Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

"Võ sĩ giác đấu" của hải quân Việt Nam

 | 

Sau khi nhận thêm 2 tàu Projekt 10412 năm 2012, Việt Nam có trong tay tổng cộng 6 tàu tuần tra cao tốc lớp Svetlyak. Cùng với các tàu pháo TP-400 tự sản xuất, đây là các 'đấu sĩ giáp lá cà' trên biển.

Năm 2002, Nga đã chuyển cho Việt Nam hai chiếc tàu tuần tra lớp Svetlyak khác, phiên bản Projekt 10410, mà Việt Nam đặt số hiệu là HQ-261 và HQ-263. Sau khi nhận hai chiếc Projekt 10412 trong năm 2012, Việt Nam đã có trong tay tổng cộng 6 tàu tuần tra biên phòng cao tốc lớp Svetlyak.
Các tàu tuần tra nói trên được cho là sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và phòng thủ biển của Việt Nam. Tàu tuần tra là thành phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ có chiều sâu bên cạnh các tàu phóng lôi, tàu tên lửa cao tốc Molniya, tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9, tàu ngầm kilo...
Mỗi loại tàu gánh vác chức năng, nhiệm vụ khác nhau, mặc dù không được trang bị 'khủng' như các chiến hạm khác nhưng vai trò của Svetlyak tựa như những người lính canh vòng ngoài cần mẫn. Tuy nhiên, khi lâm trận chúng lập tức có thể biến thành các 'võ sĩ giác đấu' trên biển, phát huy uy lực tối đa trong các trận chiến ở cự ly gần khi mà các tàu tên lửa hay tàu ngầm không có lợi thế.
Tầu tuần biên lớp 10410 và 10412 Svetlyak ( Светляк - đom đóm) là lớp tầu đã có trong biên chế của lực lượng Hải quân Việt Nam, tầu có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ đường biên giới trên biển, tài nguyên biển, đảo và quần đảo, chống xâm nhập trái phép và chống mọi hành vi xâm hại chủ quyền quốc gia trên biển và bờ biển.
Tầu tuần biên Type 10410 và Type 10412 được thế giới biết với cái tên khá nổi tiếng là Svetlyak từ trước đến nay luôn là sản phẩm được ưu tiên phát triển của Công ty đóng tầu Almaz.
Thân tầu được thiết kế tối ưu nhất cùng với động cơ diesen tự động làm cho việc khai thác sử dụng tầu thuận lợi nhất và tiết kiệm, đồng thời có tốc độ hải hành cao. Tốc độ cực đại là 30 dặm/giờ (55.56km/h)…tầm xa hoạt động lên đến 2.200 hải lý.
Vũ khí trang bị thân tầu theo biên chế ( thời bình) bao gồm có hệ thống pháo hạm 76,2mm và pháo liên thanh 30mm. Cho phép tầu tuần biên có được uy lực vượt trội hơn so với các tầu khác cũng lượng giãn nước. được trang bị vũ khí của các hãng "OTO Melara", "Bofors" và các hãng tầu khác.

Svetlyak trong xưởng đóng tầu trước khi hạ thủy
Svetlyak trong xưởng đóng tầu trước khi hạ thủy.

Các tầu tuần biên theo dự án 10410 và 10412 được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm thiết kế tầu biển của công ty đóng tầu quốc gia Almaz.. Tổng công trình sư là A.L. Ivtrenco.
Mục đích sử dụng:
Ngăn chặn sự xâm nhập biên giới đường biển của quốc gia.;
Kiểm tra theo dõi các tầu nước ngoài trong khu vực kinh tế, bảo đảm cảnh giới các tài nguyên biển trong khu vực lợi ích quốc gia.
Bảo vệ các tuyến đường giao thông vận tải và các công trình nhân tạo, bảo vệ các tầu dân sự khỏi sự tấn công của các lực lượng phá hoại và khủng bố.
Đánh trả hiệu quả các cuộc tấn công từ trên không, trên biển và dưới biển tầu ngầm và người nhái.
Thông số kỹ thuật
 

