Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016



Đại Kim tự tháp Giza, Ai Cập là một kiệt tác thực sự xứng với cái tên “Kỳ quan”. Nó được xây dựng với độ chính xác cao đến nỗi công nghệ hiện nay của chúng ta không thể tạo dựng được.

kim tự tháp, Khufu, Bài chọn lọc, Ai Cập,

Dữ liệu phân tích cho thấy những Kim tự tháp được xây dựng trong khoảng từ năm 2589 đến năm 2504 trước Công Nguyên. Có rất nhiều điều thú vị liên quan đến công trình này hiện vẫn thách đố các nhà khảo cổ, khoa học gia, nhà thiên văn học và khách du lịch.Dưới đây là một số sự thật bất ngờ:
1. Kim tự tháp này được xây từ khoảng 2.300.000 tảng đá, mỗi tảng nặng từ 2 đến 20 tấn và thậm chí có một số tảng nặng trên 50 tấn.
2. Kim tự tháp Menkaure, Khafre và Đại Kim tự tháp Khufu (Kê-ốp) được xây đúng vị trí của ba ngôi sao làm thành chiếc đai của chòm Orion. Theo thuyết của người Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh.
kim tự tháp, Khufu, Bài chọn lọc, Ai Cập,
3. Đáy của Kim tự tháp có diện tích khoảng 55.000 m2 (592.000 ft 2) với mỗi cạnh rộng hơn 20.000 m2 (218.000 ft2).
4. Nhiệt độ bên trong Kim tự tháp luôn không đổi và bằng với nhiệt độ trung bình của Trái đất là 20 độ C.
5. Lớp vỏ Kim tự tháp này được tạo thành từ 144.000 tảng đá, tất cả đều rất nhẵn mịn và bằng phẳng, độ dày khoảng 2.5 mét, chênh lệch độ dày tại các vị trí rất thấp và mỗi tảng nặng khoảng 15 tấn.
6. Móng của Kim tự tháp có kiến trúc xây dựng gồm những cấu trúc ổ khớp cầu (ball socket) để đối phó với hiện tượng giản nở nhiệt và động đất.
kim tự tháp, Khufu, Bài chọn lọc, Ai Cập,
7. Vữa dùng để xây dựng không rõ nguồn gốc và công thức chế biến dù đã được phân tích thành phần hóa học. Đây là loại vữa làm tác nhân kết nối chủ yếu để giữ khối cấu trúc đá đồ sộ này bền vững cho tới ngày nay.
8. Các viên đá xây Đại Kim tự tháp ban đầu được phủ lớp vôi trắng bên ngoài. Khi ánh Mặt Trời chiếu vào, những viên đá phản chiếu ánh sáng khiến Kim tự tháp tỏa sáng như một viên ngọc quý. Hiện nay kỹ thuật này không còn được người Ả rập sử dụng để xây dựng đền sau trận động đất đã phá hỏng rất nhiều công trình vào thế kỷ 14th. Ánh sáng phản chiếu từ Kim Tự Tháp này mạnh mẽ đến nỗi người ta nói rằng đứng trên Mặt trăng nhìn xuống, ánh sáng ấy khiến Trái Đất như gắn trên mình một ngôi sao sáng. Người Ai Cập cổ đại gọi Đại Kim tự tháp này là “Ikhet”, nghĩa là “Ánh sáng huy hoàng”. Tuy nhiên, cách thức di chuyển những tảng đá để xây dựng dựng tháp vẫn còn là điều bí ẩn.
9. Đại Kim tự tháp Khufu (Kê-ốp) được xây hướng mặt về phía Bắc. Tuy nhiên, do vị trí cực Bắc thay đổi theo thời gian, do đó hướng của Kim tự tháp này bị lệch so với phương Bắc. Từ đó các nhà khoa học có thể tính toán chính xác cực Bắc của chúng ta đã lệch bao nhiêu.
10. Trung tâm của bề mặt Trái Đất: Đại Kim tự tháp tọa lạc tại vị trí là trung tâm của bề mặt Trái đất. Xích đạo và kinh tuyến gốc giao nhau tại hai điểm, một ở ngoài biển và một chính là tại Đại Kim tự tháp.
11. Đại Kim Tự Tháp là Kim tự tháp duy nhất được xây dựng với bốn mặt tam giác hơi lõm.
12. Trong điều kiện ánh sáng thích hợp, có thể thấy các đường cao nối từ đỉnh của Kim tự tháp đến đáy lõm vào trong với độ chính xác rất cao tạo thành một Kim tự tháp tám mặt. Hiệu ứng này không thể được nhìn thấy từ mặt đất hoặc từ khoảng cách xa mà chỉ có thể nhìn trên không trung.
13. Rương châu báu bằng đá granite trong Phòng Vua quá lớn nên không thể di chuyển qua hành lang, vì vậy nó phải được đặt ở đó trong quá trình xây dựng.

