Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Khám phá luân hồi: Mối duyên phận của hai mẹ con


Cho đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa thể chứng minh được việc có kiếp sau hay kiếp trước của con người hay không? Tất cả vẫn chìm trong sự kỳ bí với những việc con người không thể giải thích nổi.

thoi mien, nhân qủa, luân hồi,
Tôi là người gốc Hoa, đang sống tại Mỹ. Thật là một sự tình cờ khi tôi phát hiện được quá khứ trong nhiều kiếp trước, và để chứng thực niềm tin đó qua nhiều văn hóa được trao đổi rằng những việc làm, hành động với quả tốt sẽ được đền đáp trong đời này hoặc đời sau.
Năm 1955 là năm đen tối nhất trong đời tôi. Tinh thần tôi bị khủng hoảng sau khi bị tai nạn xe, và cuộc tình cũng đổ vỡ sau đó, cũng vì lẽ đó tôi tin rằng mỗi một người nên sống có trách nhiệm hơn với xã hội, nên không cho phép tôi trở thành người quá bi lụy với tinh thần suy sụp. Cuối cùng thì tôi cũng cảm nhận được về sức mạnh về ý nghĩa của cuộc sống và trách nhiệm của một con người.
Để bắt đầu phải nói là từ khi bị tai nạn xe, cũng như bao tai nạn khác nó xảy đến với tôi thật tình cờ, nhưng có những dấu hiệu cho tôi biết rằng không phải như thế. Dường như đó là một kết quả vô hình nào đó tại chỗ làm. Ba ngày trước khi xảy ra tai nạn, có một người cho tôi biết rằng phải thật cẩn thận trong mọi hành động, bởi vì ông ta cảm giác ra được tôi sẽ bị một điều gì đó thật rủi ro.
Tôi không thể tin ông ta. Tôi nghĩ “làm sao một người như thế có thể đoán biết được tương lai?” Bất chấp mọi xác xuất có thể xảy ra, tai nạn xe đã xảy ra cho tôi chính xác sau ba ngày được cảnh báo. Kể từ đó, tôi đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu tự bản thân về sự sống và sự luân hồi.
Tôi đọc thật nhiều sách và hai cuốn sách được viết bởi hai nhà tâm thần học đã đem đến nhiều cảm hứng cho tôi, đặc biệt cuốn Nhiều cuộc đời nhiều ông chủ: Câu chuyện thật của một bác sĩ tâm thần nổi tiếng. Nói về một bệnh nhân trẻ và nhiều cuộc đời trong tiền kiếp đã thay đổi cuộc sống họ như thế nào. Một cuốn sách của bác sĩ Brian L. Weiss, là một nhà tâm thần học, tốt nghiệp đại học Columbia và đại học y khoa Yale đã được in cả triệu bản và bán rất chạy.
Tôi tuân theo những chỉ dẫn của quyển sách về luật thôi miên, và thử thôi miên những người bạn. Tôi phát hiện rằng tôi có khả năng tự nhiên để thôi miên, và trở nên thông thạo về thôi miên con người trong thời gian dài. Tôi cũng phát hiện rằng những người tự nguyện tham gia để thử nghiệm bắt đầu chuyển đổi cuộc sống của họ theo hướng tốt đẹp hơn sau khi được thôi miên, và những gì họ thể nghiệm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Trong những bài viết khám phá về sự xoay chuyển luân hồi, tôi sẽ chia sẻ nhiều câu chuyện về luân hồi mà tôi đã từng nghe trong khi làm phép thôi miên cho những người bạn.
Chủ nhà hàng và con trai của bà
Tôi có người bạn là chủ nhà hàng và thường xuyên bất hòa với người con trai. Bà đã lập sẵn một kế hoạch cho sự nghiệp của con trai về sau này, nhưng cậu con trai cương quyết phải tự đi lên bằng con đường của chính mình. Bà nghĩ rằng mình đã làm việc quần quật cho cái nhà hàng này cũng chỉ vì nuôi cậu ăn học. Đối với bà, đó là những gì tốt nhất cho tương lai của con, nhưng con bà không biết ơn công lao, lòng tốt của bà, lại phàn nàn bà không ngừng. Bà nói rằng bà vô cùng nản lòng về cậu con trai, và muốn về hưu cho rồi.
Sau đó cậu con trai chấp nhận để tôi làm thôi miên, cố để hàn gắn tình mẹ con. Bà cũng có mặt lúc tôi thôi miên, và chứng kiến con trai bà trở về tiền kiếp, như thế họ học được những nhân và quả trong mối quan hệ đã có từ nhiều kiếp qua.
Đầu tiên, cậu con trai đi thăm lại tiền kiếp ở Ấn Độ. Anh là một ông già cô đơn với một con khỉ đi theo cùng, anh đang rất khát, khi ấy trong làng đang xảy ra hạn hán và anh ta tình nguyện đi kiếm nguồn nước. Anh đi đến sa mạc và bắt đầu kiệt sức, chỉ lê từng bước cùng cây gậy chống; sau nhiều lần vất vả tìm kiếm, cuối cùng thì anh cũng tìm được nguồn nước theo sự dắt dẫn của con khỉ. Anh vui mừng khôn xiết và nhanh chân trở về để báo cho trưởng làng. Nhờ anh, dân trong làng được sống sót qua cơn hạn hán.
Trưởng làng hết sức biết ơn anh. Và trong đời này, trưởng làng đã trở thành cha của cậu con trai. Cha cậu hết sức thương yêu con. Rõ ràng người cha đang trả ơn cho những gì cậu con trai của mình đã làm trong tiền kiếp. Còn một việc cũng đáng ghi nhớ, đó là người con gái của trưởng làng trong tiền kiếp sẽ là bạn gái tương lai của anh trong kiếp này, tuy bây giờ cậu mới 19 tuổi và chưa bao giờ gặp mặt cô gái lần nào, nhưng một ngày không xa cô sẽ bước vào cuộc sống của cậu.
Tiếp theo, cậu đi thăm lại tiền kiếp ở Đại Hàn. Trong kiếp này, cậu là một người trai trẻ đẹp trong làng, người này đánh nhau với một người con trai khác vì một cô gái. Khi đánh nhau kẻ địch đã chém anh vào cánh tay phải bằng dao và bỏ trốn ngay lúc đó. Chúng tôi thật sửng sốt, khi biết rằng con trai người bạn tôi có một cái bớt ngay cánh tay phải và nhìn rất giống như một vết thẹo.
