguyệt Tiên Tử gảy đàn ngọc, đọc Kim Kinh, và trải qua những tháng ngày tiêu dao tự tại. Hai vị tiên tử này thường hay qua lại thăm nhau. Hai vị này chính là hai đồng tử Mộc Đồng và Mã Đồng trong Kính Tâm thế giới được nhắc đến ở trên, cũng chính là người khai sáng Tử Thiên thế giới – Diệu Đồng và Tử Anh.
Một hôm, Phụng Linh sứ giả của Quần Thần điện đến, mời Phụng Nguyệt Tiên Tử và Tử Nguyệt Tiên Tử đến dự hội thần tiên. Phụng Linh sứ giả giống như đôi cánh mỹ lệ của phượng hoàng, bay lên giống như phượng hoàng giương cánh màu sắc rực rỡ. giống như khoác lên vũ y của tiên nữ, đoan trang cao quý.
Phụng Nguyệt Tiên Tử và Tử Nguyệt Tiên Tử chấp nhận lời mời, đi đến hội thần tiên. Trong hội thần tiên, hội trường trang nghiêm, các thần tiên đang thương lượng việc an bài các vị thần tiên đi xuống, trong đó có Phụng Nguyệt Tiên Tử và Tử Nguyệt Tiên Tử. Sau khi an bài xong, các vị thần tiên trong tốp đầu đi xuống cần trở về thu xếp ổn thỏa mọi việc, rồi mới chuẩn bị đi xuống. Tử Nguyệt Tiên Tử không muốn mang theo đồ trang sức sau lưng, 12 con rồng lại thỉnh cầu được đi xuống cùng tiên tử, tiên tử do dự, nói: “Hạ thế sẽ rất khổ, Pháp lực sẽ mất, trong mê còn phạm sai lầm.” 12 con rồng nhiều lần thỉnh cầu, tiên tử đã nhận lời.
Khoảng 70 triệu năm trước, ở thành phố miền bắc Trung Quốc, chính là ở vị trí Đại Liên ngày nay, có non có nước, phong cảnh vô cùng đẹp, nhà cửa đông đúc, lòng người chất phác thật thà. Người dân ở đó có tóc màu vàng kim, mắt xanh, da trắng, mũi xinh xắn có chút giống búp bê. Và những người sống ở đây đều hy vọng xây dựng một thành phố nhỏ, nên họ muốn chọn một người đức cao vọng trọng làm vương.
Khi đó trong tâm người ta đều có khuynh hướng chọn thương nhân Hạo Nhiên. Hạo Nhiên trắng trẻo, cao lớn khôi ngô, mắt to có thần thái, trước trán có vết tích hình trăng khuyết mờ mờ, đối xử với người khác nhã nhặn khiêm tốn, nhiệt tình. Hạo Nhiên rất biết buôn bán, tiền kiếm được phần lớn dùng cho việc cứu giúp người nghèo. Khi dùng hết tiền rồi, anh lại đi kiếm, và anh lại tiếp tục dùng tiền kiếm được để cứu giúp người nghèo. Thời đó thịnh hành bài đồng dao: “Đắc tận giả vi vương” (Người đắc được tất cả thì làm vương). Mọi người đều cho rằng Hạo Nhiên làm buôn bán, có được tiền thì lại dùng hết để giúp đỡ người nghèo khó, tích đức hành thiện, nên anh đáng được tôn làm vua.
