Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Chế tạo pin điện thoại từ đường: Chuyện không tưởng nay đã thành thật

(GenK.vn) -

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã biết, các loại đường như glucose, fructose, sucrose và dextrose tồn tại trong nước uống có ga, kẹo hay các loại đồ ngọt nói chung đều là một nguồn năng lượng tuyệt vời. Về mặt sinh học, các phân tử đường mang theo rất nhiều năng lượng, rất rẻ tiền và dễ dàng chuyển hóa thành năng lượng. Đó là lý do mà mọi sinh vật sống trên trái đất đều tạo ra năng lượng ATP ( 1 dạng năng lượng do hoạt động trong tế bào sản sinh ra) từ đường. 
Zhangs glucose-powered enzymatic fuel cell (Virginia Tech)
Mới đây, các nhà khoa học tại Virginia Tech đã thành công trong việc chế tạo các tế bào có khả năng sinh ra năng lượng từ những phân tử đường. Điện năng được chuyển hóa từ đường thông qua bột maltodextrin có mật độ lên đến 596 ampe/giờ/kg, cao hơn nhiều lần so với công nghệ pin lithium-ion hiện tại. Dự kiến, công nghệ này sẽ được thương mại hóa trong 3 năm tới và xuất hiện trên nhiều thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng.
Một trong những rắc rối của dự án này là chuyển hóa năng lượng từ đường rất khó nếu không phải là một thực thể sống. Trong tự nhiên, các enzim sẽ là chất xúc tác cần thiết để chuyển hóa các phân tử đường thành năng lượng. Tuy rằng tạo ra một lượng lớn enzim để chế tạo pin di động không phải là khó nhưng vấn để ở đây là làm sao để có thể tối ưu hóa năng lượng trong những viên pin sinh học này và liệu chúng ta có thể sử dụng chúng trong thời gian dài hay không?
Enzymatic fuel cell diagram
Cấu tạo viên pin sinh học mới của các nhà khoa học Virginia Tech.

Khó khăn đó đã được các nhà nghiên cứu tại Virginia Tech vượt qua bằng cơ chế pin sinh học riêng có thể chứa được rất nhiều tế bào mang năng lượng. Mặc dù Zhang, người đứng đầu dự án khoa học này không hé lộ nhiều thông tin về độ ổn định của viên pin mới cũng như số chu kỳ sạc nhưng nếu chỉ mất 3 năm để công nghệ này đi vào đời sống thì đó quả là một thành tựu lớn. Theo đó, viên pin sinh học này sử dụng tới 13 loại enzim khác nhau, khi tác dụng với không khí, các enzim này sẽ chuyển hóa mỗi phân tử đường để tạo thành 24 electron qua đó tạo ra mật độ năng lượng lên tới 0,8 mW/cm cao hơn 10 lần so với mật độ hiện tại là 6 mA/cm trên các cụ pin lithium-ion của điện thoại hay máy tính bảng. 
Để sạc loại pin này, chúng ta sẽ sử dụng đến một dung dịch đặc biệt có 15% khối lượng là bột maltodextrin. Do vậy công nghệ pin sinh học độc đáo kể trên không chỉ tạo ra nhiều năng lượng hơn cho máy tính bảng hay điện thoại mà còn góp phần to lớn trong việc bảo vệ môi trường bởi chúng chỉ tạo ra điện và nước. Ngoài ra, loại pin này còn có thể được ứng dụng trong ngành y tế cho phép con người có thể tạo ra những quả tim nhân tạo lấy năng lượng trực tiếp từ đường trong cơ thể bệnh nhân mà không cần thay pin, mở ra cơ hội chữa trị một lần và dứt điểm những căn bệnh biến chứng về tim.
Tham khảo: ExtremeTech

Android không miễn phí như nhiều người tưởng

Để tích hợp các dịch vụ của Google như Gmail, Maps hay Play Store trên sản phẩm, hãng sản xuất sẽ phải trả khoảng gần 1 USD cho mỗi thiết bị bán ra.

