Ứng dụng Strategy Map & Balanced Scorecard trong Doanh Nghiệp
1. Tổng quan về Balanced Scorecard (BSC)
Một doanh nghiệp với chiến lược tổng thể thường có các yếu tố như sứ mệnh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn. Chiến lược thường được văn bản hóa, để trong đầu của người lãnh đạo doanh nghiệp hay chỉ viết ra các ý chính của chiến lược đó.
Để chia sẻ với tất cả mọi người trong doanh nghiệp được dễ dàng, thì có một cách là vẽ trực quan nhất, dễ hiểu nhất đó là bản đồ chiến lược. Trong quá trình Kaplan & Norton xây dựng nhiều phiên bản, thì thấy rằng bản đồ chiến lược càng quan trọng hơn, vì nó rất trực quan để diễn đạt chiến lược của doanh nghiệp.
Từ thẻ điểm cân bằng, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các biện pháp và cuối cùng đi tới từng cá nhân tham gia vào doanh nghiệp, người ta xác định được những mục tiêu cá nhân.
Như vậy, có thể có những kết quả đầu ra lớn như là sự hài lòng của nhà đầu tư, thỏa mãn của khách hàng, các quy trình nội bộ có năng suất, hiệu quả và cuối cùng là con người sẵn sàng lao vào cuộc, cùng với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp để đi vào một hành trình, thực hiện ước mơ của doanh nghiệp - tầm nhìn của doanh nghiệp đó.
Áp dụng BSC cần thực hiện từng bước, chi tiết từng phần. Ví dụ sau đây về một mô hình bản đồ chiến lược.
Ở đây, có 4 tầng: Tài chính, khách hàng, quy trình và học hỏi & phát triển (con người) có mối quan hệ nhân quả, được nối với nhau bằng các mũi tên. Nếu xuất phát từ con người, được trang bị bởi vốn nhân lực (kỹ năng, đào tạo, nhân lực), vốn thông tin (hệ thống, mạng, cơ sở dữ liệu) và vốn tổ chức (văn hóa, kết nối, ...) thì tạo ra được kết nối. Thứ nhất là kết nối họ công việc với nhau, thứ hai là kết nối CNTT, thứ ba là kết nối chiến lược làm thay đổi tổ chức. Từ con người, tạo được sự kết nối, dẫn đến hệ quả là những quy trình sẽ tốt lên, từ đó tạo ra những sảm phẩm / dịch vụ và làm cho khách hàng hài lòng hơn, làm cho tài chính tốt hơn. Nhân là con người, quả là tài chính. Những yếu tố về tài chính là những yếu tố trễ, những yếu tố về con người là những yếu tố sớm vì có thể can thiệp hàng ngày. 2. BSC giải quyết bài toán chiến lược công ty
Tham khảo một số phát biểu, thách thức:
- Chiến lược không tồi, nhưng triển khai tồi là 70% nguyên nhân làm CEO thất bại. - Việc triển khai không chỉ là chiến thuật, nó là một kỷ cương và là một hệ thống. - Tầm nhìn của công ty, chỉ có 5% nhân viên biết đến. - Con người, chỉ có 25% nhà quản lý có các khích lệ nối kết với chiến lược công ty. - Quản lý, đến 85% các đội ngũ điều hành dành ít hơn 1 giờ / tháng bàn về chiến lược công ty. - Tài nguyên công ty, đến 60% các tổ chức không liên kết ngân sách với chiến lược công ty.
Công cụ kết nối và quản lý chiến lược công ty là gì ? dựa trên 4 yếu tố, công cụ: Công cụ quản lý tài chính, công cụ quản lý khách hàng, công cụ quản lý quy trình và công cụ quản lý con người, việc kết nối đó là Balanced Scorecard.
Để làm được nó, về tài chính, cần xác định những mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu và biện pháp. Tiếp theo là khách hàng cũng có những mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu và biện pháp...
Mỗi năm, khi duyệt kế hoạch năm mới, chúng ta tạo ra một phiên bản BSC mới - Mỗi doanh nghiệp sẽ là một phiên bản mới - Nó đúng theo từng phiên bản, thời điểm.
Balanced Scorecard làm cho: Người quản trị nguồn nhân lực công ty, thay vì làm những thủ tục nhân lực, thì trở thành người có tư duy chiến lược và làm việc rất bổ ích cho cấp trên và hóa thân thành người lãnh đạo trong hoạt động kinh doanh. Còn đối với doanh nghiệp, sự thay thay đổi là hàng ngày - vấn đề là thụ động hay sẵn sàng cho sự thay đổi, thì với Balanced Scorecard cho phép doanh nghiệp cho sự thay đổi đó. Và cuối cùng, vận động đạt được những mục tiêu hàng năm, một số năm.
Balanced Scorecard làm cho doanh nghiệp và những người cùng hợp tác với mình hay những người bình thường nhất, được sống trong không khí không khải là đồng sàn dị mộng mà là đồng sàn đồng mộng với người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu để chọn Strategy Map và Balanced Scorecard phù hợp
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay có nói rằng"Chúng ta phải khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh". Tức là, cùng với sản phẩm đó, khách hàng không mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mà mua sản phẩm của mình. Và cuối cùng là chiến lược nó dựa trên khách hàng; dựa trên những giá trị mình mong muốn chuyển đến cho khách hàng.
4. Ví dụ điển hình cho doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp chúng ta đi về đâu? Nếu hướng về chi phí tốt nhất, tức là công ty hướng đến cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có tính đồng bộ, đúng hạn và chi phí thấp.
Từng quy trình quản lý hoạt động, quản lý khách hàng, đổi mới hay chính sách và xã hội, chúng ta tập trung vào những quy trình cần thiết nhất. Đối với mô hình chi phí thấp, chúng ta tập trung vào các quy trình quản lý hoạt động.
Bản đồ chiến lược về quản lý hoạt động
Trong quy trình quản lý hoạt động, được phân chia thành loại quy trình: Phát triển mối quan hệ nhà cung cấp (Chi phí mua NVL thấp hơn, giao hàng đúng hạn, nhà cung ứng chất lượng cao, sáng kiến mới từ nhà cung cấp, đối tác cung ứng, thuê ngoài các dịch vụ không chiến lược); Sản xuất sản phẩm / dịch vụ (Chi phí sản xuất thấp hơn, cải tiến liên tục, chu trình xử lý, sử dụng tài sản cố định, hiệu quả của vốn hoạt động); Phân phối sản phẩm (Chi phí dịch vụ thấp hơn, đáp ứng thời gian giao hàng, cải tiến chất lượng); Quản lý rủi ro (Rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro công nghệ).
Trong mỗi phần, viễn cảnh (học hỏi & phát triển, quy trình, khách hàng và tài chính) sẽ có mục tiêu, thước đo, ...
Khách hàng: Mục tiêu: Giao hàng đúng hạn. Thước đo: % giao hàng đúng hạn, thời gian giao hàng (từ khi đặt hàng cho đến nhận hàng)
Quy trình: Mục tiêu: Khả năng giao hàng đúng hạn của NCC. Thước đo: Khả năng giao hàng đúng hạn của NCC, % tỉ lệ hàng giao bị lỗi.