Dự báo thiên tượng, nhân gian có biến động khác thường
Bài viết của Thánh Duyên
[MINH HUỆ 27-1-2017] Thời gian tu luyện của chỉnh thể Đệ tử Đại Pháp được Sư phụ kéo dài hết lần này tới lần khác. Rất nhiều đệ tử Đại Pháp biết trân quý, tinh tấn không ngừng; nhưng cũng có không ít người, mỗi khi nghe Chính Pháp sắp kết thúc thì tranh thủ thời gian, nhiệt huyết sục sôi, nhưng sau đó lại trễ nải, cứ lặp đi lặp lại vài lần như vậy, càng ngày càng trễ nải: Điều này thực ra là do hiểu lầm Đại Pháp nên không thể hoàn toàn tín Sư tín Pháp. Cũng có rất nhiều đệ tử, thậm chí là người ngay bên cạnh Sư phụ cũng bán tín bán nghi về việc này, cũng đã xuất hiện việc dao động về đại viên mãn, từ đó trễ nải và sa vào cảnh “trung sỹ văn đạo”. Lại có không ít người lại ngộ sai rằng đây là “Lời hứa sáo rỗng không thể thực hiện được” nên đã bị động vứt bỏ tu luyện Đại Pháp hoặc bước sang phía phản diện.
Trở ngại này về căn bản là bắt nguồn từ việc
cựu thế lực liên tục phá hoại văn hóa Thần truyền Trung Hoa, tạo nên những sai lầm trong nhận thức của con người hiện đại, từ đó không thể lý giải được nội hàm của pháp lý. Loạt bài viết này đứng từ góc nhìn thấp nhất trong văn hóa thiên tượng mà nhìn lại lịch sử và triển hiện từng mốc thời gian trong tu luyện Chính Pháp: Mỗi lần xảy ra những sự kiện lớn, mỗi lần Sư phụ kéo dài thời gian vì các đệ tử, đều lưu lại bằng chứng của thiên tượng, đó không chỉ là lưu lại bằng chứng cho tương lai, mà chính là cảnh báo cho con người thời nay.
Triển hiện sự tinh tế kỳ diệu của Thiên nhân hợp nhất, quét sạch can nhiễu của mê mờ hiểu lầm mới có thể nhìn thấy sự từ bi hồng đại và gian nan khổ độ của Sư phụ. Do vậy chúng ta lùi lại lịch sử, tiết lộ những nét đặc sắc của lịch sử chân thực tại nhân gian, mong rằng các đồng tu ngày xưa bị những điều kỳ dị thu hút mà rời khỏi Đại Pháp có thể minh bạch thiên cơ mà lịch sử đã đặt định trong sự huy hoàng của lịch sử được triển hiện lần đầu tiên này và quay về với Đại Pháp, mong rằng những ai còn bị mê hoặc có thể đột phá chướng ngại, tinh tấn hơn lên: Nét đặc sắc chân chính đều được triển hiện trong việc chân tu Đại Pháp.
Bài viết này là những thể ngộ của cá nhân tôi khi tu luyện Đại Pháp, chỉ để chia sẻ với mọi người. Do tầng thứ có hạn nên sẽ có những chỗ không thỏa đáng, mong mọi người cải chính, lại càng mong mọi người dĩ Pháp vi Sư, giữ lấy cái gốc của tu tâm.
Mục lục trong bài viết:
1. Huỳnh Hoặc (sao Hoả) trấn sao Đê, loạn thần mưu phản
2. Thời gian tinh tấn hơn nữa, thiên tượng là tiêu chuẩn
–
1. Huỳnh Hoặc (sao Hoả) trấn sao Đê, loạn thần mưu phản
Thiên nhân hợp nhất, đây là tinh hoa văn hóa được đặt định bởi nền lịch sử Trung Hoa 5.000 năm. Đạo gia cũng đang giảng, Nho gia cũng đang giảng, Trung y cũng đang giảng, nhưng đều chỉ nói được rất sơ sài. Vậy thiên tượng rốt cuộc là gì? Làm thế nào để có thể hợp nhất với con người? Nhưng điều này lại không thể nói rõ bởi vì đó là thiên cơ thuần túy.