Có rất nhiều người bày tỏ suy nghĩ của mình về Hạo Nhiên. Nhưng Hạo Nhiên không muốn làm vua nên đã cố ý khước từ: “Có lẽ mọi người hiều sai rồi, có thể là “đắc kính giả vi vương” chăng? Có thể là người có được chiếc gương mới là người làm vua.” Những lời này vừa nói ra được vài hôm, Hạo Nhiên mộng thấy một ông lão râu trắng, ông lão bảo anh lên núi, đi tìm Dưỡng Tâm Thần Kính, để có thể giúp đỡ người khác một cách tốt hơn. Sau khi Hạo Nhiên tỉnh lại, trong lòng nghĩ, nếu như lời ông lão nói là thật, có thể giúp đỡ người khác một cách tốt hơn thì chẳng phải là chuyện tốt hay sao. Thế là anh chuẩn bị lương khô, rồi đi lên núi. Ở trên núi, anh tìm chín chín tám mươi mốt ngày, cuối cùng đã phát hiện được một tấm gương. Anh mừng rỡ đi đến phía trước để lấy chiếc gương, nhưng không cầm được. Anh nghĩ nên phải khấu bái thần linh, khấu bái xong, anh đã cầm được chiếc gương lên. Chiếc gương to như bàn tay, rất nhẹ, cạnh gương có một khe hở nhỏ, cầm trong tay có cảm giác ấm áp, chất liệu giống ngọc, so với ngọc còn tốt hơn. Lúc này tấm gương lóe lên ánh sáng, trong ánh sáng xuất hiện một ông lão râu trắng, giống với ông lão đã xuất hiện trong giấc mộng của anh, ông lão tự xưng là Chưởng Kính sứ giả (sứ giả nắm giữ gương), rồi nói với Hạo Nhiên: “Chiếc gương này gọi là Dưỡng Tâm Thần Kính, chỉ người có đạo đức cao thượng mới có được nó, người có được nó sẽ tăng thêm phúc phận. Hãy đi làm quốc vương, và xây dựng Thành Bảo đi! Gương Thần sẽ bảo vệ Thành Bảo.” Nói xong, ông lão biến mất, và ánh sáng cũng không lóe lên nữa.
Hạo Nhiên mang Gương Thần xuống núi, mọi người sau khi nghe về những gì anh trải qua, đột nhiên tỉnh ngộ: “Thì ra chúng ta đã lý giải sai bài đồng dao rồi, phải là “đắc kính giả vi vương.” Vậy là mọi người không chờ đợi gì nữa nhanh chóng ủng hộ Hạo Nhiên làm vua. Hạo Nhiên cũng cảm thấy đây là thiên ý, không thể làm trái thiên ý, nên không từ chối nữa.
Hạo Nhiên bắt đầu chỉ huy mọi người xây dựng Thành Bảo ở nơi bằng phẳng. Khi đào móng xuống lòng đất khoảng 12m thì đào được một con rùa, mai rùa màu xanh lá cây có lẫn màu vàng nhạt. Hạo Nhiên muốn thả nó đi, đột nhiên cảm thấy Gương Thần đeo trên cổ động đậy, anh cầm ra xem, mặt gương hiện ra văn tự: “Giết rùa, rồi đem bốn chân của nó chôn ở bốn vị trí của Thành Bảo, có thể làm cho Thành Bảo vững chắc.” Hạo Nhiên đã nghe theo chỉ thị của Gương Thần.
Khi Thành Bảo được xây xong, Hạo Nhiên phát hiện Gương Thần tỏa ra khí màu tím, nên trong đầu đã nhanh chóng lóe lên ý nghĩ đặt tên Thành Bảo là “Tử Thiên Bảo”.
Tử Thiên Bảo dưới sự cai trị của vua Hạo Nhiên, là một thành phố phồn vinh.
Vua Hạo Nhiên sống được 84 tuổi, sau khi ông qua đời, con trai tiếp tục kế vị. Thành Bảo đời này tiếp đời kia, đến đời vua thứ 24, tên là Tử Tế, vương hậu là Lưu Hương hạ sinh một người con gái đặt tên là Tử Vi. Công chúa Tử Vi rất thích màu tím, lanh lợi hoạt bát, nhan sắc mỹ lệ. Hai vợ chồng quốc vương vô cùng yêu mến công chúa, quốc vương còn cố ý chọn ra 12 hộ vệ trong cung để bảo vệ công chúa, hai người hộ vệ đứng đầu tên là Cổ Long và Ứng Long.
Năm công chúa được 11 tuổi, từ trên lầu trong thành cô phát hiện ở trên ngọn núi xa có một đốm sáng, cảm thấy kỳ quái, cô liền dẫn theo hộ vệ lên núi đi tìm. Sau khi tìm đến nơi, cô phát hiện một thứ giống như pha lê, to khoảng nửa bàn tay của người trưởng thành, giống như một tấm gương dựng đứng trên một tảng đá nhô lên, trong gương có hiện ra hình ảnh. Công chúa loanh quanh xem xét một cách hiếu kỳ, ở một góc nào đó, cô bất ngờ nhìn được toàn cảnh của Thành Bảo, có thể nhìn thấy rõ ràng người trong thành, công chúa rất kinh ngạc. Thị vệ cũng luân phiên quan sát, họ đều kinh ngạc không ngớt.