Nhắc đến Android, những cụm từ như “miễn phí” hay “mã nguồn mở” luôn được đặc biệt nhất mạnh. Xét trên một phương diện nào đó, những cụm từ trên là đúng. Google không tính phí những mã nguồn mở trên Android, cho phép bất cứ nhà sản xuất nào cũng có thể sử dụng phần mềm của họ để tích hợp vào điện thoại hoặc máy tính bảng.
Phóng to Những nhà sản xuất như LG phải trả Google khoảng 1 USD cho mỗi sản phẩm bán ra. Ảnh: BGR.
Phóng to Những nhà sản xuất như LG phải trả Google khoảng 1 USD cho mỗi sản phẩm bán ra. Ảnh: BGR.
Trên thực tế, Google vẫn kiếm tiền trực tiếp từ Android (ngoài việc kiếm tiền gián tiếp qua quảng cáo như phần lớn dịch vụ miễn phí khác của họ). Android được phát hành miễn phí, nhưng nếu Samsung, HTC, Sony và hàng nghìn nhà sản xuất khác muốn tích hợp các dịch vụ quan trọng của Google, họ phải trả phí. Nếu không, thiết bị của họ sẽ không thể truy cập Gmail, Maps hay kho ứng dụng Play Store. Thông tin này vừa được hé lộ bởi The Guardian.
Theo đó, các nhà sản xuất cần phải được cấp phép bởi Google nếu muốn cài đặt sẵn các ứng dụng nói trên cho smartphone hoặc tablet. The Guardian khẳng định, mức giá cho các ứng dụng nói trên khá thấp. Trong hầu hết các trường hợp, nhà sản xuất chỉ phải trả chưa đến 1 USD (chính xác là khoảng 0,75 USD) cho mỗi thiết bị kích hoạt.
0,75 USD là một con số khá nhỏ. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh hiện có khoảng 1,5 triệu thiết bị Android được kích hoạt mỗi ngày thì trong một năm, Google cũng có thể trực tiếp thu về vài trăm triệu USD từ Android (chưa kể các khoản gián tiếp).
Tuy nhiên, nếu so với việc Microsoft "lột" đến 15% giá trị của mỗi chiếc smartphone chạy Windows Phone khi bán ra thì 0,75 USD mà Google thu của các nhà sản xuất thiết bị vẫn là một con số rất khiêm tốn.
Theo Zing

Lộ diện siêu tăng hàng đầu thế giới của Thái Lan

Bảo An - theo Trí Thức Trẻ | 28/06/2013 07:31

(Soha.vn) - Nhà máy Malyshev (Ukraine) lần đầu tiên giới thiệu mẫu xe tăng chiến đấu T-84 Oplot được sản xuất theo hợp đồng ký kết với Bộ Quốc phòng Thái Lan.

Đại diện của nhà máy Malyshev đã giới thiệu chiếc xe tăng chiến đấu T-84 Oplot đầu tiên mang số hiệu 01 trước phái đoàn quân đội Thái Lan được dẫn đầu bởi Tư lệnh lực lượng tăng – thiết giáp Thái Lan Bunsantinom Sansavatom tới thăm nhà máy.
Thời điểm chuyển giao lô xe tăng Oplot đầu tiên cho Thái Lan không được tiết lộ. Vào tháng 4/2012, Tổng giám đốc của nhà máy Malyshev, ông Nicolas Belov cho biết lô xe tăng T-84 Oplot đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Thái Lan trước cuối năm 2012, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Xe tăng chiến đấu T-84 Oplot.
Xe tăng chiến đấu T-84 Oplot.
Ông Nicolas Belov cũng không tiết lộ chính xác số lượng xe tăng trong lô đầu tiên chuyển giao cho phía Thái Lan vì đây là thông tin bí mật. Hợp đồng cung cấp 49 xe tăng chiến đấu T-84 Oplot cho quân đội Thái Lan được ký kết vào thagns 12/2011 với tổng giá trị lên tới 200 triệu USD.
Quân đội Thái Lan dự định sẽ mua khoảng 100 xe tăng chiến đấu T-84 Oplot để thay thế cho loại xe tăng M41A3 do Mỹ sản xuất đã lạc lậu.
Số xe tăng Oplot mới của quân đội Thái Lan sẽ trang bị cho Tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp  số 4 ở Bangkok, Tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp số 8 ở Nakhon Ratchasima, Tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp số 9 ở Phistanulok và Tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp số 16 ở Nakhon Si Thammarat.
Tăng chiến đấu T-84 Oplot là một trong những xe tăng chiến đấu hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Oplot là biến thể nâng cấp từ thiết kế T-84. Nó được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh gồm: Pháo nòng trơn 125m, súng máy hạng nặng 12,7mm, súng máy đồng trục pháo chính 7,62mm.
Một số hình ảnh về siêu tăng mới của Thái Lan:
 Xe tăng Opt số hiệu 01
Xe tăng Opt số hiệu 01
 Xe tăng Opt số hiệu 01
Xe tăng Opt số hiệu 01
 Xe tăng Opt số hiệu 01
Xe tăng Opt số hiệu 01
 Xe tăng Opt số hiệu 01
Xe tăng Opt số hiệu 01
Xe tăng Opt số hiệu 02
Xe tăng Opt số hiệu 02
Xe tăng Opt số hiệu 03
Xe tăng Opt số hiệu 03

Bài học cay đắng của Thái Lan khi mua tàu chiến Trung Quốc

theo Đất Việt | 15/07/2013 09:55

Trong quân đội một số quốc gia Đông Nam Á, tàu chiến lớp Giang Hồ II (053H1) của Trung Quốc đang được sử dụng với cương vị chủ lực. Tuy nhiên, chất lượng của những tàu chiến này đang ngày càng xuống cấp và không ít quốc gia đã phải đặt dấu hỏi.

