Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Các học viên ở Romania kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc


Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Romania
[MINH HUỆ 24-07-2015] Ngày 19 tháng 7 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công ở Bucharest đã tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa phía trước Đại sứ quán Trung Quốc, đánh dấu 16 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp pháp môn, và ủng hộ 80 nghìn người Trung Quốc đã đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân. Giang chính là thủ phạm phải chịu trách nhiệm cho việc đơn phương phát động cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Các học viên đã giương các tấm biểu ngữ cớ lớn với các dòng chữ: “Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, phạm các tội ác quốc tế như diệt chủng, tra tấn và tội ác chống lại nhân loại.” Họ cũng đã thu thập chữ ký thỉnh nguyện tại công viên Cismigiu kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp, và đã nhận được sự ủng hộ to lớn từ công chúng.
83818772629b9da0cc10e29aa70b9829.jpg
a56ab8b01c19e1387b3019c248e3a9b9.jpg
Các học viên Pháp Luân Công ở Bucharest tổ chức kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc
b86721b4018fbfe6899ed969ca2657d4.jpg
332eeaea8aa349c7241c4fc10b9113b5.jpg
0681b727bcab52405466b407f98ad1fb.jpg
Thu thập chữ ký thỉnh nguyện tại công viên Cismigiu, kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp

Đăng ngày 08-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Hàng loạt sự kiện ở Châu Á ủng hộ những nỗ lực đưa cựu độc tài của Trung Quốc ra trước công lý


Bài viết của các học viên Pháp Luân Công ở các quốc gia Châu Á
[MINH HUỆ 22-07-2015] Trong vòng hơn hai tuần qua, các học viên Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới đã tổ chức nhiều sự kiện khác nhau để kỷ niệm 16 năm ôn hòa phản kháng lại cuộc đàn áp [Pháp Luân Công] tại Trung Quốc. Họ cũng đã nói cho công chúng biết về làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng là thủ phạm chính gây ra cuộc đàn áp.
Các sự kiện được tổ chức ở Đài Loan, Hàn Quốc, Macao, Malaysia và Indonesia là một phần nằm trong nỗ lực toàn cầu kêu gọi chấm dứt những tội ác [đối với Pháp Luân Công] tại Trung Quốc.
Phía trước Dinh Tổng thống ở Đài Bắc, Đài Loan
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung lại phía trước Dinh Tổng thống ở Ketaganan Boulevard ở Đài Bắc, Đài Loan. Họ đã luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công và tổ chức lễ tưởng niệm những học viên bị thiệt mạng trong cuộc đàn áp tàn bạo tại Trung Quốc.
3bc751f1c30185af399919acf0f3b314.jpg
Luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công tại Ketagalan Boulevard ở Đài Bắc, biểu ngữ mang dòng chữ “Tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị Trung Cộng bức hại đến chết”
0f4e7761d8f67dc85d48c550330a0deb.jpg
3ab3a6d54b479273cfddca202cb19ecc.jpg
Một thanh niên trẻ tuổi ký tên thỉnh nguyện kêu gọi đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Từ đầu tháng 5 đến 23 tháng 7 năm 2015, trang web Minh Huệ đã nhận được các bản báo cáo của hơn 103 nghìn học viên từ trong và ngoài nước Trung Quốc đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân. Các nguyên đơn đều kiện Giang phải chịu trách nhiệm vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và khiến họ phải chịu những thiệt hại to lớn cùng những nỗi đau đến cùng cực trong suốt 16 năm qua.
Mít tinh ở Hàn Quốc
Ngày 20 tháng 7 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công cùng những người ủng hộ ở Hàn Quốc đã tổ chức một lễ mít tinh ở Seoul Plaza.
af8d0f89b38ead0cf3e62863f3a9b96f.jpg
Các học viên bắt đầu buổi mít tinh bằng màn biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công
77d26c7959f9e03deafaefae3671546c.jpg
7c10d0f851c0d3d1c197ea44cc9bc196.jpg
Tiến sỹ Wu Shiei, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc, tuyên bố chính thức bắt đầu chiến dịch thu thập chữ ký tại Hàn Quốc kêu gọi ủng hộ việc khởi kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân
7c10d0f851c0d3d1c197ea44cc9bc196.jpg
Bốn nhân vật có tiếng tăm ở Hàn Quốc phát biểu tại lễ mít tinh đã ký tên vào bản báo cáo hình sự thúc giục các nhà chức trách của Trung Quốc đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý (từ trái qua phải: Ông Park Hee Do – cựu tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc; Giáo sư Choi Woo Won – Chủ tịch hội đồng Triết học châu Á; Ông Seo Kyung Seok – một mục sư; và một nhà hoạt động Nhân Quyền ở Bắc Triều Tiên)
Giáo sư Choi Woo Won – Đồng Chủ tịch hội đồng Triết học Châu Á phát biểu tại sự kiện: “Người dân ở Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới đã đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân và ĐCSTQ, điều này cho thấy rằng ĐCSTQ đang đứng trước sự sụp đổ.”