 
Động lực thân tầu và điện nguồn
Động lực chính của tầu là ba động cơ diesen M 520, mỗi động cơ được nối với một trục chân vịt. Mỗi động cơ có công suất là 3,530 kW (4,800-hp). Cho tổng công suất sử dụng của tầu là 16,200 kW.
Điện nguồn thân tầu được cung cấp bởi 3 động cơ phát điện diesen, cung cấp điện nguồn 3 pha 380V – 50 Hz.
Vũ khí trang bị
(Project 10410)
Pháo hạm
Để tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và bờ biển, tầu được trang bị pháo hạm tự động:
Pháo АК-176М cỡ nòng 76,2 mm, cơ số đạn - 152 viên
Pháo АК-630М cỡ nòng 30 мм, cơ số đạn - 3000 viên
Hệ thống điều khiển hỏa lực ra đa РЛС МР-123-02 (chế độ - tự động và dự phòng)
Đối với súng АК-176М, ngoài chế độ tự động, có chế độ bắn tại chỗ bằng thiết bị К221А và VD221 trong ụ súng.
Tên lửa phòng không
Tầu có trong biên chế chính thức 16 hệ thống tên lửa phòng không vác vai loại Igla. Vị trí bắn tên lửa của xạ thủ có tay cầm và bệ tỳ lưng. Tên lửa được đặt trong các thiết bị chứa đạn giảm xóc.
Vũ khí chống tầu
Trên tầu có lắp hai hệ thống phóng ngư lôi ОТА-40А-2 với hệ thống điều khiển phóng SU-406.
Chống người nhái hoặc xuồng đổ bộ, bộ binh.
Súng phóng lựu МRG-1 hoặc DP – 64 .
(Project 10412)
Pháo hạm
Pháo hạm АК-306М cỡ nòng 30 mm – 2 hai ụ pháo hạm, cơ số đạn là 2000 viên đạn cho mỗi ụ súng và 1000 viên dự trữ.
Hệ thống điều khiển hỏa lực SP – 521 Racurs bảo đảm tự động bám mục tiêu và điều khiển hỏa lực. Đồng thời có thể trang bị hệ thống quang ảnh Garnhizon – 5.
Để điều khiển bắn bán tự động từ xa, đã được lắp đặt 2 bộ điều khiển "Kolonka – 219-1”
Hỏa lực bắn thẳng.
Trên tầu có thể lắp súng máy phòng không loại 14,5mm hai hệ thống ụ súng loại MPTU, cơ số đạn là 5000 viên cho mỗi ụ súng.
Vũ khí cá nhân và cơ số đạn nằm trong các hộp chứa đặc biệt dạng hình tháp.
Ngoài ra, dự án 10412 là phiên bản xuất khẩu của dự án 10411, được chế tạo mẫu dành cho xuất khẩu, Almaz chỉ sản xuất có một phiên bản có lắp hệ thống tên lửa chống tầu Uran- E X- 35 với tầm bắn xa 130 km. 8 ống phóng tên lửa mỗi bên. Sử dụng radar dẫn đường và điều khiển hỏa lực Garpun-Bal.
Loại tầu 10411 và 10412 đều là các tầu có khả năng sử dụng vũ khí với sóng biển cấp 5, hoạt động tuần biên với sóng cấp 7, biển động mạnh. Với cơ chế 3 động cơ chân vịt, tầu có khả năng tăng tốc rất nhanh và đột ngột, hệ thống hỏa lực cho phép chặn đứng mọi con tầu cao tốc đột nhâp trong lưới đạn dầy đặc.
Đồng thời nếu có xung đột, tầu có khả năng tấn công các mục tiêu lớn hơn bằng tên lửa hành trình X-35 trong điều kiện hải hành tốc độ cao. Cơ bản, lớp tầu Svetlyak là một tầu đa nhiệm tuần biên có thể đáp ứng được cả yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Pháo hạm AK 176
Pháo hạm AK 176.

Pháo hạm AK 630.

Pháo hạm AK 630
Ống phóng ngư lôi 400mmOTA-40A-2.

Súng phóng lựu chống bộ binh loai DP-64
Súng phóng lựu chống bộ binh loai DP-64.

Hệ thống điều khiển lái tầu và thông tin liên lạc
Trên thân tầu lắp hệ thống hoa tiêu dẫn đường cho tầu, đảm bảo điều khiển tầu, định vị tầu trên hải đồ, tính toán đường đi và các thông số về hải trình cho lái tầu, chỉ huy và các cấp chỉ huy tầu.
Hệ thống radar
Hệ thống radar.

Buồng lái
Buồng lái.

Radar hàng hải Liman
Hệ thống định vị/dẫn đường vệ tinh SCh-1
Hệ thống thông tin liên lạc tự động R-784B
Để thuận tiện cho thông tin liên lạc giữa tầu với căn cứ, các tầu khác và với không quân hải quân, trên tầu lắp đặt các hệ thống thiết bị thông tin liên lạc ở các tần số như KV, MV, UKV ở chế độ móc xơ và chế độ telec. Hệ thống liên lạc nội bộ bằng loa và đài phát thanh.
Thân tầu
Thân và sàn tầu, khung sườn được thực hiện bằng phương pháp hàn hiện đại, tôn dùng đóng tầu là loại thép hợp kim thấp. Khung sườn của tầu, sàn tầu và một số các vách ngăn được làm bằng hợp kim nhôm – magiê. Để chống rỉ, tầu được thiết kế hệ thống điều chỉnh âm cực điện cảm ứng.

'Sát thủ diệt hạm' Việt Nam tự sản xuất có gì đặc biệt?

 | 

Tên lửa Kh-35 (Х-35) được chế tạo để tiêu diệt các tầu đổ bộ các chiến hạm mặt nước, tầu vận tải có lượng giãn nước đến 5000 tấn. Nga đã chuyển giao công nghệ cho Việt Nam tự sản xuất Kh-35 từ năm 2012.

 