Hai chữ “lịch sử” nghe có vẻ xa xôi không có quan hệ gì với chúng ta, kỳ thực nếu con người ngày nay có thể hiểu được lịch sử chân chính sẽ rất có ích cho sự lựa chọn trọng đại trong kiếp nhân sinh. Cũng chính là nói rằng chúng ta nói về lịch sử tại đây là để hiểu thật tốt về tình huống ngày nay, để tránh lỡ mất cơ duyên.
Chúng ta sẽ bắt đầu nói từ một giai đoạn lịch sử triều Nam Bắc, đó là năm Nguyên Gia thứ 30 (Công nguyên năm 453), năm cuối cùng trong cuộc đời 30 năm đế vương của Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long. Dùng phần mềm thiên văn lui lại năm đó chúng ta sẽ phát hiện ra một thiên tượng hung hiểm hiếm gặp:
“Huỳnh Hoặc (sao Hỏa) trấn sao Đê có loạn thần”
Có lẽ có rất nhiều người yêu thích lịch sử đã biết tới thiên tượng “Huỳnh Hoặc thủ tâm (Sao hoả trấn sao Tâm)”, “Huỳnh hoặc thủ tâm, thiên trách đế quân” (Sao Hỏa trấn sao Tâm, Trời trách phạt bậc quân vương), cổ nhân cho rằng đó là kiếp nạn trời giáng của thiên tử; còn Sao Hỏa trấn sao Đê thì ít nghe nói tới.
Sao Đê là ngôi sao thứ 3 trong chòm có bảy ngôi sao Thương Long của phương Đông trong chòm sao thứ 28. Trong 7 ngôi sao của phương Đông có có 5 ngôi sao là sao Giác, sao Kháng, sao Đê, sao Phòng, sao Tâm, 5 ngôi sao phía trước này mang ý nghĩa phi phàm trong văn hóa phương Đông, đa số những sự kiện trọng đại trong lịch sử đều được diễn giải, triển hiện xoay quanh chúng.
Hình: Thiên tượng năm 453, Huỳnh Hoặc (sao Hoả) di chuyển xuôi trấn sao Đê (Năm đó Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long chết dưới tay thái tử)
Huỳnh Hoặc là cách gọi sao Hoả của Trung Quốc thời cổ đại. Nhìn từ trái đất thì sao Hoả có màu đỏ tươi, nhấp nháy như ánh lửa, trong bức tranh những vì sao trên bầu trời nó khi thì di chuyển xuôi, khi lại di chuyển ngược, biến đổi khôn lường khiến con người chìm trong mê hoặc, nên gọi nó với cái tên là Huỳnh Hoặc. Nó là sao Trời phạt, tượng trưng cho tai nạn, chiến tranh và sự chết chóc.
Tốc độ di chuyển xuôi của sao Hoả khá nhanh, thông thường 3 ngày là nó đi hết 2 quãng, mà là di chuyển thuận chiều kim đồng hồ chuyển sang ngược chiều kim đồng hồ, hoặc ngược chiều kim đồng hồ chuyển thành thuận chiều kim đồng hồ vào trước và sau điểm ngoặt, sao Hoả di chuyển rất chậm, gần một tháng nó mới đi hết 2 quãng, sự chuyển động chậm dãi này được gọi là “Lưu”, dừng lại tại vị trí một ngôi sao nào đó, thì gọi là trấn giữ sao nào đó.
Hình vẽ thiên tượng mà chúng ta nhìn thấy ở trên, vào ngày 8 tháng 3 năm 453 Dương lịch, sao Hoả đã dừng tại điểm ngoặt giữa hướng thuận chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, nó hầu như bất động. Vị trí dừng lại nằm sâu nơi sao Đê.
Trong cuốn “Hán Thư – Thiên Văn Chí” nói rằng: “Huỳnh Hoặc nhập Đê trung, Đê, thiên tử chi cung, Huỳnh Hoặc nhập chi, hữu tặc thần.” (Huỳnh hoặc vào trong sao Đê, Đê là cung của thiên tử, Huỳnh Hoặc vào đó sẽ có loạn thần.)
“Thiên tượng cảnh báo, thiên tử không nghe”
Thái Sử Lệnh (Tương đương với chức trưởng đài thiên văn hiện nay) chuyên quan sát thiên tượng những chòm sao vào ban đêm đã nhìn thấy Huỳnh Hoặc (sao Hoả) càng đi càng chậm, thậm chí còn dừng lại trong sao Đê thì trong lòng ngày càng bất an. Chín ngày sau, khi đôi mắt thịt của ông có thể phân biệt được sao Hoả đã khẽ dịch chuyển ngược chiều kim đồng hồ thì ông đã xác nhận rằng sao Hoả bắt đầu di chuyển ngược lại, ông xác định rằng đây chính là thiên tượng báo điềm dữ Huỳnh Hoặc trấn sao Đê, theo bản năng ông đã cảm nhận được sự nguy hiểm. Vừa bốc một quẻ thì ông giật mình kinh hãi! Ông bèn lập tức tìm mọi cách đi tìm gặp Hoàng đế.
Cuốn “Nam Sử” trong Nhị Thập Tứ Sử đã ghi lại việc ông bẩm tấu với hoàng đế như sau: “Đông phương hữu cấp binh, khổng hữu bất trắc chi hoạ, như năng tại thái cực tiền điện liệt binh vạn nhân, tựu năng tiêu trừ.” (Phía Đông có binh biến gấp, e rằng có hoạ khôn lường, nếu có thể dàn quân vạn người trước điện Thái Cực thì có thể tiêu trừ hoạ nạn.)
Lúc đó Văn Đế vò đầu bứt tóc về chuyện thái tử bị phế, ông đang bàn luận với tể tướng xem làm thế nào có thể bí mật phế truất thái tử, đang lúc buồn phiền tức giận thì lại nghe thấy “Lời nói vô căn cứ” của Thái Sử Lệnh hoàng đế vô cùng tức giận đã lệnh cho ông lui xuống. Tống Văn Đế 47 tuổi đã làm vua 30 năm, kinh nghiệm trị vì chính sự của ông rất phong phú, lần đầu tiên ông nghe thấy quẻ bói “hoang đường” – “Phương Đông có binh biến gấp” như thế này: Trẫm còn chưa nhận được bẩm báo gì ngươi đã bói ra rồi? Phương Đông có ai mưu phản? Sao một chút động tĩnh gì cũng không thấy? Nếu quả thực có binh biến gấp thì có thể giết tới Hoàng thành trong một đêm không? Bảo Trẫm phái một vạn người túc trực thâu đêm tại trước cung Thái Cực thì có thể tiêu tai sao? Làm sao có cái lý này được!
Thái Sử Lệnh lắc đầu, lui xuống, ông tự biết rằng lệnh trời không thể vi phạm.
Đúng vào lúc này, ngay cạnh hoàng cung, trong phủ của Đông cung thái tử, thái tử Lưu Thiệu bắt đầu tổng động viên toàn quân.