Các công chức, các nhân viên và nhiều du khách có mặt tại tòa Thị chính Seoul đã ký tên ủng hộ vào bản báo cáo hình sự về những tội ác của Giang.
Theo Luật pháp Trung Quốc, bất kỳ một bản báo cáo tội phạm nào cấu thành một đơn khiếu nại hình sự do bất kỳ một cá nhân nào ký và đề ngày tháng đều sẽ được đệ trình lên Viện Kiểm sát và Tòa án Nhân dân Tối cao.
“Từ lâu tôi đã biết đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ ĐCSTQ. Tự do tín ngưỡng cần phải được bảo vệ, không ai được phép làm tổn hại nó cả,” cô Yves Morissette nói, sau khi ký tên vào bản báo cáo hình sự chống lại Giang. Cô là một nhà phân tích làm việc cho một ngân hàng ở Montreal, Canada đang đi du lịch ở Hàn Quốc tại thời điểm diễn ra sự kiện.
2a3b3f59897c9cc2dfd0eff0d59dbf35.jpg
Một gia đình có bốn người đến từ Israel tìm hiểu về cuộc đàn áp và làn sóng khởi kiện Giang Trạch dân, họ đã ký vào bản báo cáo hình sự
Thắp nến tưởng niệm tại Macao
9786078098c869051b9c65fe2f299a32.jpg
Chiều tối ngày 19 tháng 7 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công ở Macao đã tổ chức một buổi lễ thắp nến tưởng niệm trong một công viên đối diện với Văn phòng Liên lạc Trung Quốc. Họ đã tổ chức lễ tưởng niệm các học viên bị thiệt mạng trong cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công trong suốt hơn 16 năm qua tại Trung Quốc, đồng thời nói cho công chúng biết về nỗ lực toàn cầu đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý.
Malaysia
Trong các ngày 19 và 20 tháng 7 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công ở Malaysia đã tổ chức một sự kiện kéo dài hai ngày để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo của chế độ ĐCSTQ đã kéo dài suốt 16 năm qua, đồng thời ủng hộ cho sự kiện hơn 80 nghìn người Trung Quốc khởi kiện cựu lãnh đạo độc tài ĐCSTQ Giang Trạch Dân.
6c9909f145f8c8e903e076e1fc8409f8.jpg
Một cuộc mít tinh được tổ chức gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Kuala Lumpur ngày 20 tháng 7 năm 2015
2c3e693d291b5a41e1fe2ce2bdf8e26f.jpg
de8642ca1168d77aaa5db7bce25eee7d.jpg
Người dân ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng sống được nhà nước hậu thuẫn của chế độ ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc
873fe25151fb9931d85944af7b0dedf0.jpg
Ông Nadarajah, một luật sư, nói rằng khởi kiện Giang Trạch Dân là việc làm đúng đắn, và rằng người dân sẽ ủng hộ việc làm này
Ông Nadarajah phát biểu khi đề cập đến tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công: “Nó vi phạm tất cả các nguyên tắc về nhân quyền,” “Nó phải được chấm dứt trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng tôi sẽ ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc đàn áp này.”
Mít tinh và thu thập chữ ký ở Jakarta và Batam, Indonesia
b7d427d2be95108d72534f90e5f9a633.jpg
Các học viên Pháp Luân Công ở Jakarta, thủ đô của Indonesia dựng các biểu ngữ gần khách sạn Indonesia trong khu vực thương mại ngày 11 tháng 7 năm 2015, ủng hộ việc khởi kiện Giang Trạch Dân ở Trung Quốc
7974785c262e08aee8a130a9db3a0672.jpg
Tái hiện lại tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công nhằm nâng cao nhận thức về loại tội ác hiện vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc này
bd6ef2d197113e3907ae6b64afa5f439.jpg
Các học viên ở Batam thu thập chữ ký thỉnh nguyện ngày 12 tháng 7 để ủng hộ làn sóng khởi kiện cựu lãnh đạo độc tài Giang Trạch Dân
Biểu ngữ mang dòng chữ: “Thế giới ủng hộ người dân Trung Quốc khởi kiện Giang Trạch Dân vì đã đàn áp Pháp Luân Công.”