Phương tiên mang: Chiến hạm trên mặt biển, xe vận tải, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng.
Hệ thống điều khiển bắn: Tên lửa mang đầu đạn tự dẫn radar, bắn theo tọa độ dẫn bắn bằng radar, dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh Glonass. Có thể sử dụng cả hệ thống GPS
Đầu đạn: nổ phá mảnh, xuyên vỏ thành tầu
Sử dụng: Chống tầu
Nước sản xuất: Liên bang Nga
Tầm bắn cực đại: đến 260 km
Năm sản xuất: 1992.
Chương trình phát triển tổ hợp tên lửa chống tầu Uran với tên lửa hành trình Kh-35 được sử dụng để lắp đặt trên các các chiến hạm có lượng giãn nước trung bình và nhỏ, các tầu tuần tiễu phóng tên lửa được thực hiện theo Chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết và Ủy ban trung ương Đảng công sản Liên xô ngày 16 tháng 4 năm 1984. 
Nhà sản xuất chính: Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm Zvezda ( hiện nay đang trực thuộc tập đoàn chế tạo " Vũ khí tên lửa chiến thuật”. Chỉ huy trưởng thiết kế, tổng công trình sư G.I.Khokholov.
Tên lửa có thể tác chiến trong điều kiện thời tiết chiến trường phức tạp, trong điều kiện nhiễu cao độ và hỏa lực chống trả dữ dội của đối phương. Tên lửa có thể sử dụng phóng một đạn hoặc phóng theo loạt đạn vào một hoặc nhiều mục tiêu.
Trên thiết kế cơ sở của tên lửa Kh – 35 ngoài tổ hợp tên lửa trên tầu Uran, còn có các thiết kế model phòng thủ bờ biển tổ hợp Bal-E, hoặc lắp đặt trên máy bay chiến đấu – đối với máy bay chiến đấu có model cải tiến nâng cấp Kh-35U và lắp đặt trên máy bay trực thăng chiến đấu Kh-35V. Model lắp trên các máy bay trực thăng chiến đấu như Ka -27 và Ka-28, máy bay chiến đấu như MiG-29K; MiG-29SMT, Su-30MK, Su-35, Yak – 141, máy bay ném bom chiến trường loại Su-24M, máy bay chống ngầm Tu-142M và các loại phương tiện bay khác của nước ngoài.
Đồng thời, do kích thước nhỏ gọn, tổ hợp có thể lắp đặt trong các container 20’ mang tên là Club-K, được giới thiệu tại Triển lãm Hải quân Quốc tế IMDS-2011 tại Sant Peterburg. Tổ hợp này được phát triển và sản xuất bởi công ty Cổ phần"Concern Morinformsystem," Agate " hợp tác với Công ty CP " Typhoon " và tập đoàn " Tactical Missiles ".
Tên lửa chống tầu Kh-35 trên xe tên lửa phòng thủ bờ biển
Tên lửa chống tầu Kh-35 trên xe tên lửa phòng thủ bờ biển.



Tên lửa Kh - 35 trong thùng container 20', phương án tác chiến phi đối xứng
Tên lửa Kh - 35 trong thùng container 20', phương án tác chiến phi đối xứng.

Trong giai đoạn ngày nay, tập đoàn "Tactical missiles” giới thiệu tên lửa nâng cấp và cải tiến Kh-35UE, lắp đặt cho các tổ hợp vũ khí đã nêu với các tính năng kỹ chiến thuật cao gấp hai lần so với các thông số ban đầu ( tầm bắn từ 120 km lên đến 260 km). Ở phương Tây, tên lửa được mang mã hiệu AS-X-20 Harpoonsky .
Lần đầu tiên Kh-35 được giới thiệu vào năm 1992 tại triển lãm hàng không "Mosaeroshow-92" ở Moscow. Tên lửa lắp đặt trên các chiến hạm được xuất khẩu sang Ấn độ và Việt Nam.
Ngày 15 tháng 2 năm 2012 theo nguồn tin ITAR-TASS Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất sản xuất tên lửa chống tầu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev.
Ông nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất và công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga theo dự án tên lửa chống tầu BraMos hiện đang rất thành công.
Xu hướng phát triển tổ hợp tên lửa chống tầu đa nhiệm
Cấu tạo chung
Cấu tạo tên lửa Kh-35
Cấu tạo tên lửa Kh-35.

Tên lửa Kh-35 được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu với 4 cánh gấp và sáu cánh đuôi điều khiển được kéo dài. Phần dưới của tên lửa có mặt cắt hình vòm để hút không khí vào động cơ phản lực. khi tên lửa bay ở chế độ hành trình, sử dụng động cơ tuốc bin phản lực có kích thước nhỏ, hoạt động bằng dầu máy bay.
Các tên lửa hành trình phóng từ máy bay và từ chiến hạm có các cánh điều khiển chữ thập được kéo dài và có thể gập lại trong ống phóng, tên lửa có ống phóng tăng tốc phản lực sử dụng nhiên liệu rắn, được gắn nối tiếp cùng với động cơ phản lực hành trình. Trên máy bay trực thăng, ống phóng tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn có tổng xích ma lực đẩy nhỏ hơn so với trên chiến hạm.
Sơ đồ thiết kế Kh-35
Sơ đồ thiết kế Kh-35.

Đầu tự dẫn tên lửa được sử dụng trong giai đoạn cuối của hành trình – sử dụng ra dar chủ động, có khả năng hoạt động rất tin cậy trong môi trường nhiễu cao độ. Hệ thống điều khiển bay autopilot của tên lửa là tổ hợp của hệ thống đạo hàng quán tính và dẫn đạn bằng radar chủ động.
Hệ thống dẫn đạn và thiết bị đo độ cao cho phép tên lửa bay ở tầm bay thấp đến mục tiêu với tốc độ cận âm. Hiện nay, các nhà chế tạo cũng đang phát triển tên lửa có đầu tự dẫn bằng hồng ngoại.
Đầu đạn tự dẫn của tên lửa Kh-35
Đầu đạn tự dẫn của tên lửa Kh-35.

Đầu dẫn đạn tên lửa ARGS 35 được chế tạo và phát triển của Trung tâm nghiên cứu thiết kế chế tạo của Tổ hợp khoa học chế tạo radar "Radar MMS” radar cho phép phát hiện mục tiêu trên mặt nước, lựa chon mục tiêu được chỉ thị tiêu diệt, xác định vị trí mục tiêu theo lằn nước và theo góc so với trục trung tâm của đạn. khoảng cách từ đạn đến mục tiêu và tốc độ tấn công mục tiêu, truyền thông số vào hệ thống điều khiển bay của đạn tên lửa.
Nắp chụp giảm sức cản không khí của đầu dẫn tên lửa được làm từ sợi thủy tinh EDT-10kv, được phát triển bởi Trung tâm Viên nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm phi mê tan, sản xuất bởi tập đoàn chế tạo thiết bị " Technology” thành phố Obnhinsk, nắp chụp có khối lượng 2 kg đảm bảo góc lệch khúc xạ ánh sáng không lớn hơn 25 li giác, độ xuyên thấu của các tia sóng radio không thấp hơn 85%.
Hệ thống điều khiển của tên lửa Kh-35UE được bổ xung thêm hệ thống dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ động và thụ động. Khả năng phát hiện mục tiêu đạt tầm xa là 50 km, tầm bắn của tên lửa lên đến 260 km.
Tên lửa cũng nhận được thêm những khả năng mới: có 4 điểm thay đổi quỹ đạo đường bay, có khả năng bay vòng quanh các hòn đảo, tấn công mục tiêu trong vùng nước hẹp, các vịnh nhỏ và các vùng nước ven bờ. Như vậy, tên lửa Kh-35UE có khả năng tấn công các mục tiêu ngay tại cửa sông, cửa biển, hải cảng và khi tầu đi sát ven bờ.
Khả năng đâm xuyên của tên lửa Kh35 với khối nổ phá mảnh và gây cháy cho phép tên lửa tấn công rất hiệu quả với các mục tiêu có lượng giãn nước đến 5000 tấn. Hiệu quả tác chiến của tên lửa đạt được nhờ khả năng quỹ đạo bay rất thấp, từ 3-5 m so với mặt nước biển phụ thuộc vào độ cao của sóng biển, tạo nhiều khó khăn cho các hệ thống chống tên lửa của các chiến hạm, đồng thời, các phương tiện mang tên lửa có thể tấn công mục tiêu nằm khi đang nằm ngoài vùng hoạt động của hệ thống phòng không đối phương.
Kiểm tra trạng thái của tên lửa, đưa các thông số dữ liệu nhiệm vụ và triển khai lệnh phóng đạn tự động, thời gian chuẩn bị cho phóng đạn từ trạng thái lưu trữ khoảng 60 giây.
Đối với phương án tên lửa Kh-35 phóng từ máy bay chiến đấu sử dụng các hệ thống phóng đạn trên không, có nhiệm vụ giữ đạn chắc chắn vào máy bay, kết nối tên lửa với các trang thiết bị điều khiển trên máy bay chiến đấu hoặc máy bay trực thăng như thiết bị dẫn bắn và duy trì trạng thái chiến đấu của tên lửa. Các giá treo tên lửa có thể là APU-78 hoặc AKU-58.
Những đặc điểm ưu thế của tên lửa Kh-35 là:
- Trần bay của tên lửa đảm bảo quỹ đạo của Kh-35 rất khó phát hiện khi tấn công chiến hạm đối phương, từ đó làm cho nó khó bị phát hiện và bắn hạ bằng các phương tiện phòng không, bao gồm cả phòng không tầm thấp;
- Kích thước nhỏ của tên lửa làm giảm độ phản xạ hiệu dụng của tên lửa trên màn hình radar;
- Có thể mang được một cơ số đạn đáng kể trên một phương tiện mang (8-16 tên lửa) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc;
- Có thể bắn loạt với giãn cách là 3s, cho phép tăng cường khả năng tiêu diệt tầu của đối phương.;
- Tổng hợp hệ thống điều khiển tên lửa (đạo hàng quán tính + radar dẫn đạn chủ động) cho phép giảm khả năng phát hiện tên lửa ở giai đoạn phóng đạn, tăng cường độ ổn định khi chiến đấu;
- Có khả năng tiêu diệt nhiều loại tầu cùng một lúc tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu tên lửa……. với lượng giãn nước đến 5000 tấn.;
- Lắp đặt tên lửa Kh-35 từ nhà máy chế tạo vào thùng phóng đóng kín cho phép thay thế và bổ xung tên lửa nhanh chóng ở căn cứ;
- Sử dụng hệ thống điều khiển, xử lý thông tin và hiển thị thông tin cho phép tấn công và tiêu diệt hiệu quả các chiến hạm của đối phương.;
- Cho phép cải tiến tên lửa và nâng cấp không giới hạn, ví dụ có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa.
Đồng thời, do hệ thống điều khiển gọn nhẹ, tổ hợp phóng đạn có kích thước nhỏ, do đó, tên lửa Kh-35 trên thực tế trở thành vũ khí phi đối xứng, phi tiêu chuẩn do có thể lắp được trong các container nhỏ 20’ trên các loại tầu, thuyền chở hàng cũng như du lịch, hoặc trên các căn cứ nhỏ ven biển, hải đảo nhỏ, nhà dàn. Từ đó, tăng cường năng lực phòng thủ của các nước có công nghiệp quốc phòng phát triển thấp, và gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng tấn công tiêu chuẩn.
    Sơ đồ vùng phóng đạn của tên lửa Kh-35
Sơ đồ vùng phóng đạn của tên lửa Kh-35.

Những điểm yếu của Kh-35 có thể kể đến là:
- Tầm bắn của tên lửa chưa đủ xa, buộc các phương tiện bay mang tên lửa phải đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không tầm xa của đối phương;
- Tốc độ bay của tên lửa tương đối thấp, do đó khả năng bị hỏa lực phòng không của tầu đối phương đánh chặn tương đối.
- Hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền.
Tổ hợp tên lửa trên tầu Uran-E (Уран-Э)

Tổ hợp tên lửa chống tầu Uran-E trang bị tên lửa Kh-35 được sử dụng để tiêu diệt các xuồng tên lửa, phóng lôi và các tầu pháo, đồng thời tấn công tiêu diệt các chiến hạm, tầu vận tải, tầu đổ bộ của đối phương có lượng giãn nước đến 5000 tấn trong đội hình tác chiến của đối phương, đội hình hành quân và đổ bộ, tấn công các tầu đơn lẻ trong điều kiện gây nhiễu và chế áp điện tử cao độ, đồng thời nhiễu hỏa lực mạnh của đối phương.
Trang thiết bị cấu thành của tổ hợp Uran-E:
- Tên lửa hành trình chống tầu Kh-35.
- Container ống phóng tên lửa.
- Ống phóng tên lửa.
- Hệ thống điều khiển tên lửa tự động hóa.
- Hệ thống trang thiết bị kiểm tra tên lửa tại căn cứ.
Tổ hợp được biên chế trên những tầu hộ tống tên lửa, tầu tuần biển, các tầu hàng nhẹ phóng tên lửa, đồng thời cũng được lắp đặt trên các chiến hạm của Liên bang Nga và các chiến hạm nước ngoài khi nâng cấp, cải tiến hoặc đóng mới. Ví dụ: Tổ hợp có thể được lắp đặt trên tầu phóng tên lửa model 20970 Katran, phát triển bởi tập đoàn nhà máy đóng tầu Almaz.
Khi lắp đặt tổ hợp Uran-E với 8 tên lửa chống tầu 3M24E (Kh-35) trên 2 bệ phóng , sức mạnh chiến đấu của 20970 Katran mạnh lên gấp 3 lần so với dự án 205 (xuồng phóng tên lửa hạng nhẹ 205 ER. Chỉ thị mục tiêu trên mặt nước được đảm bảo bằng hệ thống radar 3TS25E (3Ц25Э ) với 2 chế độ phát sóng chủ động và thụ động trên cơ chế chỉ thị mục tiêu. Số lượng lớn tên lửa Kh-35E trên phương tiện mang (8-16 tên lửa) với thời gian giãn cách phóng đạn đảm bảo một số lượng lớn tên lửa cùng tấn công một mục tiêu trên trần bay thấp.
Tầu Monliya với 4 bệ phóng tên lửa Uran-E
Tầu Monliya với 4 bệ phóng tên lửa Uran-E.

Trên tầu phóng tên lửa Monliya dự án 1241.8 (lượng giãn nước 510 tấn, tốc độ 40 knots.) lắp đặt 16 tên lửa của tổ hợp Uran – E, theo từng bệ phóng với 4 tên lửa một bệ phóng. Chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn được thực hiện bằng tổ hợp ra dar trên biển Garpun-Ball. Có khả năng lắp đặt tổ hợp trên tầu tuần biển dự án 11541 Korsar và lắp đặt trên các tầu tuần tiễu dành cho xuất khẩu thế hệ mới A-1700.

Mô phỏng 3D tên lửa Kh-35 và bệ phóng tên lửa gắn trên chiến hạm
Mô phỏng 3D tên lửa Kh-35 và bệ phóng tên lửa gắn trên chiến hạm.

Bệ phóng tên lửa 3S-24E cho phép phóng tên lửa trên tầu, lưu giữ và bảo quản tên lửa, còn cho phép chuyển tên lửa từ trên căn cứ xuống tầu an toàn, tránh được va đập khi sóng lớn. Bệ phóng cũng làm giảm đáng kể những xung động, rung lắc và tác động ngoại lực lên tên lửa khi cơ động trên biển, khi tác chiến – vụ nổ của bom, ngư thủy lôi gần tầu hoặc các xung động từ các loại vũ khí khác.
Bệ phóng tên lửa là một bộ giá đỡ khung thép chịu lực, phía trên của bộ giá đỡ đó có các bộ phận lắp đặt và khóa giữ các ống phóng tên lửa, phía dưới là các bộ phận gắn kết giá đỡ với boong tầu, các bộ phận này sẽ liên kết với các bộ phận đỡ trên boong tầu đễ khóa giữ giá đỡ bệ phóng tên lửa.
Bộ phận đỡ khung bệ phóng tên lửa được thiết kế để đặt bệ phóng và khóa khung bệ phóng tên lửa, các bộ phận đỡ được chế tạo có thiết bị giảm giật, xóc bằng lò xo nén, cho phép giản các chấn động khi lắp đặt đồng thời cũng phân tán, làm giảm các chấn động thân tầu lên tên lửa khi cơ động và chiến đấu.
Các dây cáp điện có giắc cắm nhiều chân, gắn kết từ bệ phóng tên lửa sẽ gắn kết với hệ thống điều khiển tên lửa với hệ thống điều khiển và kiểm soát phóng đạn trên boong tầu.
Tên lửa Kh-35 được lắp đặt trong container ống phóng hình trụ với các đường dẫn hướng gắn ở phía bên trong. Hai đầu được bịt bằng các nắp đậy, các nắp đậy sẽ được mở ra bằng cơ cấu lò xo sau khi các bulong có gắn đầu nổ hoạt động.
Trên thân của các container ống phóng có các khung thép hình vuông, dùng để lên kết các ống phóng tên lửa container vào một cụm và đặt các ống phóng tên lửa lên giá đỡ bệ phóng tên lửa. Sau khi sử dụng, các ống phóng tên lửa được đưa về xưởng bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và lại tiếp tục được sử dụng lại.
Bệ phóng tên lửa và các ống phóng gắn kết với nhau trên boong tầu theo một góc là 35o. Mỗi bệ phóng cho phép lắp đặt 4 ống phóng tên lửa. Trong biên chế trên tầu có thể có thêm thiết bị để lắp đặt cụm ống phóng tên lửa lên bệ phóng thân tầu. Trong trường hợp các tầu hoạt động có mang theo các cụm ống phóng tên lửa (biên chế bổ xung).
Kiểm soát tình trạng sẵn sàng chiến đấu của tên lửa, chuẩn bị cho phóng tên lửa, thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa các thông số chỉ thị mục tiêu trước khi bắn được thực hiện bằng hệ thống điều khiển trên boong tầu. Hệ thống này cũng được thiết kế theo kiểu module hóa, trong 2 thùng container, có diện tích khoảng 15 và 5 m3.
Phía bên trong container có thiết bị điều khiển trung tâm, thiết bị thu thập thông tin analog, thiết bị điều khiển nguồn điện cung cấp, phía trong có trạm nguồn cung cấp điện, hai thiết bị kết nối với bệ phóng tên lửa và tên lửa, hai hòm kết nối và biến điện. Từ kết cấu nói chung của tổ hợp Uran-E cho thấy.
Tổ hợp tên lửa Uran-E hoạt động hoàn toàn độc lập, sử dụng triệt để các kết nối tích hợp với các thiết bị ngoại vi nhưng hoàn toàn không phụ thuộc vào hoạt động thân tầu, do đó, tổ hợp này có thể lắp đặt ở mọi nơi, trên mọi phương tiện cơ giới hoặc cố định. Thực sự rất năng động trong tác chiến phòng thủ phi đối xứng, và rất khó bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa
Để chuẩn bị tên lửa đưa vào sử dụng, cũng như lắp đặt vào ống phóng đạn, bệ phóng và đưa tổ hợp tên lửa lên tầu, sử dụng tổ hợp trang thiết bị trên căn cứ, bao gồm hệ thống kiểm soát tên lửa tự động, tổ hợp các thiết bị công nghệ, tổ hợp lắp đặt bệ phóng tên lửa lên boong tầu, các xe vận tải (xe kéo hạng nhẹ), thiết bị nạp nhiên liệu, thiết bị nén khí, xe vận tải và cần cẩu.
Tổ hợp các thiết bị dịch vụ phục vụ dàn tên lửa Uran-E được lắp đặt trên bờ, trong các căn cứ hải quân ven biển hoặc hải đảo, hình thành hệ thống dịch vụ phục vụ bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra tên lửa bệ phóng và các ống phóng container. Các trang thiết bị còn lại của tổ hợp Uran-E được lắp đặt trên tầu.
Tổ hợp Uran-E hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về tên lửa chống tầu, theo các chuẩn về giá thành và hiệu quả rất phù hợp cho các nhiệm vụ tác chiến chiến thuật trên các vùng biển, vùng nước trên các thềm lục địa hoặc khu vực hải đảo.
Tên lửa được lắp đặt trên nhiều loại phương tiện mang hỏa lực khác nhau (chiến hạm, máy bay, trực thăng, các tổ hợp vũ khí phòng thủ bờ biển) và không cần phải có những thay đổi lớn về cấu trúc thiết kế phương tiện mang, do đó, đối với các nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển có ý nghĩa rất lớn.
Nó giúp cho các nước có thể tận dụng tất cả các loại tầu, bao gồm cả tầu vận tải đường biển và ven biển trở thành những tầu phóng tên lửa trên khu vực có khả năng xảy ra xung đột trên biển, tạo thành sự cần bằng hỏa lực tác chiến chống lại các lực lượng có phương tiện tác chiến hiện đại, hùng mạnh do rất khó có thể phát hiện, phương tiện nào đang mang trên mình nó hệ thống tên lửa chống tầu.
Hệ thống trao đổi thông tin cũng tương thích với hầu hết các phương tiện trinh sát, cảnh giới và cảnh báo sớm trên đất liền và hải đảo (Các đài Radar "Pozitiv", "Harpoon-Ball, 3TS25E, v.v…) theo hình thức phân nhánh và phân cấp cho phép tổ hợp các trang thiết bị vào các cấu hình khác nhau.
Nói chúng, từ quan điểm kinh tế - quân sự, cấu trúc thiết kế của tên lửa chống tầu Kh-35 đã đạt được những yêu cầu tối ưu. So với các hệ thống tên lửa nước ngoài thì hệ thống Kh-35 hơn hẳn về giá thành sản xuất và hiệu quả sử dụng.
Đương nhiên, trên thị trường quốc tế hệ thống tên lửa gặp sức cạnh tranh mạnh, vị thị trường đã bị lấp đầy bởi hệ thống tên lửa hành trình của Mỹ "Harpoon" có bán lisence cho nhiều nước và đã sản xuất hơn 5000 quả đạn tên lửa từ năm 1990, tên lửa của Pháp "Exocet" đã được đánh giá cao trong xung đột trên quần đảoFalkland, nhưng tên lửa Kh-35 sẽ có ưu thế trên thị trường châu Á – Thái bình dương, do các nước có tranh chấp thông thường có mô hình tác chiến phi đối xứng và ngân sách quốc phòng tương đối hạn hẹp.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal – E.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal- E có nhiệm vụ kiểm soát vùng nước chủ quyền và các vùng nước sâu, bảo vệ các căn cứ ven biển, hải cảng, các mục tiêu công nghiệp, kinh tế và các cơ sở hạ tầng ven biển, đồng thời Bal-E có nhiệm vụ bảo vệ các khu vực có khả năng đổ bộ của đối phương.
Tổ hợp có khả năng phát hiệt mục tiêu, theo dõi mục tiêu, phân cấp định vị mục tiêu và tiêu diệt các mục tiêu đang bám và theo dõi. Tổ hợp có khả năng tác chiến trong điều kiện rất phức tạp về khí tượng thủy văn, tác chiến cả ngày và đêm, tên lửa có khả năng hoạt động tác chiến trong điều kiện bị chế áp hỏa lực và chế áp điện tử rất mạnh từ phía đối phương.
Tổ hợp bao gồm có:
- Đài chỉ huy, điều khiển hỏa lực và thông tin liên lạc 2 chiếc. Đài chỉ huy trinh sát có nhiệm vụ trinh sát tìm kiếm mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, phân bộ khu vực hỏa lực và mục tiêu quản lý đến các xe phóng đạn. Trên cơ sở sử dụng radar mạng pha có độ chính xác cao chủ động và thụ động, tổ hợp có thể phát hiện được hầu hết các mục tiêu tầu chiến hiện đại, bao gồm cả những tầu có khả năng tàng hình và các tầu được giấu kín (khu vực khuất tầm quan sát).
- Xe phóng đạn kiểu module. 4 xe
- Xe vận tải đạn có cần cẩu lắp đạn 4 xe.
- Xe thông tin liên lạc – 1 xe
Phóng tên lửa phòng thủ bờ biển
Phóng tên lửa phòng thủ bờ biển.

Xe phóng tên lửa Kh-35
Xe phóng tên lửa Kh-35.

Xe chỉ huy điều khiển tên lửa Kh-35
Xe chỉ huy điều khiển tên lửa Kh-35.

Xe vận tải nạp đạn
Xe vận tải nạp đạn.

Cấu trúc thiết kế và các trang bị của tổ hợp cho phép tổ hợp có khả năng tự hoạt động rất cao không phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài và có hiệu quả tác chiến trong mọi điều kiện chiến trường:
- Các kênh radar chủ động và thụ động thực hiện nhiệm vụ phát hiện mục tiêu, tìm kiếm mục tiêu trên phông nền màn nhiễu tích cực và thụ động, xác định loại mục tiêu ( lớp tầu, độ giãn nước) và bám mục tiêu.;
Hai kênh radar giãn cách cho phép giải quyết các bài toán quan trắc tam giác trong chế độ radar trinh sát thụ động;
- Thiết bị điều khiển tên lửa xác định được khoảng cách giữa các điểm xe phóng tên lửa và mục tiêu;
- Trên mỗi một xe phóng tên lửa được biên chế 8 tên lửa chống tầu, cho phép tiêu diệt mục tiêu bằng một lần phóng đạn và phóng đạn theo loạt theo số lượng khác nhau tạo ra được cường độ hỏa lực cao và chính xác nhất trên một mục tiêu.
Các lần phóng có thể là 1 tên lửa vào một mục tiêu hoặc tới 4 tên lửa tới một mục tiêu trong khoảng giãn cách thời gian tự chon và góc tiếp cận mục tiêu tùy theo yêu cầu của người chỉ huy bắn, điều đó sẽ gây khó khăn nghiệm trọng cho hỏa lực phòng không của tầu địch;
- Xe thông tin đặc chủng đảm bảo khả năng tiếp nhận thông tin từ cấp chỉ huy phía trên, các phương tiện trinh sát truyền thông đa phương tiên và chỉ thị mục tiêu đa dang, hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu có thể từ rất nhiều nguồn, thông qua đài chỉ huy cấp trên truyền trực tiếp đến đơn vị tên lửa gần mục tiêu theo phân cấp, từ đó tín hiệu analog được chuyển hóa thành tín hiệu số trên màn hình điều khiển của phân đội tên lửa và hệ thống sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu.
Sơ đồ chiến đấu của tổ hợp tên lửa Bal-E
Sơ đồ chiến đấu của tổ hợp tên lửa Bal-E.

Các xe phóng đạn và xe vận tải đạn có thể ẩn giấu trong các trận địa được giấu kín theo địa hình của bờ biển, lại dụng các vật cản tự nhiên để ẩn nấp và che chắn. Nhưng những vật cản và che khuất tự nhiên hoặc nhân tạo hoàn toàn không làm cản trở năng lực tác chiến của tên lửa Kh-35.
Phóng đạn có thể tiến hành từ một tên lửa đến cực đại là 32 tên lửa cùng một lúc. Với một loạt phóng đạn đến 32 tên lửa chống tầu có khả năng tiêu diệt hoàn toàn một cụm tầu tác chiến tiến công chủ lực, một chiến đoàn lực lượng đổ bộ của đối phương hoặc một đoàn congvoa quân sự đang tiếp cận khu vực tác chiến.
Với cơ số đạn dự trữ trên các xe vận tải chở đạn, loạt phóng đạn thứ hai có thể bắt đầu sau 30 đến 40 phút nạp đạn. Hệ thống chỉ huy tác chiến các tổ hợp tên lửa sử dụng công nghệ truyền thông kỹ thuật số cho tất cả các nguồn thông tin, tự động hóa hoàn toàn hệ thống thông tin liên lạc, thu thập thông tin, xử lý thông tin, mã hóa bảo mật hoàn toàn tự động với độ bảo mật cao nhất.
Với các phương tiện quan sát ban đêm, trang thiết bị định vị và dẫn đường, bản đồ kỹ thuật số có liên kết với các hệ thống định vị vệ tinh cho phép tổ hợp nhanh chóng thay đổi vị trí sau khi đã thực hiện nhiệm vụ được giao, nhanh chóng cơ động di chuyển đến khu vực khác sau khi phóng đạn. Thời gian triển khai tổ hợp trên địa bàn tác chiến mới là 10 phút. Cấu hình hệ thống xe chỉ huy trinh sát điều hành tác chiến C3I, xe phóng tên lửa và xe vận tải đạn theo yêu cầu người dùng.
Ngoài xe tự hành MAZ – 7930 do cấu hình trang thiết bị hoàn toàn mang tính module hóa, do đó có thể lắp đặt lên các phương tiện vận tải khác, trong cả trường hợp tạo ra các tổ hợp tên lửa hạng nhẹ, có khả năng cơ động cao trên mọi địa hình tác chiến. Ví dụ: hệ thống có thể được lắp trên các xe bánh xích (thân xe T-54).
Đáp ứng yêu cầu của chiến trường hiện đại, khi phải đối phó với những lực lượng quân sự mạnh hơn gấp nhiều lần, nhà sản xuất đã bổ xung thêm các thiết bị chỉ thị mục tiêu trên cơ sở sử dụng các phương tiện khác, ví dụ: thiết bị chỉ thị mục tiêu trên máy bay trực thăng trinh sát tiền tiêu hoặc trên máy bay không người lái cho phép tăng cường tầm bắn và độ chính xác khi phát hiện mục tiêu.
Tên lửa có thể bay theo hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hoăc GLONASS hoặc bay theo quỹ đạo đã được tính toán trước vào khu vực tác chiến đã lựa chọn dựa trên các thông số ban đầu, sau đó đầu tự dẫn sẽ chủ động xác định mục tiêu theo thông số dẫn bắn và tấn công.
Để nâng cao khả năng sống còn của tổ hợp, đặc biệt là xe chỉ huy tác chiến, trên tổ hợp Bal-E có dự kiến lắp đặt hệ thống gây nhiễu thụ động, làm tăng khả năng sống còn của tổ hợp trước các loại vũ khí có điều khiển của đối phương khi tham gia một trận đánh đấu tên lửa.
Nhà sản xuất cũng xem xét khả năng chế tạo các tổ hợp tên lửa theo phương thức (hỏa lực tập trung – phương tiện phân tán) để nâng cao khả năng tác chiến của phương tiện trước các đòn tấn công ồ ạt vũ khí chính xác của đối phương. Hoặc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm mục đích thu gọn hơn nữa các phương tiện cơ động nhằm tăng cường khả năng di chuyển địa bàn tác chiến ngay trong quá trình chiến đấu.
Do tính module hóa của hệ thống tên lửa Uran-E, năng lực cải tiến, nâng cấp hoặc phát triển là không có giới hạn, với những thay đổi thuần túy điện tử và công nghệ thông tin, khả năng tác chiến của Uran-E hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu tác chiến của người dùng.
Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp


 

 Tổ hợp điều khiển tên lửa Kh-35 sử dụng để điều khiển hệ thống phóng tên lửa, chuẩn bị tên lửa trước khi phóng đạn và phóng tên lửa chống tầu. Khi thực hiện những nội dung công tác, tổ hợp điều khiển đảm nhiệm:
- Tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin tiếp nhận được từ các hệ thống đảm bảo trên tầu như:
- Hệ thống con quay hồi chuyển.
- Thiết bị đo tốc độ thân tầu chiến và khoảng cách di chuyển của tầu. ЛАГа
- Thiết bị radar chỉ thị mục tiêu.
- Đảm bảo độ an toàn khi phóng tên lửa.
- Hiện thị trên màn hình máy tính những thông số về tình trạng kỹ thuật của tổ hợp tên lửa và số lượng tên lửa có trên bệ phóng.
- Đồng thời, máy tính điều khiển đưa ra các thông số phần tử bắn các mục tiêu (có thể thực hiện phần tử bắn từ 1 đến 6 mục tiêu cùng một lúc).
- Chuẩn bị khai hỏa theo chế độ bắn tên lửa – từ một tên lửa hoặc bắn loạt ( từ 2 đến 16 tên lửa cùng một lúc).
- Chuẩn bị phần tử bắn, nạp phần tử bắn vào tên lửa theo vị trí xác định của mục tiêu hoặc theo vị trí tiếp cận để tìm kiếm mục tiêu bằng đầu dẫn tự động của tên lửa.
- Phóng tên lửa hủy đạn trong trường hợp khẩn cấp.
- Huấn luyện thủy thủ đoàn kỹ chiến thuật tác chiến trong trường hợp mô phỏng không sử dụng tên lửa.
- Kiểm tra, kiểm soát tổ hợp tên lửa trong quá trình khai thác sử dụng.
Tổ hợp điều khiển và các thiết bị điều khiển bệ phóng tên lửa
Tổ hợp điều khiển và các thiết bị điều khiển bệ phóng tên lửa.

Thiết bị điều khiển phóng tên lửa
Thiết bị điều khiển phóng tên lửa.

Những thông số kỹ chiến thuật cơ bản của tổ hợp thiết bị điều khiển.
 

 Các trang thiết bị và thông số kỹ thuật của tổ hợp điều khiển.
Tổ hợp bao gồm có:
Thiết bị điều khiển tổ hợp phóng tên lửa KB 163 S (КБ 163 Ц) - 1
Kích thước chung - 500x600x600 mm
Khối lượng - 80 kg
Thiết bị điều khiển chuẩn bị phóng tên lửa và phóng tên lửa. (từ 1- đến 4-х bệ phóng tên lửa) KB-163P (КБ 163 П) - 4
Kích thước - 700x600x600 mm
Khối lượng - 100 kg
Nguồn điện sử dụng: từ trạm nguồn 220 V, 400 Hz
Trong trường hợp sử dụng để huấn luyện, đòi hỏi công suất - 0,2 kW
Chuẩn bị thông số, phần tử bắn và chuẩn bị phóng tên lửa – 16 kW.
Từ nguồn điện thân xe, máy bay một chiều 27 V
Phóng tên lửa trong trường hợp khẩn cấp nguy hiểm 0,6 kW
Làm lạnh bằng không khí.