Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Long mạch Vua Chúa Việt phát thế nào?

Long mạch bị cắt đứt đã được nối lại, nhờ đó mà Lý Công Uẩn lên làm vua.
Phép phong thủy phân biệt hình thế của đất làm năm loại: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất ( giống con vật gì ) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy, như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần tiên hội ẩm ( được xem là những cuộc đất quý ).
Thực hư Cao Biền trấn yểm thành Đại La
Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6 thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng vệ quân sự. Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở vây quanh với bốn vạn căn nhà. Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta.
Nhắc đến vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), nhắc đến thành Đại La và kinh đô Thăng Long, vì đều liên quan đến việc Cao Biền sử dụng những thuật lạ của phong thủy để trấn yểm và tiêu hủy khí tượng đế vương ở nước ta thời ấy theo lệnh của vua Đường Ý tông (860 – 873). Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem”.
 cao bien
Cao Biền (Tranh minh họa)
Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả. Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được.
Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng, đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam. Vì thế, sau nhiều ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm.
La Quý nối chỗ đứt long mạch
Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy là ngài La Quý phá tan.
Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ. Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.
Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn dặn: “Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn. Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa”.
“Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo. Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.
Vị hoàng đế mà ngài La Quý báo trước là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên Lý Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy và sau này lên ngôi tức vua Lý Thái Tổ, mở ra thời đại hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam… Như vậy, thuật phong thủy với khí tượng đế vương của các vùng đất đã liên quan nhiều đến lịch sử Việt Nam từ xa xưa.
Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách địa lý lưu truyền đến nay. Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao.
Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, cũng như việc tìm long mạch ra sao. Xin nêu ra đây đoạn nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch: Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn Mạch âm phần dùng chôn cất.
Đại cương là vậy, về chi tiết còn có nhiều loại mạch khác, như Mạch mã tích tức mạch chạy như vết chân ngựa, lúc cạn lúc sâu; Mạch hạc tất tức mạch ở giữa nhỏ, hai đầu to ra dần, như gối của con hạc; Mạch phong yếu tức mạch nhỏ nhắn, phình ra to dần như lưng con ong; Mạch qua đằng tức mạch không chạy thẳng mà ngoằn ngoèo như các thân cây bí cây bầu, có khả năng kết được bên trái hoặc bên phải đường đi của mạch nên được xem là loại mạch quý. Đất kết có hai loại: một loại dùng chôn xương người chết và một loại để người sống ở đều tốt.
Riêng đất để người sống ở, sách Tả Ao địa lý toàn thư đã đề cập đến đất dương cơ liên quan tới lịch sử nước ta: Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra, thì sau đó, nhà Đinh và tiền Lê trở về trước, những triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên quốc sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm kinh đô. Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, dời kinh đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được tám đời; và sau đó nhà Trần và hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm kinh đô, nên bền vững lâu dài hơn”.
Theo Hôn nhân & Pháp luật
Đây là câu chuyện về một thiền sư đầu thai làm vị vua thứ 5 của triều Lý và lên ngôi tại kinh thành Thăng Long cách đây gần một nghìn năm được sử sách ghi lại hết sức rõ ràng…
Ngày nay, vào đầu thế kỷ 21 này, khi đến tham quan chùa Lý Triều Quốc Sư (xưa gọi là đền Lý Quốc Sư) nằm ở quận Hai Bà Trưng – TP. Hà Nội và chùa Thiên Phúc trên đất Hà Tây, người ta có thể chiêm bái hai pho tượng tạc hai vị cao tăng là Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh liên quan đến câu chuyện kỳ bí được rất nhiều sử sách từ xưa đến nay, cả những bộ sử có uy tín như: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, hoặc các bộ: Việt sử tiêu án và Đại Nam nhất thống chí, đều có ghi chép và bàn bạc ngót nhiều thế kỷ nay.
Chua-Ly-Quoc-Su_resizeChùa Lý Quốc Sư, Hà Nội
Chuyện bắt đầu từ cái chết của quan đô án Từ Vinh. Ông ta đã bị một đối thủ thù ghét tìm cách mua chuộc một vị pháp sư có nhiều pháp thuật và bùa chú tên là Đại Điên dùng quyền năng thần bí đánh chết rồi quăng xác của ông xuống sông Tô Lịch ở kinh thành Thăng Long. Xác trôi dọc theo kinh thành đến trước nhà của pháp sư Đại Điên bỗng nhiên dừng lại không chịu trôi nữa mà đứng thẳng dậy như người sống, mở mắt trừng trừng oán giận nhìn vào nhà của Đại Điên. Đại Điên thấy vậy, dồn hết tinh lực đứng trên bờ đọc mấy câu thần chú và quát to như sấm nổ: “Này xác chết kia, khi còn sống ngươi cũng là một kẻ tu hành. Mà một kẻ tu hành thì không bao giờ nuôi lòng oán giận ai quá một ngày”. Sau câu quát kia, xác Từ Vinh từ từ ngã xuống theo dòng nước sông Tô Lịch trôi đi mất chẳng biết về đâu.
Đến đây xuất hiện nhân vật chính của câu chuyện là Từ Đạo Hạnh (con trai của Từ Vinh). Thấy cha bị giết chết vứt xác không có mồ chôn, nửa đêm Từ Đạo Hạnh tìm đến nhà của Đại Điên tìm cách trả thù. Nhưng vì bấy giờ Từ Đạo Hạnh còn yếu thế, pháp lực chưa được tinh thông, nên bị pháp sư Đại Điên đánh bại. Không nản lòng, Từ Đạo Hạnh giũ bỏ tất cả, sống cuộc đời lang bạt, vân du đó đây để tìm thầy học đạo nhằm sau này trở về Thăng Long báo thù cho cha.
Nhiều năm trôi qua, Từ Đạo Hạnh khổ luyện trên núi cao với sự dìu dắt của một minh sư bí mật, nên ông cũng đã nắm giữ được các quyền năng phi thường, có thể hô mây tụ lại và đọc chú làm mưa rơi xuống, dùng mắt phóng quang khiến lá cây trên cao rơi rụng. Biết mình đã đủ sức, Từ Đạo Hạnh lẵng lặng về lại Thăng Long, đứng trên đoạn sông Tô Lịch nơi cha mình bị Đại Điên giết chết và quăng xác xuống đó năm xưa, vung tay ném một chiếc gậy xuống dòng nước đang chảy xiết. Dòng nước tuy mạnh mẽ kia vẫn không cuốn trôi được chiếc gậy của Từ Đạo Hạnh mà trái lại chiếc gậy ấy lại trôi ngược dòng nước lên phía thượng lưu.
Từ việc đó, Từ Đạo Hạnh tự nghiệm rằng pháp lực của mình đã đủ, bèn tìm đến nhà Đại Điên, đứng trước cửa gọi tên Đại Điên 3 lần. Đại Điên trong nhà bước ra, biết có người đến gây chuyện, bèn ngữa mặt lên trời đọc chú để hô các hộ thần đến bảo vệ. Nhưng Từ Đạo Hạnh đã ra uy đưa một ngón tay lên trời khiến sấm chớp xuất hiện vắt ngang qua không gian như một lưỡi đao mỏng khổng lồ sáng chói và uy nghiêm khiến các hộ thần của Đại Điên biến mất. Liền đó Từ Đạo Hạnh thi triển pháp lực và chỉ đánh một gậy giết chết Đại Điên.