Đăng ngày 07-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Gặp gỡ đội quân những bà nội bà ngoại do thám của Đảng CS Trung Quốc

Chinese urban block monitors take a stroll in Beijing in this undated photo. (Screenshot via Weibo)
Đội quân những bà nội bà ngoại do thám của Trung Quốc đi “tuần tra” ở Bắc Kinh trong bức ảnh không đề ngày tháng này. (Ảnh chụp màn hình thông qua Weibo)
Trong khi những phụ nữ cao tuổi Trung Quốc trở thành tít lớn trên báo chí nước ngoài vì những hành vi lập dị của mình, từ những chiếc xe độc mã ở trước cửa cung điện Louvre (Pháp), đến các trò chơi cờ bạc tại các sân bay quốc tế, trong nhiều thập kỷ tổ chức của chế độ cộng sản còn tạo ra một chức năng xảo quyệt hơn cho số lớn “những bà nội bà ngoại” này – đó là theo dõi và giám sát đồng bào mình.
Cũng giống như mạng lưới những người cung cấp thông tin tràn ngập Đông Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ, những phụ nữ này hình thành một tỷ lệ lớn “những người lao động tình nguyện giữ trật tự công cộng” ở Bắc Kinh. Họ được các cơ quan an ninh công của đảng huy động và đảm nhận những vai trò như tuần tra, tuyên truyền miệng, bảo vệ các tòa nhà, và bố trí nhân viên ở các trạm kiểm soát.
Tất cả những chi tiết này, và nhiều hơn nữa, đã được tiết lộ trong một báo cáo gần đây của tờ nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, làm sáng tỏ một hệ thống giám sát ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc.
Những người bà này chiếm khoảng 70 phần trăm những người làm việc tình nguyện ở quận Tây Thành, Bắc Kinh, theo phó bí thư đảng bộ thành phố, Vương Tịnh.
Quảng cáo
Phần còn lại, ông Vương cho biết, là những người làm việc phục vụ, các lính cứu hỏa, nhân viên bảo vệ và công nhân vệ sinh, tờ Nhật báo nhà nước Thanh niên Bắc Kinh đưa tin.

Tai mắt

Chinese urban block monitors take a stroll in Beijing in this undated photo. (Screenshot via Weibo)
Đội quân những bà nội bà ngoại do thám của Trung Quốc đi “tuần tra” ở Bắc Kinh trong bức ảnh không đề ngày tháng này. (Ảnh chụp màn hình thông qua Weibo)
Bắt chước kinh nghiệm của Đông Đức, những người giám sát đô thị ở Bắc Kinh cũng hoạt động như những người cung cấp thông tin, không chỉ giúp duy trì trật tự mà còn báo cho đảng biết về các quan điểm chính trị của đồng bào mình.
Trước khi nước Đức thống nhất năm 1989, cảnh sát bí mật của chế độ cộng sản đã sử dụng hàng trăm ngàn người cung cấp thông tin, cả chuyên nghiệp và không chính thức, để giám sát dân chúng.
“Nếu không có nhiều điều xảy ra, [các tình nguyện viên] có thể soi mói cuộc sống riêng tư của ai đó, hy vọng khai thác được một số điều vụn vặt về họ và báo cáo với nhà chức trách”, Lý Hồng Khoan, cựu biên tập viên của VIP Reference, một trong các bản tin điện tử đầu tiên phân phối ở Trung Quốc đưa tin về nạn tham nhũng và các vấn đề xã hội, nói.
Phát biểu với Đài Á Châu Tự Do (RFA), ông Lý nói rằng các hành vi như vậy rất phổ biến trong thời Cách mạng Văn hóa như một phương tiện thu thập thông tin được sử dụng chống lại các cá nhân trong cuộc đấu tranh chính trị, nhưng chúng hầu như không thích hợp với một xã hội điều hành bởi luật pháp.
“Trong một xã hội nơi pháp luật là quy tắc nghiêm ngặt, sẽ rất khó khăn để có được sự chấp thuận pháp lý. Tám đến chín trường hợp trong số mười báo cáo của tình nguyện viên có thể là giả. Những gì họ đang làm có thể gây cho những người khác nhiều phiền phức,” ông Lý nói.