Tôi hỏi cậu đã gặp người con trai trong tiền kiếp trong kiếp này chưa. Cậu trả lời rằng mình từng gặp người con trai ấy, và đã trở thành bạn tốt, anh ấy đang sống tại New York. Người bạn ấy đối xử thật tốt với cậu, rõ ràng là anh ấy đang đền trả cho việc hành hung trong tiền kiếp. Tôi hỏi cậu về người con gái mà họ đánh nhau, cậu nói với tôi rằng cô gái đó chưa xuất hiện trong kiếp này.
Cuối cùng cậu về thăm lại một tiền kiếp ở Đài Loan. Khi ấy cậu là một chủ tiệm bán thuốc ở Đài Loan. Một ngày kia có một người đàn bà nông dân vào tiệm thuốc của cậu dáng vẻ rất rụt rè, bà thưa rằng cả nhà bà đều bị bệnh và cần thuốc để chữa trong tức khắc, nhưng họ không có tiền, và hỏi cậu có thể thương tình cho họ chút thuốc miễn phí.
Cậu trong kiếp ấy là một người rất nhân hậu, thấy người đàn bà đó không phải lừa gạt và rất cần thuốc men, nên cậu vui lòng cho thuốc và cứu sống cả nhà. Người đàn bà ấy quá biết ơn và nguyện sẽ đền trả công ơn này. Một lời nguyện trong một kiếp có thể định đoạt trong kiếp sau. Họ trở thành gia đình trong kiếp hiện tại. Người đàn bà ấy bây giờ đã trở thành mẹ của cậu ta.
Bạn tôi lập tức hiểu thấu được nguyên nhân và kết quả mối quan hệ giữa bà và cậu con trai. Những việc làm cực nhọc và sự hy sinh bà đã làm là nhân quả từ việc vay mượn mà bà đã nguyện báo đền trong tiền kiếp. Còn những luân hồi mà cậu con trai tiết lộ khi được thôi miên giải thích định mệnh cho một con người bằng những nhân và quả trong nhiều tiền kiếp. Ngay cả người mẹ, bà ta khó có thể thay đổi cuộc sống của người con trai, chi bằng thay đổi chính bản thân mình. Bà quyết định tuân theo ý trời, và để cậu con trai đi theo con đường mà cậu ấy chọn. Bà đã nghĩ thông suốt rằng bà đã làm hết khả năng để tạo dựng tương lai cho con trai, nhưng đó không phải là định mệnh của cậu.
Sau khi đã được thôi miên, cả mẹ lẫn con đều hết gây gổ. Người con trai tiếp tục đi học, còn bạn tôi thì đóng cửa nhà hàng và bắt đầu một sự nghiệp khác.
Câu chuyện của người bạn tôi đã minh họa cho sự nhân quả trong mọi quan hệ giữa người và người, những nghiệp đã tạo sẽ có nhân và quả, đó là những điều không phải tạo dựng bởi óc tưởng tượng của người Trung Hoa hay sự mê tín dị đoan.
Tác giả: Hàng Minh
Theo ChanhKien.Or
g
Thói quen đầu tư của người Đức
Những người gửi tiền tiết kiệm tại Đức rất kỳ lạ; họ tránh xa cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, thay vào đó là gửi hơn 2 nghìn tỷ euro vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Nói cách khác, họ rất thận trọng.
Theo một khảo sát mới nhất, trong khi hơn một nửa người Mỹ đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp Mỹ, chỉ 15% người Đức trực tiếp sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp Đức, 21% sở hữu các quỹ tương hỗ. Điều này càng đáng ngạc nhiên hơn khi mức lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Một số người Đức nghĩ rằng gửi tiền tại các ngân hàng chỉ đơn giản là được hưởng lãi suất trong khi đó thị trường chứng khoán và bất động sản giống như một hình thức đánh bạc.
Người Mỹ có các kênh tin tức cập nhật 24/24 các thông tin kinh tế tài chính với những chuyên gia hào hứng đưa ra lời khuyên đầu tư. Ví dụ gần nhất ở Đức là Dirk Müller - nhà giao dịch ở Frankfurt được biết đến với biệt danh “Mr DAX”. Đây là chuyên gia xuất hiện khá thường xuyên trên tivi và những cuốn sách của ông cũng được bán rất chạy.
Tuy nhiên, ông là người hiếm hoi khuyên người Đức nên mạo hiểm đầu tư vào các tài sản ngoài sổ tiết kiệm. Ông coi đây là "một trong những sản phẩm tồi tệ nhất mà các ngân hàng có thể cung cấp" bởi đây nhà đầu tư bị giới hạn số tiền và số lần mà họ có thể rút ra. Thêm vào đó, lãi suất cũng ở mức thấp hơn so với lạm phát.
Tuy nhiên, chỉ có rất ít người Đức nghe theo lời khuyên này. Theo khảo sát của Hiệp hội ngân hàng Đức chỉ có 30% người Đức cho biết họ tiết kiệm tiền "cho tuổi già", 27% cho "trường hợp khẩn cấp" và 27% để "mua các tài sản lớn". Chỉ có 7% nhắc đến việc "đầu tư làm giàu". Khi được hỏi nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đầu tư, 60% có câu trả lời là "an toàn", chỉ có 15% quan tâm đến lợi nhuận.
Các chính sách công cũng coi chứng khoán là tài sản đầu tư chứa đầy rủi ro, hoặc thậm chí là trái phép. Chính phủ duy trì chế độ theo dõi các nhân viên tư vấn một cách chặt chẽ, có hệ thống ghi lại bất cứ lời phàn nàn nào từ khách hàng. Thêm vào đó, luật bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu nhân viên tư vấn phải đọc lời khuyên bắt buộc (giá cổ phiếu có thể đi lên cũng như đi xuống) bất cứ khi nào họ gặp gỡ khách hàng.
Kết quả là, mặc dù người Đức có thu nhập khá cao nhưng tài sản ròng trung bình chỉ ở mức 51.400 euro - tương đương 69.221 USD. Đây là mức không chỉ thấp hơn của Pháp (115.800 euro), Hà Lan (103.600 euro) mà còn thấp hơn cả Hy Lạp (101.900 euro) và Slovakia (61.200 euro). Tỷ lệ sở hữu nhà ở mức thấp là lý do chính, nhưng người Đức chỉ kiếm được quá ít lợi nhuận từ những khoản tiết kiệm là lý do quan trọng hơn.
