Nền tảng nghiên cứu hóa học của Trung Quốc cổ đại
Tác giả: Hộc Chương
[ChanhKien.org] Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc cổ đại có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực khoa học. Trên thực tế, mỗi triều đại Trung Quốc đều có những nhà khoa học xuất sắc. Tuy nhiên, hòan toàn trái ngược với sự phát triển có hệ thống của thời đại ngày nay, sự phát triển tổng thể của khoa học Trung Quốc cổ đại khá rời rạc. Nhìn chung, lý do hiển nhiên nhất là vì công nghệ thời đó không phải luôn được bảo tồn, khiến cho rất nhiều phát kiến có giá trị của người Trung Quốc bị thất truyền. Con người hiện đại đều biết rằng “khoa học và công nghệ mang lại sự phồn thịnh”, cho nên thật khó mà tin được rằng những công nghệ có giá trị đó lại không được bảo tồn trong thời Trung Quốc cổ đại. Thực ra, vấn đề này có liên quan đến cơ sở lý luận của các học thuyết khoa học và mức độ đạo đức của các khoa học gia Trung Quốc ngày xưa. Tôi sẽ bắt đầu mạn đàm về các bộ môn hóa học khác nhau trong thời Trung Quốc cổ đại, chủ đề đầu tiên là về các học thuyết cổ xưa liên quan đến “chất”.
Nhận thức cơ bản về vật chất trong thời Trung Quốc cổ đại chính là “thuyết Ngũ hành”. Người Trung Quốc thuở ấy phát hiện rằng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, và Thổ cấu thành nên tất cả các vật chất trong vũ trụ này. Nhận thức này về vật chất thực ra bắt đầu từ khi nào? Không có sử sách nào có thể trả lời được câu hỏi này vì thuyết Ngũ hành dường như đồng thời tồn tại với văn hóa Trung Hoa. Thậm chí có thể nói nó là một trong các nền tảng của văn hóa Trung Hoa trong một thời kỳ lịch sử lâu dài. Theo cuốn Thượng Thư chương “Hồng Phạm”, Ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thượng Thư còn gọi là Thư Kinh, hay Sử Thư. Nó là một trong sáu cuốn cổ thư do Khổng Tử biên soạn và bình chú. Nó là tuyển tập văn hiến chính trị của Trung Quốc từ triều đại Hòang Đế (một vị vua huyền thoại trị vì Trung Quốc nguyên thủy) cách đây khoảng 5000 năm. Nói cách khác, người Trung Quốc đã phát triển nhận thức về Ngũ hành thậm chí còn trước cả sự hình thành chữ Hán. Có cả bằng chứng về kiến thức Ngũ hành trong cuốn Quốc Ngữ, từ triều Châu: “Sự kết hợp của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên vạn vật trên thế gian.” Những ghi chép này chứng tỏ thuyết Ngũ hành là nền tảng của khoa học Trung Quốc cổ đại, tương tự như học thuyết cho rằng nguyên tử và phân tử là nền tảng của những phát minh khoa học hiện đại về vũ trụ và vật chất.
Thậm chí người Trung Quốc xưa còn có cả những nhận thức về vật chất vi tế hơn cả Ngũ hành: “thuyết Âm Dương”. Khổng Tử giảng rằng: “Nhất Âm, nhất Dương là Đạo” (chương “Hệ Từ Truyện”, Chuyển Thư Kinh). Ông cũng nói: “Cương, Nhu tương tác thì sẽ tạo nên thay đổi.” Lão Tử nói: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng Âm ôm Dương” (chương 42, Đạo Đức Kinh). Những lời này rõ ràng thuộc phạm trù vật lý cao năng lượng hiện đại. Lão Tử không chỉ bàn về các lạp tử cơ bản vi quan, mà còn giảng về nguyên lý cấu thành nên vật chất. Do đó, vạn sự vạn vật do Ngũ hành tạo nên đều có cả đặc tính Âm và Dương và cả Ngũ hành. Các đặc điểm khác nhau của vật chất được mô tả trong chương “Hồng Phạm” của cuốnSử Thư: “Thủy tương ứng với ẩm và hướng xuống. Hỏa tương ứng với nóng và hướng lên. Mộc tương ứng với uyển chuyển hoặc thẳng thắn. Kim bị biến dạng trong lửa. Thổ cần thiết cho cấy hái. Nước trở nên mặn khi chảy xuống. Hỏa trở nên nóng hơn khi bốc lên trên. Mộc có thể trở nên chua khi thay đổi hình dạng. Kim trở thành cay khi không ổn định. Thổ có thể thành ngọt khi dùng trong cấy hái.” Do các đặc tính tự nhiên ấy, Ngũ hành tương sinh và tương khắc với nhau ở mức hồng quan (vĩ mô). Quy luật tương khắc của Ngũ hành như sau: “Thủy khắc Hỏa. Hỏa khắc Kim. Kim khắc Mộc. Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thủy”. Quy luật tương sinh của Ngũ hành như sau: “Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim. Kim sinh Thủy. Thủy sinh Mộc.” Đó là tóm tắt thuyết tương sinh tương khắc của Ngũ hành. Tri thức khoa học độc đáo trong thời Trung Quốc cổ đại, từ thiên văn học, địa lý học, lịch học, vật lý học, y học, dược học cho tới hóa học, đều xuất phát từ thuyết Ngũ hành và thuyết Âm Dương. Những học thuyết này thậm chí đã có ảnh hưởng tới sự phát triển của âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật, và văn hóa Trung Hoa.
Vậy thì chúng ta hiểu thế nào về thuyết Âm Dương? Lão Tử nói: “Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng âm ôm dương, trung khí dĩ vi hòa.” Với con mắt phàm này, chúng ta nhìn tất cả vật chất trên Trái Đất đều do ba loại vật chất vi tế cấu thành (loại mang điện tích âm, loại mang điện tích dương, và loại có điện tích trung hòa). Thêm vào đó, vạn vật đều có đặc tính “cõng Âm trên lưng bên ngoài và ôm Dương bên trong”. Điều này nghe không giống học thuyết nguyên tử sao? Mọi loại nguyên tử trong bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học đều được cấu thành từ proton, neutron, và electron, và đặc tính của một nguyên tử là: electron mang điện tích âm quay quanh hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Hãy khoan bàn đến vấn đề tại sao người Trung Quốc thời xưa lại có thể quan sát được cấu trúc của nguyên tử. Thực ra, rất dễ giải thích cho độc giả hiện đại về khái niệm của vật chất hữu hình thời Trung Quốc cổ đại, hơn là giải thích khái niệm trừu tượng về vật chất vô hình, như mô tả trong câu sau: “Trung khí dĩ vi hòa”. Đây là chỗ khác nhau cơ bản của khoa học Trung Quốc với khoa học hiện đại. “Trung khí dĩ vi hòa” không phải là hiện tượng hữu hình ở không gian này, vì thế rất khó giải thích. Nói theo cách nói của người ngoài nghề, câu này có nghĩa là: Sự hình thành vật chất (là kết quả của sự tương tác giữa Âm và Dương) có thể sản sinh ra luồng năng lượng hài hòa. “Vi hòa” ở đây có nghĩa là hợp nhất, nghĩa là một vật chất tồn tại dưới dạng năng lượng vô hình. Chẳng hạn, khi giải phẫu thân thể người, các nhà giải phẫu hiện đại đã phát hiện về sự tồn tại của các mô cơ, mạch máu, và xương, v.v… Mặt khác, người Trung Quốc cổ đại không chỉ quan sát được các mô hữu hình làm nên da thịt con người mà còn cả sự phân bố vô hình của các dòng năng lượng. Sự phát hiện ra dòng năng lượng dẫn đến nhận thức về các đường kinh mạch và các huyệt vị trong Trung y truyền thống, mặc dù các kinh mạch và huyệt vị này không thể nhìn thấy trong không gian này của chúng ta. Dựa vào kiến thức về dòng năng lượng vô hình, người Trung Quốc cổ đại đã phát triển các bài tập khí công làm phương pháp chữa bệnh khỏe người. Khí đó ở đâu? Khí đó là gì? Người bình thường không nhìn thấy Khí và không thể mô tả chính xác về Khí, nhưng hiệu quả chữa bệnh của nó đã chứng thực sự tồn tại của Khí. Lấy một ví dụ khác. Gần đây, một nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng khi cho nước tinh khiết tiếp xúc với những lời khen ngợi hay những lời lăng mạ thì sẽ hình thành các hình dạng tinh thể nước khác nhau[*]. Những phản ứng đó của nước là bằng chứng tuyệt vời cho học thuyết vật chất vô hình của Lão Tử: “Trung khí dĩ vi hòa”. Những niệm đầu của con người tưởng như không có tác động gì đến cơ thể, nhưng trên thực tế là có, giống như trong câu nói của người Trung Quốc: “Vận khí trong cơ thể”. Nói cách khác, nó có tác động đến luồng năng lượng vô hình trong cơ thể con người. Các học thuyết của Lão Tử cực kỳ có tính khoa học xét từ góc độ quy luật bảo tồn năng lượng. Ở đây, tôi vừa so sánh giữa nhận thức về vật chất trong khoa học Trung Quốc cổ đại và khoa học hiện đại.
