Hôm nay, mình sẽ giải thích cặn kẽ cho các bạn về câu hỏi bên trên.
Quan
sát hình trên ta thấy khi mà cánh quạt có phần diện tích S càng lớn thì
độ cân bằng ổn định càng cao. Trong hình là cánh quạt A có diện tích
phần S nhỏ nhất, cánh quạt B thường thấy trong cuộc sống, cánh quạt C là
"lý tưởng". Ta có thể lý giải điều này là do quán tính, nó giống như
trường hợp người nghệ sĩ đi thăng bằng trên dây họ thường cầm trên tay 1
cái cây dài nặng để giúp giữ thăng bằng ổn định. Tuy nhiên, diện tích
cánh quạt S càng lớn thì sẽ càng tốn nhiều nguyên liệu sản xuất.
Quan
sát hình bên trên ta thấy, cả 2 cánh quạt gần như có phần diện tích S
như nhau: S=S1+S2+S3, S'=S1'+...+S9', S=S'. Và bạn sẽ nghĩ rằng cái cánh
quạt nào ổn định cân bằng tốt hơn? Mình không dám chắc chắn về điều này
nhưng có thể cánh quạt 9 cánh ổn định hơn vì...Thực tế các cánh quạt
không thể nào bằng nhau hoàn toàn, cánh quạt bên trái có cánh S1 lớn hơn
cánh S1' của cánh quạt bên phải, do đó sự khác biệt về khối lượng kích
thước của S1 so với S2,S3 lớn hơn sự khác biệt của S1' so với S2'...S9',
dẫn đến cánh quạt 3 cánh sẽ rung động nhiều hơn cánh quạt 9 cánh.
Có
1 điều chắc chắn là người ta làm cánh quạt nhiều cánh nhằm tăng hiệu
suất lưu lượng quạt gió. Tuy nhiên, nó cũng dẫn tới việc tốn nhiều năng
lượng để quay cánh quạt hơn, cũng nhưng công nghệ chế tạo cánh quạt sẽ
khó khăn hơn và phản lực gió lên cánh quạt sẽ nhiều hơn khiến cánh quạt
có thể cũng rung lắc nhiều hơn!
Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau xem xét tại sau cánh quạt luôn là số lẻ chứ không phải là số chẵn.
Quan
sát các cánh quạt trên, lần lượt từ C1 tới C9 là các trọng tâm của các
cánh quạt. Chúng không bao giờ nằm chính xác như trong như hình trên mà
các trọng tâm Cx của mỗi cánh sẽ nằm lệch đôi chút đâu đó xung quanh các
điểm Cx lý tưởng như hình vẽ trên. Việc lệch nhiều hay ít là do công
nghệ sản xuất cánh quạt.
Quan
sát cánh quạt đầu tiên trong hình trên. Áp dụng nguyên tắc cộng vectơ
hình học hình bình hành, từ 2 điểm C2 và C3 ta được điểm C1' nằm đối
xứng điểm C1 qua tâm quay. Thực tế C1' không bao giờ đối xứng hoàn toàn
lý tưởng vớ C1, mà nó sẽ lệch đôi chút. Do đó, để cân chỉnh độ cân bằng
người ta sẽ tăng giảm kích thước khối lượng cánh quạt C1 để C1 càng đối
xứng với C1'. Quan sát cánh quạt thứ 2 có 5 cánh. Ta cũng thấy rằng sau
khi cộng hình học thì cuối cùng ta cũng được trọng tâm C1' đối xứng với
C1. Tương tự, cánh quạt 7,9 cánh cũng vậy, ta sẽ được trọng tâm C1' đối
xứng C1.
Nhận xét : khi số cánh quạt là số lẻ thì cuối
cùng ta luôn thu được 2 trọng tâm C1 và C1' đối xứng nhau. Điều này cực
kì hữu ích trong việc điều chỉnh độ cân bằng cho cánh quạt. Khi cánh
quạt quay càng nhanh thì độ cân bằng càng quan trọng.
Lấy ví
dụ: cánh quạt máy bay ngày xưa thường được làm bằng gỗ, cánh quạt thường
sẽ là 2 hoặc 3 cánh hoặc là số lẻ, khi người thợ mộc điều chỉnh độ cân
bằng họ chỉnh cần lấy 1 cánh bất kì làm C1 rồi họ gọt dũa hoặc đóng thêm
đinh sắt vào cánh đó để cân chỉnh C1 sao cho cân bằng đối xứng với C1'
là được. Hoặc ví dụ với các cánh quạt thổi mát ngày nay làm bằng nhựa,
các cánh quạt ấy phải được đúc khuôn ép nhựa mới thành cánh quạt, để cân
chỉnh cân bằng người thợ cơ khí làm khuôn chỉ việc mài dũa trên phần
khuôn của 1 cánh quạt là đủ.
Hãy tưởng tượng nếu số cánh quạt
là số chẵn thì số lần các bạn điều chỉnh cân bằng sẽ bằng số cánh quạt
chia 2, nghĩa là nếu cánh quạt có 6 cánh thì bạn mất tối thiểu là 3 lần
điều chỉnh cân bằng!!!
Kết luận : số cánh quạt phải là số lẻ.
Thực
tế số cánh quạt không hẳn phải là số lẻ hoàn toàn, mà còn có thể là 2
cánh. Nếu số cánh quạt là 2 cánh thì bạn cũng sẽ chỉ mất 1 lần cân
chỉnh.
Ngoài
ra, còn có 1 nguyên nhân thú vị nữa, để số cánh quạt phải là số lẻ
là... nếu cánh quạt số lẻ của bạn bị gãy 1 cánh thì xem như nguyên cánh
quạt đó là đem vứt ve chai. Còn nếu cánh quạt là số chẵn thì bạn có thể
bẻ gãy thêm cánh quạt đối xứng với cánh đã bị gãy để tận dụng xài tiếp.
Chắn hẳn nếu nhà sản xuất sau khi nghe được điều này thì họ sẽ luôn sản
xuất cánh quạt có số cánh luôn là số lẻ cho coi !!!
Thiên Lương
Viết theo kinh nghiệm làm việc tại công ty Nidec VietNam Corporation 2009-2011
(cty sx quạt tản nhiệt tại khu công nghệ Q9 HCM)