Kinh tế Đức sa sút
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã hy vọng sẽ khuyến khích các ngân hàng cho vay bằng cách đánh lãi suất tiêu cực đối với một số khoản tiền gửi vượt quá con số quy định. Nhưng người Đức hoài nghi rằng chính sách tiền tệ siêu lỏng có thể thúc đẩy hoạt động cho vay và do đó không cần phải cải cách tài chính và cấu trúc sâu hơn.
Họ cáo buộc ECB có những sai lầm trong quá khứ với chính sách lãi suất của mình. Quan hệ giữa ECB và Bundesbank, ngân hàng trung ương có truyền thống hiếu chiến của Đức đang trong tình trạng căng thẳng.
Ý định của ECB, tuy nhiên, không phải là quá khác so với Deutsche Skatbank: để khuyến khích người tiết kiệm chuyển sang tài sản rủi ro, thúc đẩy đầu tư sản xuất. Nhưng xem ra không hiệu quả, thay vì chuyển sang các tài sản đầu tư sinh lợi nhiều hơn, người Đức phản ứng với lãi suất thấp bằng cách giảm tiết kiệm. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân đã giảm trong những năm gần đây, phản ánh việc thiếu đầu tư của chính phủ Đức. Đây là một vấn đề ngày càng lộ rõ.
Số liệu thống kê cho thấy do hoạt động xuất khẩu yếu, đầu tư đi xuống, GDP của nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức giảm 0,2% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2014 và đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong hơn một năm. Nhiều viện nghiên cứu hàng đầu dự đoán Đức sẽ đạt tăng trưởng yếu trong năm nay và các nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Đức từ 1,9% xuống 1,3% và từ mức 2% xuống còn 1,2% trong năm 2015.
Động lực chính giúp Đức thoát khỏi cuộc suy thoái cận kề là chi tiêu hộ gia đình gia tăng mạnh mẽ. Thêm vào đó, ngoại thương cũng góp phần không nhỏ khi cán cân nghiêng về phía xuất khẩu so với nhập khẩu. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn chưa vội lạc quan khi vẫn còn những lo ngại về tình hình thu hút đầu tư, xây dựng tại Đức.
Thời báo Ngân hàng
Bí quyết làm ít được nhiều của người Đức: 'Tắt Facebook trong giờ làm'
Làm cho ra làm, trao đổi thẳng thắn và xả hơi thoải mái giúp người Đức chỉ cần làm việc 35 tiếng mỗi tuần nhưng kinh tế vẫn mạnh nhất châu Âu
Nhắc tới Đức, chúng ta thường nghĩ ngay tới bia hay bóng đá. Tuy nhiên, không thể quên Đức với vai trò của một trong những đầu tàu kinh tế ở châu Âu. Ngày nay, Đức ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới khi họ đưa châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng 2012. Đây cũng là quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất.
Dù phát triển khoa học và kinh tế rất mạnh, chúng ta lại chưa bao giờ nghe tới điều thần kỳ của người kỹ sư Volkswagen như vẫn thường nghe về người kỹ sư Toyota hay Honda. Thay vì làm việc chăm chỉ cần cù để tạo ra kỳ tích như người Nhật, nước Đức lại được biết tới với luật bảo về quyền lợi người lao động cực kỳ nghiêm khắc và có thời gian làm việc trung bình ít hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.
Vậy tại sao một quốc gia chỉ làm 35 giờ mỗi tuần, trung bình được 24 ngày nghỉ phép mỗi năm, lại là nơi có năng suất làm việc cao vượt trội so với các quốc gia khác?
Dưới đây là một số lý do mà trang Business Insider của Mỹ đưa ra, lý giải tại sao người Đức có năng suất mà đến người Mỹ cũng phải ghen tị:
Người Đức: “Làm việc là làm việc”
Trong văn hóa kinh doanh của ĐỨc, khi một nhân viên nói họ đang làm việc, điều đó có nghĩa là họ sẽ không làm gì khác ngoài công việc. Facebook, tán gẫn với đồng nghiệp, bình luận trên diễn đàn hay giả vờ làm việc khi sếp xuất hiện là những hành vi không thể chấp nhận.
Tất nhiên, ở Mỹ những hành vi này cũng sẽ bị quản lý trừng phạt nghiệp khắc. Tuy nhiên, điều khác biệt là tại Đức, kể cả đồng nghiệp của bạn cũng không bao giờ chấp nhận cách làm việc như vậy.
Trong bộ phim tài liệu “Make me a German”, một phụ nữ Đức trẻ tuổi đã nói cô ấy bị “sốc” trước văn hóa làm việc khi chuyển tới Anh.
“Tôi đã làm việc ở Anh trong kỳ trao đổi nhân viên … Tôi đã ở văn phòng và thấy mọi người suốt ngày ngồi tán gẫu những câu chuyện cá nhân … “Tối nay có kế hoạch gì không?”,... và suốt ngày đi uống cà phê”.
Cô gái người Đức tỏ ra khá ngạc nhiên với cách làm việc của người Anh. Cô cho biết, tại Đức, Facebook bị cấm sử dụng trong văn phòng. Thậm chí cả những email có nội dung riêng tư cũng không được phép.
Trao đổi thẳng thắn
Văn hóa làm việc của người Đức tập trung nhiều vào việc trao đổi trực tiếp. Trong khi người Mỹ thích các cuộc nói chuyện riêng và duy trì bầu không khí lạc quan, người Đức hiếm khi quanh co. Họ sẽ trao đổi thẳng thắn với quản lý về việc đánh giá hiệu suất công việc, đi thẳng vào vấn đề trong các buổi họp, và sử dụng những câu nói thẳng trực tiếp mà không cần nghĩ tới việc nói giảm, nói tránh. Chẳng hạn, người Mỹ sẽ nói: “Tốt hơn anh đưa cho tôi văn bản này lúc 3 giờ chiều”, người Đức sẽ nói: “Tôi cần văn bản này vào 3 giờ”.

Khi làm việc, người Đức tập trung và chăm chỉ hơn, vì vậy họ cũng đạt hiệu suất cao hơn trong thời gian ngắn hơn.

Tại sao người Đức làm việc ít mà năng suất cao nhất thế giới?

Mỹ vẫn được xem là nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, năng suất lao động cao trên thế giới. Thế nhưng gần đây, ngay cả người Mỹ cũng phải cảm thấy nể phục người Đức khi biết rằng người Đức có kỷ luật lao động tốt và năng suất lao động rất cao.

Tại sao người Đức làm việc ít mà năng suất cao nhất thế giới?
Khi người Mỹ cũng như thế giới nghĩ về nước Đức, những ký ức về chiến tranh thế giới thứ 2 và chủ nghĩa phát xít Hitler thường ngay lập tức xuất hiện. Thế nhưng, một điều nữa mà thế giới phải công nhận, đó là nước Đức chính là cái nôi của nền công nghiệp châu Âu, là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm chất lượng cao xuất sang các nước trên thế giới. Chính nước Đức đã cứu khu vực đồng Euro thoát khỏi đổ vỡ vào năm 2012 khi khủng hoảng tài chính nổ ra.
Người lao động Đức cũng được bảo vệ tốt nhất và có thời gian làm việc ít hơn so với người lao động của các nước. Họ làm việc trung bình 35 giờ mỗi tuần nhưng lại có năng suất lao động cao hơn nhiều so với thế giới. Lý do nằm ở đâu?
1. Giờ làm việc nghĩa là giờ làm việc
Một chân lý rất đơn giản, nhưng không phải nền sản xuất nào cũng “thấu” được chân lý này. Trong văn hóa doanh nghiệp của Đức, khi một công nhân làm việc, họ chuyên tâm vào công việc hơn là bất cứ một thứ gì khác. Lướt facebook, tán chuyện với đồng nghiệp và sau đó vẽ lăng nhăng ra giấy khi thấy sếp bước vào phòng đều bị xem là những hành vi không thể chấp nhận đối với người lao động ở Đức.
Đối với các nước công nghiệp khác, thói quen chuyên tâm công việc có thể được rèn giũa qua người quản lý nhưng đối với người Đức, đây được xem như bản tính vốn có. Trong bộ phim tài liệu “Hãy biến tôi thành một người Đức” của BBC, một phụ nữ Đức trẻ đã lý giải cú sốc văn hóa mà cô gặp phải trong một chuyến trao đổi công việc ở Anh: “Tôi đến Anh trong một chuyến trao đổi công tác…Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện suốt cả buổi về những thứ rất riêng tư, chẳng hạn như tối nay bạn sẽ làm gì, rồi họ uống café suốt cả buổi”. Người Đức không như vậy và họ cảm thấy ngạc nhiên về những điều đó.
2. Đánh giá cao việc hướng tới mục tiêu, làm việc trực tiếp
Văn hóa doanh nghiệp Đức có tính tập trung cao và giữ các mối liên lạc công việc trực tiếp. Các công nhân có thể trực tiếp phản ánh với giám đốc về một sản phẩm, sử dụng ngôn ngữ công việc một cách thẳng thắn mà không phải đề cao những ngôn từ văn hoa lịch sự mất thời gian.
Chẳng hạn, một người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt vời nếu anh có thể nộp báo cáo cho tôi trước 3 giờ chiều”. Trong khi đó, một người Đức sẽ nói: “Tôi cần báo cáo trước 3 giờ chiều”.
3. Cuộc sống ngoài công việc
Chính vì giờ làm việc được tập trung vào công việc nên giờ nghỉ đối với người Đức cũng thực sự là giờ nghỉ. Người Đức thường quan niệm sự tách bạch giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Thậm chí chính phủ Đức còn đang xem xét một lệnh cấm những thư điện tử liên quan đến công việc được gửi cho người làm sau 6 giờ chiều, nhằm tránh sự lạm dụng các phương tiện điện tử làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ của nhân viên.
Nhờ có năng suất lao động cao, người Đức cũng được hưởng nhiều ngày nghỉ mà vẫn được trả lương, lên tới 25 – 30 ngày/năm. Nới rộng số ngày nghỉ được trả lương nghĩa là các gia đình có thể sắp xếp thời gian tới gần cả tháng ở bên nhau, cùng đi du lịch mà không phải bận tâm nhiều với công việc. Và đây cũng là cách để họ sẽ chú tâm với công việc, nâng cao năng suất lao động hơn sau mỗi kỳ nghỉ.

Vì sao website bán hàng đa cấp liên tiếp lừa đảo được nhiều người tham gia?

Với chiêu thức lừa đảo không mới nhưng các công ty bán hàng đa cấp qua sàn thương mại điện tử liên tục “dụ dỗ”, lừa đảo được người tiêu dùng. Trách nhiệm từ cơ quan quản lý hay vì người dân không tỉnh táo.

Vì sao website bán hàng đa cấp liên tiếp lừa đảo được nhiều người tham gia?
Báo Tuổi Trẻ vừa đưa tin Công an tỉnh Bình Dương bắt tạm giam lãnh đạo Công ty cổ phần thương mại Tây Thanh để điều tra vì có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt 800 triệu đồng thông qua website bán hàng đa cấp đã khiến dư luận xã hội một lần nữa lại xôn xao về các hình thức lừa đảo bán hàng đa cấp qua mạng.
Cũng mới tháng 4/2014, báo Thanh niên đưa tin Công an TP.HCM thông báo tìm bị hại liên quan đến đường dây lừa bán hàng đa cấp qua sàn thương mại điện tử, chiếm đoạt cả chục tỉ đồng.
Thủ đoạn của các vụ việc lừa đảo này cơ bản khá giống nhau: Các công ty thành lập website bán hàng đa cấp. Sau đó chào mời những người muốn trở thành thành viên của các trang này, bằng việc cấp một mã số, một món hàng, hoặc một gian hàng có giá 2 – 3 triệu đồng. Những thành viên này tiếp tục lôi kéo những người khác tham gia mua gian hàng. Người trước sẽ được hưởng hoa hồng từ đường dây lôi kéo người sau tham gia.
Vì sao báo chí truyền thông đã đưa tin về nhiều vụ lừa đảo bằng website bán hàng đa cấp, tận dụng thương mại điện tử để chiếm đoạt tiền mà nhiều người dân vẫn mắc phải?
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Thạc sĩ - Luật sư: Ngô Văn Hiệp - Văn phòng Luật sư Hiệp và Liên danh cho rằng có nhiều lý do khiến người dân dễ rơi vào “bẫy”.
Thứ nhất, là do thời gian gần đây kinh tế khó khăn, nên nhiều người muốn thông qua việc làm “chân rết” cho các đơn vị bán hàng đa cấp để kiếm tiền mưu sinh.
Thứ hai, các đơn vị bán hàng đa cấp tung ra các chiêu quảng cáo, giới thiệu nghe “mùi mẫn” để đánh vào tâm lí hám lợi, lòng tham của người dân. Đó là tâm lí làm ít, kiếm được tiền nhiều, bỏ tiền ít, lợi nhuận cao thông qua việc giới thiệu người tiếp theo mua hàng để được trích hoa hồng, giới thiệu càng nhiều người, hoa hồng càng lớn.
Thứ ba, một bộ phận người dân vì hám lợi trước mắt do đó đã tê liệt ý chí trước khoản lợi nhuận lớn được một số đơn vị bán hàng đa cấp đưa ra “mồi chài” vì vậy người dân đã không nhận thức đúng, đầy đủ, bản chất bất minh của một số đơn vị bán hàng đa cấp và đã tự nguyện làm chân rết cho họ. 
Thứ tư, cá biệt một số người dân hiểu được điều đó, nhưng cố tình tiếp tay cho một số đơn vị bán hàng đa cấp để trục lợi cá nhân trái pháp luật.      
Về việc quản lí hoạt động bán hàng đa cấp, luật sư Ngô Văn Hiệp cho biết: Nhà nước ta thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động bán hàng đa cấp tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp và Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 110/2005/NĐ-CP; nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. 
Tuy nhiên, để được kinh doanh bán hàng đa cấp thì phải được cấp phép khi thỏa mãn các điều kiện luật định. Vụ việc “Công ty Tây Thanh chưa được cấp phép bán hàng đa cấp, các website nói trên cũng chưa được cơ quan chức năng công nhận”, đã cho thấy có dấu hiệu kinh doanh trái pháp luật. 
Trong trường hợp này, trách nhiệm của các cơ quan quản lý là khá mờ nhạt vì họ chưa cấp phép cho Công ty Tây Thanh. Có chăng, đó chỉ là trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các đơn vị kinh doanh để phát hiện đơn vị nào kinh doanh trái phép. 
Luật sư Lê Văn Thiên, Phó Giám đốc Công ty Luật Thái An cũng cho rằng: Cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể tiến hành các biện pháp để hạn chế loại tội phạm này. Do vậy người dân cần tỉnh táo, sáng suốt để tránh bị lôi kéo vào những mô hình “sinh lợi phi pháp”.
Trước khi  tham gia vào mô hình của một đơn vị kinh doanh, một sàn giao dịch thương mại điện tử nào đó, cần tìm hiểu tính pháp lý và uy tín của các đơn vị này như kiểm tra về giấy phép kinh doanh các ngành nghề và mặt hàng như lời quảng cáo, giới thiệu.
Mọi người cũng không nên chạy theo số đông với mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh và dễ dàng mà cần tìm hiểu kỹ càng về lĩnh vực bán hàng đa cấp khi có định tham gia để tránh rơi vào các “bẫy” lừa đảo.

Trang Nhung

Sập bẫy bán hàng đa cấp

Do hoàn cảnh khó khăn, nhiều sinh viên nữ phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống. Không ít người sập bẫy công ty bán hàng đa cấp “dởm”, lâm cảnh nợ đầm đìa vì bị dụ vay tiền của các tiệm cầm đồ.

Sập bẫy bán hàng đa cấp
Cả tin
Nguyễn Thị Hoài (SN 1993), quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh hiện đang là sinh viên trường Đại học KHXH&NV Hà Nội (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) làm nhân viên phục vụ quán bi-a được hơn 4 tháng. Ngày bận học nên Hoài chọn làm ca tối từ 7 giờ tối đến 7h sáng hôm sau với mức lương 10 nghìn đồng/giờ. “Vì tham gia công ty đa cấp nên chịu cảnh nợ nần. Giờ, phải làm thêm vào ban đêm để kiếm tiền trả nợ cho chủ hiệu cầm đồ”, Hoài nghẹn ngào.
Hoài sinh ra trong một gia đình đông anh em, bố mẹ làm nông. Để có tiền chu cấp cho con ở Hà Nội, gia đình phải thường xuyên vay mượn. Vì thương bố mẹ, ngay từ năm học đầu tiên, Hoài đã chủ động kiếm việc làm thêm (gia sư tiếng Anh). Hoài kể, bắt đầu từ giữa năm 2014, được một người bạn rủ kinh doanh, có thể thu lợi nhuận cao và được làm việc trong môi trường năng động. Hoài được bạn đưa tới Văn phòng World - Nets Việt Nam (sau đây viết tắt là công ty).
Tại đây, Hoài được nhân viên công ty thuyết trình về công việc kinh doanh. Người tham gia được hưởng nhiều lợi ích từ công ty và có thêm hoa hồng. “Tham gia buổi nói chuyện hôm đó, có nhiều người tự nhận mình là bác sỹ, giáo viên… và cho biết khi tham gia bán hàng đa cấp cho thu nhập cao nên bỏ việc để kinh doanh. Lúc đó, mọi nghi ngờ của mình tan biến, sau mới biết là lừa đảo”, Hoài búc xúc kể.
Khi mới vào công ty, Hoài phải đóng 180 nghìn đồng tiền làm thẻ và lệ phí. Để trở thành nhà phân phối, Hoài phải đóng 5,6 triệu đồng theo học mảng khởi nghiệp. Khi Hoài nói không có tiền, một nhân viên công ty đưa tới một cửa hiệu cầm đồ cắm chứng minh nhân dân (CMND), thẻ sinh viên (TSV) vay 6 triệu đồng (lãi suất 5 nghìn đồng/1 triệu đồng/ngày).
Sau khi vay, Hoài nộp hết tiền cho công ty. Sau đó, bên công ty bảo Hoài nộp thêm 18 triệu đồng làm “gói chuyên nghiệp”, có thể mua sản phẩm “ưu đãi” mang về kinh doanh. Không có tiền, Hoài được người của công ty dẫn đi và bảo lãnh vay thêm 18 triệu đồng với lãi suất tương tự.
Thực tế, Hoài không phải là nạn nhân duy nhất của hệ thống bán hàng đa cấp của World - Nets Việt Nam. Tống Thị Nhung (SN 1993) quê Thái Bình, sinh viên trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cũng rơi vào “cạm bẫy” đa cấp. Hằng đêm, Nhung phải làm thêm ở quán bi-a để trả nợ. Nhung cho biết, trước cô với Hoài cùng tham gia vào World- Nets Việt Nam.
Nghe những lời giới thiệu về tương lai tươi sáng, về những khoản thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng nên đồng ý tham gia. Không có tiền, Nhung được người của công ty đem đến hiệu cầm đồ để cầm cắm TSV, CMND để vay 18 triệu đồng.
Sau khi nộp tiền, Nhung cũng được công ty cấp những mặt hàng thực phẩm chức năng có giá cao ngất ngưởng để mang bán ra thị trường. Ngoài “chiêu bài” mời chào bán sản phẩm, công ty còn khuyến khích mời thêm nhiều người khác cùng tham dự hội thảo và các khóa học.
Người dân địa phương cho biết Cty TNHH World - Nets Việt Nam không hoạt động từ nhiều tháng nay. Ảnh: Quang Lộc.
Nợ nần
Tống Thị Nhung kể, do không có khả năng trả nợ tiền gốc và lãi cho cửa hàng cầm đồ, đã phải cầu cứu bố mẹ ở quê. “Khi thu vén được tiền trả nợ, số tiền lãi đã gần gấp đôi tiền vay, nên chỉ trả được 2/3”, mắt đỏ hoe Nhung kể.
Còn Hoài, làm việc được hơn 10 ngày mới biết đang làm cho một mạng đa cấp. Dù vậy, vì gia đình nghèo, bố thường xuyên đau ốm, Hoài quyết định “đâm lao, theo lao”. Hy vọng có thể thu hồi được số tiền đã bỏ ra. Nhưng đó là một quyết định sai lầm. “Thời gian đó, ngày nào mình cũng khóc. Vì áp lực nên không có thời gian để học. Đang học giỏi xuống yếu, bị bạn bè xa lánh. Những đối tượng cầm đồ suốt ngày gọi điện đe dọa. Nhiều lần mình đã nghĩ đến việc tự sát.
Thậm chí đã mua lượng lớn thuốc ngủ…”, Hoài kể. Số tiền cầm cố từ 18 triệu đồng đã “lãi mẹ đẻ lãi con” thành 27 triệu. Không có tiền, Hoài bị chủ tiệm cầm đồ đánh đập. Cuối năm 2014, Hoài bỏ học hai tháng sang Bắc Ninh làm công nhân. Để nhận mức lương 6 triệu đồng/tháng, Hoài phải làm việc ngày 12 tiếng. Bị bệnh tim từ nhỏ nên Hoài nhiều lần ngất khi đang làm việc.
Hoài cho biết, khi tham gia bán hàng đa cấp, các sinh viên nữ thường phải cầm cố CMND, TSV để vay nặng lãi nên phải gánh nợ lên tới 50-60 triệu đồng. Không còn lựa chọn, một số người phải làm tiếp rượu ở quán bar, karaoke...
Tỉnh táo khi chọn việc
Đó là lời khuyên của PGS.TS Trần Thu Hương, Phó Chủ nhiệm khoa Tâm lý, Đại học KHXH&NV Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội) dành cho các bạn trẻ để không bị “sập bẫy” các công ty bán hàng đa cấp. Theo bà Hương, không chỉ các bạn trẻ mà nhiều người đã có công việc ổn định vẫn tham gia các công ty đa cấp.
Vì họ nghĩ chỉ cần tìm thấy mạng lưới của mình, mời người tham gia là có thể thu được lợi nhuận và làm giàu nhanh chóng. “Khi các bạn trẻ được tham gia hội nghị, hội thảo của công ty đa cấp, họ sẽ vào một trung tâm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không được sử dụng điện thoại, nên các bạn không có thông tin từ bên trong đến bên ngoài.
Gần như trong trạng thái bị thôi miên, xong buổi họp cảm thấy như mình đã tìm ra con đường đổi đời, từ đó quyết định ký kết, cầm cố giấy tờ để kinh doanh”, bà Hương nói.
Để tìm hiểu thông tin cũng như hoạt động của Cty World - Nets Việt Nam, PV Tiền Phong đã gọi điện thoại đến số máy (do sinh viên cung cấp) nhưng không liên lạc được. Theo địa chỉ cung cấp, phóng viên tìm đến trụ sở công ty này trên đường Trần Kim Xuyến (số 9 H1, Khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu giấy, Hà Nội). Theo quan sát, tòa nhà hiện trống không, không một biển hiệu và người vào ra.
Anh Nguyễn Văn Tài, chủ cửa hàng gò hàn, đối diện cổng trụ sở của Công ty World - Nets Việt Nam cho biết đã chứng kiến nhiều vụ bố mẹ, sinh viên từ các vùng quê lên đây khóc lóc, đòi lại tiền từ công ty. “Nghe người ta bảo, đây là công ty đa cấp, nhiều sinh viên ra đây đi học tham gia công ty nợ nần nhiều lắm”, anh Tài nói.
Là hộ dân sống cạnh trụ sở công ty, chị Đào Thị Huyền  cho biết, nhiều trường hợp nữ sinh đến công ty khóc lóc, bảo công ty lừa đảo này nọ, đòi lại tiền nhưng đều không được. “Có lần, tôi lại thấy có những đám thanh niên, dân xã hội kéo đến đông lắm, thuê hẳn cả đoàn taxi đến đòi lại tiền. Từ hôm Tết đến nay thấy công ty không hoạt động nữa”, chị Huyền nói.
Theo trung tá Trần Văn Thuần, cảnh sát khu vực phường Yên Hòa, Cty World - Nets Việt Nam đóng cửa không hoạt động được hơn 5 tháng nay. Theo trung tá Thuần, trước đây công ty này hoạt động sôi nổi. Về vấn đề công ty này có lừa đảo sinh viên hay không, chúng tôi không nắm được thông tin, chỉ biết đó là công ty đa cấp. “Lý do là chúng tôi chưa nhận được đơn thư tố cáo công ty này lừa đảo của người bị hại cũng như tình trạng công ty gây rối trật tự trên địa bàn phường”, trung tá Thuần nói.
Tiền Phong

Diệt đa cấp bất chính: Phạt thật nặng!

Xử lý không triệt để đa cấp bất chính sẽ dẫn đến tình trạng “chặt đầu này lại mọc đầu khác”.

Diệt đa cấp bất chính: Phạt thật nặng!
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng, Việt Nam cần phải nhanh chóng rà soát lại, làm rõ tên và nội hàm các hành vi kinh doanh đa cấp bất chính. Những điều nào không còn phù hợp nữa thì nên mạnh dạn bỏ đi.

Trục lợi từ những kẽ hở pháp luật

- Theo Tiến sĩ, vì sao hiện tượng biến tướng của bán hàng đa cấp lại có điều kiện để phát sinh ngày một nhiều?
- Cách đây 10 năm, ngay từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành và chính thức có hiệu lực, các hiện tượng biến tướng trong kinh doanh đa cấp đã xuất hiện. Chúng ta cũng đã tham khảo xây dựng điều luật quản lý kinh doanh đa cấp theo mô hình của nước ngoài nhưng chưa thể lường trước hết những hình thức biến tướng mới ở Việt Nam.
Hiện nay chúng ta vẫn chưa xử lý mạnh tay và đến nơi đến chốn các hình thức kinh doanh đa cấp bất chính. Việc quản lý kinh doanh đa cấp có thể chia làm hai giai đoạn là đăng ký hoạt động và xử lý vi phạm. Đối với giai đoạn đầu tiên là cho đăng ký hay không cho đăng ký bán hàng đa cấp, Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Tuy nhiên, khi nói đến các cơ chế phát hiện và xử lý vi phạm, phía Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh tay.
Hiện tại cơ chế kiểm tra hoạt động kinh doanh đa cấp vẫn còn theo phương thức truyền thống là lấy thông tin và phải thông báo trước cho doanh nghiệp (DN) khi tiến hành kiểm tra; không thể áp dụng phương pháp kiểm tra đột xuất. Trong khi đó, các DN đa cấp hiện nay đủ thông minh để trục lợi từ những kẽ hở của pháp luật.
Tính đặc thù trong kinh doanh đa cấp cũng khiến cơ chế phát hiện và xử lý như hiện nay gặp phải nhiều khó khăn. Người tham gia hoạt động đa cấp mang tính chất độc lập so với DN. DN có thể dễ dàng cho phép họ tham gia vào mô hình với tư cách cá nhân, chỉ như một người cộng tác với DN.
Vì vậy khi người tham gia vào mô hình kinh doanh đa cấp có hành vi bất chính như đưa thông tin gian dối để thành lập mạng lưới cấp dưới, bán các sản phẩm kém chất lượng, lừa khách hàng… thì DN kinh doanh đa cấp vẫn có thể phủi sạch trách nhiệm và đổ lỗi lên người tham gia. Trước khả năng sinh lợi cao thông qua kinh doanh đa cấp, những toan tính bất chính luôn nhanh chóng phát sinh và tạo ra các hình thức mới để thỏa lòng tham về thu nhập.
Global Online Systems Inc (GOLS) - công ty kinh doanh đa cấp sản phẩm của Herbalife tại Vancouver (Canada) - từng bị tố cáo kinh doanh bất chính và bị phạt 150.000 USD. (Ảnh minh họa).
Global Online Systems Inc (GOLS) - công ty kinh doanh đa cấp sản phẩm của Herbalife tại Vancouver (Canada) - từng bị tố cáo kinh doanh bất chính và bị phạt 150.000 USD. (Ảnh minh họa).

Rút giấy phép chưa ăn thua gì

- Tiến sĩ có thể chia sẻ luật pháp của một số quốc gia tiêu biểu quản lý vấn đề đa cấp như thế nào để có thể tránh được những hiện tượng biến tướng như tại Việt Nam hiện nay?
- Cơ chế quản lý kinh doanh đa cấp tại Việt Nam chủ yếu kế thừa từ khu vực Bắc Mỹ mà chủ yếu là Canada. Ở nước ngoài vẫn tồn tại hình thức kinh doanh đa cấp bất chính nhưng cơ chế thi hành xử lý vi phạm mạnh hơn Việt Nam.
Cơ quan chuyên trách thực sự có quyền lực giúp phát hiện và xử lý các đối tượng kinh doanh đa cấp trái pháp luật. Họ có khả năng phối hợp với lực lượng cảnh sát kinh tế tiến hành những cuộc điều tra đột xuất bất ngờ khiến các DN bất chính không kịp trở tay che đậy dấu vết sai phạm. Quan trọng hơn hết, các cơ quan xử lý có thể đưa ra mức tiền phạt đủ mạnh để gây thiệt hại về kinh tế đủ lớn buộc DN phải đóng cửa ngưng hoạt động.
Trong khi đó tại Việt Nam, nếu chưa đủ nghiêm trọng để truy tố trách nhiệm hình sự, cơ quan quản lý chỉ có thể ra quyết định rút giấy phép kinh doanh đa cấp. Điều này thật sự không đủ mạnh tay để buộc DN có hành vi bất chính phải dừng hoạt động. DN sau khi bị rút giấy phép vẫn có thể dễ dàng đăng ký lại với một danh tính khác. Cách xử lý còn có phần nhẹ tay này tạo nên tình thế “chặt đầu này lại mọc đầu khác” đối với các DN kinh doanh đa cấp vi phạm pháp luật.
Một điểm khác biệt nữa là các quốc gia Bắc Mỹ có các cơ chế bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ hơn tại Việt Nam. Các quốc gia này có yêu cầu kỹ thuật cao đối với sản phẩm được phép bán trên thị trường. Các loại hàng giả, hàng kém chất lượng có các thông tin sai lệch khó có thể tồn tại. Do đó DN kinh doanh đa cấp khó lừa dối khách hàng.
Một đợt truy quét các thành viên bán hàng đa cấp tại Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 5-2015. Nguồn: Wangyi (Ảnh minh họa).
Một đợt truy quét các thành viên bán hàng đa cấp tại Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 5/2015. Nguồn: Wangyi (Ảnh minh họa).
- Việt Nam cần phải có những chỉnh sửa như thế nào để có thể quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh đa cấp, hạn chế những hình thức biến tướng gây hại cho người dân?
- Cùng theo đó, cơ quan quản lý cần phải đẩy mạnh việc thắt chặt quản lý về chất lượng sản phẩm trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng để ngăn chặn các DN đa cấp bán hàng hóa kém chất lượng lừa đảo người tiêu dùng.
Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống điều tra bán hàng đa cấp thật sự mạnh tay. Trong đó, cơ quan chuyên trách không chỉ làm tốt trong việc buộc DN đăng ký bán hàng đa cấp mà còn phải có khả năng điều tra phát hiện và xử lý vi phạm hoạt động đa cấp bất chính một cách triệt để và rộng khắp. Họ phải được trao khả năng yêu cầu những cơ quan an ninh phối hợp điều tra và xử lý vi phạm, có quyền tiến hành các cuộc điều tra và thanh tra đột xuất những DN bị tình nghi.
Một trong những giải pháp trước mắt có thể thực hiện là hủy bỏ yêu cầu người tố cáo kinh doanh đa cấp phải nộp tạm ứng khoản phí giải quyết là 10 triệu đồng, được quy định trong Luật Cạnh tranh. Những người bị lôi kéo, lừa gạt vào mạng lưới đa cấp bất chính khi muốn tố cáo thường sẽ bị chùn chân khi nhìn thấy mức phí này. Việc loại bỏ khoản phí tạm ứng này trong Luật Cạnh tranh có thể giúp các nạn nhân của những mạng lưới đa cấp bất chính mạnh dạn tố cáo hơn.
Xử phạt đa cấp bất chính ở các nước
Ở Singapore, trong quá trình rà soát luật về kinh doanh đa cấp (Multi-level marketing - MLM Act) năm 2000, mức phạt cho việc xâm phạm luật này đã được nâng từ 30.000 USD lên 200.000 USD hoặc bị phạt tù không quá năm năm, hoặc có thể chịu cả hai hình phạt trên.
Hình phạt này được áp dụng cho các hành vi khuyến khích và tham gia kinh doanh đa cấp, kinh doanh dạng kim tự tháp; đăng ký thành lập DN để thúc đẩy mô hình kinh doanh đa cấp, kinh doanh kim tự tháp, thành lập công ty với mục đích thúc đẩy kinh doanh đa cấp, kinh doanh kim tự tháp.
Công ty kinh doanh đa cấp sản phẩm Herbalife có trụ sở ở Vancouver (Canada) - Global Online Systems Inc (GOLS) bị phạt 150.000 USD với hai tội danh theo các điểu khoản kinh doanh lừa đảo của Luật Cạnh tranh. Sau khi nhận tội, GOLS đã ký vào Lệnh cấm (Prohibition Order) trình lên tòa án liên bang Canada.
Theo đó, GOLS và hai giám đốc Deborah Jane Stoltz và Marilyn Thom đã đồng ý nộp phạt, kê khai mức thu nhập thực sự của các nhân viên của công ty, thông báo cho tất cả nhà phân phối và nhân viên công ty về vụ việc và không được tham gia bất kỳ hoạt động kinh doanh nào về hình thức kinh doanh đa cấp dù trực tiếp hay gián tiếp.
Trung Quốc cấm tiệt đa cấp
Năm 2005, chính quyền Trung Quốc đã ban hành một đạo luật quy chế bán hàng trực tiếp và quy định cấm về kinh doanh đa cấp. Với đạo luật này, Trung Quốc khẳng định không chấp nhận hình thức kinh doanh đa cấp tại nước này. Theo trang China Briefing, chính quyền Trung Quốc xem những người tổ chức và đứng đầu mạng lưới kinh doanh đa cấp nhận mức lợi nhuận bất hợp pháp, làm rối loạn trật tự kinh tế và ảnh hưởng đến xã hội. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh đa cấp vẫn được xem là hợp pháp tại Đài Loan và Hong Kong.
Theo Trung Nhân - Ngọc Như
Pháp Luật TP HCM

Samsung – Hành trình từ cá khô đến tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới

Có trụ sở ở Seoul, Samsung là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Từ khi thành lập năm 1938 đến nay, tập đoàn này đã làm nên nhiều kỳ tích.

Samsung – Hành trình từ cá khô đến tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới
Những nhà sáng lập đứng sau các tập đoàn (chaebol) của Hàn Quốc đều là những kẻ có tham vọng rất lớn. Hãy nhìn vào những cái tên mà họ đặt cho doanh nghiệp của mình. Daewoo có nghĩa là “vũ trụ lớn”, Huyndai có nghĩa là “kỷ nguyên hiện đại” trong khiSamsung là “ba ngôi sao”. Cái tên ẩn chứa mong ước về một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ hùng mạnh.
Có trụ sở ở Seoul, Samsung là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Từ khi thành lập năm 1938 đến nay, tập đoàn này đã làm nên nhiều kỳ tích. Samsung có tầm ảnh hưởng to lớn đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của Hàn Quốc. Đây là động lực chính đứng phía sau “Kỳ tích sông Hàn” làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc. Các công ty con của Samsung sản xuất ra 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước, trong khi doanh thu của tập đoàn tương đương 17% GDP của Hàn Quốc.
Tính đến hết năm 2013, Samsung có mặt ở tổng cộng 90 quốc gia với 673 văn phòng trên toàn cầu.
Một số chỉ tiêu tài chính của Samsung trong giai đoạn 2009 - 2013 (Nguồn: Samsung website)
Đến nay, “món” cay nhất trong “bát kim chi” Samsung là Samsung Electronics – nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. 2/3 doanh thu của hãng đến từ mảng sản xuất điện thoại thông minh, chip bán dẫn và các linh kiện điện tử khác. Tuy nhiên, trong mạng lưới của Samsung là rất nhiều các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hầu hết trong số chúng mang thương hiệu Samsung.
Logo của Samsung qua các thời kỳ
 
Logo của Samsung qua các thời kỳ
Năm 1938, con trai của một địa chủ giàu có, thành lập một công ty chuyên xuất khẩu rau quả và làm mì tôm. Trong số các mặt hàng Samsung Sanghoe kinh doanh có cả cá khô.
 
10 năm sau đó, tức năm 1948, Samsung Corp chính thức ra đời, trước khi mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực dệt may, tinh luyện đường và vận tải.
Trong những năm 1950, Samsung mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như trung tâm mua sắm, báo chí với tờ nhật báo Joongang Ilbo, ngành đóng tàu, hóa chất và cả chứng khoán.
Đến năm 1969, mảng được biết đến nhiều nhất của Samsung là công ty điện tử Samsung Electronics được thành lập. Nó sản xuất chiếc tivi đen trắng đầu tiên vào năm 1972 và sau đó trong suốt những năm 1970 mở rộng ra các sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt và tivi màu.
 
Năm 1977, Samsung thâu tóm một công ty sản xuất chip của Hàn Quốc, đặt nền móng cho quá trình lớn mạnh thành nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới.
Năm 1983: Samsung Electronics bắt đầu sản xuất máy tính.
4 năm sau, nhà sáng lập Lee Byung-chull qua đời. Con trai thứ 3 của ông là Lee Kun-hee lên nắm quyền và trở thành Chủ tịch của tập đoàn. Ông đã thay đổi trọng tâm kinh doanh của Samsung từ một công ty sản xuất các sản phẩm đa dạng nhưng chủ yếu mang lại giá trị thấp sang những sản phẩm có giá trị thặng dư cao hơn. Samsung hướng đến mục tiêu sử dụng các công nghệ tiên tiến và các sản phẩm hạng sang để xây dựng thương hiệu.
 
Năm 1992, Samsung trở thành nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Năm 1994 Samsung phát triển loại chip DRAM có dung lượng 256 megabit đầu tiên trên thế giới.
Năm 1995, Lee Kun-hee bắt đầu xây dựng Samsung Motor, đồng thời mở nhà máy sản xuất LCD cũng như những màn hình tinh thể lỏng đầu tiên.
Năm 1997, Samsung gia nhập thị trường điện thoại di động.
 

Năm 1998, Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tài chính châu Á. Samsung Motor được bán cho Renault với mức giá rất thấp, Samsung phải gánh một khoản lỗ lớn từ Samsung Motor. Tuy nhiên, đây cũng là phần duy nhất bị ảnh hưởng. Samsung gần như không bị suy suyển bởi cuộc khủng hoảng này. Cũng trong năm này, Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất LCD hàng đầu thế giới.
Năm 2005, Samsung vượt qua Sony trở thành thương hiệu điện tử được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng nhất.
 
Không phải chặng đường phát triển của Samsung được trải toàn hoa hồng. Giông tố ập đến vào năm 2008, khi Lee Kun-hee rời khỏi ghế Chủ tịch sau khi bị buộc tội trốn thuế. Ông cũng bị cho là đã tìm cách chuyển giao quyền sở hữu cổ phần cho con cái một cách bất hợp pháp. Mất 1 năm sau, ông được Tổng thống ân xá và tháng 3/2010 Lee trở lại làm Chủ tịch Samsung.
Tháng 12/2010, Jay Y. Lee, người con trai duy nhất của Lee Kun-hee và được coi là người kế thừa “ngai vàng” ở Samsung, được bổ nhiệm là một trong các Chủ tịch của Samsung Electronics.
Hôm nay (30/7), Samsung Electronics vừa báo cáo kết quả kinh doanh quý II với mức 4,9 tỷ USD, giảm quý thứ 5 liên tiếp. Đã có thời cuộc chiến trên thị trường điện thoại thông minh giữa Samsung và Apple trở nên bất phân thắng bại, nhưng rõ ràng giờ đây Apple đã tỏ ra vượt trội. Samsung cũng đang đứng trước cuộc chuyển giao quyền lực không hề suôn sẻ với những mâu thuẫn tranh giành giữa ba người con cả Lee Kun-hee. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Samsung và liệu "ba ngôi sao" có thể giữ vững vị trí của mình trong nền kinh tế Hàn Quốc hay không? Chỉ có thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Thu Hương
Trí thức trẻ/CafeF