Myanmar đã từng bị coi phụ thuộc vào Trung Quốc ở Đông Nam Á, tuy đang từng bước cải cách đất nước, nhưng mọi thứ chỉ mới bắt đầu với quốc gia này. Và một lẽ dễ hiểu, khí tài quân sự của Myanmar mang đậm dấu ấn của ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ II (Type 053H1) của Trung Quốc hiện diện trong biên chế Hải quân Myanmar với cái tên F-21 Mahar Bandoola, sắp tới, tàu chiến này sẽ tham gia triển lãm hải quân Langkawi. Một quan chức hải quân Myanmar cho biết là họ còn có kế hoạch trong năm nay sẽ đến thăm nhiều nước Đông nam Á, quốc gia đầu tiên hải quân nước này xét đến là Singapore.
Ngoài tàu hộ vệ tên lửa F-21 Mahar Bandoola, Hải quân Myanmar cũng còn 1 chiếc tàu cùng lớp do Trung Quốc viện trợ là chiếc F23 Mahar Thiha Thura.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp 053H1 (Giang Hồ II) số hiệu F23 Mahar Thiha Thura
Tàu hộ vệ tên lửa lớp 053H1 (Giang Hồ II) số hiệu F23 Mahar Thiha Thura
Tàu này dài 103,22 m; rộng - 10,83 m; lượng choán nước nước, tiêu chuẩn/toàn phần 1565/1960 tấn; độ mướn nước 3,19 m; tốc độ 25,5 hải lý/giờ; phạm vi hoạt động 3.000 dặm với tốc độ 18 hải lý/giờ và 1.750 dặm với tốc độ 25 hải lý/giờ; biên chế 195 người; hai động cơ diesel 12E390VA (16.000 mã lực).
Nhưng vì lý do kinh phí dành cho hải quân có hạn nên Myanmar chỉ có thể trang bị tên lửa hạm đối hạm C-802 có tầm phóng 120 km thay vì trang bị tên lửa C-802A có tầm phóng 180 km. Ngoài ra, F-21 không được trang bị tên lửa hạm đối không, máy định vị bằng sóng âm thanh.
Như vậy để thấy, do bản thân tiềm lực của quốc gia sở hữu mà tàu chiến của Trung Quốc không phát huy được hết sức mạnh của bản thân.
Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi và là cái cớ để Trung Quốc có thể thanh minh cho chất lượng sản phẩm của mình. Tấm gương cho các nước mua tàu chiến cổ lỗ sĩ của Trung Quốc là Thái Lan.
Họ sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin thuộc lớp tàu hộ vệ 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.
Đây là lớp tàu hộ vệ thế hệ kế tiếp, thậm chí còn hiện đại hơn chiếc F-21 lớp Giang Hồ II (053H1) của Myanmar.
Song, Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.
Thái Lan đã phải nhờ đến sự can thiệp của các công ty Thụy Điển để cứu 2 tàu chiến này thoát khỏi cảnh nghỉ hưu sớm. Đồng thời, hệ thống vũ khí, điện tử, trang thiết bị đi kèm của Trung Quốc cũng bị dỡ bỏ. Có thể nói tàu chiến của Trung Quốc trong quân đội Thái Lan chỉ là cái xác không hồn.
Tàu chiến
Tàu chiến "made in China" của Thái Lan phải "thay máu" toàn bộ
Thái Lan đã duyệt chi 1 tỷ USD để bổ xung tàu chiến, tuy nhiên quân đội nước này đã nghĩ ngay đến vũ khí của Âu, Mỹ thay vì hàng giá rẻ của Trung Quốc. Bài học với 2 tàu hộ vệ tên lửa đã là quá đủ.
Trung Quốc đã vươn lên là quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ 5 thế giới, và khách hàng chủ yếu của Trung Quốc là những nước nghèo với ngân sách quốc phòng hạn hẹp. Vũ khí của Trung Quốc đáp ứng được yếu tố “rẻ”cho đối tác. Tuy nhiên, rẻ thường đi kèm với kém chất lượng.
Các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu như Nga, Mỹ luôn có một quy chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu của mình. Ví dụ như Su-35, S-400 phiên bản xuất khẩu sẽ được rút bớt một số tính năng mang tính độc quyền cho quân đội Nga.
Mẫu tàu chiến Giang Hồ II đã khiến nhiều quốc gia có vũ khí Trung Quốc phải giật mình khi đứng trước nguy cơ tiền mất tật mang.

Chuyên gia Nga chứng minh Trung Quốc không thể thắng

theo Đất Việt | 17/07/2013 23:15

Như báo chí đã đưa tin, Nga đang tiến hành cuộc tập trận có quy mô lớn nhất trong suốt thời kỳ hậu Xô Viết tại Quân khu phía Đông (quy mô, số lượng binh lực, vũ khí-khí tài... tham gia đã được các báo đưa tin chi tiết, xin không nhắc lại ở đây).

Không biết vô tình hay hữu ý, Giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện hàn lâm khoa học Nga  A. Sharavin, người đang có mặt tại cuộc tập trận này ngày 16/7 đã tuyên bố: “Xác xuất xảy ra chiến tranh giữa Nga và Trung Quốc là cực kỳ thấp, nhưng nếu như một xung đột giả định như vậy vẫn xảy ra thì Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ không thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh với Liên Bang Nga".
Ông cũng cho rằng “không ai có thể coi thường yếu tố vũ khí hạt nhân” và “Nga có ưu thế tuyệt đối trước Trung Quốc về cả vũ khí hạt nhân chiến thuật lẫn vũ khí hạt nhân chiến lược”. Còn về lực lượng vũ trang thông thường, nhất là lục quân thì sao?
Xin giới thiệu một số ý chính trong các bài viết gần đây của chính cấp phó của ông A. Sharavin là A. Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện trên về vấn đề này.
Quân đội Trung Quốc đã được tái trang bị vũ khí- trang bị kỹ thuật (VK-TBKT) hiện đại và đang tiến hành các cuộc tập trận tấn công.
Cả Nga và Phương Tây đều cho rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất các phương tiện kỹ thuật tác chiến chất lượng thấp và quy mô sản xuất không lớn.
Đây là chuyện hoang đường, vì mọi người đều biết rằng sản xuất bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào với số lượng ít đều không kinh tế (càng nhiều đơn vị thành phẩm được sản xuất, giá thành mỗi đơn vị càng hạ), các sản phẩm quân sự càng không phải là ngoại lệ.
Chính vì cả Nga và Phương Tây đều đang làm theo quy trình ngược nên cứ nghĩ rằng Trung Quốc cũng đang làm như họ .
Trên thực tế, Trung Quốc trung thành với một nguyên tắc là tiến hành công tác thử nghiệm rất lâu với nhiều kiểu phương tiện kỹ thuật (quân sự) cùng chức năng, lựa chọn mẫu có nhiều ưu điểm nhất, khắc phục các nhược điểm còn lại của mẫu đó.
Sau khi đã đạt được kết quả tối ưu theo các tiêu chí của mình đối với mẫu trên, Trung Quốc bắt đầu tiến hành sản xuất hàng loạt với một quy mô mà Nga và Phương Tây đều khó hình dung.
Không thể không nhắc tới một khía cạnh khác của vấn đề. Nếu xung đột quân sự Trung - Mỹ xảy ra thì không gian tác chiến sẽ là trên biển và trên không. Chính vì thế mà Mỹ và Phương Tây đặc biệt chú ý tới sự phát triển của Không quân và Hải quân chứ không phải là Lục quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Cũng không hiểu vì sao mà các nhà phân tích Nga cũng tư duy theo hướng đó và thường xuyên trích dẫn các nguồn thông tin về PLA  từ Phương Tây.
Trong khi Nga có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc dài tới 4.300 km và những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với Nga vẫn còn nguyên. Dù muốn hay không Nga cũng không thể trốn tránh thực tế này.
Lục quân PLA đang phát triển rất nhanh, không kém gì Không quân và Hải quân: đổi mới nhanh về chất lượng trong khi vẫn duy trì các chỉ số về số lượng .
Xe tăng Trung Quốc.
Xe tăng Trung Quốc.
1.  Ưu thế dân số đông
Mặc dù có sự cắt giảm đáng kể về quân số trong những năm 1980, PLA vẫn có quân số lớn nhất thế giới (2.285.000 người, số liệu năm 2012-ND) trong khi chất lượng được tăng cường rất đáng kể.
Nhờ có nguồn dự bị động viên rất lớn cho nên trong thời bình PLA đã có thể tận dụng được những ưu diểm của cả hai hình thức tuyển quân: tuyển theo chế độ hợp đồng và tuyển theo chế độ nghĩa vụ.
Một mặt, các công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước, mặt khác- ưu thế dân đông cho phép PLA lựa chọn những người ưu tú nhất phục vụ trong quân đội (trước hết là các thanh  niên thành phố), nhiều người trong số họ sau khi hết hạn nghĩa vụ đã tình nguyện ở lại phục vụ theo hợp đồng.
Những thanh niên trẻ không được gọi nhập ngũ (chủ yếu là các thanh niên nông thôn ít học) đều phải qua các khóa huấn luyện quân sự cơ bản và sẽ trở thành một lực lượng dự bị động viên khổng lồ trong trường hợp có chiến tranh lớn xảy ra.
Có lẽ chính vì đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh như vậy mà Trung Quốc vẫn duy trì hệ thống động viên (kể cả đối với người dân và nền công nghiệp).
Cũng vì những lý do tương tự, đại bộ phận các binh đoàn trong Lục quân PLA vẫn là các sư đoàn. Chỉ có một khối lượng không đáng kể các binh đoàn được tái biên chế theo hình thức tổ chức lữ đoàn.
Chúng ta đều biết rằng các binh đoàn cấp lữ đoàn thường được sử dụng để tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ, còn các bình đoàn cấp sư đoàn được sử dụng để tiến hành các cuộc chiến tranh quy mô lớn.
2. Sức mạnh xe tăng Trung Quốc     
Và để tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn, Trung Quốc đã xây dựng được một lực lượng xe tăng lớn nhất trên thế giới.
Hiện nay PLA đã được trang bị không ít hơn 4.000 xe tăng hiện đại Type-96 và Type-99 (theo một số nguồn khác thì con số này là 1.500 Type-96 và 200 Type-99, có lẽ đây là số liệu những năm 2005-2006), việc thay thế các xe tăng đã lạc hậu bằng các xe tăng hiện đại hơn được thực hiện theo nguyên tắc “một đổi một”. Điều đó có nghĩa là chất lượng được tăng cường nhưng số lượng vẫn giữ nguyên.
Tăng Type-96/96A đã được trang bị cho tất cả các quân khu của PLA, Type-99 mới được trang bị chủ yếu cho 3 quân khu: Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu (chính 3 quân khu này có đường biên giới với Nga). Các tăng Type – 99 cũng đã bắt đầu được đưa vào trang bị cho  các quân khu còn lại. Năng lực sản xuất các loại tăng này của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vào khoảng 200 đến 300 chiếc/năm.
Có một sự kiện mà nhiều người đã biết là vào tháng 12/2012 trong trận chiến giành thành phố Kherlin giữa quân đội hai nước Sudan và Nam Sudan, các xe tăng Type-96 của Lực lượng vũ trang Sudan đã bắn hỏng ít nhất 4 chiếc tăng T-72 của Sudan (nước này mua của Ucraina) trong khi không bị tổn thất một chiếc nào.
Như vậy, ít nhất thì các xe tăng “đại trà “ của Trung Quốc cũng không thua kém về chất lượng so với các xe tăng thông thường của Nga. Khó có thể giải thích kết cục trên là do các kíp pháo thủ xe tăng Nam Sudan được huấn luyện kém hơn lính xe tăng Sudan vì hiện không hề có một cơ sở nào để chứng minh.
Tất nhiên, cũng có thể cho rằng, các kíp lái xe tăng là người Trung Quốc, nhưng như thế thì các kíp xe T-72 cũng hoàn toàn có thể là những người Slavo ở phía Đông (ý nói là các lính tăng Ucraina- ND).
Lực lượng tên lửa hiện đại của Trung Quốc
Lực lượng tên lửa hiện đại của Trung Quốc
3. Xe chiến đấu nhiều và hệ thống pháo bắn dàn mạnh nhất
Trung Quốc đã chế tạo các xe lội nước với  loại xe hàng đầu là xe tác chiến bộ binh WZ- 502 có lắp tháp pháo của xe chiến đấu bộ binh Nga BMP-3 (lực lượng lính thuỷ đánh bộ Trung Quốc đã được trang bị 300 xe loại này và Trung Quốc đang tiếp tục sản xuất thêm).
Dĩ nhiên, hiện tượng này được các chuyên gia đánh giá là để chuẩn bị cho các chiến dịch đổ bộ lên Đài Loan, mặc dù những chiếc xe này hoàn toàn có thể vượt qua các con sông, ví dụ như Amur và Ussuri (các con sông biên giới Nga-  Trung) một cách dễ dàng .
Tuy nhiên sau đó các nhà thiết kế vũ khí Trung Quốc cho rằng rằng tính lưỡng dụng của xe lội nước làm giảm khả năng bảo vệ của xe nên đã thiết kế biến thể mới của loại xe chiến đấu bộ binh này – WZ-502G.
Do tăng cường lớp thép bảo vệ nên nó không thể lội nước được, song bù lại, theo các số liệu dựa theo các nguồn từ Trung Quốc, tháp pháo WZ-502G và phần đầu của xe có thể chịu được đầu đạn xuyên thép 30mm từ cự ly 1 km, còn thân xe có thể chịu được đạn xuyên thép 14,5mm từ khoảng cách 200 m.
Có một sự trùng hợp thú vị – 30mm là cỡ đạn pháo 2A42, vũ khí chủ yếu của xe chiến đấu bộ binh Nga BMP-2 và súng máy cỡ 14,5 mm là loại súng chỉ được trang bị cho các xe vận tải bọc thép của Nga (xe chiến đấu bộ binh Mỹ “Bradly” được trang bị pháo 25mm M242. Cỡ đạn tối đa của súng máy các nước Phương Tây là 12,7mm).
Ngoài các xe chiến đấu bộ binh hiện đại, Trung Quốc cũng đang tăng cường đưa vào biên chế các xe vận tải bọc thép và các phương tiện xe ô tô bọc thép, trong đó có cả những loại được thiết kế chế tạo theo công nghệ MRAP, có nghĩa là được sử dụng trong một cuộc chiến tranh chống du kích.
Pháo nòng cũng phát triển rất nhanh. Hiện Trung Quốc đã đưa vào trang bị pháo tự hành 155mm PLZ-05 (đã có ít nhất 250 khẩu đang có trong trang bị của các đơn vị).
Điểm mạnh truyền thống của Lục quân PLA là pháo phản lực. Nước này đã sản xuất rất nhiều hệ thống pháo phản lực bắn dàn dựa trên các mẫu do Liên Xô thiết kế và các mẫu do chính  mình nghiên cứu thiết kế.
Hiện nay Trung Quốc là nước đã chế tạo hệ thống pháo phản lực bắn dàn mạnh nhất và có cự ly bắn xa nhất - WS-2 ( 6x400mm), với các biến thể đầu tiên có tầm bắn 200 km và biến thể mới nhất (WS-2D) có tầm bắn lên tới 350-400 km.
Kể cả MRLS và HIMARS của Mỹ lẫn “Smerch” (tầm bắn của “Smerch” chỉ là 90 km-ND) của Nga đều không có được tính năng kỹ- chiến thuật tương tự so với WS-2.
Nói chung , sử dụng hệ thống pháo phản lực bắn dàn để tiêu diệt các mục tiêu diện (có diện tích lớn) trên mặt đất có lợi hơn nhiều so với sử dụng không quân để tiêu diệt các mục tiêu đó (diện tích hủy diệt của “Smerch là 672.000 m2, không có số liệu về WS-2- ND).
Bởi vì trong trường hợp này có thể tránh được rủi ro là tổn thất các máy bay cực kỳ đắt tiền và các kíp phi công được đào tạo còn đắt tiền hơn, cũng không phải mất các khoản chi phí nhiên liệu cực kỳ đắt đỏ.
Thay vào đó, chỉ phải tiêu hao đạn dược (đạn pháo) mà đạn pháo thì rẻ hơn bom đạn hàng không nhiều. Độ chính xác không cao khi sử dụng hệ thống pháo phản lực bắn dàn có thể bù lại bằng một khối lượng lớn các đầu đạn được phóng đồng thời.
Ngoài ra, hiện nay, các đầu đạn của hệ thống hỏa lực bắn dàn đã có thể điều khiển được, kể cả đạn của WS-2. Việc sử dụng các máy bay không người lái trinh sát phục vụ cho các tổ hợp càng làm tăng độ chính xác khi bắn.
Hệ thống hỏa lực bắn dàn có ưu thế đáng kể so với tên lửa chiến thuật về công suất hỏa lực trong khi giá thành đạn pháo cũng rẻ hơn so với tên lửa. Nhược điểm chủ yếu của hệ thống pháo phản lực so với không quân và tên lửa chiến thuật vẫn được cho là cự ly bắn hạn chế. Nhưng cho đến thời điểm này Trung Quốc đã khắc phục được nhược điểm đó như đã trình bày ở trên.
Không khó để  thấy rằng, từ chiều sâu của vùng Mãn Châu Lý các WS-2D có thể gần như ngay tức khắc tiêu diệt tất cả các đơn vị của lực lượng vũ trang Nga tại các khu vực Vladivostok- Ussursk, Khabarovsk và Blagoveshensk- Belogorsk.
Còn từ khu vực giáp biên giới của Mãn Châu Lý, các tổ hợp pháo phản lực bắn dàn trên có thể tiêu diệt các đơn vị quân đội và các căn cứ không quân Nga ở khu vực Chita và các xí nghiệp chiến lược tại thành phố  Komsomlsk-trên sông Amur (có cả các nhà máy sản xuất máy bay tiêm kích chủ chốt của Nga hiện nay-ND).
Trong khi đó, các đầu đạn kích thước nhỏ của hệ thống pháo phản lực này có tốc độ trên siêu âm, thời gian từ khi phóng đến mục tiêu ở cự ly xa nhất không vượt quá 5 phút. Hệ thống phòng không Nga không thể phát hiện được chúng chứ chưa nói tới khả năng tiêu diệt.
Một cái khó khác là gần như không thể phát hiện được việc triển khai hệ thống pháo phản lực bắn dàn trên lãnh thổ Trung Quốc, bởi vì các tổ hợp phóng rất giống với các xe tải bình thường (các cụm ống phóng rất dễ ngụy trang để trông giống như các thùng xe của xe tải). Dĩ nhiên, loại vũ khí này tuyệt đối không phải là vũ khí phòng thủ mà hoàn toàn là một loại vũ khí tấn công.
Tuy “Tomahawk” của Mỹ có cự ly bắn xa hơn nhiều, nhưng tốc độ của nó dưới tốc độ âm thanh vì thế thời gian từ khi phóng đến mục tiêu ở cự ly tối đa không phải là 5 phút mà là 2 giờ trong khi các tổ hợp phóng của chúng (các tàu khu trục và và tuần dương) thì không thể ngụy trang được. Hiện NATO chưa có bất cứ loại vũ khí gì có tính năng kỹ- chiến thuật tương đương với WS-2.
Cho đến thời gian gần đây, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng điểm yếu của Lục quân Trung Quốc là không có máy bay lên thẳng tấn công. Trước đây thì qủa là như vậy, Trung Quốc chỉ có các máy bay Z-9 được chế tạo  theo mẫu của máy bay lên thẳng “Dophin” của Pháp đã tương đối lạc hậu.
Nhưng đến nay, vấn đề trên đã được giải quyết. Trung Quốc đã đưa vào trang bị các máy bay lên thẳng tấn công WZ-10 được chế tạo theo công nghệ Nga và công nghệ phương Tây (đã đưa vào trang bị 60 chiếc và đang tiếp tục sản xuất).
Xem thêm:

Vì sao Việt Nam 'dửng dưng' với tên lửa Trung Quốc thèm muốn?

Hà Dũng - theo Trí Thức Trẻ | 16/07/2013 11:32

(Soha.vn) - BrahMos chỉ được Nga- Ấn Độ phê chuẩn bán cho 15 nước. Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn nhưng bị từ chối còn Việt Nam tại sao lại bỏ qua cơ hội này?

Theo khẳng định của người đứng đầu BrahMos Aerospace, chưa có hợp đồng cung cấp tên lửa BrahMos cho quốc gia thứ ba nào, điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể sẽ không mua tên lửa BrahMos hoặc chí ít là nếu mua, cũng sẽ mất ít nhất là vài năm nữa.
Tại sao Việt Nam lại bỏ qua cơ hội sở hữu một vũ khí quan trọng và đầy sức mạnh như BrahMos? Có những nguyên nhân chủ yếu như sau:
1. Ưu tiên cho vùng biển xa
Những căng thẳng ở biển Đông khiến việc tăng cường tiềm lực quân sự, nhất là lực lượng Hải quân, trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, sở hữu tên lửa BrahMos là một động thái hết sức hợp lý, Tuy nhiên, nếu tinh ý hơn một chút trong vấn đề biển Đông, chúng ta có thể hiểu: "Vì sao Việt Nam không hay đúng hơn là chưa mua BrahMos trong tương lai gần?"
Nếu mua BrahMos hiện nay thì Việt Nam chỉ có thể mua tổ hợp tên lửa bờ với tầm bắn khoảng 300 km. Với tầm bắn này, tên lửa BrahMos chỉ phù hợp với nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, chứ không phải là một vũ khí chuyên dụng để chống tàu trên vùng biển xa.
Các vùng biển chủ quyền có nguy cơ xảy ra xung đột của Việt Nam đều là những vùng biển xa như khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cách bờ biển trên 400 km, do vậy, BrahMos khó phát huy được hiệu quả.
Ngược lại, hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam hiện nay khá mạnh với lá chắn thép Bastion sử dụng phiên bản tên lửa Yakhont, với tính năng tương đương BrahMos cũng như nhiều hệ thống tên lửa khác như Rubezh, Redut, đảm bảo hỏa lực nhiều lớp từ xa tới gần.
Do vậy, với tiềm lực tài chính có hạn, Việt Nam sẽ ưu tiên cho việc tăng cường sức mạnh trên biển xa như đóng các tàu tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa chống tàu khác, mua tàu ngầm Kilo 636, máy bay Su-30MK2V, máy bay tuần thám...
Vì sao Việt Nam bỏ qua “cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?
 
Vì sao Việt Nam bỏ qua “cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?
 