Vì sao thái tử Lưu Thiệu lại mưu phản? Ông là con trưởng của vợ cả của Văn Đế cùng với em trai và mụ phù thuỷ dùng ma thuật để nguyền rủa cho Phụ hoàng chóng chết, sau này bị tố cáo. Văn Đế nổi trận lôi đình, vô cùng oán hận hai con, nhưng đối diện với sự ăn năn hối hận của hai con ông đã tha thứ cho họ. Không ngờ Lưu Thiệu không biết hối cải mà còn tiếp tục bày mưu tính kế với mụ phù thuỷ. Sau khi Văn Đế biết chuyện đã quyết tâm phế truất thái tử, bèn triệu tể tướng vào cung bí mật bàn luận, nhưng lại bị ái thiếp làm rò rỉ thông tin. Kỳ thực Lưu Thiệu sớm đã bí mật luyện binh tại Đông cung, khi nhận được mật báo ngay trong đêm đó thái tử đã cho triệu vị đại tướng tâm phúc vào cung.
Hôm sau trời vừa sáng thái tử đã dẫn binh xông vào hoàng cung, tàn sát vào tận phòng nghỉ của Hoàng đế, sau khi giết vua, thái tử giết cả tể tướng và cận thần, nhưng sau đó lại vu cho tể tướng mưu phản, nói rằng mình cứu giá tới muộn.
“Dự ngôn chuẩn xác một cách thần kỳ”
“Nam Sử” còn chép lại rằng: Sau khi Lưu Thiệu cướp ngôi nghe nói tới dự ngôn trên đã cảm khái mà rằng: “Suýt chút nữa thì làm hỏng chuyện đại sự của ta!” Sau đó y bèn tìm Thái Sử Lệnh tới hỏi: “Ngươi thử tính xem trẫm có thể làm Hoàng đế bao nhiêu năm?” Thái Sử Lệnh gieo quẻ xong nói rằng: “Được 10 năm.”
Lưu Thiệu cảm thán mà rằng: “Mười năm cũng đủ rồi.” Nhưng sau này Thái Sử Lệnh thầm nói với người khác rằng: “Không phải là 10 năm, mệnh đế vương của ông ta chỉ có 10 tuần (100 ngày).” Lưu Thiệu nghe được mật báo thì nổi trận lôi đình lập tức xử trảm Thái Sử Lệnh.
Lưu Thiệu giết vua cướp ngôi không được một tháng thì nghĩa binh trong toàn quốc nổi lên tứ phía, Tam đệ Lưu Tuấn, hiệu là Vũ Lăng Vương, thích sử (thống đốc) tỉnh Giang Châu đã dẫn binh đuổi giết tới tận kinh thành. Lưu Thiệu bị thân hữu phản bội, liên tiếp bại trận. Ngày 16 tháng 6 kinh thành bị công phá, Lưu Thiệu bị diệt tộc.
“Dấu ấn của thiên tượng”
Chúng ta nhìn vào hình vẽ thiên tượng phía trên, ngày mồng 8 tháng 3 năm 453 chính là thời khắc sao Hoả tiến nhập vào sao Đê sâu nhất, đúng lúc này thì dừng lại chuyển hướng ngược lại, ngày 17 tháng 3 chính là ngày bắt đầu hành trình ngược chiều chậm rãi của sao Hỏa mà mắt người có thể nhìn thấy được: Ngay hôm đó Thái Sử Lệnh đã cảnh báo Lưu Thiệu xếp đặt việc giết vua cướp ngôi. Ngày 18 tháng 3 là ngày cướp ngôi đầu tiên, 1 tuần là 10 ngày. Thái Sử Lệnh nói rằng ông ta chỉ có mệnh làm vua trong 10 tuần (100 ngày), tức là từ ngày thứ 91 cho tới ngày 100, tuần thứ 10 là từ ngày 16-25 tháng 6. Mà ngày 16 tháng 6 là ngày sao Hoả bắt đầu rời khỏi sao Kháng, tiến đến gần “trước cửa” sao Đê, sao Đê ứng với hoàng cung, cửa sao Đê đối ứng với cửa hoàng cung: Ngày 16 tháng 6, cũng chính là ngày Lưu Thiệu bị tam đệ Lưu Tuấn (Lưu Tống Hiếu Vũ Đế) đánh bại hoàn toàn, là ngày cổng kinh thành bị phá, tính như vậy hôm đó chính là ngày thứ 91, ngày đầu tiên của tuần thứ 10! Quẻ bói của Thái Sử Lệnh đồng nhất với quỹ đạo của thiên tượng một cách đáng kinh ngạc! Điều này đã triển hiện sự bác đại tinh thâm trong văn hoá thiên tượng “Thiên nhân hợp nhất”.
