Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Tầu cá vỏ thép số 2 cho Ngư dân

Tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 có gì đặc biệt?

Tàu cá vỏ thép "khủng" mang tên Sang Fish 01 của một ngư dân Đà Nẵng đã hạ thủy thành công và đang chuẩn bị tiến ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản.

Hơn một ngày nay, ngư dân Đà Nẵng "choáng" khi chứng kiến tàu cá vỏ thép hiện đại đầu tiên ở Đà Nẵng mang tên Sang Fish 01 đã được chạy về sông Hàn thành công, sau khi tàu này được hạ thủy ở Cam Ranh, Khánh Hòa.
Tàu Sang Fish 01 có tổng trị giá khoảng 11 tỷ đồng (trong đó có 7,3 tỷ đồng đóng tàu được vay ưu đãi trả chậm với thời gian 6-7 năm), do ngư dân Lê Sang (trú phường Thuận Phước, Đà Nẵng) và vợ chồng ngư dân Phan Bé (trú Quảng Ngãi) góp vốn 4 tỷ đồng đóng mới. 
Thuyền trưởng Phan Bé (SN 1973) cho biết tốc độ tối đa của tàu đạt 10,5 hải lý/giờ, suất tiêu hao nhiên liệu khoảng 25 lít dầu/giờ. So với tàu vỏ gỗ cùng công suất thì tàu Sang Fish 01 tiết kiệm được gần 30% nhiên liệu.
Tàu Sang Fish 01 được lắp nhiều thiết bị hàng hải hiện đại như: rađa, máy định vị GPS, la bàn từ, máy thu phát hai chiều cầm tay, phao vô tuyến chỉ báo sự cố, phao cứu sinh các loại, thiết bị cứu hỏa, vật tư y tế sơ cấp cứu...
Một số thiết bị hiện đại được lắp ở khu vực buồng lái có giá hàng trăm triệu đồng/thiết bị.
Thuyền trưởng Bé cho biết, đây là lần đầu tiên anh "cầm lái" một con tàu cá vững vàng và hiện đại như thế này.
Các thiết bị GPS, bộ đàm, ống nhòm...trên tàu.

Tàu còn được trang bị máy dò ngang tầm quét 3.000m, góc quét 45 độ, dùng để hỗ trợ phát hiện đàn cá, tăng hiệu quả đánh bắt.
Tàu có chiều dài tàu 25,21m, chiều rộng lớn nhất 7,8m, chiều cao mạn 3,6m, lượng chiếm nước gần 200 tấn. 
Trên tàu có 6 hầm lạnh đựng hải sản, luôn giữ cho sản phẩm tươi ngon, chất lượng...
Trục kéo lưới trên tàu.
Tàu được trang bị máy Cummins (Mỹ) với 3 máy. Máy chính có công suất 750CV.
Khu vực buồng nằm ngủ của các ngư dân được làm bằng gỗ và lát gạch nền sáng bóng...
...đây cũng là nơi các ngư dân tận dụng để làm chỗ ăn cơm trên tàu.
Khu vực bếp được thiết kế gọn gàng và ngăn nắp bên trong tàu.
Các cửa đi ra phía sau tàu.
Phòng tắm và vệ sinh được thiết kế gọn gàng, sạch đẹp phía sau đuôi tàu.
Tàu thiết kế cho 18 thuyền viên, nhiên liệu dự trữ đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục 2.000 hải lý. Lương thực, thực phẩm, nước ngọt dự trữ trên tàu có thể đảm bảo cho kíp thủy thủ đoàn sử dụng trong 30 ngày đêm.
Hệ thống ra đa, các thiết bị thu phát sóng được lắp trên tàu. 
Được biết, ngư dân Lê Sang là anh em "cột chèo" với thuyền trưởng Phan Bé, nên tàu được đặt tên là Sang Fish 01.
Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bản đồ Việt Nam khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam được treo trang trọng trên tàu.
Đây là tàu cá vỏ thép thứ hai của ngư dân miền Trung. Trước đó ngày 10/4, tàu vỏ thép đầu tiên Hoàng Anh 01 đã được bàn giao cho ngư dân Mai Văn Thành (ở Quảng Ngãi).
Hiện tàu Sang Fish 01 đang neo đậu trên sông Hàn (Đà Nẵng). Dự kiến ngày 14/7 tàu sẽ vươn khơi, thẳng tiến ngư trường truyền thống Hoàng Sa đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền. 
Theo giaoduc.net.vn

Tầu cá vỏ thép đầu tiên cho ngư dân

Quảng Ngãi sẽ có trên 200 tàu cá vỏ sắt

Chủ trương hoán đổi tàu cá vỏ sắt thay thế tàu vỏ gỗ cho 3.000 tàu cá đầu tiên trong cả nước của Thủ tướng Chính phủ đang mở ra cơ hội cho ngư dân Quảng Ngãi có những đội tàu cá hùng mạnh.

Thiết bị của tàu Hoàng Anh 01 hiện đại. Ảnh VGP/Lưu Hương
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có trên 5.700 tàu cá, trong đó có khoảng 2.500 tàu cá đánh bắt xa bờ, nhưng toàn bộ là tàu vỏ gỗ. Ba năm qua, mỗi năm ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đóng mới trên 100 tàu công suất từ 400 đến 600 CV.
Trong thời điểm hiện nay, tỉnh chú trọng vận động người dân đóng mới tàu có đủ điều kiện bám biển dài ngày, với những trang thiết bị bảo quản thủy sản để nâng cao hiệu quả của các chuyến biển.
Chiếc tàu cá vỏ thép mang tên Hoàng Anh 01, có tải trọng 120 tấn được Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đóng mới và bàn giao cho ngư dân trong tháng 4/2014 vừa qua để khai thác. Đây là tàu vỏ thép đầu tiên được ngư dân sử dụng để khai thác hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Tàu được trang bị khá đầy đủ tiện nghi hàng hải như: Rađa, máy định vị GPS, máy thu phát VHF, VHF 2 chiều cầm tay, phao vô tuyến chỉ báo sự cố, la bàn từ… cùng các trang thiết bị phao cứu sinh, cứu hỏa, cấp cứu đầy đủ theo định biên thuyền viên và qui định an toàn trên biển. Nội thất tàu cũng như thiết bị, dụng cụ sinh hoạt cho thuyền viên được trang bị khá đầy đủ và tiện nghi.
Ngoài ngư lưới cụ truyền thống nghề lưới vây, tàu được trang bị máy dò ngang Sona tầm quét 3000m, góc quét 45 độ để hỗ trợ phát hiện đàn cá nhằm giảm chi phí chạy tìm đàn cá, tăng khả năng và hiệu quả đánh bắt. Chuyến đánh bắt đầu tiên trở về, tàu cá này thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Ông Phan Huy Hoàng, Giám đốc Sở NNPTNNT tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Trong năm nay, từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ ngư dân, tỉnh Quảng Ngãi đang xúc tiến đóng mới thêm 2 tàu vỏ sắt với tổng trị giá 14 tỷ đồng.

Theo ông Hoàng, chủ trương của Chính phủ về hiện đại hóa tàu cá thông qua gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khiến ngư dân Quảng Ngãi rất phấn khởi. Việc đóng mới tàu sắt sẽ giúp hiện đại đội tàu khai thác, qua đó tạo điều kiện cho ngành khai thác hải sản của tỉnh phát triển, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngư dân Quảng Ngãi mong muốn chủ trương này sớm đi vào thực tiễn để bà con được vay vốn, đóng tàu sắt công suất lớn.
Ông Lê Viết Chữ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, khẳng định với sự hỗ trợ của Chính phủ, ngư dân Lý Sơn sẽ đóng mới khoảng 200 chiếc tàu vỏ sắt trong năm nay.
Lưu Hương

Hình ảnh lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam

Hải quân đánh bộ VN - Lực lượng đặc biệt tinh nhuệ bảo vệ Tổ quốc

Dương Phạm (TH) - theo Trí Thức Trẻ | 13/05/2014 07:12

(Soha.vn) - Hải quân Đánh bộ là binh chủng đặc biệt tinh nhuệ, được ví như nắm đấm thép của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh về các loại vũ khí, trang bị của Hải quân đánh bộ Việt Nam:
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữ những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh  chiếm lại
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữa những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Nguồn: tienphong.vn
Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam gồm 2 lữ đoàn 126 và 147, được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76, PT-85 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60.
Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam gồm 2 lữ đoàn 101 và 147, được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76, PT-85 và xe bọc thép chở quân BTR-60. Nguồn: tienphong.vn
Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi (trên mặt nước) rất tốt.
Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi rất tốt. Nguồn: tienphong.vn
Xe tăng PT-76 trong một cuộc diễn tập đổ bộ
Xe tăng PT-76 trong một cuộc diễn tập đổ bộ. Nguồn: tuoitre.vn
Ngoài PT-76, trong biên chế của Hải quân đánh bộ còn có một lượng nhỏ xe tăng nhẹ PT-85 hay còn gọi là K-63 trang bị pháo 85mm. Trong ảnh là xe tăng PT-85 đang tham gia huấn luyện
Ngoài PT-76, trong biên chế của Hải quân đánh bộ còn có một lượng nhỏ xe tăng nhẹ PT-85 hay còn gọi là K-63 trang bị pháo 85mm. Nguồn: qdnd.vn
Xe tăng K-63 bên bờ biển. Nguồn: qdnd.vn
Xe tăng K-63 bên bờ biển. Nguồn: qdnd.vn
BTR-60PB là loại thiết giáp chở quân phổ biến của Hải quân đánh bộ Việt Nam.
BTR-60PB là loại thiết giáp chở quân phổ biến của Hải quân đánh bộ Việt Nam. Nguồn: qdnd.vn
BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt.  Trong ảnh: Những người lính Hải quân đánh bộ Việt Nam với trang bị hiện đại diễn tập đổ bộ bằng xe BTR-60.
BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi tốt.  Trong ảnh: Những người lính Hải quân đánh bộ Việt Nam với trang bị hiện đại diễn tập đổ bộ bằng xe BTR-60. Nguồn: tienphong.vn
Bên cạnh BTR-60, Hải quân đánh bộ Việt Nam còn được trang bị xe thiết giáp trinh sát BRDM-2.
Bên cạnh BTR-60, Hải quân đánh bộ Việt Nam còn được trang bị xe thiết giáp trinh sát BRDM-2. Nguồn: qdnd.vn
Với vai trò đặc biệt của mình, các chiến sĩ Hải quân đánh bộ luôn thể hiện nhiệt huyết và chất thép trong luyện tập sẵn sàng chiến đấu.
Với vai trò đặc biệt của mình, các chiến sĩ Hải quân đánh bộ luôn thể hiện nhiệt huyết và chất thép trong luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Nguồn: tuoitre.vn
Tiểu đội Hải quân đánh bộ luyện tập. Nguồn: tuoitre.vn
Tiểu đội Hải quân đánh bộ luyện tập. Nguồn: tuoitre.vn
Để đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Hải quân đánh bộ đã được ưu tiên trang bị những vũ khí - khí tài cá nhân mới nhất.
Để đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Hải quân đánh bộ đã được ưu tiên trang bị những vũ khí - khí tài cá nhân mới nhất. Nguồn: tuoitre.vn
Nguồn: tienphong.vn
Nguồn: tienphong.vn
Nguồn: qdnd.vn
Nguồn: qdnd.vn
Nguồn: qdnd.vn
Nguồn: qdnd.vn
Chiến sĩ Hải quân đánh bộ với súng carbin C-Tar và trang bị mới.
Chiến sĩ Hải quân đánh bộ với súng trường tấn công Tavor-21 và trang bị cá nhân mới. Nguồn: tuoitre.vn
Súng phóng rocket chống tăng - chống lô cốt MATADOR
Súng phóng rocket chống tăng - chống lô cốt MATADOR. Nguồn: tienphong.vn
Một cuộc diễn tập đổ bộ quy mô lớn của Hải quân đánh bộ Việt Nam
Một cuộc diễn tập đổ bộ quy mô lớn của Hải quân đánh bộ Việt Nam. Nguồn: qdnd.vn