Đôi khi các tình nguyện viên được nhận một số tiền thù lao cho công sức của họ. Theo báo cáo của tờ Thanh niên Bắc Kinh, 753 người theo dõi đã được trao tặng tổng cộng khoảng 90,000 USD cho việc cung cấp thông tin có giá trị cho cảnh sát từ tháng 1 đến tháng 4. Từ giữa năm 2011 đến năm 2014, 3.000 người dạng này đã nhận tổng cộng 336,500 USD.
Tám đến chín trường hợp trong số mười báo cáo của tình nguyện viên có thể là giả. Những gì họ đang làm có thể gây nhiều phiền phức cho những người khác.
Lý Hồng Khoan
Các tình nguyện viên duy trì trật tự công cộng là một hiện tượng phổ biến ở Bắc Kinh, nơi mà mỗi huyện và quận đều có nhóm tình nguyện riêng về trật tự xã hội. Họ thường đeo băng đỏ, đội mũ đỏ, ăn mặc giản dị, cầm tập tài liệu nhỏ gọn trong lòng bàn tay dày 22 trang, trong đó chỉ rõ bảy loại người, ba loại mặt hàng, và ba loại sự kiện phải thông báo ngay cho cảnh sát. (các báo cáo không chỉ chính xác ba loại này là gì, nhưng những người bất đồng chính kiến, các học viên Pháp Luân Công, và những nhóm người khác, tất cả đều thường là mục tiêu của các biện pháp giám sát như vậy.)
Nhưng bất chấp những biện pháp khuyến khích cho những người cung cấp thông tin hoạt động cả công khai lẫn bí mật này, hệ thống tình nguyện viên chỉ tuyển dụng được những người nhiệt tình tại một số quận nhất định ở Bắc Kinh và đã thất bại ở các nơi khác, một nhà văn mạng Trung Quốc họ là Lưu đã nói với RFA.
“Các nhà chức trách Trung Quốc đã cố gắng mở rộng trên toàn quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh và các thành phố lớn khác, nhưng điều này hoá ra rất khó khăn”, Lưu nói. “Quận Tây Thành và Triều Dương ở Bắc Kinh có nhiều cán bộ đảng. Có lẽ mức độ tổng thể về giác ngộ chính trị cao nên họ thích do thám người khác.”
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Vì sao một cuốn tiểu thuyết nhận được sự chú ý đặc biệt của Lầu Năm Góc?

P.W.Singer phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược Hải quân hiện nay của hải quân Mỹ về những bài học thực tế từ tiểu thuyết “Hạm đội ma”. Lầu Năm Góc và cộng đồng quân sự đang thảo luận cuốn sách này, một cuốn sách đã miêu tả chi tiết cuộc chiến thực tế giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga (Ghostfleetbook.com)
P.W.Singer phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược Hải quân hiện nay của hải quân Mỹ về những bài học thực tế từ tiểu thuyết “Hạm đội ma”. Lầu Năm Góc và cộng đồng quân sự đang thảo luận cuốn sách này, một cuốn sách đã miêu tả chi tiết cuộc chiến thực tế giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga (Ghostfleetbook.com)
Lịch sử rất có thể đã diễn ra khác đi nếu các nhà lãnh đạo thế giới lắng nghe những cảnh báo của tác giả một cuốn sách xuất bản vào năm 1914. Những vấn đề mà thế giới sớm phải đối mặt được ghi chi tiết trong câu chuyện ngắn “Danger!” của nhà văn Conan Doyle, cha đẻ của thám tử hư cấu Sherlock Holmes. Truyện ngắn này ra đời chỉ 18 tháng trước khi chiến tranh thế giới thứ I xảy ra.
Conan Doyle trình bày một cuộc chiến tranh giả tưởng mà trong đó, một quốc gia không có thực chiến đấu và đánh bại nước Anh. Công cụ họ sử dụng là tàu ngầm, lúc bấy giờ thì tàu ngầm chỉ mới vừa trở thành một loại vũ khí ưu việt trong chiến đấu. Một thời gian ngắn sau đó, tàu ngầm U-boat của Đức trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai.
Giờ đây, một cuốn sách về cuộc chiến giả tưởng giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc đang có chiều hướng tương tự. Và rồi đang nhận được nhiều sự quan tâm đáng kinh ngạc từ Lầu năm góc và cộng động quân sự.
