Hiện tượng sương mù đại biểu thiên ý
Tác giả: Điền Hàm
[Chanhkien.org] Tục ngữ nói: Quan sát thiên tượng, biết thiên ý. Thiên tượng tức là hiện tượng thiên văn, chỉ bầu trời phát sinh các loại “hiện tượng tự nhiên”, đại biểu cho ý chỉ của thiên thượng, cũng chính là thiên ý. Thiên ý không theo ý chí của con người mà thay đổi, thiên ý chính là ý chí của vũ trụ.
Mặt trời mọc và lặn, tự theo giờ định sẵn. Thủy triều lên hay rút đều có trật tự, trong cõi vô minh tự có thiên ý. Nhỏ như chuyện sinh-lão-bệnh-tử của sinh vật, lớn như quy luật phát triển của văn minh nhân loại, đều được nắm vững trong thiên ý, con người có thể quan sát thiên tượng mà đoán ra được.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng “thiên nhân hợp nhất”, vũ trụ và con người là một chỉnh thể, thời-không của thiên thể vũ trụ và thời-không của địa cầu là có quan hệ đối ứng. Hành vi của nhân loại có thể ảnh hưởng đến thiên tượng. Con người thuận theo trời mà hành xử, trời sẽ có điềm lành, báo hiệu nhân gian mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; trái lại trời hiển lộ điềm xấu, nhân gian sẽ có điềm báo khác thường cảnh báo về tai họa.
Trong văn hóa các triều đại của Trung Quốc, trên như đế vương tể tướng, trí thức hiền thần, dưới như bách tính thường dân, dân làng thôn quê đều tôn thờ đạo lý trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, kết nối với mọi việc của con người.” Kinh Dịch có nói: “Xem thiên văn, để quan sát thời biến.” “Ngũ Tử Tư, hiền thần nước Ngô, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, văn kinh võ luật, lấy đó lập thân.”
Văn hóa truyền thống Trung Quốc xưa nay đều cho rằng “hoàng đế” là rồng thật từ trên trời hạ phàm, cũng được gọi là “chân long thiên tử”. Họ vô cùng tôn kính trời đất. Mỗi vị hoàng đế trong lịch sử đều coi việc cúng tế trời đất là một hoạt động chính trị vô cùng quan trọng. Bái trời, là nghi thức đại lễ duy nhất khiến hoàng đế phải quỳ gối ba lần, dập đầu chín lần. Theo sử sách ghi chép của hai triều Minh-Thanh, vào ngày đông chí mỗi năm hoàng đế đều lập đàn tế trời, kế thừa hình thức chủ yếu nhất trong tế lễ thời cổ đại, lễ nghi cực kỳ long trọng và phức tạp, mục đích nhằm tiếp nhận thiên ý, khẩn cầu thiên thượng bảo hộ hưng quốc an bang, quốc thái dân an.
Đồng thời, xưa kia triều đình còn lập nên “Tư Thiên Giám”, “Thái Sử Lệnh”, “Khâm Thiên Giám”, v.v. là những chức quan chuyên phụ trách quan sát thiên tượng, dự đoán cát hung. Có khi trời giáng hiện tượng lạ, hoàng đế tự phản tỉnh bản thân, quy chính lại hành vi của mình. Trung Quốc cổ đại có không ít các nhà khoa học nổi tiếng như Trương Hành, Thẩm Quát, Quách Thủ Kính, v.v. đều đã từng phụ trách việc quan sát thiên tượng. Trung Quốc cổ đại còn có không ít tác phẩm nổi tiếng miêu tả chi tiết những dự đoán về thiên tượng, trong đó có cuốn “Thiên Quan Thư” của Tư Mã Thiên, nhà văn và nhà sử học nổi tiếng thời Tây Hán. Rất nhiều nhà quân sự nổi tiếng đều dự đoán những biến động đại sự của thiên hạ nhờ việc quan sát thiên tượng, như những nhân vật nổi tiếng: Trương Lương triều Hán, Gia Cát Lượng thời Tam quốc, Lưu Cơ triều Minh, v.v.
Thiên tượng báo hiệu sự thay đổi triều chính từ nhà Chu sang nhà Thương được miêu tả trong “Trúc Thư Kỷ Niên” như sau: “Tháng Sáu vẫn còn tiết đầu xuân, ngũ tinh tụ hội. Phía sau có phượng hoàng kêu, chính là nơi đóng đô của Chu Văn Vương”. “Vua Ân vô đạo, bạo ngược thiên hạ, ngôi sao chiếu mệnh đã chuyển, thượng đế rời xa, bách thần tản đi. Ngũ tinh quần tụ, chiếu rọi bốn biển”. Quả nhiên, ngày 28 tháng 5 năm 1059 trước Công nguyên, Chu Văn Vương thay triều đổi đại thành thiên hạ nhà Chu, lúc đó tất cả các hành tinh quần tụ có 28 vì sao.
“Sử Ký” có ghi lại rằng khi Tần Thủy Hoàng còn đang tại vị, trong 15 năm sao chổi đã xuất hiện 4 lần, kéo dài đến hơn 80 ngày, sao chổi mọc lên hoặc quét ngang bầu trời. Sau đó, quả nhiên nhà Tần diệt sáu nước, thống nhất thiên hạ, cũng loại bỏ người Di bốn phía, người chết nằm gối lên nhau, bấn loạn như vậy, do đó mới khiến Trương Sở vương cùng nhau khởi binh.
Kỳ thực sự ước đoán và lĩnh ngộ đối với thiên tượng không phải là mê tín, mà chính là sau khi con người bỏ đi tính tự kiêu tự đại và sự mê tín mù quáng vào khoa học, từ đó xuất sinh tâm lý tôn kính và khiêm nhường trước trời đất bao la. Quan điểm này không loại trừ cả Mao Trạch Đông, người tín ngưỡng thuyết vô thần của chủ nghĩa cộng sản.
Theo ghi chép, ngày 21 tháng 4 năm 1976, khi Mao Trạch Đông biết tin về trận mưa thiên thạch hiếm gặp ngày 8 tháng 3 ở Cát Lâm, y cảm khái xen lẫn kích động mà thốt lên rằng: “Trung Quốc có một phái học thuyết, gọi là thiên nhân cảm ứng, nói rằng nhân gian có biến động gì lớn, thiên nhiên sẽ có cảnh báo, cho con người dự đoán, chuyện lành có điềm lành, chuyện hung có điềm hung”. “Đất trời rung chuyển, trên trời rơi xuống tảng đá lớn, chính là muốn lấy mạng người. Khi Gia Cát Lượng và Triệu Vân trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ qua đời, trên trời đều rơi xuống hòn đá, đánh gãy cả cán cờ. Những nhân vật lớn, những danh nhân, quả thực khác thường, lúc qua đời cũng ấn tượng và phi thường.” Lúc bị vặn hỏi, “Khi nhân vật lớn mất, trên trời sẽ rơi xuống tảng đá lớn, ngài có tin là thật không?”, Mao trầm ngâm suy nghĩ mà rằng: “Cổ nhân bịa đặt làm gì cơ chứ?”
Thực tế đã chứng minh năm đó, ba lãnh đạo lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông (ngày 9 tháng 9), Chu Đức (ngày 6 tháng 7), Chu Ân Lai (ngày 8 tháng 1) qua đời thì ngày 28 tháng 7 tại Đường Sơn xảy ra trận động đất lớn 7,8 độ richter, khiến 240 nghìn người chết, 160 nghìn người trọng thương; từ tháng 5 đến tháng 8, Vân Nam và Tứ Xuyên lần lượt xảy ra 3 trận động đất mạnh trên 7,2 độ richter.
Gần đây khắp nơi trên toàn Trung Quốc đều gặp phải thời tiết sương mù (còn gọi là khói mù), các khu vực như Đông Bắc, Hoa Bắc (gồm các vùng như Hà Bắc, Sơn Tây, và thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân), Hoa Trung (gồm Hồ Bắc ở trung du Trường Giang, Trung Quốc) đều xảy ra hiện tượng thời tiết mây mù rất nghiêm trọng. Lần này phạm vi mây mù che phủ lớn, kéo dài liên tục trong thời gian lâu với mức độ nghiêm trọng, khiến dân chúng hoảng loạn, có thể nói là nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Điều khó có thể tưởng tượng được nhất là mọi người ngửi thấy mùi tanh hôi thường ngày hiếm gặp.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc cho rằng, vật ô nhiễm hàng đầu dẫn đến sương mù là PM2.5 (Particulate Matter 2.5), những vật dạng hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng với 2.5 PM, chính là những hạt có thể bị hít vào phổi. Tại Bắc Kinh, nơi bị ô nhiễm PM2.5 nghiêm trọng nhất, những nhân tố hữu quan khi đốt các vật chất sinh học, hóa học chiếm 2/3 (68%). Khói mù ngợp trời khiến người ta hình dung đến cảnh tượng bụi cuộn lên khi quét dọn vệ sinh, như là ông trời đang quét dọn lại vũ trụ, có rất nhiều những vật chất kiểu tế bào đổi cũ thay mới rơi xuống trái đất như những hạt bụi.
Đằng sau thiên tượng này biểu đạt thiên ý gì? Thời xưa, mây mù cũng được coi như thiên ý, là lời cảnh báo đến từ thiên thượng đối với con người. Những nhà lãnh đạo tại các quốc gia xuất hiện mây mù cảm tạ lời cảnh báo từ thiên thượng, tự mình phản tỉnh, áp dụng mọi biện pháp như trách tội bản thân, thu nhận hiền tài, sách miễn tam công, v.v.
Vào thời Minh-Thanh từ năm 1481 đến năm 1856, đối với tai hại mây mù, hoàng thất hai triều Minh-Thanh đã từng lệnh cho văn võ quần thần ăn chay ba ngày, cấm nhân dân giết mổ, “mong rằng có thể cảm động trời xanh mà được ban cho trận mưa lành”. Sử sách có ghi chép lại rằng năm đầu tiên khi nhà Tây Hán mới thành lập (năm 32 trước Công nguyên), do xuất hiện thời tiết mây mù màu vàng vô cùng nghiêm trọng khiến triều đình và dân chúng thất kinh, Hán Thành Đế tự trách mình rằng: “Trẫm kế thừa cơ nghiệp của tiên đế, hiểu biết nông cạn, sự tình chưa tỏ, khiến âm dương đảo lộn, nhật nguyệt không sáng, khí đỏ vàng tràn ngập thiên hạ. Xin hãy giáng tội cho trẫm.”
“Hậu Hán Thư” viết vào năm Thuận Đế Dương Gia thứ 2 (năm 133 sau Công nguyên) như sau: “Từ ngày bước vào tháng Giêng thường có khí che mờ, mặt trăng không trải ánh sáng dịu êm, mặt trời không phát ánh sáng rực rỡ, Lang Nghỉ dâng thư kiến nghị: “Khổng Tử sáng tác ‘Xuân Thu’, viết ‘tháng Giêng’ bắt đầu một năm, vua nên thuận theo thiên tượng, theo trật tự thời gian mà ban ân đức, chiêu hiền đãi sỹ, ban ân trạch rộng khắp, gieo nhân đức cao dày, thuận giúp nguyên khí, nuôi dưỡng vạn vật. Nếu làm được như vậy thì thiên văn sáng lạn, tinh tú sáng tỏ, ngũ tinh tuần hoàn, bốn mùa hòa hợp. Nếu không thì mặt trời không sáng, trời đất hỗn tạp, thời tiết không thuận, mây mù giăng kín”. Lương Nghỉ yêu cầu hoàng đế phải tuyển cử hiền tài thuận theo biến hóa giữa trời và người.
Lịch sử là tấm gương soi. Mây mù không phải chỉ là hiện tượng tự nhiên đơn thuần, mà là điểm nhấn của thiên ý, những người lãnh đạo nên dựa theo thiên ý mà quy chính lại những quyết sách và hành vi của bản thân, thuận theo thiên ý mà trị vì thiên hạ. Mây mù ngày nay phải chăng đang hiển lộ cho chúng ta biết thiên ý nào đó sao? Nguyện cho tất cả những người lương thiện đều có thể hiểu được thiên ý, hành sự thuận theo thiên ý, có được một tương lai bình an và tươi sáng.