Một khi đã hiểu về những học thuyết về chất của người Trung Quốc cổ đại, người ta chắc chắn sẽ có hứng thú nghiên cứu lại sự phát triển của khoa học trong thời Trung Quốc cổ đại. Biết đâu chúng ta sẽ có thể có được những học thuyết mới về chất.
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/224
Chú thích:
[*] Xem thêm: http://chanhkien.org/2009/11/the-gioi-khac-trong-mot-giot-nuoc-phan-1-cuoc-phong-van-voi-tien-si-masaru-emoto.html
[ChanhKien.org] Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc cổ đại có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực khoa học. Trên thực tế, mỗi triều đại Trung Quốc đều có những nhà khoa học xuất sắc. Tuy nhiên, hòan toàn trái ngược với sự phát triển có hệ thống của thời đại ngày nay, sự phát triển tổng thể của khoa học Trung Quốc cổ đại khá rời rạc. Nhìn chung, lý do hiển nhiên nhất là vì công nghệ thời đó không phải luôn được bảo tồn, khiến cho rất nhiều phát kiến có giá trị của người Trung Quốc bị thất truyền. Con người hiện đại đều biết rằng “khoa học và công nghệ mang lại sự phồn thịnh”, cho nên thật khó mà tin được rằng những công nghệ có giá trị đó lại không được bảo tồn trong thời Trung Quốc cổ đại. Thực ra, vấn đề này có liên quan đến cơ sở lý luận của các học thuyết khoa học và mức độ đạo đức của các khoa học gia Trung Quốc ngày xưa. Tôi sẽ bắt đầu mạn đàm về các bộ môn hóa học khác nhau trong thời Trung Quốc cổ đại, chủ đề đầu tiên là về các học thuyết cổ xưa liên quan đến “chất”.
Nhận thức cơ bản về vật chất trong thời Trung Quốc cổ đại chính là “thuyết Ngũ hành”. Người Trung Quốc thuở ấy phát hiện rằng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, và Thổ cấu thành nên tất cả các vật chất trong vũ trụ này. Nhận thức này về vật chất thực ra bắt đầu từ khi nào? Không có sử sách nào có thể trả lời được câu hỏi này vì thuyết Ngũ hành dường như đồng thời tồn tại với văn hóa Trung Hoa. Thậm chí có thể nói nó là một trong các nền tảng của văn hóa Trung Hoa trong một thời kỳ lịch sử lâu dài. Theo cuốn Thượng Thư chương “Hồng Phạm”, Ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thượng Thư còn gọi là Thư Kinh, hay Sử Thư. Nó là một trong sáu cuốn cổ thư do Khổng Tử biên soạn và bình chú. Nó là tuyển tập văn hiến chính trị của Trung Quốc từ triều đại Hòang Đế (một vị vua huyền thoại trị vì Trung Quốc nguyên thủy) cách đây khoảng 5000 năm. Nói cách khác, người Trung Quốc đã phát triển nhận thức về Ngũ hành thậm chí còn trước cả sự hình thành chữ Hán. Có cả bằng chứng về kiến thức Ngũ hành trong cuốn Quốc Ngữ, từ triều Châu: “Sự kết hợp của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên vạn vật trên thế gian.” Những ghi chép này chứng tỏ thuyết Ngũ hành là nền tảng của khoa học Trung Quốc cổ đại, tương tự như học thuyết cho rằng nguyên tử và phân tử là nền tảng của những phát minh khoa học hiện đại về vũ trụ và vật chất.