Tối hôm ấy, công chúa có một giấc mơ, trong mơ cô gặp một người rất nhã nhặn ôn hòa, trên trán có dấu vết hình trăng khuyết, dựa vào cảm giác cô biết đây là vị vua đời thứ nhất – Hạo Nhiên. Vua Hạo Nhiên cho cô cảm giác không phải là uy nghiêm, mà là một cảm giác quen thuộc và thân thiết. Sau đó cảnh tượng trong mộng thay đổi, cô thấy cảnh tượng vua Hạo Nhiên trải qua khi tìm kiếm Gương Thần; nhìn thấy năm cô sinh ra, nơi mà vua Hạo Nhiên tìm thấy Gương Thần bỗng nhiên sinh ra một thứ tròn tròn, dần dần lớn lên giống như thứ mà lúc trời sáng cô dẫn theo thị vệ nhìn thấy trên núi; lại nhìn thấy một chú bé chăn trâu, đi lại quanh thứ này một cách hiếu kỳ, tập trung tinh thần nhìn, bỗng nhiên, cậu bé kinh ngạc há tròn mồm, mắt không chuyển động nhìn chăm chăm vào thứ đó. Tiếp đó, trong mộng lại xuất hiện Gương Thần, trong Gương Thần có chữ đang chuyển động nhanh, cuối cùng xuất hiện một hàng chữ: “Lưỡng vương tương ngộ, hoàn mỹ vô khuyết.” (Hai vua gặp nhau, hoàn mỹ không khiếm khuyết)
Sau khi công chúa tỉnh lại, cô cảm thấy giấc mộng này rất kỳ lạ, sau bữa ăn sáng, cô kể lại cho cha mẹ nghe. Quốc vương và vương hậu nghe xong vô cùng vui mừng. Quốc vương nói: “Theo ghi chép trong Thành Bảo, vẫn chưa có ai mộng thấy tiên vương, uy đức của vua Hạo Nhiên làm hậu nhân phải kính ngưỡng, con mộng thấy ngài, thật là may mắn”. Quốc vương muốn con gái dẫn mình lên núi đi xem vật kỳ dị kia, nhưng lại có một sức mạnh nào đó ngăn cản ông, làm ông từ bỏ ý nghĩ đó.
Sau này công chúa lại lên núi tìm đến chỗ đó, không biết vì sao, có làm thế nào cũng không tìm thấy.
Năm công chúa 12 tuổi, có hai người ca hát tạp kỹ đến Thành Bảo biểu diễn trên quảng trường, rất nhiều người vây quanh xem. Trong lòng quốc vương thấy mơ hồ bất an, cảm thấy sắp có tai nạn giáng xuống, vương hậu cũng có điều phiền muộn không thể tả nổi. Nhưng công chúa lại rất thích thú, cô muốn đi xem biểu diễn, quốc vương không cho, cả ngày cô buồn bã trong lòng. Thỉnh thoảng tiếng vỗ tay lại vang lên ngoài quảng trường, mọi người đều bàn tán sôi nổi về sự thần bí của trò ca hát tạp kỹ kia. Đến ngày thứ ba, cuối cùng quốc vương cũng cho phép công chúa ra ngoài, còn đeo cho cô Gương Thần, và bảo cô không được bỏ nó ra, 12 thị vệ hộ tống công chúa đi ra ngoài.
Hai người biểu diễn tạp kỹ biết được công chúa đến, lại càng dốc sức biểu diễn. Trong đó một người có dáng người cao nói với công chúa: “Công chúa tôn quý, tôi biết cô có một tấm gương, tôi có thể làm nó biến thành một thứ khác, không tin cô hãy lấy ra”. Công chúa đang vui, vừa muốn lấy Gương Thần ra thì nghĩ ngay tới lời dặn của phụ vương, vội nói: “Không được”. Người biểu diễn tạp kỹ dáng người thấp hơn nói: “Dùng cây trâm bằng vàng trên đầu cũng được”. Công chúa lấy cây Kim Phụng Trâm trên đầu mình xuống, đưa cho người biểu diễn tạp kỹ. Người biểu diễn tạp kỹ biến cây trâm thành rất nhiều thứ, ở một phạm vi nhỏ trong không trung diễn hóa ra thiên quân vạn mã, yêu ma quỷ quái, v.v. Bỗng nhiên công chúa cảm thấy rất sợ hãi. Khi người biểu diễn tạp kỹ trả lại cô cây trâm, cô nói không muốn gì cả, rồi dẫn thị vệ bỏ đi. Người biểu diễn tạp kỹ tỏ ra vô cùng thất vọng, người cao nói với người thấp: “Chúng ta biến cây trâm thành cửa thành, dựng trên quảng trường đi!” Vậy là hai người họ miệng niệm vài câu, biến cây trâm thành một cánh cửa dựng trên quảng trường. Rồi họ rời đi.
Sau khi quốc vương và vương hậu biết được việc này, trong lòng thấy bất an, sau nhiều lần do dự, đã quyết định đi xem cái cửa kia. Lúc xem cái cửa đó, quốc vương cảm thấy miệng tê, vương hậu cảm thấy mắt không động đậy. Quốc vương hạ lệnh phá cái cửa đó đi, nhưng không phá được, ngược lại chân tay của những người phá cửa không cử động được. Cả đêm quốc vương và vương hậu không ngủ. Sáng sớm hôm sau, miệng của quốc vương bị méo, mắt của vương hậu đã bị mù. Người dân trong Thành Bảo sau khi biết tin, cho rằng Thành Bảo sắp gặp tai ương rồi, một số người đã rời đi nơi khác. Quốc vương sai người không được ngăn cản họ, mặt khác khẩn trương khấu bái Gương Thần.
Gương Thần hiển thị: “Con rùa mà vua Hạo Nhiên đã giết, đã có 12 nghìn năm tu hành, rất có linh tính. Trong khi nó ngủ một giấc dài, nguyên thần xuất ra đi chơi, còn thân thì bị bắt. Rùa tinh trở về đã không có chỗ ở, nên muốn báo thù Thành Bảo, liền nhập vào thầy mo, báo thù từng đời từng đời. Lúc khí số của Thành Bảo đang rất thịnh, thầy mo không thể làm gì được. Đến đời vua thứ 24, rùa tinh cảm thấy chân rùa chôn dưới đất truyền tin đến, biết được khí số Thành Bảo đã suy yếu, nên vội vã đến báo thù. Thầy mo bị rùa tinh phụ thể biến thành người biểu diễn tạp kỹ, chỉ cần một đồ vật trên thân của bất kỳ thành viên vương thất nào rơi vào tay thầy mo, ông ta sẽ lưu lại các nhân tố tà ác trong Thành Bảo, làm cho Thành Bảo phát sinh biến hóa đáng sợ”.
Cuối cùng Gương Thần hiển thị: “Thành Bảo sẽ tồn tại rất lâu, cuối cùng biến thành màu trắng”.
Khấu bái Gương Thần xong, quốc vương và vương hậu trở lại bình thường. Quốc vương kể lại những điều Gương Thần hiển thị cho người dân, mọi người đều yên tâm, người chuyển đi cũng lần lượt quay trở lại. Cánh cửa trên quảng trường cũng biến càng ngày càng nhỏ, dần dần biến mất. Nhưng công chúa lại có thay đổi to lớn, một người đáng yêu hoạt bát nay lại tràn đầy tâm sự, u sầu buồn bã.
11 năm sau, quốc vương và vương hậu lần lượt qua đời, Tử Vi công chúa trở thành nữ vương của Tử Thiên Bảo.
Nữ vương rất thích xem các sách cổ. Có một lần, trong một nơi tĩnh mịch ở Thành Bảo, cô vô tình phát hiện một cuốn sách phủ dày một lớp bụi, cuốn sách hơi mỏng, trang sách đã ố vàng, câu chữ bị khuyết thiếu. Nữ vương phải mất thời gian dài để phục chế cuốn sách, phát hiện đời vua thứ 10, có người đã dự ngôn về tương lai của Thành Bảo, lưu lại những lời tiên tri: “Vu vu lai lâm, Thành Bảo cự biến” (thầy mo đến, Thành Bảo sẽ có biến đổi to lớn). Nữ vương gấp sách lại và trầm tư: cuốn sách này nguồn gốc từ đâu, do ai viết? Tại sao trong những ghi chép về Thành Bảo lại không có? Chân rùa đã có thể mang lại sự bền vững cho Thành Bảo, lại còn mang đến tai nạn, lẽ nào những điều này đều là thiên ý, số mệnh định rằng sẽ phát sinh? Hay vẫn còn có huyền cơ nào khác? Sau thời gian dài tận lực suy nghĩ cũng không có kết quả. Hai bên tóc mai của nữ vương đã xuất hiện tóc trắng. Thị vệ khuyên nữ vương không nên tiếp tục suy nghĩ nữa, nhưng nữ vương không chặn đứng được dòng suy nghĩ này.
Hai năm nữa trôi qua, Thành Bảo có hai người lạ đến. Dựa vào cảm giác, nữ vương nhận định đây là hai người biểu diễn tạp kỹ 30 năm trước. Thế là nữ vương phái 20 thị vệ trong cung ra đuổi họ đi. Hai người lạ đó biến thành hình dáng thầy mo, cười điên cuồng và biến Cổ Long, Ứng Long thành rồng, rồi nói ra những lời vu tội, nói nữ vương là yêu quái. 10 người thị vệ khác xông lên, lại bị hắn biến thành rồng. Nhưng rồng không khuất phục, vẫn tấn công thầy mo, thầy mo hô to “Đóng băng! Đóng băng!” Làm cho 12 con rồng bị đóng băng lại. Những binh sĩ xông vào cũng bị đóng băng. Tiếp theo, toàn bộ Thành Bảo dần dần bị đóng băng. Nữ vương nhanh chóng khấu bái Gương Thần, chỉ thấy Gương Thần hiện lên một khung cảnh đầy băng. Nữ vương biết rằng đó là kết cục mà Thành Bảo sắp đối mặt, đau đớn vô cùng, muốn khóc mà không còn nước mắt. Nữ vương chạy đến nơi cao nhất ngoài Thành Bảo, đứng tại đó quan sát Thành Bảo, cô tận mắt chứng kiến bách tính của Thành Bảo nhốn nháo chạy khắp nơi, cuối cùng không ai có thể may mắn thoát khỏi, ngay cả con chim bay trên bầu trời vừa đậu lại trên công trình kiến trúc của Thành Bảo cũng không thoát được vận hạn. Nữ vương cảm thấy bi thương, không biết làm thế nào, nhắm mắt lại lặng lẽ chờ đợi kết cục cuối cùng. Trong thời khắc đó, dù ngắn ngủi nhưng cô lại thấy vô cùng dài. Được một lúc, nữ vương mở mắt ra, bất ngờ phát hiện chỉ có những thứ dưới chân mình là không bị đóng băng, toàn bộ Thành Bảo đã biến thành màu trắng.
Hai người thầy mo vẫn đang cuồng vọng kêu gào. Lúc này, trong không trung vươn ra một cánh tay lớn, tóm lấy hai thầy mo mang đi. Nữ vương vội vã khấu bái và thỉnh cầu, hy vọng kỳ tích xuất hiện, làm cho tất cả phục hồi nguyên trạng, nhưng trên bầu trời không có dấu hiệu nào đáp lại. Gương Thần trên người nữ vương phát ra ánh sáng, ông lão râu trắng xuất hiện, ông dùng lời nói thương tâm bảo nữ vương: “Đây đều là an bài của trời cao, đã định như thế, không ai có thể thay đổi, tất cả mọi thứ bị đóng băng trong khoảng một nghìn năm sau, chỉ có con mới có thể hóa giải. Khi trên người con đeo thứ bên trong có chín bức hình, và khi bánh xe lớn có thể chuyển động xuất hiện, có Pháp lực và uy đức vô biên, tất cả đều có thể sống lại. Nếu không tất cả sẽ bị hủy diệt.”Nói xong, ông lão biến mất, ánh sáng cũng không còn nữa, thần kính hóa thành áng mây, chở nữ vương bay lên, nữ vương cảm thấy thoải mái vô cùng. Cô nghĩ, có phải là thân thể ta đã lưu lại ở Thành Bảo rồi, và linh hồn của ta bay ra? Từ trên cao nhìn xuống, cô thấy thân thể mình đứng trên Thành Bảo đã bị đóng băng rồi, nữ vương cảm thấy ngạc nhiên. Áng mây chở nữ vương bay đi càng ngày càng xa, và dừng lại ở một nơi. Nữ vương nhìn xuống, thấy một hộ gia đình đang sinh con, muốn nhìn chi tiết, bỗng nhiên trượt chân ngã xuống, và chuyển sinh vào hộ gia đình này.
Trong khi áng mây chở nữ vương đi, Thành Bảo cũng biến mất trong nháy mắt và bị phong bế toàn bộ trong không gian khác. Vị trí sở tại của Thành Bảo biến thành một vùng đất trũng hoang vu.
Ba hôm trước khi Thành Bảo bị đóng băng, một mục đồng (cậu bé chăn trâu) khoảng 11 tuổi của Thành Bảo, đang thả trâu trên núi, bỗng nhiên phát hiện thứ thứ kỳ dị giống như tấm gương mà công chúa từng nhìn thấy ở trên núi, ở một góc, cậu bé nhìn thấy được toàn bộ diện mạo của Thành Bảo, nên cảm thấy vô cùng hiếu kỳ. Thế là mỗi ngày thả trâu, cậu đều quan sát tấm gương này để cho khoảng thời gian nhàm chán trôi đi. Khi Thành Bảo phát sinh thay đổi to lớn, cậu đang nhìn Thành Bảo qua tấm gương đó, cậu đã tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình Thành Bảo bị đóng băng, lại còn nhìn thấy Thành Bảo biến mất, cậu kinh ngạc đến nỗi há tròn mồm không biết nói gì, vội vã cưỡi trâu xuống núi. Đi trên con đường quen thuộc trở về nhà, cậu đã phát hiện Thành Bảo thật sự biến mất, vị trí hiện giờ của Thành Bảo chỉ là một vùng đất trũng hoang vu. Cậu không dám tin vào mắt của mình nữa, trong lòng sợ hãi cực độ, ngay cả con trâu cậu cưỡi cũng sợ hãi lùi lại phía sau. Cậu bé sợ hãi, không xử lý biết thế nào.
Thành Bảo đã không còn nữa, nhà cũng không còn nữa, người thân cũng không còn. Cậu bé vừa sợ hãi vừa không có chỗ nương tựa nên cưỡi trâu đi về nơi xa xôi. Đến chỗ có người, cậu nói với mọi người về sự việc này. Mới đầu mọi người không tin, người hiếu kỳ đi xem Tử Thiên Bảo, nhưng lại không thấy. Còn có thương nhân hay tới lui cũng phát hiện Thành Bảo đã không còn nữa, lại còn cho rằng mình lạc đường. Cứ như vậy, ngày càng có nhiều người biết được Thành Bảo đã biến mất.
Vậy rốt cuộc thì Thành Bảo đã biến đi đâu, nữ vương và thần dân đã xảy ra chuyện gì? Không ai biết, không ai hiểu. Về sau nhiều người căn cứ vào lời kể của cậu bé chăn trâu, đã viết thành cuốn sách, tên là “Truyền kỳ Thành Bảo”. Câu chuyện này được truyền từ đời này qua đời khác, rồi cùng theo thời gian, dần dần người đời sau cho rằng đây là truyền thuyết tràn đầy trí tưởng tượng.
Ngày nay, vị vua Hạo Nhiên, công chúa Tử Vi, cậu bé chăn trâu năm xưa đều đã trở thành đệ tử của Phật Chủ, đều đang tu luyện trong Đại Pháp. Công chúa Tử Vi chính là tôi, khi còn trên thượng giới từng là Tử Nguyệt Tiên Tử; 12 người thị vệ chính là 12 con rồng theo Tử Nguyệt Tiên Tử đi xuống; cậu bé chăn trâu là con gái của tôi. Còn vua Hạo Nhiên? Từng là Phụng Nguyệt Tiên Tử, là đồng tu bên cạnh tôi, hai người chúng tôi thường ở cùng nhau, giúp đỡ lẫn nhau, bù đắp những thiếu sót cho nhau. Đồng tu ấy lại còn giúp đỡ tôi viết bài, đúng với điều Gương Thần hiển hiện trong giấc mộng năm xưa: “Lưỡng vương tương ngộ, hoàn mỹ vô khuyết.
Thành Bảo vẫn bị phong bế trong băng giá ở không gian khác, có một trường không gian độc lập của nó, Thành Bảo bị phong kín sáu nghìn năm ở không gian đó, mà ở thế gian đã trải qua bao cuộc bể dâu, khi thịnh vượng, lúc suy tàn, đã qua 70 triệu năm rồi.