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/19979
http://chanhkien.org/2014/02/hien-tuong-suong-mu-dai-bieu-thien-y.html
[Chanhkien.org] Tục ngữ nói: Quan sát thiên tượng, biết thiên ý. Thiên tượng tức là hiện tượng thiên văn, chỉ bầu trời phát sinh các loại “hiện tượng tự nhiên”, đại biểu cho ý chỉ của thiên thượng, cũng chính là thiên ý. Thiên ý không theo ý chí của con người mà thay đổi, thiên ý chính là ý chí của vũ trụ.
Mặt trời mọc và lặn, tự theo giờ định sẵn. Thủy triều lên hay rút đều có trật tự, trong cõi vô minh tự có thiên ý. Nhỏ như chuyện sinh-lão-bệnh-tử của sinh vật, lớn như quy luật phát triển của văn minh nhân loại, đều được nắm vững trong thiên ý, con người có thể quan sát thiên tượng mà đoán ra được.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng “thiên nhân hợp nhất”, vũ trụ và con người là một chỉnh thể, thời-không của thiên thể vũ trụ và thời-không của địa cầu là có quan hệ đối ứng. Hành vi của nhân loại có thể ảnh hưởng đến thiên tượng. Con người thuận theo trời mà hành xử, trời sẽ có điềm lành, báo hiệu nhân gian mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; trái lại trời hiển lộ điềm xấu, nhân gian sẽ có điềm báo khác thường cảnh báo về tai họa.
Trong văn hóa các triều đại của Trung Quốc, trên như đế vương tể tướng, trí thức hiền thần, dưới như bách tính thường dân, dân làng thôn quê đều tôn thờ đạo lý trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, kết nối với mọi việc của con người.” Kinh Dịch có nói: “Xem thiên văn, để quan sát thời biến.” “Ngũ Tử Tư, hiền thần nước Ngô, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, văn kinh võ luật, lấy đó lập thân.”
Văn hóa truyền thống Trung Quốc xưa nay đều cho rằng “hoàng đế” là rồng thật từ trên trời hạ phàm, cũng được gọi là “chân long thiên tử”. Họ vô cùng tôn kính trời đất. Mỗi vị hoàng đế trong lịch sử đều coi việc cúng tế trời đất là một hoạt động chính trị vô cùng quan trọng. Bái trời, là nghi thức đại lễ duy nhất khiến hoàng đế phải quỳ gối ba lần, dập đầu chín lần. Theo sử sách ghi chép của hai triều Minh-Thanh, vào ngày đông chí mỗi năm hoàng đế đều lập đàn tế trời, kế thừa hình thức chủ yếu nhất trong tế lễ thời cổ đại, lễ nghi cực kỳ long trọng và phức tạp, mục đích nhằm tiếp nhận thiên ý, khẩn cầu thiên thượng bảo hộ hưng quốc an bang, quốc thái dân an.
Đồng thời, xưa kia triều đình còn lập nên “Tư Thiên Giám”, “Thái Sử Lệnh”, “Khâm Thiên Giám”, v.v. là những chức quan chuyên phụ trách quan sát thiên tượng, dự đoán cát hung. Có khi trời giáng hiện tượng lạ, hoàng đế tự phản tỉnh bản thân, quy chính lại hành vi của mình. Trung Quốc cổ đại có không ít các nhà khoa học nổi tiếng như Trương Hành, Thẩm Quát, Quách Thủ Kính, v.v. đều đã từng phụ trách việc quan sát thiên tượng. Trung Quốc cổ đại còn có không ít tác phẩm nổi tiếng miêu tả chi tiết những dự đoán về thiên tượng, trong đó có cuốn “Thiên Quan Thư” của Tư Mã Thiên, nhà văn và nhà sử học nổi tiếng thời Tây Hán. Rất nhiều nhà quân sự nổi tiếng đều dự đoán những biến động đại sự của thiên hạ nhờ việc quan sát thiên tượng, như những nhân vật nổi tiếng: Trương Lương triều Hán, Gia Cát Lượng thời Tam quốc, Lưu Cơ triều Minh, v.v.
Thiên tượng báo hiệu sự thay đổi triều chính từ nhà Chu sang nhà Thương được miêu tả trong “Trúc Thư Kỷ Niên” như sau: “Tháng Sáu vẫn còn tiết đầu xuân, ngũ tinh tụ hội. Phía sau có phượng hoàng kêu, chính là nơi đóng đô của Chu Văn Vương”. “Vua Ân vô đạo, bạo ngược thiên hạ, ngôi sao chiếu mệnh đã chuyển, thượng đế rời xa, bách thần tản đi. Ngũ tinh quần tụ, chiếu rọi bốn biển”. Quả nhiên, ngày 28 tháng 5 năm 1059 trước Công nguyên, Chu Văn Vương thay triều đổi đại thành thiên hạ nhà Chu, lúc đó tất cả các hành tinh quần tụ có 28 vì sao.
“Sử Ký” có ghi lại rằng khi Tần Thủy Hoàng còn đang tại vị, trong 15 năm sao chổi đã xuất hiện 4 lần, kéo dài đến hơn 80 ngày, sao chổi mọc lên hoặc quét ngang bầu trời. Sau đó, quả nhiên nhà Tần diệt sáu nước, thống nhất thiên hạ, cũng loại bỏ người Di bốn phía, người chết nằm gối lên nhau, bấn loạn như vậy, do đó mới khiến Trương Sở vương cùng nhau khởi binh.
Kỳ thực sự ước đoán và lĩnh ngộ đối với thiên tượng không phải là mê tín, mà chính là sau khi con người bỏ đi tính tự kiêu tự đại và sự mê tín mù quáng vào khoa học, từ đó xuất sinh tâm lý tôn kính và khiêm nhường trước trời đất bao la. Quan điểm này không loại trừ cả Mao Trạch Đông, người tín ngưỡng thuyết vô thần của chủ nghĩa cộng sản.
Theo ghi chép, ngày 21 tháng 4 năm 1976, khi Mao Trạch Đông biết tin về trận mưa thiên thạch hiếm gặp ngày 8 tháng 3 ở Cát Lâm, y cảm khái xen lẫn kích động mà thốt lên rằng: “Trung Quốc có một phái học thuyết, gọi là thiên nhân cảm ứng, nói rằng nhân gian có biến động gì lớn, thiên nhiên sẽ có cảnh báo, cho con người dự đoán, chuyện lành có điềm lành, chuyện hung có điềm hung”. “Đất trời rung chuyển, trên trời rơi xuống tảng đá lớn, chính là muốn lấy mạng người. Khi Gia Cát Lượng và Triệu Vân trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ qua đời, trên trời đều rơi xuống hòn đá, đánh gãy cả cán cờ. Những nhân vật lớn, những danh nhân, quả thực khác thường, lúc qua đời cũng ấn tượng và phi thường.” Lúc bị vặn hỏi, “Khi nhân vật lớn mất, trên trời sẽ rơi xuống tảng đá lớn, ngài có tin là thật không?”, Mao trầm ngâm suy nghĩ mà rằng: “Cổ nhân bịa đặt làm gì cơ chứ?”
Thực tế đã chứng minh năm đó, ba lãnh đạo lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông (ngày 9 tháng 9), Chu Đức (ngày 6 tháng 7), Chu Ân Lai (ngày 8 tháng 1) qua đời thì ngày 28 tháng 7 tại Đường Sơn xảy ra trận động đất lớn 7,8 độ richter, khiến 240 nghìn người chết, 160 nghìn người trọng thương; từ tháng 5 đến tháng 8, Vân Nam và Tứ Xuyên lần lượt xảy ra 3 trận động đất mạnh trên 7,2 độ richter.
Gần đây khắp nơi trên toàn Trung Quốc đều gặp phải thời tiết sương mù (còn gọi là khói mù), các khu vực như Đông Bắc, Hoa Bắc (gồm các vùng như Hà Bắc, Sơn Tây, và thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân), Hoa Trung (gồm Hồ Bắc ở trung du Trường Giang, Trung Quốc) đều xảy ra hiện tượng thời tiết mây mù rất nghiêm trọng. Lần này phạm vi mây mù che phủ lớn, kéo dài liên tục trong thời gian lâu với mức độ nghiêm trọng, khiến dân chúng hoảng loạn, có thể nói là nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Điều khó có thể tưởng tượng được nhất là mọi người ngửi thấy mùi tanh hôi thường ngày hiếm gặp.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc cho rằng, vật ô nhiễm hàng đầu dẫn đến sương mù là PM2.5 (Particulate Matter 2.5), những vật dạng hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng với 2.5 PM, chính là những hạt có thể bị hít vào phổi. Tại Bắc Kinh, nơi bị ô nhiễm PM2.5 nghiêm trọng nhất, những nhân tố hữu quan khi đốt các vật chất sinh học, hóa học chiếm 2/3 (68%). Khói mù ngợp trời khiến người ta hình dung đến cảnh tượng bụi cuộn lên khi quét dọn vệ sinh, như là ông trời đang quét dọn lại vũ trụ, có rất nhiều những vật chất kiểu tế bào đổi cũ thay mới rơi xuống trái đất như những hạt bụi.
Đằng sau thiên tượng này biểu đạt thiên ý gì? Thời xưa, mây mù cũng được coi như thiên ý, là lời cảnh báo đến từ thiên thượng đối với con người. Những nhà lãnh đạo tại các quốc gia xuất hiện mây mù cảm tạ lời cảnh báo từ thiên thượng, tự mình phản tỉnh, áp dụng mọi biện pháp như trách tội bản thân, thu nhận hiền tài, sách miễn tam công, v.v.
Vào thời Minh-Thanh từ năm 1481 đến năm 1856, đối với tai hại mây mù, hoàng thất hai triều Minh-Thanh đã từng lệnh cho văn võ quần thần ăn chay ba ngày, cấm nhân dân giết mổ, “mong rằng có thể cảm động trời xanh mà được ban cho trận mưa lành”. Sử sách có ghi chép lại rằng năm đầu tiên khi nhà Tây Hán mới thành lập (năm 32 trước Công nguyên), do xuất hiện thời tiết mây mù màu vàng vô cùng nghiêm trọng khiến triều đình và dân chúng thất kinh, Hán Thành Đế tự trách mình rằng: “Trẫm kế thừa cơ nghiệp của tiên đế, hiểu biết nông cạn, sự tình chưa tỏ, khiến âm dương đảo lộn, nhật nguyệt không sáng, khí đỏ vàng tràn ngập thiên hạ. Xin hãy giáng tội cho trẫm.”
“Hậu Hán Thư” viết vào năm Thuận Đế Dương Gia thứ 2 (năm 133 sau Công nguyên) như sau: “Từ ngày bước vào tháng Giêng thường có khí che mờ, mặt trăng không trải ánh sáng dịu êm, mặt trời không phát ánh sáng rực rỡ, Lang Nghỉ dâng thư kiến nghị: “Khổng Tử sáng tác ‘Xuân Thu’, viết ‘tháng Giêng’ bắt đầu một năm, vua nên thuận theo thiên tượng, theo trật tự thời gian mà ban ân đức, chiêu hiền đãi sỹ, ban ân trạch rộng khắp, gieo nhân đức cao dày, thuận giúp nguyên khí, nuôi dưỡng vạn vật. Nếu làm được như vậy thì thiên văn sáng lạn, tinh tú sáng tỏ, ngũ tinh tuần hoàn, bốn mùa hòa hợp. Nếu không thì mặt trời không sáng, trời đất hỗn tạp, thời tiết không thuận, mây mù giăng kín”. Lương Nghỉ yêu cầu hoàng đế phải tuyển cử hiền tài thuận theo biến hóa giữa trời và người.
Lịch sử là tấm gương soi. Mây mù không phải chỉ là hiện tượng tự nhiên đơn thuần, mà là điểm nhấn của thiên ý, những người lãnh đạo nên dựa theo thiên ý mà quy chính lại những quyết sách và hành vi của bản thân, thuận theo thiên ý mà trị vì thiên hạ. Mây mù ngày nay phải chăng đang hiển lộ cho chúng ta biết thiên ý nào đó sao? Nguyện cho tất cả những người lương thiện đều có thể hiểu được thiên ý, hành sự thuận theo thiên ý, có được một tương lai bình an và tươi sáng.
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/19979
http://chanhkien.org/2014/02/hien-tuong-suong-mu-dai-bieu-thien-y.html