Có lẽ sẽ có người hỏi, thời Nam Bắc triều, bậc đế vương không chỉ có một mình Nghĩa Long, phía Bắc còn có Bắc Nguỵ Đế, thiên tượng Huỳnh Hoặc trấn sao Đê sao lại không ứng vào Bắc Nguỵ?
Kỳ thực trong văn hoá thiên tượng của phương Đông, thiên tượng hệ trọng liên quan tới Thiên tử như thế này chỉ đối ứng với Thiên tử chính thống của Trung Quốc. Đứng từ một phương diện khác: Từ sự đối ứng giữa thiên tượng và nhân gian cũng có thể nhìn ra ai mới là Thiên tử chính thống, đây chính là nét tinh tế tuyệt diệu của văn hoá thiên tượng.
2. Thời gian tinh tấn hơn nữa, thiên tượng là tiêu chuẩn
Sử sách bên trên ghi chép không chi tiết lắm, cũng có một số lỗi nhỏ, như Huỳnh Hoặc di chuyển xuôi trấn giữ sao Đê thì lại ghi nhầm thành di chuyển ngược trấn giữ sao Đê. Tôi dùng
công năng Huệ nhãn thông là có thể kiểm tra được giai đoạn lịch sử đối ứng với thiên tượng đó, kết hợp với sử sách và phần mềm thiên văn hiện đại mà triển hiện nó ra một cách chi tiết để mọi người dễ hiểu.
Thiên tượng là quy chuẩn phát triển của lịch sử nhân loại, là sự triển hiện thiên ý mà nhân loại phải thuận theo, nhân loại vẫn luôn hữu ý hay vô ý tuân theo nó. Nói một cách dễ hiểu thì chính là:
“Trong lịch sử, nhân loại đều đang điều chỉnh phương pháp tính thời gian theo thiên tượng, cho nên, nhân loại ngày nay cũng phải thuận theo thiên tượng mà điều chỉnh bản thân mình.”
Theo sự tích luỹ của thời gian thì lịch pháp cũng sẽ có sai sót, tới một thời gian nhất định thì sẽ phải đổi lịch để thuận với Trời.
Lịch pháp của Trung Quốc cổ đại đã trải qua Hạ lịch của nhà Hạ, lịch Ân Thương của nhà Thương, Chu lịch của nhà Chu, Tần lịch của Tần Hán, tới thời kỳ Hán Vũ Đế thì Tần lịch sai biệt quá lớn nên sửa thành lịch Thái Sơ. Hình thức của lịch Thái Sơ vẫn được dùng cho tới ngày nay, khung hình thức lớn không thay đổi, nhưng hầu như mỗi triều đại đều phải làm lại lịch mới. Nếu thời đầu của nhà Đường phế bỏ lịch Tuỳ đổi thành “Nguyên lịch Mậu Dần”, sau năm 46 thì đổi dùng “Lịch Lân Đức” của Lý Thuần Phong, 56 năm sau lại đổi dùng “Lịch Đại Diễn” của Tăng Nhất Hành.
Lịch pháp phương Tây cũng như vậy, 45 năm trước công nguyên, đại đế Caesar bắt đầu thi hành lịch Julian, tới năm 1582 thì đổi dùng lịch Gerry, năm đó bỏ đi 11 ngày để bù vào chỗ sai khác cho thuận với thiên thời.