Cũng giống như cảnh báo của ông Doyle, “Ghost Fleet: A Novel of the Next World War” (Hạm đội ma: một tiểu thuyết về Thế chiến tiếp theo), viết bởi P.W.Singer và Agust Cole, không phải là tác phẩm hư cấu toàn bộ. Bối cảnh tiểu thuyết là vào những năm 2020, nó miêu tả về vũ khí, việc cắt giảm chi phí và các chiến lược đang nổi lên trong thế giới thực tại, và cho thấy mọi thứ rất có thể xảy ra trong 5 năm tới.
Quảng cáo
“Hạm đội ma” có 374 lưu ý ở cuối tiểu thuyết về những công nghệ và các xu thế đang nổi lên khiến câu chuyện rất sát với thực tế.
Ông Singer phát biểu qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại rằng “Chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của một làn sóng công nghệ chỉ xuất hiện trong khoa học viễn tưởng gần đây”.
Cuộc chiến trong nay mai
“Hạm đội ma” nhấn mạnh một số vũ khí đang nổi lên trong hiện tại nhưng có thể định hình những cuộc chiến trong tương lai, từ chiến tranh mạng đến máy bay không người lái, từ trí thông minh nhân tạo đến thực tế ảo. Và giống như tác giả Doyle đa cảnh báo nước Anh, tiểu thuyết này cũng cảnh báo tương tự rằng Mỹ chưa sẵn sàng cho cuộc chiến này.
Các tác giả có hiểu biết sâu sắc về vấn đề này. Singer là nhà chiến lược của tổ chức New Amerianc Foundation và tham gia viết về những vũ khí đang được phát triển của Trung Quốc cho blog “Thần công phương đông” (Eastern Arsenal) ở trang Popular Science. Cole là cựu phóng viên về đề tài quốc phòng của tờ Wall Street Journal.
Sự am hiểu của Singer và Cole góp phần tạo nên một cuốn tiểu thuyết không chỉ để giải trí.
Chuyến du thuyết giới thiệu cuốn sách có sự tham gia của hơn 600 sỹ quan hải quân tốt nghiệp trường Đại học Thủy chiến, và một số cuộc thảo luận quy mô nhỏ với các quan chức Lầu Năm Góc, bên cạnh những tin tức thường thấy được báo chí đưa tin.
Một trong những lời giới thiệu sách thuộc về ông Jonathan Greenert, Đô đốc của lực lượng hải quân Mỹ, gọi đây là “một cuốn sách thú vị…sâu sắc, đậm tính chiến thuật và hợp lý”.
Cựu Tư lệnh Liên minh tối cao Nato, James Stavridis, viết đây là “một kế hoạch đáng kinh ngạc cho chiến tranh tương lai và mọi người nên đọc nó ngay lập tức!”.
Nhiều sỹ quan quân đội thấy nó hữu ích, mạnh mẽ và đậm tính minh họa
– W Singer, đồng tác giả của “Hạm đội ma”
Các tác giả đặt ra một vài câu hỏi quan trọng: Điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc thành công biến Nhân dân tệ thành đồng tiền có thể chuyển đổi? Điều gì xảy ra khi thị trường năng lượng thay thế phát triển và Trung Quốc kiểm soát những quặng quý hiếm trên trái đất? Điều gì xảy ra khi thương hiệu quốc gia của Trung Quốc tiếp tục mở rộng?
Rõ ràng nhất, cuốn sách cũng miêu tả cuộc chiến với Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào-cùng những chiến lược xây dựng xung quanh các vũ khí và một cách tiếp cận chiến tranh khiến phương Tây ít để ý nhất.

The cover of "Ghost Fleet" by P.W. Singer and August Cole. (ghostfleetbook.com)
Bìa cuốn sách ” Hạm đội ma” của tác giả P.W Singer và August Cole (Ghostfleetbook.com)
Đây là cuốn sách khiến người đọc phải chấn động – đặc biệt những người quen thuộc với chính sách quân sự của Trung Quốc – với sự thật phũ phàng là đúng, họ có thể làm như vậy, và không, chúng ta chưa chuẩn bị cho điều này.
Các tác giả đã tự họ tiến hành nghiên cứu. “Hạm đội ma” có 374 lưu ý ở cuối tiểu thuyết về những công nghệ và các xu thế đang nổi lên, khiến câu chuyện rất sát với thực tế.