Thậm chí người Trung Quốc xưa còn có cả những nhận thức về vật chất vi tế hơn cả Ngũ hành: “thuyết Âm Dương”. Khổng Tử giảng rằng: “Nhất Âm, nhất Dương là Đạo” (chương “Hệ Từ Truyện”, Chuyển Thư Kinh). Ông cũng nói: “Cương, Nhu tương tác thì sẽ tạo nên thay đổi.” Lão Tử nói: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng Âm ôm Dương” (chương 42, Đạo Đức Kinh). Những lời này rõ ràng thuộc phạm trù vật lý cao năng lượng hiện đại. Lão Tử không chỉ bàn về các lạp tử cơ bản vi quan, mà còn giảng về nguyên lý cấu thành nên vật chất. Do đó, vạn sự vạn vật do Ngũ hành tạo nên đều có cả đặc tính Âm và Dương và cả Ngũ hành. Các đặc điểm khác nhau của vật chất được mô tả trong chương “Hồng Phạm” của cuốnSử Thư: “Thủy tương ứng với ẩm và hướng xuống. Hỏa tương ứng với nóng và hướng lên. Mộc tương ứng với uyển chuyển hoặc thẳng thắn. Kim bị biến dạng trong lửa. Thổ cần thiết cho cấy hái. Nước trở nên mặn khi chảy xuống. Hỏa trở nên nóng hơn khi bốc lên trên. Mộc có thể trở nên chua khi thay đổi hình dạng. Kim trở thành cay khi không ổn định. Thổ có thể thành ngọt khi dùng trong cấy hái.” Do các đặc tính tự nhiên ấy, Ngũ hành tương sinh và tương khắc với nhau ở mức hồng quan (vĩ mô). Quy luật tương khắc của Ngũ hành như sau: “Thủy khắc Hỏa. Hỏa khắc Kim. Kim khắc Mộc. Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thủy”. Quy luật tương sinh của Ngũ hành như sau: “Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim. Kim sinh Thủy. Thủy sinh Mộc.” Đó là tóm tắt thuyết tương sinh tương khắc của Ngũ hành. Tri thức khoa học độc đáo trong thời Trung Quốc cổ đại, từ thiên văn học, địa lý học, lịch học, vật lý học, y học, dược học cho tới hóa học, đều xuất phát từ thuyết Ngũ hành và thuyết Âm Dương. Những học thuyết này thậm chí đã có ảnh hưởng tới sự phát triển của âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật, và văn hóa Trung Hoa.
