Cận cảnh tên lửa Exocet Việt Nam sắp mua
Ngày 3/11/2013, giám đốc điều hành tập đoàn tên lửa châu Âu MBDA Antoine Bouvier đã tuyên bố sẽ bán tên lửa chống tàu mặt nước Exocet cho Việt Nam.
- Những căn cứ quân sự lớn nhất thế giới
- UAV tàng hình có "1-0-2" của quân đội Mỹ
- Mười loại máy bay tàng hình "khủng" nhất thế giới
- Mỹ "giỡn mặt" TQ, điều siêu tàu sân bay tập trận với Nhật Bản
- Điểm mặt 4 chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam
Tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3 là một biến thể cải tiến mới nhất từ loại Exocet MM40 Block 2 do hãng quốc phòng MBDA châu Âu sản xuất.
Cấu hình tên lửa mới Exocet MM40 Block 3 Việt Nam sắp mua có nhiều cải tiến, trong đó có việc mở rộng tầm bắn, tăng cường sức mạnh chống tàu, đặc biệt là hiệu quả tác chiến ở khu vực ven bờ.
Ngoài ra, Exocet MM40 Block 3 cũng được bổ sung một phiên bản mới của hệ thống lập trình nhiệm vụ, cho phép nhà khai thác sử dụng tối đa các đặc điểm mới của tên lửa.
MM40 Exocet là tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm được giới thiệu lần đầu năm 1980. Tên lửa được cải tiến từ thiết kế MM38 với việc tăng tầm bắn, hệ thống điều khiển hiện đại hơn được dùng để tấn công tiêu diệt các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung (như tàu hộ vệ, tàu hộ tống, tàu khu trục). MM40 cũng có khả năng đánh chìm được tàu sân bay nếu dùng nhiều loạt đạn tấn công cùng lúc.
Với chiều dài 5,79m, đường kính thân 0,35m, sải cánh 1,13m, trọng lượng phóng 875kg, Exocert được lắp một động cơ rocket nhiên liệu rắn cho hành trình bay cho phép đạt tầm bắn từ 4-70km, tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9). Hiện các tàu chiến Sigma Indonesia và Morocc dùng biến thể MM40 Block 2 có tầm bắn tăng lên 75km, nhưng đầu đạn nhẹ hơn, chỉ còn 155kg (so với 165kg mẫu nguyên bản).
Đây được coi là một tên lửa diệt hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Pháp và cả châu Âu. Trong suốt quá trình lịch sử, tên lửa Exocet đã xuất hiện trong nhiều trận đấu và có những chiến công lừng lấy.
Hình ảnh các loại chiến hạm của Anh và Mỹ - nạn nhân của loại tên lửa Exocet trong hai cuộc chiến tranh gần đây.
Nạn nhân đầu tiên của loại tên lửa này là khu trục hạm hạng nặng HMS Sheffield (Hải quân Anh). Ngày 4/5/1982, máy bay chiến đấu của không quân Argentina Super Etendard bắn một quả tên lửa Exocet AM - 39 đánh trúng khu trục hạm này.
Tuy không phát nổ, lượng nhiên liệu động cơ tên lửa đã gây ra một số vụ cháy không thể kiểm soát được trên HMS Sheffied, thủy thủ đoàn buộc rời bỏ tàu. Sáu ngày sau vụ tấn công, con tàu chìm hẳn.
Nạn nhân thứ hai: khu trục hạm HMS Glamorgan (hải quân Anh). Ngày 12/6/1982, tên lửa đối hạm MM - 38 Exocet của quân đội Argentina được phóng đi từ đất liền đánh trúng khu trục hạm HMS Glamorgan gây thiệt hại nặng nề cho con tàu, 13 thủy thủ thiệt mạng. HMS Glamorgan mất gần một năm sửa chữa những hư hỏng do đầu đạn 165 kg gây ra.
Ngày 25/5/1982, không quân Argentina bắn hai quả tên lửa AM - 39 Exocet vào tàu thương mại Atlantic Conveyor của Anh làm thiệt mạng 12 thủy thủ và gây hư hỏng nặng cho con tàu. Năm ngày sau vụ không kích, tàu Atlantic Conveyor chìm hẳn.
Ngày 17/5/1987, một chiếc máy bay tấn công Mirage F1 của Iraq đã bắn hai quả tên lửa Exocet vào chiếc USS Stark (FFG 31), một tàu khu trục lớp Perry. Quả tên lửa đầu tiên lao vào mạn trái tàu và không nổ, dù nó gây nên đám cháy từ vật liệu đẩy của nó; quả thứ hai lao tới ngay sau đó và hầu như đúng vào vị trí quả thứ nhất và xuyên vào phòng thuỷ thủ, nổ tung. Sức nổ đã làm thiệt mạng 37 thuỷ thủ và làm 21 người bị thương. Đây vẫn là cuộc tấn công thành công duy nhất của tên lửa chống tàu vào tàu chiến Mỹ.
Hình ảnh chiếc tàu chiến Mỹ bị trúng hai quả tên lửa chống hạm Exocet mà Việt Nam đang muốn sở hữu.
Lúc đó tất cả hệ thống phòng không của USS Stark đang trong trạng thái “nghỉ ngơi“ nên không phản ứng kịp và hậu quả là một phần thân tàu bị biến dạng.
Những nạn nhân của loại tên lửa Việt Nam đang muốn mua của Pháp.
“Nỗi khiếp sợ“ của chiến hạm Anh và Mỹ mang tên Exocet.
Với lịch sử chiến đấu "đáng khâm phục" của Exocert và những cải tiến trong cấu hình Exocet MM40 Block 3, hy vọng loại tên lửa này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh mới cho Hải quân Việt Nam trong những năm tới.
Theo Nguoiduatin