Ngày thứ ba tôi ở Đại Liên, Thành Bảo bị phong bế trong không gian khác toàn bộ đã được giải khai, 12 con rồng từng bị đóng băng cũng được giải khai toàn bộ. Tất cả những sinh mệnh bị đóng băng, giống như đã tỉnh lại sau giấc ngủ đông vậy, toàn bộ đều sống trở lại. Thân thể nữ vương sau khi được giải băng không động đậy, giống như tượng điêu khắc, chỉ nhìn thấy phần tu thành của tôi, giống như bức tượng nữ Phật. Một luồng sáng trắng từ phía đỉnh đầu của nữ vương đi vào trong cơ thể, trong luồng sáng này có hình tượng hoàn chỉnh của tôi khi làm Tử Vi nữ vương, mang theo tư duy, lại còn ngáp giống như một đứa bé vừa mới tỉnh dậy, dưới sự bảo vệ của ánh sáng trắng mà đi vào cơ thể của nữ vương, tương hợp với thân thể của nữ vương. Trong chốc lát, mắt của nữ vương chuyển động, nét mặt hồng hào, cao quý trang nhã nhìn dân chúng của Thành Bảo mà vui mừng.
Thành Bảo đã rất cổ rất cổ, ngày nay ở trong không gian kia, rạng rỡ ánh sáng, sức sống bừng bừng, một cảnh tượng phồn hoa, phảng phất thánh cảnh ở thiên quốc.
Lời cuối:
Hôm mà Thành Bảo bị đóng băng được giải trừ, tôi vẫn còn ở Đại Liên, có bốn con rồng đến nhà tôi, biến thành rất nhỏ, nằm trên mặt bàn trong phòng khách và phòng bếp. Tám con khác thì luôn đi theo tôi. Lúc đó, rồng trên núi và dưới biển đều xuất hiện gọi chào tôi, chúng thấy tám con rồng này thì cảm thấy rất kỳ lạ, cảm thấy dường như trước đây chưa từng gặp qua con rồng nào cổ xưa như vậy, chúng cũng rất tôn kính tám con rồng này. Khi tôi trở về, tám con rồng này cũng theo tôi trở về.
Sau khi trở về, tôi nói với chúng (12 con rồng): “Đại Liên cạnh núi lại gần sông, là một chỗ tốt, còn ở đây không có núi không có nước, có thể không thích hợp với bọn ngươi, ta cho các ngươi thứ tốt nhất, bọn ngươi hãy quay về đi”. Lúc này, mây đen đầy trời, trời đã mưa. 6 giờ tối khi phát chính niệm, 12 con rồng xếp song song thành hàng ngang cáo biệt tôi, chúng không muốn rời đi, khóc nước mắt đầm đìa. Bất giác tôi cũng rơi lệ. Phát chính niệm xong, tôi hợp thập trước Pháp tượng của Sư tôn cảm tạ Ngài, cảm tạ Sư tôn đã cứu Cổ Bảo, hóa giải được kiếp nạn này.
Sáng sớm ngày thứ sáu khi tôi đã trở về, một trận mưa như trút nước, tôi lại nhìn thấy rồng đến, chúng quỳ phục, dùng ánh mắt cảm phục nhìn tôi, Ứng Long nói: “Thật sự muốn chở ngài bay, nhưng không được, vì ngài ngồi trên tòa sen nên tôi không thể làm càn.” Tôi biết, hôm đó khi tôi trở về nhà, chúng đều muốn đến, nên đã bàn bạc xem nên là từng con một đến, hay là mấy con một đến, hay là cùng đến cả, nhưng lại sợ tôi bảo chúng đi, không nghĩ được cách nào, cuối cùng chúng cùng nhau đến. Tôi nói với chúng: “Các ngươi hãy nhớ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo’, ta cấp năng lực cho các ngươi, các ngươi cũng tham gia vào cùng ta trợ Sư chính Pháp nhé! Tiêu diệt tà ác ở không gian khác.” Nghe thấy tôi nói vậy, chúng vừa vui mừng vừa cảm động, giống như người nhảy dựng lên vậy, chúng vây thành vòng tròn mà khóc mãi không thôi. Từ đó về sau, chúng chưa từng rời khỏi tôi.
http://chanhkien.org/2014/12/thanh-co-hoi-sinh.html