 Bờ biển Việt Nam được bảo vệ vững chắc với bộ ba tên lửa bờ Bastion, Redut, Rubezh
Bờ biển Việt Nam được bảo vệ vững chắc với bộ ba tổ họp tên lửa bờ Bastion, Redut, Rubezh
2. Tên lửa “made in Vietnam” Kh-35E
Ngày 15 tháng 2 năm 2012, theo nguồn tin ITAR-TASS, Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất tên lửa chống tàu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất, công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga trong dự án tên lửa chống tàu BrahMos.
Bản tin ngày 15/2/2012 của hãng tin Ria Novosti dẫn lời Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev cho biết: "Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng cơ sở tại Việt Nam để sản xuất một phiên bản của Uran Nga [SS-N-25], trong một dự án tương tự như sản xuất tên lửa BrahMos của Nga-Ấn Độ".
Kh-35 được trang bị rất nhiều trong Hải quân Việt Nam hiện nay. Các dự án như mua 4 tàu Gpard 3.9, đóng 12 tàu Molniya, tàu BPS 500, mua máy bay Su-30MK2 đều là những phương tiện trang bị Kh-35. Có thể nói rằng Kh-35 là loại tên lửa đối hải chủ lực của Việt Nam hiện nay.
Kh-35 còn có thể phát triển hơn nữa với tổ hợp Bal-E, phiên bản trên máy bay Su-30MK2, phiên bản ngụy trang Club-K.
So với Yakhont thì tên lửa Kh-35 có hiệu quả chiến đấu cao, khối lượng và  kích thước nhỏ, khả năng bố trí đa dạng, giá thành lại không quá đắt.
Bên cạnh đó, còn có thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ hợp tác với Nga để chế tạo biến thể Kh-35UE có tầm bắn tới 260 km. Như vậy với dự án sản xuất Kh-35 thì càng dễ hiểu khi Việt Nam không vội mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ.
 Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E
Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E tầm bắn 130 km
Vì sao Việt Nam bỏ qua “cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?
 
 Cũng có thông tin là dự án sẽ chế tạo tên lửa Kh-35UE với tầm bắn lên đến 260 km
Cũng có thông tin là dự án sẽ chế tạo tên lửa Kh-35UE với tầm bắn lên đến 260 km
3. Chỉ mua hàng đã được sàng lọc
Việt Nam với một tiềm lực tài chính có hạn cùng với phương châm vũ khí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” nên thường lựa chọn những vũ khí đã chứng tỏ được hiệu quả qua quá trình sử dụng chứ không phải là những phiên bản đời đầu. Có thể thấy điều này khi Việt Nam mua S-300PMU1 chứ không phải là S-300, mua Su-30MK2 và Su-30MK2V chứ không phải là Su-30.
Với cách lựa chọn này thì Việt Nam luôn có được loại vũ khí hoàn chỉnh do được nâng cấp, cải tiến sau một thời gian dài sử dụng, từ đó tránh được những lãng phí về mặt đầu tư.
Tất nhiên, điều này cũng có hạn chế là không có được ưu thế trước đối phương về loại vũ khí mới nhất nhưng thực ra, các loại vũ khí mới đều cần một thời gian huấn luyện khá dài mới phát huy được hiệu quả nên chưa hẳn đã giành ngay ưu thế khi sử dụng.
Tuy nhiên, nguyên tắc đa dạng hóa vũ khí cũng cần được xem xét trong trường hợp này. Dựa theo xu thế đó, có thể thấy BrahMos vẫn có khả năng được Việt Nam chọn mua sau một thời gian nữa nếu như đáp ứng được tiêu chí độ tin cậy cao, giá thành phải chăng và chứng tỏ được các điều sau:
Phiên bản phóng từ máy bay Su-30MKI đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ấn Độ dự định thử nghiệm vào năm 2014. Khi đó, có thể các Su-30MK2 của Việt Nam cũng sẽ được trang bị tên lửa loại này để tăng cường sức mạnh trên biển Đông.
Phiên bản trang bị trên tàu có thể tích hợp vào các tàu nhỏ gọn hơn mà Việt Nam sở hữu. Hiện nay tàu nhỏ nhất được trang bị BrahMos của Ấn Độ là tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) có chiều dài 147m, rộng 15,8m, mớn nước 4,8m, lượng giãn nước 4.974 tấn,  mang theo 8 tên lửa BrahMos. Lượng giãn nước hơn hai lần so với tàu lớn nhất của Việt Nam là hai tàu Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ với lượng giãn nước là 2.100 tấn.
 Tên lửa BrahMos của Ấn Độ phóng từ MiG-29
Tên lửa BrahMos của Ấn Độ phóng từ MiG-29
 Tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) phóng tên lửa BrahMos
Tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) phóng tên lửa BrahMos
 Hai tàu lớn nhất của Việt Nam lớp Gepard 3.9 lượng giãn nước 2.100 tấn được trang bị 8 tên lửa Kh-35E.
Hai tàu lớn nhất của Việt Nam lớp Gepard 3.9 lượng giãn nước 2.100 tấn được trang bị 8 tên lửa Kh-35E.
Với các lý do trên có thể giải thích vì sao trong tương lai gần Việt Nam sẽ chưa mua tên lửa BrahMos. Hy vọng trong tương lai, Hải quân Việt Nam sẽ sở hữu nhiều loại tên lửa hiện đại hơn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo đất nước.