(Ảnh:Fotolia)
(Ảnh:Fotolia)
Trong cuộc sống hàng ngày, tôi có thể nhìn thấy nhiều người nóng nảy, họ dễ dàng tức giận chỉ vì những chuyện nhỏ hoặc thậm chí lăng mạ người khác nếu người đó nói không vừa ý họ, một số còn dùng đến cả bạo lực. Đôi khi tôi gặp những người tu luyện có tâm tính cao. Trong cuộc sống hàng ngày, họ luôn luôn xử lý sự việc một cách điềm tĩnh và tử tế. Khi đối mặt với xúc phạm và sỉ nhục, họ chỉ bình thản như mặt hồ phẳng lặng vậy.
Một lần, tôi tò mò hỏi một người tu luyện: “Làm sao tôi có thể độ lượng ngay cả khi bị lăng mạ? Làm thế nào tôi có thể bình thản như mặt hồ phẳng lặng?” Anh ta cười và nói: “Để có thể bình thản như mặt hồ phẳng lặng, điều then chốt là vứt bỏ tất cả chấp trước và từ bỏ mọi tình cảm và dục vọng. Do vậy bạn phải học làm thế nào để buông bỏ bản thân mình”. Tôi hiểu! Trong thế giới con người, nguyên nhân tại sao có nhiều tranh cãi, tại sao tâm người ta không thể nghỉ ngơi và yên tĩnh, đó là vì họ quan tâm quá nhiều đến chính bản thân họ.
Là một người đàn ông trung niên, tôi thích giữ tâm trí tĩnh lặng và coi mọi thứ thật nhẹ nhàng. Tôi biết rằng, coi nhẹ mọi thứ sẽ mang đến niềm vui, một tâm hồn khoáng đạt, và nó cũng là thể hiện của cảnh giới tư tưởng cao đẹp. Sinh, lão, bệnh, tử là lẽ thường tình, thế thì tại sao chúng ta lại lo lắng khi đề cập đến những thăng trầm trong cuộc sống? Chỉ sau khi một người hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của cuộc đời thì anh ta mới có được một tâm hồn trong sạch và sáng suốt như mặt hồ phẳng lặng.
Hạnh phúc mà thành công đem lại giống như những con sóng vô thường – khi thủy triều rút đi, rốt cuộc nó sẽ biến mất. Do đó, đối với một người, cảnh giới cao nhất là thực sự coi nhẹ mọi thứ. Nếu bạn suy nghĩ kỹ, bình thản như mặt hồ phẳng lặng chính là cảnh giới cao nhất trong cuộc sống. Có một tâm trí tĩnh lặng, không bị ảnh hưởng bởi niềm vui hay nỗi buồn. Khi bị sỉ nhục, người đó sẽ không nổi giận; khi gặp vấn đề, người đó sẽ không lo sợ. Khi đối mặt với thăng trầm nghiêm trọng, đối mặt với vui buồn cực độ, người đó vẫn giữ được bình tĩnh và bình thản đón nhận tất cả. Như thế thật phóng khoáng và cao quý biết bao.
Đón nhận mọi thứ một cách điềm tĩnh cũng là thể hiện của trí huệ. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tư Mã Ý thuộc phe tấn công chỉ huy 150.000 quân lính đánh vào Nhai Đình. Trong khi đó, Gia Cát Lượng thuộc phe phòng thủ chỉ có 2.500 quân lính. Nhưng Gia Cát Lượng không run sợ. Với hai tiểu đồng đứng bên cạnh, ông ta ngồi trong thành chơi đàn tam thập lục một cách điềm tĩnh. Tiếng nhạc thanh bình làm Tư Mã Ý run sợ bỏ đi. Tinh thần độ lượng đáng ca ngợi này, “Không sợ khi núi Thái Sơn đổ trước mắt, không sợ khi sét đánh gần kề”, một người bình thường không thể có được.
Nhiều lúc khi nhìn dòng suối chảy một mạch từ trên núi xuống đại dương, tôi thầm khâm phục phẩm chất của dòng suối: Nó dường như không màng tới danh tiếng và giàu có, vứt bỏ lợi ích cá nhân, và đứng tách biệt với thành công của thế gian! Có người từng nói: “Sự thẳng thắn là sự thật, sự yên bình là vận may”. Tôi nghĩ rằng sự tĩnh lặng thật sự là tâm hồn bình thản như mặt hồ phẳng lặng.
Những điều tầm thường trong cuộc sống sinh ra bởi những ước muốn không cần thiết. Tâm con người bị bụi bẩn che mờ, bị chất nặng bởi những cám dỗ trong thế giới vật chất. Thời Trung Quốc cổ đại có không ít học giả với tâm hồn điềm tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. Đào Tiềm trồng cúc trồng sen; Lý Bạch uống rượu thưởng trăng; Tô Thức ngủ giường mây. Trong sự hỗn loạn của thế giới này, tâm tĩnh lặng luôn song hành cùng tâm cuồng dại.
Một người thường trở nên thất vọng khi gặp khó khăn; anh ta cảm thấy đau khổ và mất mát; tổn thương khi bị thóa mạ; tức giận khi bị lừa dối; sợ hãi khi đối mặt với khảo nghiệm sinh tử. Thực tế, điều đó cho thấy rằng khả năng tập trung của anh ta không đủ và anh ta chưa hoàn thiện bản thân qua tu luyện. Một vị Giác Giả không bị bối rối bởi những chuyện vặt vãnh thế gian; vị ấy không lo sợ khi gặp khó khăn; không hoảng loạn khi đối mặt với nguy hiểm; vị ấy đối mặt với sự lăng mạ bằng một nụ cười; đối mặt với lừa dối bằng sự từ bi. Trong bất kỳ tình huống nào, vị ấy cũng vẫn giữ được sự bình thản như mặt hồ phẳng lặng.
Lão Tử nói: “Từ bi vĩ đại nhất giống như nước vậy”. Khổng Tử nói: “người khôn giống như nước, người thiện giống như núi”. Người thường có thể học được rất nhiều từ bản chất uyên thâm của nước. Khi tâm của một người tu luyện có thể tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, điều đó cho thấy anh ta đang trên đường tới viên mãn. Khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, tâm trí đạt đến trong sạch. Khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, tinh thần của một người trở nên cao thượng và thần thánh. Khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, một luồng từ bi tỏa ra lên tất cả các chúng sinh trong vũ trụ. Khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, hoa sen tinh khiết và rực rỡ sẽ nở ở trong tâm.
http://chanhkien.org/2009/06/nhan-sinh-cam-ngo-mot-tam-hon-khoang-dat-binh-than-nhu-mat-ho-phang-lang.html