Thiên thời chính là vị trí tương đối giữa mặt trăng, mặt trời và các vì sao, đó chính là thiên tượng, nhân loại từ cổ chí kim vẫn luôn thuận theo và đối ứng với nó.
“Thời gian là công bằng nhất, chính xác nhất, hơn nữa cội nguồn của thời gian là ở thiên tượng, cho nên thiên tượng là chuẩn xác nhất.”
Trong những loại đồng hồ chính xác nhất hiện nay có đồng hồ nguyên tử hợp kim cesium 30 triệu năm sẽ lệch một giây, theo lý luận thì “đồng hồ năng lượng mặt trời” 30 tỷ năm mới lệch một giây, nhưng hiệu đính sự sai lệch đó cũng là lấy vị trí tương đối giữa mặt trăng, mặt trời và các vì sao làm chuẩn, do đó tiêu chuẩn cuối cùng vẫn là thiên tượng.
Có thể thấy rằng thiên tượng là chuẩn xác nhất, khái niệm về độ chính xác của thiên tượng mà chúng tôi đưa ra như vậy dễ được mọi người tiếp nhận.
“Lịch sử, tương lai đều được ghi lại bằng thời gian, mà cội nguồn của thời gian là thiên tượng, cho nên lịch sử, tương lai đều được ghi chép bằng thiên tượng.”
Câu chuyện bên trên mọi người cũng đã đọc, thiên nhân hợp nhất, thiên tượng biến đổi dẫn theo sự biến đổi của nhân gian. Cho nên có thể nhìn thấy những sự kiện lớn đối ứng với nhân gian từ trong thiên tượng. Kỳ thực, những sự kiện lớn tại nhân gian đều là cội nguồn của thiên tượng.
Các sự kiện đều được đo lường bằng thời gian, lịch sử, tương lai được triển hiện trên thước đo thời gian, mà cội nguồn của thời gian lại nằm ở thiên tượng, cho nên lịch sử, tương lai đều được ghi chép, triển hiện, hàm ẩn trong thiên tượng. Do đó quỹ đạo vận hành của thiên thể chứa đựng quá khứ, hiện tại và tương lai của nhân loại.
“Đẩy lùi thiên tượng, tiết lộ lịch sử, diễn dịch thiên tượng, dự báo tương lai.”
Thiên văn học hiện đại đã có thể tính được vị trí của mặt trăng, mặt trời và các ngôi sao trong hàng vạn năm, sử dụng phần mềm này có thể triển hiện được thiên tượng hàng vạn năm khá chuẩn xác, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta triển hiện số trời, nhìn lại lịch sử từ góc độ thiên tượng.
Nếu công năng Huệ nhãn thông có thể lý giải và phân tích thiên tượng thì có thể chặn đứng được rất nhiều can nhiễu, giúp chúng ta nhìn thẳng vào sự thực. Bởi vì lịch sử nhân loại được chứa đựng trong thiên tượng, cho nên đọc hiểu được thiên tượng trong quá khứ thì có thể thoát khỏi can nhiễu của những cảnh tượng trong sử sách giả, truyền thuyết, tiểu thuyết, trực tiếp tiết lộ lịch sử chân thực, đoán biết được thiên tượng của tương lai, cũng có thể nhìn thấy được tiến trình chính trong tương lai.
(Còn tiếp)
Mục lục phần tiếp theo:
Từ thiên tượng kim cổ thấy được tiến trình kéo dài của tu luyện Chính Pháp (Phần 2)
Diệt Phật bị trời khiển trách, nhìn rõ dự ngôn
1. Huỳnh Hoặc trấn sao Thái Vy, dự báo tội diệt Phật
2. Huỳnh Hoặc trấn sao Phòng, trời phạt nghịch vương
3. Gắng sức phá được dự ngôn, nhưng lại sa vào lưới trời
4. Dự ngôn không sai một ngày, sự triển hiện tinh diệu của thiên đạo