Tuong-thien-su-Nguyen-Minh-Thong_okTuong-thien-su-Tu-Dao-Hanh_resize_1
Tượng thiền sư Nguyễn Minh Không ở chùa Lý Quốc Sư, Hà NộiTượng thiền sư Từ Đạo Hạnh tại chùa Thiên Phúc, Hà Tây cũ
Trả xong thù nhà, Từ Đạo Hạnh bước xuống bờ sông Tô Lịch rửa tay và đi thẳng lên núi, không dính gì đến việc đời nữa, từ đó tĩnh tu thoát tục. Trong thời gian tu hành trên núi ông đã làm bạn với một thiền sư tên tuổi lừng lẫy ở chốn tùng lâm là Nguyễn Minh Không. Nguyễn Minh Không là nhân vật có thật được sử sách xưa và nay ghi lại, đưa vào các bộ từ điển danh nhân Việt Nam, với tên Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14.8 năm Bính Thìn tức năm 1076 dương lịch ở làng Loại Trì, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định. Lúc còn ở độ tuổi thanh niên, Minh Không đã sang Thiên Trúc (Ấn Độ) học đạo và khi du phương đến sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sư đã thả nón xuống nước đứng trên ấy lướt sang bò bên kia trong chớp mắt.
Sư cũng là người đúc tượng Phật A Di đà tại chùa Quỳnh Lâm (Hải Dương), đúc đỉnh đồng tại tháp Bảo Thiên (Thăng Long), đúc đại hồng chung ở Phả Lại và đúc vạc ở Minh Đảnh. Số đồng đúc còn dư, sư đem về chùa làng của mình đúc một đại hồng chung nặng 3.300 cân… Những công trình tạo tác các tác phẩm bằng đồng kể trên chứng tỏ Minh Không là một vị thiền sư am tường về kỹ thuật đúc đồng điêu luyện thời cổ, cũng chính vì thế người đời nay đã tôn thiền sư Minh Không là một trong các vị tổ của nghề đúc đồng Việt Nam. Ngoài những điều trên, Minh Không đặc biệt được nhắc đến do mối liên quan với cuộc đời của Từ Đạo Hạnh.
Nguyên Minh Không là bạn tu hành với Từ Đạo Hạnh như nói trên (có sách chép rằng Minh Không là đại đệ tử truyền thừa của Từ Đạo Hạnh), hai người rất mến phục nhau vì đạo đức, từ bi và lão luyện trong pháp thuật.
Một hôm, Minh Không đang trên núi đi xuống, qua một ngọn đồi có cây lá rậm rạp, lúc ấy Từ Đạo Hạnh núp trong bụi giả làm tiếng cọp rống để hù dọa Minh Không. Nhưng Minh Không vẫn tĩnh tâm và biết đây là Từ Đạo Hạnh giả tiếng cọp rống để dọa mình chơi. Vì thế Minh Không gọi Từ Đạo Hạnh từ trong bụi bước ra để trách đại ý rằng: “Ngày nay ông đã dùng tà hạnh và chú ngữ để giả làm tiếng cọp rống thì sau này thế nào ông cũng phải chịu hậu quả là biến hình thành loài cọp trong một kỳ hạn nào đó chứ không thể tránh được. Việc này do ông gây ra thì ông phải nhận lấy điều không hay theo đúng luật nhân quả”. Nghe Minh Không nói, Từ Đạo Hạnh rất hối hận, phát tâm mãnh liệt sám hối và nhờ Minh Không một việc:
- Đời sau khoảng 30 năm nữa, khi ta đã chết và đầu thai hóa thành cọp thì duy chỉ có một mình ông mới có thể cứu chữa cho ta, ta nhờ ông việc đó xin đừng từ chối.
Minh Không nhận lời. Không lâu sau, vào một ngày thiêng, Từ Đạo Hạnh tìm đến chỗ vắng vẻ trút xác, rồi đưa thần thức của mình nhập vào thai của một phu nhân triều Lý sắp đến ngày sinh nở. Phu nhân kia sinh ra một cháu trai kháu khỉnh (hậu thân của Từ Đạo Hạnh) và được đưa lên ngôi, làm vị vua thứ năm của nhà Lý vào năm 1128 lúc mới 12 tuổi, tức vua Lý Thần Tông trong chính sử Việt Nam.
Lý Thần Tông là một vị vua thương nước thương dân, đã ban lệnh đại xá thiên hạ, tha cho những ai bị đày ải lâu ngày, trả lại ruộng đất cho dân bị các quý tộc thâu tóm trước kia ngay từ những ngày đầu khi ông mới lên ngôi. Đại Việt sử ký toàn thư nhận định Lý Thần Tông có tư chất thông minh và có lòng độ lượng của bậc đế vương.
Đến năm mới 20 tuổi nhà vua phát một căn bệnh lạ khiến các danh y bó tay không biết đường nào chữa trị. Đó là bệnh gầm rú cuồng loạn như cọp, khắp người mọc đầy lông lá vằn vện. Lúc đầu hoàng gia và triều thần còn che giấu thiên hạ, không muốn để ai biết chuyện, nhưng càng về sau bệnh vua càng nặng, la hét gào xé suốt đêm, suốt ngày. Triều đình phải đóng một cái cũi bằng vàng để nhốt Lý Thần Tông trong đó. Mặt khác, sai người lùng kiếm khắp nơi để tìm thầy chữa chạy, sứ giả đi đến vùng Chân Định thuộc tỉnh Nam Định nghe trẻ con vừa đùa giỡn vừa hát mấy câu đồng dao sau này được diễn ca thành nhiều lời như sau:
Có vua Lý Thần Tông/ Việc nước rất tinh thông / Bỗng nhiên mắc bệnh lạ / Suốt ngày đêm kêu rống / Tiếng kêu như cọp gầm / Như muốn ăn thịt sống / Khắp người mọc đầy lông / Như loài cọp trong rừng / Muốn chữa được bệnh ấy / Phải tìm Nguyễn Minh Không…
Tuong-vua-Ly-Than-Tong_resizeTượng vua Lý Thần Tông
Theo lời của bài ca, triều đình thử sai mời Nguyễn Minh Không. Bấy giờ Minh Không đắc đạo, bay lên không trong chớp mắt và đi trên mặt nước không chìm. Ngài đã vào hoàng cung trong bộ áo nâu sòng giản dị, sai đẩy chiếc cũi bằng vàng có nhốt vua Lý Thần Tông trong ấy đến bên cạnh mình. Rồi sai đem một cái vạc đựng đầy nước nấu sôi sùng sục, bỏ vào đó 100 cây kim, thản nhiên thò tay của mình xuống nước đang sôi khuấy mạnh một lúc rồi lấy ngón tay kẹp từng cây kim một lần lượt châm vào người vua Lý Thần Tông, lấy nước sôi ấy vẩy lên mình vua, hễ vẩy đến đâu lông lá trên người vua rụng đến đó. Móng và răng cọp cũng vậy, rụng dần theo quyền phép của Minh Không để hoàn trả lại thân người cho Lý Thần Tông như cũ.