Singer cho rằng cuốn sách này “là sự pha trộn giữa viễn tưởng và thực tế” và “sử dụng viễn tưởng để khám phá công nghệ thực tại và những vấn đề liên quan”.
“Mọi người thích cuốn sách, và nó chính xác là một cuốn sách đáng để đọc vào mùa hè- nó nhận được những đánh giá tích cực cho hạng mục tiểu thuyết”. Ông nói “ Nhưng nhiều sỹ quan quân đội thấy nó hữu ích, mạnh mẽ và đậm tính minh họa”.
Những dự đoán chính xác
Thực tế, “Hạm đội ma” đã có một số dự đoán trở thành hiện thực. Cuốn sách mở đầu với cảnh tượng chiếc máy bay do thám P-8 Poseidon bị quân đội Trung Quốc giận dữ xua đuổi qua radio, điều này đã được Singer viết 18 tháng trước..
Tháng 3 năm nay, một cảnh tượng tương tự đã diễn ra. Hải quân Mỹ cử chiếc máy bay do thám P-8 Poseidon bay ngang qua đảo Đá chữ thập ở Biển Đông. Một sỹ quan quân đội Trung Quốc giận giữ cảnh báo chiếc may bay phải rời đi qua radio.
Singer nói rằng bước phát triển này là một sự ngọt ngào cay đắng. Một mặt ông thấy vui vì những dự đoán trong cuốn sách là đúng, nhưng ông và Cole không muốn chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ III diễn ra theo đúng xu hướng được mô tả trong tác phẩm của mình.
Nhưng đây cũng chính là lý do Singer muốn viết “Hạm đội ma”. Một mặt nó phục vụ cho mục đích giải trí, mặt khác nó cảnh báo những quan chức đứng đầu của Mỹ về sự phát triển quân sự của Trung Quốc được thiết kế để chiến thắng trong cuộc chiến với Mỹ.
Cuốn tiểu thuyết bác bỏ một số quan điểm cho rằng thương mại và ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ngăn chặn xung đột thực sự.
Một trong những chương trình của chế độ cầm quyền Trung Quốc là “Quả chùy sát thủ”, nó được thiết kế để chống lại kẻ thù có thế mạnh về công nghệ. Chương trình bao gồm tấn công tin học, chiến tranh ngoài không gian và những hệ thống khác có thể vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ.
Singer cho rằng “ Chúng ta sử dụng cụm từ cuộc chiến không cân sức để ám chỉ những người luôn tìm kiếm điểm yếu của chúng ta. Và Quả chùy sát thủ biến thế mạnh của ta thành điểm yếu để khai thác.”
Ông lưu ý nhiều chuyên gia gọi cuộc tấn công vào Phòng Quản lý Nhân viên, được cho là do Trung Quốc thực hiện, với cái tên “Trân Châu Cảng trên mạng”, cuộc tấn công này chẳng là gì khi so sánh với một cuộc tấn công mạng thực sự- và cuốn tiểu thuyết miêu tả một cuộc tấn công như thế này bằng những chi tiết thực tế.
Một cuộc tấn công dạng này, Singer nói rằng, sẽ nhanh chóng dẫn đến một cuộc chiến vươn ra khỏi các biên giới, và vào bên trong lãnh thổ của quốc gia thù địch “ theo các cách mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây”.
Bài học từ lịch sử
Mối quan tâm không chỉ ở khía cạnh quân sự. Cuốn tiểu thuyết bác bỏ một số quan điểm cho rằng thương mại và ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ngăn chặn xung đột thực sự.
Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành Chiến tranh lạnh, Singer lưu ý rằng có nhiều điểm khác biệt so với mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trước đây.
Nổi bật nhất là “Mỹ không có quan hệ thương mại với Liên Xô”.
Nhưng nếu lịch sử cũng là một yếu tố, thì yếu tố này cũng không mang nhiều ý nghĩa. Singer nói rằng “Pháp và Đức từng là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, nhưng họ vẫn xảy ra chiến tranh”.
Ông nói rằng “Hạm đội ma” tuy là một cuốn sách về tương lai, “nhưng nó cũng là một cuốn sách về quá khứ.”
Bằng việc thể hiện mọi thứ đang tiếp diễn đến đâu, và thể hiện những điểm tương đồng từng có trong quá khứ, “Hạm đội ma” có thể tạo ra một bức tranh toàn diện hơn cho những mối đe dọa thực sự mà Mỹ và thế giới phải đối mặt hiện nay.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè