Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Tổ tiên tích âm đức, con cháu hưởng phúc lớn


[ChanhKien.org] Có một người từng làm Thiếu sư (chức quan), họ Dương tên Vinh, là người vùng Kiến Ninh, tỉnh Phúc Kiến. Nhà ông nhiều đời sống bằng nghề đưa đò.
Một lần, trời đổ mưa rất lâu, nước lũ dâng cao, thế nước cuồn cuộn tràn xuống, các nhà dân đều bị lũ cuốn trôi, nhiều người bị chết đuối theo dòng nước lũ mà trôi dạt xuống hạ lưu. Những người lái đò khác đều đi vớt của cải trôi nổi trên mặt nước, riêng ông cố và ông nội của Thiếu sư một lòng đi cứu vớt nạn nhân bị nước cuốn tới, còn tài vật thì không hề động đến một món, dân làng đều cười thầm họ là đồ ngốc.
Đến khi cha của Thiếu sư chào đời, gia đình cũng dần dần sung túc hẳn lên. Có một vị Thần tiên hóa thành một vị Đạo sĩ đến nói với cha của Thiếu sư rằng: “Ông nội và cha của cậu đều đã tích được rất nhiều âm đức, hết thảy con cháu đều sẽ được làm quan lớn, phát đại tài. Cậu nên an táng cha của cậu tại nơi đó nơi đó.” Cha của Thiếu sư nghe xong, liền theo lời chỉ dẫn của vị Đạo sĩ mà chôn cất ông nội và cha ở tại vị trí ấy. Ngôi mộ này chính là mộ Bách Thố mà ngày nay mọi người đều biết đến.
Về sau Thiếu sư chào đời, 20 tuổi thi đỗ tiến sĩ, rồi liên tục làm quan, làm đến chức Tam công, Hoàng đế còn truy phong chức quan tương tự cho ông cố, ông nội và cha của Thiếu sư. Hơn nữa, con cháu đời sau của Thiếu sư đều vô cùng hưng vượng, mãi đến tận bây giờ vẫn còn có rất nhiều người hiền tài.
Trong “Kinh Dịch” giảng: Những nhà tích thiện, ắt có phúc đến; những nhà không tích thiện, ắt có họa đến. Tổ tiên chỉ cần tích đại đức, đời sau con cháu nhất định sẽ hưng vượng, giàu sang. Tổ tiên làm chuyện đại ác, chắc chắn sẽ mang họa cho con cháu. Thiên lý thiện ác hữu báo này đã ước chế con người từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, do sự đầu độc của thuyết vô Thần và triết học đấu tranh của Trung Cộng, con người ngày nay dám làm trái với lương tri, hùa theo tà đảng Trung Cộng mà bức hại đệ tử Đại Pháp, đây chính là tội ác tày trời bức hại Thần Phật. Với những ai đã tham dự vào cuộc bức hại, giờ đây khi chân tướng Pháp Luân Công hiển lộ trước mặt mà vẫn chưa minh bạch ra, còn không tích cực lập công chuộc tội, đợi đến khi báo ứng giáng xuống đầu, lúc đó có hối hận thì cũng đã muộn rồi! Không chỉ gây họa cho mình, mà còn mang họa đến cho tổ tiên và con cháu đời sau. Trái lại những ai đã hiểu rõ chân tướng Pháp Luân Công, thiện đãi đệ tử Đại Pháp, tham gia làn sóng “tam thoái”, truyền rộng chân tướng Pháp Luân Công, thì đó thật sự là việc làm đại thiện. Họ đã tích được đại đức cho con cháu, nhất định sẽ nhận được phúc báo cho chính bản thân mình cũng như cho con cháu đời sau.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2013/12/06/124890.祖上积阴德-后世享大福.html
Tại sao nước mũi chảy khi chúng ta bị cảm? Câu trả lời nằm ở cách mũi chúng ta chống lại bệnh tật.
Mũi là một cơ quan phức tạp, với nhiệm vụ làm ấm và điều tiết lượng không khí đi vào cơ thể, đồng thời đóng vai trò như một người gác cổng chống lại những tác động xấu của môi trường bên ngoài, theo Stella Lee – Giáo sư tai mũi họng tại Trung Tâm Y Tế thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ). Cũng có thể ví mũi là vị trí tiền tuyến trong cuộc chiến giữa hệ thống miễn dịch và các yếu tố gây bệnh. Ngay khi không bị bệnh, mũi bao giờ cũng được phủ một lớp chất nhầy. Lớp nhầy này có tác dụng bẫy vi khuẩn và virus gây bệnh có thể lây nhiễm sang bạn, nếu chúng đi đến các mô dễ bị tổn thương hơn trên cơ thể. Một lớp lông mao nằm trong mũi sẽ đưa chất nhầy từ phía trước đi về phía sau mũi, rồi xuống cổ họng.

Mũi là một cơ quan phức tạp, với nhiệm vụ làm ấm và điều tiết lượng không khí đi vào cơ thể.
Trong trường hợp mầm bệnh vượt qua lớp nhầy, lúc bấy giờ bạn bị bệnh. Để bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch bắt đầu thành hành động. Một protein nhỏ được gọi là cytokine sẽ “ra lệnh” cho các tế bào T và tế bào B để tìm kiếm và tiêu diệt các mầm bệnh. Những protein này như những người đưa tin, báo cho các tế bào trong mũi tạo ra nhiều chất nhầy hơn nhằm làm sạch các tế bào lót tránh khỏi vi khuẩn hoặc virus có hại khác. Khi chất nhầy ngày càng gia tăng, khoang mũi của bạn tất nhiên sẽ chứa đầy loại chất lỏng dư thừa này. Sau đó, chúng tràn ra ngoài qua lỗ mũi, và chúng ta thường gọi đó là sổ mũi. Khi cơ thể của bạn xóa sạch các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ giảm tín hiệu hoảng loạn và lớp chất nhầy sẽ quay về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi hệ thống này không tuyệt vời đến mức biết được khi nào nên tắt các cơ chế phản ứng, hoặc nhận biết tế bào mà nó cần phải tấn công. Hoạt động quá tích cực hoặc có phản ứng sai sẽ dẫn đến những tình trạng như dị ứng hoặc hen suyễn. Khi cơ thể phát động một cuộc tấn công quy mô lớn nhắm vào thứ gì đó không thực sự làm hại nó, điều đó sẽ gây thiệt hại cho các mô của cơ thể.
Ngoài ra, ngay cả khi cơ thể đã thải ra ngoài những “kẻ xâm lược”, chất nhầy đó rất dễ lây lan. Nói cách khác, nó vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Chắc hẳn bạn đã biết thường xuyên rửa tay là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa một số loại bệnh, và Lee còn nhấn mạnh: “Chạm vào mũi, miệng hoặc mắt mà không rửa tay có thể khiến vi khuẩn và virus gây bệnh lây nhiễm hoặc tái xâm nhập vào cơ thể bạn dễ dàng hơn”. “Là một bác sĩ, tôi phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng tôi rửa tay liên tục và cũng vì thế mà tôi không bị bệnh”, Lee nói.

“Hãy cẩn thận với chiếc mũi của bạn”

Nếu bạn mắc bệnh – đó là việc không thể tránh khỏi đối với hầu hết chúng ta, nhưng điều quan trọng là cần phải cẩn thận với mũi của bạn, giáo sư Stella Lee cảnh báo. Hỉ mũi quá mạnh có thể gây tổn hại đến những chiếc lông mỏng manh. Thậm chí có thể đẩy tác nhân bệnh sâu vào trong khoang mũi, nơi chúng dễ dàng lây lan vào bên trong cơ thể. Để làm giảm việc chảy nước mũi, bạn nên sử dụng dung dịch nước muối (thông qua thuốc xịt mũi hoặc các cách khác) để rửa mũi của mình. Điều này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và chúng trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh chóng hơn. Thuốc chống sung huyết mũi cũng được bác sĩ Lee khuyên dùng.
Trong thời gian đầu của việc chữa trị, các bác sĩ thường không cho kháng sinh vào đơn thuốc vì phần lớn cảm lạnh đều gây ra bởi một số loại virus, và chúng thường bị đào thải khỏi cơ thể trong vòng chưa đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên tệ hơn sau đó, chứng tỏ viêm nhiễm đã hình thành, lúc bấy giờ bạn mới cần đến kháng sinh. Tóm lại, chảy nước mũi có thể gây phiền nhiễu cho bạn, nhưng đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn vẫn đang hoạt động ổn định.
Theo khoahoc