Ngũ hành tương sinh và tương khắc
Đứng từ góc độ khoa học hiện đại mà xét, có rất nhiều yếu tố trừu tượng và không thể đo lường trong các học thuyết này, vì vậy chúng rất khó được chấp nhận như là một môn khoa học, bất kể đã có rất nhiều thành tựu được chứng thực trong y dược và châm cứu của Trung Hoa. Điểm mấu chốt của vấn đề là gì? Có lẽ câu hỏi này sẽ làm đau đầu nhiều học giả hiện đại! Có lẽ chúng ta có thể tìm được một số manh mối cho vấn đề này thông qua một đoạn trong Đạo Đức Kinh: “Thiên hạ vạn vật sinh từ hữu hình. Hữu hình sinh từ vô hình” (chương 40). “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng âm, ôm dương, trung khí dĩ vi hòa” (Chương 42, Đạo Đức Kinh). “Đạo sinh nhất, nhị, tam còn hữu hình sinh từ vô hình”, sau khi nghiên cứu và suy ngẫm về hai đoạn này, chúng ta có thể thấy rằng các học thuyết hóa học hiện đại rất nhất quán với khoa học Trung Quốc cổ đại. Sau đây là hiểu biết của tôi về các học thuyết của Lão Tử về vật chất theo cách nói của người ngoài nghề: Bất kể vật chất nào đều được cấu thành từ rất nhiều tầng lớp vật chất. Nói cách khác, vật chất được cấu thành bởi các tầng lớp phân tử, mỗi phân tử lại được cấu thành bởi nhiều tổ hợp vật chất vi quan. Từng tổ hợp vật chất vi quan lại do các nguyên tố vật chất vi quan hơn nữa tổ hợp thành. Cứ như thế, mỗi chất hữu hình lại được tổ hợp từ nhiều chất vô hình. Nghĩa là tầng vật chất vi quan cao hơn chính là vô hình so với những tầng vật chất vi quan thấp hơn.Vậy thì chúng ta hiểu thế nào về thuyết Âm Dương? Lão Tử nói: “Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng âm ôm dương, trung khí dĩ vi hòa.” Với con mắt phàm này, chúng ta nhìn tất cả vật chất trên Trái Đất đều do ba loại vật chất vi tế cấu thành (loại mang điện tích âm, loại mang điện tích dương, và loại có điện tích trung hòa). Thêm vào đó, vạn vật đều có đặc tính “cõng Âm trên lưng bên ngoài và ôm Dương bên trong”. Điều này nghe không giống học thuyết nguyên tử sao? Mọi loại nguyên tử trong bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học đều được cấu thành từ proton, neutron, và electron, và đặc tính của một nguyên tử là: electron mang điện tích âm quay quanh hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Hãy khoan bàn đến vấn đề tại sao người Trung Quốc thời xưa lại có thể quan sát được cấu trúc của nguyên tử. Thực ra, rất dễ giải thích cho độc giả hiện đại về khái niệm của vật chất hữu hình thời Trung Quốc cổ đại, hơn là giải thích khái niệm trừu tượng về vật chất vô hình, như mô tả trong câu sau: “Trung khí dĩ vi hòa”. Đây là chỗ khác nhau cơ bản của khoa học Trung Quốc với khoa học hiện đại. “Trung khí dĩ vi hòa” không phải là hiện tượng hữu hình ở không gian này, vì thế rất khó giải thích. Nói theo cách nói của người ngoài nghề, câu này có nghĩa là: Sự hình thành vật chất (là kết quả của sự tương tác giữa Âm và Dương) có thể sản sinh ra luồng năng lượng hài hòa. “Vi hòa” ở đây có nghĩa là hợp nhất, nghĩa là một vật chất tồn tại dưới dạng năng lượng vô hình. Chẳng hạn, khi giải phẫu thân thể người, các nhà giải phẫu hiện đại đã phát hiện về sự tồn tại của các mô cơ, mạch máu, và xương, v.v… Mặt khác, người Trung Quốc cổ đại không chỉ quan sát được các mô hữu hình làm nên da thịt con người mà còn cả sự phân bố vô hình của các dòng năng lượng. Sự phát hiện ra dòng năng lượng dẫn đến nhận thức về các đường kinh mạch và các huyệt vị trong Trung y truyền thống, mặc dù các kinh mạch và huyệt vị này không thể nhìn thấy trong không gian này của chúng ta. Dựa vào kiến thức về dòng năng lượng vô hình, người Trung Quốc cổ đại đã phát triển các bài tập khí công làm phương pháp chữa bệnh khỏe người. Khí đó ở đâu? Khí đó là gì? Người bình thường không nhìn thấy Khí và không thể mô tả chính xác về Khí, nhưng hiệu quả chữa bệnh của nó đã chứng thực sự tồn tại của Khí. Lấy một ví dụ khác. Gần đây, một nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng khi cho nước tinh khiết tiếp xúc với những lời khen ngợi hay những lời lăng mạ thì sẽ hình thành các hình dạng tinh thể nước khác nhau[*]. Những phản ứng đó của nước là bằng chứng tuyệt vời cho học thuyết vật chất vô hình của Lão Tử: “Trung khí dĩ vi hòa”. Những niệm đầu của con người tưởng như không có tác động gì đến cơ thể, nhưng trên thực tế là có, giống như trong câu nói của người Trung Quốc: “Vận khí trong cơ thể”. Nói cách khác, nó có tác động đến luồng năng lượng vô hình trong cơ thể con người. Các học thuyết của Lão Tử cực kỳ có tính khoa học xét từ góc độ quy luật bảo tồn năng lượng. Ở đây, tôi vừa so sánh giữa nhận thức về vật chất trong khoa học Trung Quốc cổ đại và khoa học hiện đại.