Các sách văn học nổi tiếng như: Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Nam Ông mộng lục đều có nhắc đến câu chuyện này với nhiều tình tiết tuy có khác nhau một đôi chút song cốt lõi của chuyện Từ Đạo Hạnh chết đi đầu thai thành vua Lý Thần Tông trong lịch sử vẫn giống nhau. Các bộ sách xuất bản gần đây như Từ điển văn học (bộ mới) của NXB Thế giới – Hà Nội, Thiền sư Việt Nam của hòa thượng Thích Thanh Từ, Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, Việt Nam Phật giáo sử lược của Nguyễn Lang – cùng những chuyện kể còn lưu truyền ở địa bàn tọa lạc của chùa Lý Triều Quốc Sư (Hà Nội), chùa Lý Quốc Sư (TP.HCM), chùa Thiên Phúc (vùng Hà Tây)… đã cho thấy giá trị văn hóa tâm linh về nhiều mặt của câu chuyện.
Và trên hết là ý nghĩa giáo dục về luật nhân quả, làm thiện sẽ gặp điều lành, làm ác sẽ gặt quả ác, không chỉ trong hành động mà còn trong lời nói và chi phối không chỉ ở kiếp này mà còn đến tận kiếp sau nữa. Như trường hợp Từ Đạo Hạnh giả làm cọp dọa người sẽ phải biến thành cọp, giả làm tiếng cọp gầm sẽ phải gầm như cọp – do đó nội dung văn hóa ứng xử của câu chuyện nói lên hậu quả tốt xấu do hành động và cả lời ăn tiếng nói thiện hoặc ác của mình để nêu lời cảnh báo suốt gần nghìn năm nay trong lịch sử Việt Nam….
Chua-Thien-Phuc-Ha-Tay_resizeChùa Thiên Phúc, Hà Tây
Mai Hoa Thôn, Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam

Nghiệp báo sát sinh thú vật

Người đàn ông tên Nhật Trung, sinh ra tại đất Long Khánh – Đồng Nai, nhưng sinh sống và lập nghiệp tại 1 vùng đất miền Trung. Ông là chủ 1 nhà hàng có tiếng chuyên phục vụ khách bằng các trò mua vui trên thân xác và tính mạng của những con vật tội nghiệp. Theo như ông kể: Vốn chưa từng biết ghê tay trước nhưng cảnh giết mổ nào, bản thân ông cũng là 1 kẻ “khát” cảm giác tra tấn, hành hạ các con vật để thỏa mãn sự hiếu kỳ của chính bản thân mình.
Ông đã nghĩ ra nhiều cách giết mổ con vật để mua vui cho khách hàng tại bàn ăn bằng nhiều cách dã man: cắt tiết canh vịt tại bàn, vạt đầu khỉ lấy óc phục vụ khách tại bàn, chặt đuôi bò còn sống, rưới nước sôi lên lông mèo cho tự bung lớp lông… Những cách lấy thịt động vật khi động vật còn sống.
Năm 2001, vợ ông mang thai đứa con đầu lòng, nghe theo những lời đồn thổi về cách nuôi thai nhi bằng thịt chó, ông thực hiện ngay cho vợ con mình. Kết quả, vợ ông sinh 1 đứa bé gái kháu khỉnh. Tuy nhiên từ lúc mới sinh bé đã bị bệnh vàng da, co giật, sau khi chụp ảnh siêu âm, bé gái bị tắt màn ống mật qua gan, không thể giải độc cơ thể nên bị vàng da. Rất may được 1 vị bác sĩ tu nghiệp từ Úc về cứu giúp, cháu bé gần 2 tháng tuổi được cứu sống.
Đến 5 tháng sau khi sinh, lưng cháu mọc rất nhiều lông, ngày càng dài, khoảng từ 3 đến 4 phân, có màu vàng óng ánh như màu của lông động vật ( chó, mèo). Lo sợ cho sức khỏe của chính đứa con ruột của mình, ông tìm đến các nhà thuốc Tây rồi thuốc Bắc, nhưng đều bị từ chối vì không rõ nguyên nhân căn bệnh lạ của cháu. Thương con, ông tiếp tục đi tìm, và gặp 1 nhà thuốc Nam, sau khi nghe ông kể qua căn bệnh của con, thầy thuốc liền phán bệnh của bé là do nghiệp của ông để lại nên bị trời hành do ăn thịt . Thầy bắt ông phải hứa không được ăn thịt chó, mèo nữa thì thầy mới giúp, và ông mang được 3 thang thuốc về cho cháu, vừa nấu uống, vừa nấu tắm. Kết quả trong vòng 10 ngày bé rụng hết lông.
Theo như ông, đó là những báo ứng đầu tiên cho ông mà ông vẫn không biết.
Đến 2004, bắt đầu quả báo đến với ông 1 cách tàn khốc:
Lần đầu tiên, ộng ngoại vợ ông bị ốm nhẹ. 2 vợ chồng ông về thăm, ông giúp đút ông cụ ăn cháo, ăn đến muỗng thứ 3, ông cụ bị nghẹn và chết tức tưởi trên tay ông. Người nhà bên vợ đổ tại ông không biết cách đút cho người già ăn mà nên làm ông cụ chết sặc.
Tang cụ chưa lâu, tiếp theo là cậu ruột của vợ ông, vốn cùng là bạn thân của ông.- làm nghề xây dựng, được ông giới thiệu cho 1 công trình xây dựng, vừa bắt tay vào làm đã bị tai nạn sập đè chết ông cậu chết 1 cách thê thảm.
Lần thứ 3, hơn 3 tháng sau, mẹ vợ ông bị cảm sốt vào nhập viện, chính tay ông chở bà bệnh viện, bệnh không nặng, nhưng vì ông quen với bác sĩ nên đề nghị để bà nhập viện,và trong lúc nằm viện, bà lại sốc thuốc, lên cơn nhồi máu cơ tim chết ngay trên giường bệnh.
Lần thứ 4, vào 1 buổi tối, ông thấy trong người khó chịu, tự nhiên nghĩ đến em của ông ( đang làm cho đài khí tượng thủy văn), và tìm mọi cách gọi điện thoại cho em ông nhưng không được, đến khoảng 1h đêm thì nhận được điện em ông bị tai nạn chết vì đi nhậu chung với mấy người bạn do ông giới thiệu.
Đến tháng 10, cô ruột ông nằm viện, mọi người thay phiên nhau trực tại bệnh viện, đến phiên trực của ông thì cô ông mất.
Những người thân của ông mất đểu không ít thì nhiều đều do ảnh hưởng tư tưởng và tác động của ông một cách gián tiếp, trực tiếp.
Từ khi đó nhà hàng ông làm ăn ngày tuột dốc theo số lượng người chết trong gia đình.
Tháng 2 – 2006, ông mơ liên tiếp 3 đêm, ông thấy mình vác cuốc đi đào huyệt. Và người em trai khác của ông nằm trong cái huyệt ấy, khi tỉnh dậy ông hoảng sợ và báo cho mẹ ông biết để giữ em ông ở nhà. Bình yên đến ngày thứ 6, em ông xin được ra đường gặp bạn bè, và vừa ra khỏi nhà là bị tai nạn chết. Khi ông trở về nhà và biết được em đã mất, ông ngất đi.
Lo đám tang em ông, 1 sư thầy trong đám tang đã báo với gia đình ông đang vướng một nghiệp lớn, yêu cầu mọi người phát tâm ăn chay trường để xin gỡ tội. Ông liền xin được ăn chay trong 49 ngày để gia đình thoát nạn.
Nói thì dễ, đến khi ông ăn được vài ngày thì không ăn nổi, ông bèn đốt nhang xin với Bồ Tát phù hộ cho ông có thể ăn chay được đủ 49 ngày. Ngay hôm ấy Bồ Tát hiển linh, khai mở một phần thần nhãn cho ông: Chiều hôm ấy, khi ông ra đốt mộ cho 2 đứa em, ông nhìn thấy 1 cụ già đang bị đám thanh niên chọc tiết, quá kinh hãi, ông quăng xe chạy đến cứu cụ già, nhưng khi đến nơi thì chỉ thấy là 1 con heo đang bị giết cúng giỗ.
Ông thất thần quay ra, đi 1 đoạn thì ông lại thấy cụ già đó, biết là ma, ông hoảng sợ vô cùng! Cụ già đó kể là do ngày xưa giết mổ heo quá nhiều, nên khi mất, phải trả cái nghiệp bằng cách mọi năm đều phải biến thành heo để bị con cháu giết mổ cho chính ngày giỗ mình. Ông cụ nhờ ông đến nói với gia đình đừng giết mổ heo nữa, nghiệp lắm.
Kể từ đó, ông nhìn đâu cũng thấy con vật là con người, vì thế ông phát tâm ăn chay trường.
Rồi ông xuất hiện nhiều căn bệnh lạ, đau đầu, triệu chứng của nhũn não, da thịt nổi những mẫn đỏ hình con vật… Nhờ các sư thầy chữa trị tụng niệm và ăn chay, các căn bệnh lạ lần lần giảm và tự hết.
Ngày 19-2-2006, ông ra bãi biển Đà Nẵng, quỳ xin pháp nguyện ăn chay và nương tựa nhà Phật.
Kể lại câu chuyện, ông muốn nói về quả báo – báo ứng. Nhờ tin vào Phật, ông đã tìm được bình yên trong cuộc sống.

Theo tientri

Sự trùng hợp giữa tiên tri trong ‘quyển sách bị thất lạc’ của Nostradamus và Kinh Phật

Những lời dự ngôn của Nostradamus có trong quyển sách “Các thế kỷ” hơn 400 năm trước và 7 bức hình được lưu lại trong “Cuốn sách bị thất lạc”. Quyển sách “Các thế kỷ” đã ẩn giấu những bí mật về biểu tượng hình chữ vạn 卍, vậy bí mật được ẩn giấu đó rốt cuộc là gì ? Bí mật về dự ngôn về biểu tượng hình chữ vạn 卍 đối với tương lai có gì quan trọng ? “Cuốn sách bị thất lạc” đã tiết lộ cho chúng ta những gì ?
Nostradamus trái “Lost Book” hình ảnh (Hình ảnh từ mạng)
Nostradamus trái “Lost Book” hình ảnh (Hình ảnh từ mạng)
Chúng ta có thể nhìn thấy 7 bức hình trong “Cuốn sách bị thất lạc”, mỗi một hình đều có vẽ một cái “bánh xe”, vậy cái “bánh xe” này rốt cuộc ám chỉ điều gì ? 
Các nhà khoa học gia đã gọi nó là “bánh xe thời gian”, “bánh xe sinh mệnh”. Liệu nó còn ám chỉ điều gì khác nữa không ? Nostradamus vì sao lại hao tổn biết bao tâm huyết để lưu lại hình tượng “bánh xe” trong 7 bức hình đó ?
Trong một bức hình, có một con thuyền lớn, trên con thuyền có một cái “bánh xe”, Nostradamus ngồi chăm chú đọc một quyển sách bên cạnh con thuyền. Vậy quyển sách, con thuyền và “bánh xe” có quan hệ gì với nhau ? Ở một bức tranh khác, Nữ thần mặt trăng Artemis ôm một “bánh xe” giáng hạ từ trên trời xuống, khai thị cho con người biết về một tương lai mỹ hảo. 
Ngoài ra trên tảng đá tại bộ tộc da đỏ Hopi lâu đời có khắc một dự ngôn “Một đại nhân và bánh xe chữ vạn”: Một bánh xe có mang hình chữ vạn phát quang tứ phía, có rất nhiều người bắt chước theo động tác của đại nhân, dường như để biểu đạt về “Những điều có liên quan đến bánh xe chữ vạn thần bí, từ đó mọi người đều có thể thu được lợi ích và thăng hoa”
Lời tiên tri của người Hopi Ấn Độ trên đá đá khắc (In lại từ 正见网)
Lời tiên tri của người Hopi Ấn Độ trên đá đá khắc (In lại từ 正见网)
Những dự ngôn đó, đều để nói về những bí mật vĩ đại về nền văn minh nhân loại lần này, Từ hàng ngàn vạn năm nay, nhân loại đã trải qua một quá trình luân hồi dài đằng đẵng, phải chịu biết bao khổ nạn đắng cay, trong mê hoặc không ngừng đi tìm con đường phản bổn quy chân, hi vọng đến ngày vũ trụ hồng truyền chính pháp, có thể được Đại Pháp cứu độ. Đại Pháp phổ độ thế nhân xuất hiện lúc nào ? Con đường phản bổn quy chân rốt cục là con đường nào ? Trong quyến sách “Các thế kỷ” sự thần bí của dự ngôn về đồ hình chữ vạn 卍, đã tiết lộ cho con người biết “ Đại Pháp sẽ Chính Pháp và độ nhân tại thế gian”: Nữ thần mặt trăng Artemis mang một “bánh xe” giáng hạ từ trên trời xuống, hiển thị Chuyển Luân Thánh Vương sẽ mang Pháp Luân hạ thế độ nhân; con thuyền mà Nostradamus vẽ chính là con thuyền Pháp mà Pháp Luân Đại Pháp có nhắc tới, những người mà tu tập sách Phật “Chuyển Pháp Luân”, tu luyện Phật Pháp đều có thể lên thuyền Pháp.