“Vạn vật cõng Âm và ôm Dương” thể hiện cấu trúc của nguyên tử: eletron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. Bên trong hạt nhân có chứa proton mang điện tích dương.
Đó cũng là lý do tại sao nhận thức của người Trung Quốc về vật chất bao gồm cả khía cạnh tâm linh (Khí) và đồng thời cả khía cạnh vật chất, và bao hàm cả khái niệm “mọi vật chất trong vũ trụ này đều có linh”. Chẳng hạn, nước trong thí nghiệm tinh thể nước nói trên có khả năng nhận thức được tình cảm của con người, như thể là nó có linh hồn. Cũng giống như con người, tất cả vật chất một khi được hình thành, đều sẽ “trung khí dĩ vi hòa” để có một linh hồn. Với sự hiểu biết này, người ta sẽ hiểu được tại sao toán học không phải là một công cụ quan trọng để nghiên cứu khoa học Trung Quốc cổ đại. Lý do chủ yếu là toán học có ích cho các nghiên cứu định lượng về vật chất hữu hình, nhưng nó không có tác dụng cho các nghiên cứu về Khí vô hình. Chẳng hạn, một mô hình toán học gần như vô ích trong các thí nghiệm khoa học hiện đại nhằm mô phỏng các biến đổi khác nhau của tâm trạng con người. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại thường quan sát và phân tích các biến đổi của các vật chất hữu hình và vô hình trong vũ trụ thông qua các học thuyết Âm Dương và Ngũ hành. Đối với vấn đề bằng cách nào các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại lại có thể quan sát các vật chất “Trung khí dĩ vi hòa”, tôi hết lòng khuyến nghị độc giả đọc phần “Vấn đề liên quan đến thiên mục”, thuộc “Bài giảng thứ hai”, sách Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý Hồng Chí. Nói chung, hầu hết các nhà khoa học xuất sắc thời Trung Quốc cổ đại đều có công năng đặc dị. Họ đã trực tiếp chứng kiến các biến đổi của vật chất trong nhiều không gian. Đồng thời, mức độ đạo đức tâm tính của họ cũng có mối liên hệ mật thiết với công năng đặc dị của họ. Tầng thứ tâm tính của những học giả ở các thế hệ sau này cũng có những tác động đáng kể đến khả năng hiểu biết của họ về công nghệ của các thế hệ trước. Nói một cách khái quát, chân lý của vũ trụ chỉ có thể được tiết lộ cho những người có đạo đức cao thượng. Nếu một nhà khoa học không có tâm tính cao, anh ta sẽ không thể hiểu được công nghệ, đừng nói đến việc anh ta sẽ bảo tồn được nó. Đây là lý do tại sao nhiều công nghệ có giá trị trong thời Trung Quốc cổ đại đã bị thất truyền. Rất nhiều kỹ năng không phải chỉ cố gắng học hỏi mà có được. Nâng cao đạo đức là cũng là một tiêu chuẩn mà các nhà khoa học hiện đại đang phớt lờ đi.Một khi đã hiểu về những học thuyết về chất của người Trung Quốc cổ đại, người ta chắc chắn sẽ có hứng thú nghiên cứu lại sự phát triển của khoa học trong thời Trung Quốc cổ đại. Biết đâu chúng ta sẽ có thể có được những học thuyết mới về chất.
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/224
Chú thích:
[*] Xem thêm: http://chanhkien.org/2009/11/the-gioi-khac-trong-mot-giot-nuoc-phan-1-cuoc-phong-van-voi-tien-si-masaru-emoto.html