Người ngày nay đều rất kinh ngạc, hơn 2000 năm trước tại Phương Đông Ấn Độ Cổ, đã có những truyền thuyết về “Pháp Luân”, liên kết với huyền cơ khi tiên giới kỳ hoa “Ưu Đàm Bà La Hoa” xuất hiện: “Ưu Đàm Hoa … 3000 năm mới nở một lần, báo hiệu dức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện” 
Chúng ta hãy cùng thử xem những ghi chép của kinh Phật: 
“Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – Biên soạn Quyển 2” có ghi: “Ưu Đàm Hoa, báo hiệu điềm lành. 3000 năm mới nở một lần, báo hiệu Chuyển Luân Vương Thánh Vương xuất hiện”
“Nhất thiết kinh âm nghĩa” Quyển 8: “Ưu Đàm Hoa. Phạn Ngữ. Đây là thiên hoa báo hiệu điềm lành. Thế gian không có loại hoa này. Là khi Như Lai hạ thế, lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện. Mang đến đại phúc đức cho nhân loại, hãy cảm tạ khi loài hoa này xuất hiện” 
“Kinh Phật thuyết chương 42 soạn thảo Quyển 5”: “Hoa ưu đàm. Mang theo điềm tốt lành. 3000 năm mới nở một lần, báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện. Đây là cơ hội vô cùng khó gặp ” 
“Kinh Huệ Lâm Âm Nghĩa” Quyển 8 có ghi: “Ưu đàm bà la hoa là một loài hoa mang tới điềm lành, là thiên hoa, ở thế gian không có, báo hiệu Như Lai hạ thế, Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, mang đến hồng phúc cho thế gian, hãy cảm ơn khi loài hoa này xuất hiện” 
Trong Kinh Phật “Kinh Kim Cương” tại miếu tự Hàn Quốc cũng có dự ngôn “Khi hoa Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, cũng là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện” 
Quan sát những sự việc thế gian ngày nay, tháng 7 năm 1997, trong một ngôi chùa tại tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, vị phương trượng bất ngờ phát hiện trên bức tượng phật Như Lại bằng đồng vàng có 24 đóa hoa Ưu Đàm , hơn 100 người đã đến xem. Giữa tháng 2 năm 2005, trên một tượng phật tại một thiền viện tại Suncheon, tỉnh Nam Jeolla, người ta cũng phát hiện 10 đóa hoa Ưu Đàm Bà La. Tháng 5 năm 2005, tại chính giác tự ở Kyung, một thành phố cổ Hàn Quốc, một vị tín đồ đến tham bái phát hiện ở phía bên trái của một bức tượng bằng gỗ chạm khắc của Phật Di Lặc có một khóm “Ưu Đàm Bà La Hoa”. Ngoài ra, tại đền Long Châu trên núi Quân Nhạc, đền Thanh Khê, Luyến Chủ Am và nhiều tu viện Phật Giáo khác cũng liên tục phát hiện ra Ưu Đàm Hoa trên các tượng Phật
Tại Hồng Kông, một người tu luyện được khai mở thiên mục – tiến sĩ Lưu Siêu Kỳ sống tại Tây Công Hồng Kông, tại khu vườn “Chủ Lai Tiểu Viên” của anh ta, kể từ năm 2008, năm nào cũng có Hoa Ưu Đàm khai nở, cho đến hôm nay, toàn thế giới chưa thấy có ở đâu mà trong vòng 3 năm có hơn 1262 đóa hoa Ưu Đàm khai nở như ở đây (Tính từ 21 tháng Mười 2011). Tất cả những bông hoa Ưu Đàm mọc trong vườn nhà anh đều không mọc ở những nơi cao quá đầu người, dường như chúng xuất hiện có ý để cho những người có tâm nhìn thấy được. 
Ưu Đàm Bà La Hoa là tiên thế kỳ hoa. Tại “Chủ Lai Tiểu Viên” đã chứng kiến sự thần kỳ của những bông hoa Ưu Đàm – 3000 năm mới nở một lần này, trong những năm kỳ hoa khai nở, mặc cho mưa giông bão tố thần hoa vẫn không hề hấn gì, thần kỳ ở chỗ, khắp “Chủ Lai Tiểu Viên” đều có các Pháp Luân bảo hộ Ưu Đàm Bà La Hoa ! Qua ống kính máy ảnh, Tiến sĩ Lưu đã nhiều lần chụp được sự triển hiện và biến hóa của Hoa và Pháp Luân – Hoa hóa thành Pháp Luân, Pháp Luân bảo hộ Hoa ! Thần tích này lại một lần nữa triển hiện tại nhân gian, Phật Chủ từ bi chịu bao khổ nạn phổ độ chúng sinh, kêu gọi thế nhân nhận ra con đường trở về , tìm ra con đường thoát khỏi sự đau khổ trong luân hồi. 
Tổng hợp lại những điều trong kinh Phật, Ưu Đàm Bà La Hoa “3000 năm mới nở một lần”, từ khi Phật Thích Ca Mâu Ni hạ thế hơn 2000 năm trước cho đến nay chưa từng xuất hiện tại thế gian, theo những dấu vết ghi lại, theo Phật Lịch thì hiện nay là năm 3024, vừa phù hợp với thuyết “3000 năm”. Trong các quyển Kinh Phật, ví dụ như “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – Sơ thảo văn cú quyển 2”, “Kinh Phật Thuyết chương 42 soạn thảo quyển 5” v.v… đều đề cập đến “Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện tại nhân gian, mang lại phúc lành bao la cho mọi người” . 
Chuyển Luân Thánh Vương giáng lâm phổ độ chúng sinh, đây chính là bí mật hàng ngàn vạn năm của nền văn minh nhân loại, mở ra con đường giải thoát ngay trước mắt. Trong kinh điển của Phật giáo Phương Đông từ 3000 năm trước đều đã có cảnh báo, Ưu Đàm Bà La Hoa hiển thị Pháp Luân thần tích, nhà tiên tri Nostradamus tại Tây Phương cũng mất rất nhiều công sức và trí huệ để vẽ ra các bức họa thần bí trong “Cuốn sách bị thất lạc”, cho đến cả lời tiên tri trên phiến đá của bộ tộc da đỏ Hopi tại Bắc Mỹ, đều là dùng phương thức hội họa để biểu thị dự đoán về việc Thần Phật cứu độ con người. Không kể là văn hóa Đông hay Tây, đều hiện thị sự thay đổi của nền văn minh nhân loại sẽ bước sang một thời kỳ mới trong tương lai. 
Những lời dự ngôn và thần luận từ Phương Đông và Phương Tây, cho đến nay đều đã ứng nghiệm tại nhân gian, sự “trùng hợp” này lẽ nào có thể là “trùng hợp” ? Tuyệt đối không phải là “trùng hợp” ! Đó đều là sự an bài của các vị đại giác giả siêu xuất khỏi thế gian, ở trong vũ trụ rộng lớn mênh mang này ! 
Theo vietdaikynguyen

Luật Nhân Quả

Chuyện nhân – quả là có thật. Thực tế cuộc sống đã rất nhiều lần chứng minh điều này.
Trả nghiệp sát sinh
Sư thầy Giác Liên, trụ trì chùa Phước Hải, Vĩnh Long từng kể chuyện nhân – quả được chứng kiến trong nghiệp tu hành của mình. Những câu chuyện ấy đến nay đối với người dân Vĩnh Long vẫn “nằm lòng” như những bài học đạo lý để “định hướng” cách sống, sao cho không theo vết xe đổ của những nhân vật trong câu chuyện của sư thầy. Một trong những câu chuyện đó phải nhắc đến là cậu bé tên Hiếu, sống lê lết ở chợ Trà Vinh, sống bằng cách xin ăn với thân hình của một… con bò, được sư thầy Giác Liên kể trên một website của Phật giáo.
Theo sư thầy Giác Liên, Hiếu sinh ra trong một gia đình có nghề: mổ bò lâu đời để bán thịt ở Trà Vinh. Ông nội của Hiếu làm giàu bằng nghề này nên rủng rỉnh tiền bạc. Một lần, trước khi làm thịt một con bò cái bỗng dưng ông nằm mơ thấy một người đàn bà đến bên ông khóc lóc: “Xin ông đừng giết tôi, để tôi sinh con rồi ông hãy giết”. Và không những mơ thấy một lần mà ông còn mơ tới 3 lần chỉ trong một đêm. Ông mang chuyện này kể cho vợ thì được khuyên can không nên làm thịt con bò mà hãy nuôi để cho nó đẻ. Nhưng suy đi tính lại, cuối cùng ông vẫn quyết định thịt nó để bán. Mới sáng tinh mơ không hiểu sao so với những lần mổ bò khác, nó kêu la khủng khiếp hơn nhiều, rồi giãy giụa, lồng lộn đến nỗi đứt cả sợi dây trói khi mổ. Khi chết rồi cái ấn tượng mà ông nội Hiếu mãi đến sau này không thể quên được là cái đầu nó lắc lư mãi như thể còn sống.
Đừng coi thường luật nhân quả
Tuy nhiên, điều trùng hợp là đúng lúc giết con bò chửa đó, con dâu ông trở dạ sinh đứa cháu nội, đồng thời là “đích tôn” của ông với những dị tật rất giống… con bò ấy là mắt lồi, sứt môi, đầu cứ lắc lư, chân tay cong queo đến nỗi không đi lại được, phải bò. Đứa trẻ ấy chính là Hiếu. Nhìn hình ảnh của Hiếu, ông nội Hiếu không thể nào không liên tưởng đến cái chết của con bò, nhất là động tác lắc lư cái đầu. Như hiểu nguồn cơn sâu xa vì sao cháu mình lại bị như vậy và muốn “chuộc” lại lỗi lầm, ông bỏ nghề sát sinh và có bao nhiêu tiền của ông dốc hết ra để chữa chạy cho cháu. Nhưng cậu bé vẫn vậy. Khổ hơn, khi được 10 tuổi, Hiếu đã phải lê la ra chợ xin ăn do người thân của em lần lượt ra đi hết vì trọng bệnh. Mỗi lần xin ăn, chẳng hiểu ai xui khiến, vừa lết Hiếu vừa la khóc thảm thiết: “Xin các bác, các dì đừng “sát sanh” con! Con là con bò nè…”.
Không chỉ sư thầy Giác Liên mà ngay người viết bài này cũng chứng kiến một gia đình có hai thế hệ bán thịt bò ở chợ Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội gặp chuyện tương tự. Chẳng hiểu gia đình này có mổ bò hay không nhưng chỉ biết trong thập niên 90 của thế kỷ trước, trên sạp bán thịt lúc nào cũng có bê “bao tử” bày bán. Tuy nhiên, đặc biệt ở chỗ con gái họ rất giống… bò, nhất là mắt và mũi đến nỗi ai đi qua cũng phải dừng lại nhìn và lờ mờ nhận ra đây chính là “nghiệp chướng” của gia đình bán bê “bao tử”. Và dường như nhận ra sự quả báo này, gia đình hàng thịt đó đã chuyển nghề không bán thịt bò, bê “bao tử” nữa mà mở hàng cơm ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, một hàng cơm nức tiếng Hà Nội. Tất nhiên cô con gái ấy cùng bán cơm với cha mẹ cho đến tận bây giờ.
Oán báo oán?
Như câu chuyện trên đây, có rất nhiều câu chuyện nhân – quả khác được kể trong cuộc sống với muôn hình vạn trạng từ nhân vật đến hoàn cảnh… trên cơ sở những gì người ta nhìn, nghe thấy được. Ngay như gần đây nhất, câu chuyện của người tù oan sai Nguyễn Thanh Chấn, ở Bắc Giang cũng gây “chấn động” dư luận bởi có ý kiến cho rằng, có “luật” nhân – quả trong vụ án oan này.
Ông Chấn kể, ngày mới bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, ông nhiều lần bị điều tra viên ép phải nhận đã ra tay sát hại chị Nguyễn Thị Hoan. Nếu không nhận sẽ bị đánh cho “lên bờ xuống ruộng”. Vì không thể chịu đựng nổi, ông Chấn đã buộc phải khai nhận mình chính là người đã ra tay sát hại chị Hoan vào ngày 15-8-2003. Khi đó, một cán bộ điều tra đã hướng dẫn ông viết một lá đơn tự thú khai nhận là hung thủ giết người.
Ông Chấn nhớ lại: “Một điều tra viên khác đã đánh và bắt tôi tập đi tập lại các động tác để thực nghiệm tại hiện trường vụ án mạng. Mỗi lần thực hiện sai các động tác, tôi lại bị họ lao vào đánh đập”. Có một điểm đáng lưu ý ở đây: Sau khi vụ án có hiệu lực, ông Chấn bị đưa đi cải tạo tại Trạm giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc) thì chỉ một thời gian ngắn sau đó, đã có 2 điều tra viên chết do tai nạn giao thông và trọng bệnh. Chưa kể đến Thẩm phán Nguyễn Minh N, chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng bị tai nạn giao thông vào năm 2010 dẫn đến phải điều trị lâu dài.
Cùng thời điểm này, sau khi sát hại chị Hoan, thủ phạm giết chị Hoan bỏ lên Lạng Sơn gặp một người thân là chị Lý Thị N và cho biết hắn chính là hung thủ gây ra vụ án mạng tại Bắc Giang. Khi ấy, Chung đưa hai chiếc nhẫn kim loại màu vàng nhờ chị N mang bán hộ nhưng biết đây là tài sản của vụ “giết người, cướp tài sản” nên chị N đã từ chối.
Sau đó, Chung đã nhờ anh trai của mình đang sinh sống tại Lạng Sơn mang nhẫn đi bán. Không biết có phải nhân quả không mà cuối năm 2005 (2 năm sau khi vụ án xảy ra), anh trai của Chung đã bị một số đối tượng ở Lạng Sơn đâm chết trong một vụ xô xát nhỏ.
Mang tính giáo dục sâu sắc
Trước những hiện tượng trên đây, GS Ngô Đức Thịnh, một chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, thật khó để giải thích trên cơ sở khoa học thực tiễn. Bởi từ trước tới nay, duy tâm – duy vật là hai phạm trù vẫn chưa tìm được tiếng nói chung do một phạm trù thì phải nghe, nhìn, sờ thấy được. Còn phạm trù kia thì trừu tượng, bí ẩn. Thế nhưng, với tư cách là một người nghiên cứu tâm linh, GS Ngô Đức Thịnh khẳng định, những gì chưa chứng minh được thì không có nghĩa không tồn tại, đặc biệt với hàng loạt hiện tượng “gieo gì gặt nấy”, “nhân nào quả ấy” như các chuyện trên cùng với thực tiễn xảy ra rất nhiều trong đời sống. Cho nên chuyện nhân – quả là có thật. Và theo ông, nhân – quả là một quy luật rất hay của đời sống và nhà Phật lấy đó là mục đích thượng tôn để giáo dục con người về đạo đức, nhân cách và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi khuyến khích con người làm nhiều việc thiện để kết quả của quá trình ấy là nhận lại cho mình từ những gì mình làm.
 Không có chuyện mê tín dị đoan ở đây vì ngay cả trên quan điểm khoa học thì rõ ràng những gì bạn nhận hôm nay là quá trình sống của ngày hôm qua. Bởi vậy hãy sống theo chân lý “gieo gì gặt nấy”.

Theo Tientri

Lý giải thế phong thủy Lầu Năm Góc và đồ hình bát quái lật ngửa

Trong nhiều trường hợp, quyền lực của Lầu năm góc không hề thua kém gì Nhà trắng. Chính vì thế nhiều người cho rằng, kết cấu phong thủy của Lầu năm góc có một mối liên hệ mật thiết đến vận hạn của nước Mỹ trong những năm vừa qua…
Cùng với Nhà trắng, Lầu năm góc là một trong những tòa nhà quan trọng bậc nhất của nước Mỹ. Tòa nhà đồ sộ được thiết kế theo hình ngũ giác này chính là nơi đặt cơ quan đầu não của Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan quyết định mọi vấn đề liên quan đến an ninh và quân sự quốc gia. Trong nhiều trường hợp, quyền lực của Lầu năm góc không hề thua kém gì Nhà trắng. Chính vì thế nhiều người cho rằng, kết cấu phong thủy của Lầu năm góc có một mối liên hệ mật thiết đến vận hạn của nước Mỹ trong những năm vừa qua…
Tòa nhà hình ngũ giác
Nếu như Nhà trắng, nơi ở và làm việc của Tổng thống nằm ở bờ phía bắc của dòng Potomac thì Lầu năm góc gần như nằm ở phía đối diện ở bờ phía nam của con sông này. Nếu nhìn từ trên cao, toàn thể tòa nhà sẽ giống như một khối ngũ giác khổng lồ. Đây chính là lý do vì sao trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ lại có tên gọi là Lầu năm góc hay Ngũ giác đài. Cái tên Lầu năm góc nổi tiếng tới mức, giống như khi nhắc tới Nhà trắng là nhắc tới chính quyền Mỹ thay vì gọi tên Bộ Quốc phòng Mỹ, người ta gọi cơ quan đầu não về an ninh và quân sự của Hoa Kỳ bằng cái tên Lầu năm góc. Thế nhưng, sự nổi tiếng độc đáo của tòa nhà hình ngũ giác này không chỉ có thế.
 lai nam goc 1
Toàn bộ công trình đồ sộ của Lầu 5 góc
Lầu năm góc bắt đầu được xây dựng vào năm 1941 và hoàn thành trong thời gian thần tốc chỉ với 16 tháng thi công. Vào thời điểm lúc bấy giờ, quân đội Hitler khống chế gần như toàn bộ cả châu Âu. Trước tình hình đó, đương kim Tổng thống Mỹ khi đó là Roosevelt đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Đó cũng là thời điểm mà Bộ Chiến tranh của nước Mỹ đã phát triển tới một quy mô quá lớn và cần thiết phải có một trụ sở chỉ huy mới. Henry Stimson, Bộ trưởng Chiến tranh khi đó đã gặp Tổng thống Roosevelt và nói rằng, Bộ của ông cần có thêm không gian. Vì vậy, chính phủ Mỹ đã bắt đầu lên kế hoạch cho Lầu năm góc.
Người được giao nhiệm vụ phụ trách xây dựng tòa nhà này là thiếu tướng Brehon B. Sommervell. Khi nhận nhiệm vụ này, Brehon chỉ có 4 ngày để hoàn thiện và trình lên chính phủ một phương án xây dựng một tòa nhà hành chính có thể chứa được 40 nghìn người. Các quan chức trong chính phủ Mỹ thống nhất là trụ sở của Bộ Chiến tranh nên được xây dựng Arlington, Virginia nằm dọc theo con sông Potomac. Khi đó, có hai phương án về địa điểm xây dựng Lầu năm góc được đưa ra để lựa chọn. Một là nông trại Arlington nằm gần nghĩa trang quốc gia và một là sân bay Washington Hoover.
 lau nam goc 2
Lầu 5 góc nhìn từ trên cao
Kiến trúc sư George Bergstrom đã thiết kế tòa nhà theo hình ngũ giác méo để tận dụng hết diện tích của địa điểm được lựa ban đầu là nông trại Arlington. Tuy nhiên, cuối cùng Tổng thống Roosevelt lại không đồng ý địa điểm nay vì ông không muốn công trình xây dựng mới sẽ che lấp tầm nhìn của Washington DC về phía nghĩa trang quốc gia. Tòa nhà được di chuyển sang xây dựng ở địa điểm thứ hai, sân bay Hoover song thiết kế ban đầu không hề thay đổi. Roosevelt thích bản thiết kế hình ngũ giác độc đáo của kiến trúc sư George Bergstrom.
Không còn phụ thuộc vào địa hình, thiết kế tòa nhà sau đó đã được George Bergstrom sửa lại lại thành hình ngũ giác đều như ngày nay. Mặc dù khi đó, hình dáng khá “dị dạng” của tòa nhà đã gây ra không ít những phiền toái, song về sau nhiều kiến trúc sư hàng đầu thế giới vẫn cho rằng, phương án thiết kế tòa nhà theo hình ngũ giác là lựa chọn tối ưu cho một tòa nhà như vậy.
Không chỉ có bề ngoài độc đáo, kết cấu bên trong của Lầu năm góc cũng rất đặc biệt. Năm cạnh bằng nhau của hình ngũ giác là năm mặt của tòa nhà, mỗi mặt lại có 5 dãy nhà được xây dựng song song. Ở trung tâm của tòa nhà là một khoảng sân rộng và cũng có hình ngũ giác. Từ các góc của khoảng sân này, 10 hành lang lớn tỏa ra như hình nan hoa nối liền các phần khác nhau của tòa nhà. Nhờ những hành lang này, người ta có thể đi đến bất cứ điểm nào trong tòa nhà chỉ trong vòng 7 phút.
Những dãy nhà song song, xếp tầng và những hành lang được xây dựng theo dạng nan hoa trong một khuôn hình ngũ giác đã tạo nên một hình ảnh độc đáo có một không hai cho tòa nhà và biến nó trở thành biểu tượng cho sức mạnh quân sự nước Mỹ. Thế nhưng, cũng chính địa điểm và kết cấu kỳ lạ ấy của Lầu năm góc, đã tiềm tàng những vận hạn của nước Mỹ về sau này.
 lau nam goc 3
Từ lầu 5 góc, Mỹ có thể quan sát được cả thế giới
Con số 5 bí hiểm
Người ta phát hiện ra rằng hàng loạt những thiết kế và bố trí của Lầu năm góc có liên quan mật thiết đến con số 5. Không chỉ được thiết kế theo hình ngũ giác (5 cạnh), có 5 dãy nhà song song mỗi cạnh., người ta còn tìm thấy sự hiện diện của con số 5 một cách ngẫu nhiên và trùng hợp trong nhiều bố trí khác.
Chẳng hạn, mỗi dãy nhà được xây cao vừa đúng 5 tầng, nếu không tính các tầng hầm và khoảng sân ở trung tâm khu nhà có diện tích vừa đúng 5 arce (khoảng 2 hecta). Rồi trong thảm họa khủng bố nước Mỹ vào ngày 11/9/2001, khi Lầu năm góc bị tấn công đã khiến 125 người trong Lầu năm góc thiệt mạng. Điều trung hợp là 125 vừa đúng bằng 5x5x5. Đó là chưa kể trong số 125 người chết, vừa đúng có 55 người là binh sĩ.
Vì sao công trình này lại được xây dựng theo con số 5 một cách triệt để đến như vậy là điều mà chưa ai có thể lý giải được. Có ý kiến cho rằng George Edwin Bergstrom muốn công trình để đời này phải thật đặc biệt để người ta nhớ mãi đến nó, có ý kiến cho rằng Lầu năm góc thể hiện ý chí kiểm soát 5 châu của người Mỹ… Cũng có người lại cho rằng Bergstrom đã bị ảnh hưởng của thuyết ngũ hành phương đông và muốn xây Lầu năm góc thành một pháo đài bất khả xâm phạm, bộ máy chiến tranh của nước Mỹ ở thế không thể bị công phá.
LAU NAM GOC 4
Quyền lực của Lầu 5 góc không thua gì Nhà trắng
Một số người khác lại cho rằng, những con số 5 đó hoàn toàn không có chủ đích mà chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên của điều kiện tự nhiên và lịch sử. Tuy nhiên, các nhà phong thủy cho rằng, dù là vì lý do gì đi chăng nữa thì tác dụng của những con số 5 này đối với bản đồ phong thủy của Lầu năm góc là điều không thể xem nhẹ.
Trong quan niệm của các nhà phong thủy, số 5 và số 9 là hai con số có liên quan mật thiết đến đời sống cung đình. Vì cả hai số này là biểu hiện cho quyền lực của bậc đế vương. Ở các quốc gia phương Đông, trong thời phong kiến, hầu hết những công trình của hoàng cung đều được xây dựng theo hai con số này. Chiếu theo quan niệm này, thì việc xây dựng theo con số 5 một cách triệt để, dù là vô tình hay hữu ý đều đem lại Lầu năm góc sự thịnh vượng về quyền lực.
Thực tế đã chứng minh, quyền lực của Lầu năm góc có một sức ảnh hưởng khủng khiếp trong chính quyền Mỹ. Chưa ở quốc gia nào mà bộ quốc phòng lại được báo giới quốc tế nhắc tới nhiều và với một vai trò quan trọng như Lầu năm góc. Chỉ điều này cũng chứng minh quyền lực to lớn của tòa nhà hình ngũ giác của nước Mỹ.
Tuy nhiên, sự thịnh vượng quá mức lại khiến Lầu năm góc trở thành “vật ngáng chân” đối với Nhà trắng, tòa nhà quan trọng không kém của nước Mỹ. Về mặt phong thủy, Lầu năm góc hoàn toàn lấn át so với Nhà trắng. Bản đồ phong thủy của Nhà trắng vốn không phải là tốt, trong khi đó Lầu năm góc không chỉ có kết cấu theo con số 5 quyền lực mà các hướng phong thủy khác cũng đều rất thuận lợi.
Cũng nhìn ra sông Potomac, tuy nhiên, hướng nhìn của Lầu năm góc lại không hề bị chặn bởi tượng đài Washington như đối với Nhà trắng. Ưu thế vượt trội về mặt phong thủy của Lầu năm góc so với Nhà trắng khiến các nhà phong thủy cho rằng, kể từ khi Lầu năm góc xuất hiện, Nhà trắng không những không thể khống chế được những chủ trương của họ thậm chí ngược lại, chính Lầu năm góc lại khống chế dinh tổng thống. Nhiều người thậm chí còn cho rằng, chính mối liên hệ về phong thủy giữa Lầu năm góc và Nhà trắng khiến cho bất cứ vị tổng thống Mỹ nào không muốn phát động chiến tranh sẽ khó mà ngồi lâu dài trên chiếc ghế này.
“Vận hạn” nước Mỹ dưới góc độ phong thủy
Dù có kết cấu tốt đến thế nào thì vẫn có lúc tòa nhà gặp những vận hạn không thể tránh được.thảm họa khủng bố vào ngày 11.9.2001, khi Lầu năm góc bị bọn khủng bố tấn công.
Trong thảm họa khủng bố 11.9, ngoài tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới, Lầu năm góc cũng bị một chiếc Boeing tấn công vào mặt tây nam của tòa nhà. Các nhà phong thủy cho rằng, việc mặt tây nam của Lầu năm góc bị tấn công trong thảm họa này không phải là ngẫu nhiên. Theo tính toán của các nhà phong thủy, thời điểm ngày 11/9 năm đó mặt tây nam hội tụ toàn bộ những phần xấu nhất của phong thủy Lầu năm góc. Thời điểm đó, hướng tây nam bị chi phối bởi con số 3, đại diện cho hành Mộc, vì vậy, nó đã bị hành Kim của những chiếc máy bay khắc. Đó là lý do khiến tòa pháo đài bất khả xâm phạm của nước Mỹ lại bị tấn công một cách dễ dàng đến như vậy.
 11.9_zlzk
Sự kiện gây chấn động nước Mỹ ngày 11.9
Người ta sẽ dễ dàng đặt câu hỏi rằng, vì sao những tòa nhà khác tương tự lại không bị tấn công mà nhất thiết lại là Lầu năm góc? Chẳng hạn như trong thảm họa khủng bố 11.9, vì sao Nhà trắng, tòa nhà nằm cách đó không xa lại không bị bọn khủng bố chọn làm mục tiêu tấn công? Các nhà phong thủy cho rằng, vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào vị trí cũng như kết cấu phong thủy của mỗi công trình.
Chẳng hạn, vào thời điểm 11.9, hướng Tây Nam của Lầu năm góc là hướng xấu, dễ gặp vận hạn. Trong khi đó, Nhà trắng ở phía Tây Nam lại có đền thờ thần Zớt và một chiếc hồ nhỏ. Đề thờ và nguồn nước là hai vật mang lại sự tốt lành trong kết cấu phong thủy, do vậy, hướng tây nam của Nhà trắng không hề xấu như hướng tây nam của Lầu năm góc. Ngoài ra, theo các nhà phong thủy còn rất nhiều yếu tố phức tạp khác tác động lẫn nhau dẫn đến sự kiện này. 
Có thể, nhiều người sẽ cảm thấy khó tin với những tính toán và suy luận của các nhà phong thủy. Đó cũng là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, mặc cho những suy luận của các nhà phong thủy có đúng hay không, thì người ta vẫn không thể phủ nhận được rằng, Lầu năm góc vẫn là một trong những tòa nhà đầy quyền lực và tham gia vào những chính sách quyết định vận mệnh của nước Mỹ.
Phunutoday, Tinhte.net, motthegioi