14. Rương châu báu này được làm từ đá granite nguyên khối. Để làm được điều này, người ra cần một có một cái cưa đồng dài khoảng 2,5 m, lưỡi bằng ngọc xa-phia. Để khét rỗng bên trong rương thì phải cần đến lực khoan rất lớn theo phương thẳng đứng với mũi khoan hình ống với chất liệu tương tự.
15. Kết quả phân tích dưới kính hiển vi cho thấy chiếc rương được làm ra với công cụ là một chiếc khoan rất cứng với mũi khoan đá quý và lực khoan lên tới 2 tấn.
16. Đại Kim tự tháp lối vào là một cánh cửa xoay. Những cánh cửa xoay khác chỉ được tìm thấy trong hai Kim tự tháp khác là Sneferu và Huni, đây là tên cha và ông nội của Khufu.

17. Cánh cửa xoay của Đại Kim tự tháp nặng 20 tấn, rất cân đối, chỉ cần đẩy nhẹ một bên là cửa có thể mở, còn khi đóng thì cửa vừa vặn hoàn hảo, không có khe nứt nào để người bên ngoài có thể nghe được tiếng nói chuyện bên trong.
18. Đại Kim tự tháp có thể được nhìn thấy từ những ngọn núi ở Israel và cả trên Mặt Trăng.
19. Trọng lượng của Đại Kim tự tháp được ước tính khoảng 5.955.000 tấn. Nhân lên với 10^8 ta được khối lượng xấp xỉ của Trái Đất.
20. Bậc thang xuống Kim tự tháp chỉ thẳng tới chòm sao Alpha Draconis (còn gọi là Thuban) trong khoảng thời gian 2170-2144 trước Công Nguyên. Vào thời gian đó nó là ngôi sao ở phương Bắc. Sau năm 2144 TCN thì đường đi xuống Kim tự tháp không còn chỉ tới ngôi sao nào.

21. Đường thông hơi phía Nam của Phòng Vua chỉ thẳng tới sao Al Nitak (Zeta Orionis) thuộc chòm sao Orion, vào khoảng 2450 Trước công nguyên. Trong Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh. Đó là ngôi sao duy nhất mà đường thông hơi phía Nam này chỉ tới trong suốt thời gian trên.
kim tự tháp, Khufu, Bài chọn lọc, Ai Cập,
Đường thông phía Nam tại Phòng Vua.
kim tự tháp, Khufu, Bài chọn lọc, Ai Cập,
21. Bán kính của Mặt trời: Hai lần chu vi của chiếc rương báu bằng đá granite nhân với 10^8 là bán kính trung bình của Mặt trời.
22. Bề mặt của Đại Kim tự tháp có độ cong trùng với mặt cầu của Trái Đất.
23. Đại Kim tự tháp Giza là kiến trúc nhân tạo cao nhất thế giới trong vòng 3800 năm, nó cao 146m.
24. Mối quan hệ giữa số Pi ( p ) và Phi ( F ) là tỷ lệ cơ bản được thể hiện chính xác trong Đại Kim tự tháp.
Nhìn lại Kim Tự Tháp Giza, người ta sẽ tự đặt cho mình rất nhiều câu hỏi, tại sao người xưa bỏ ra nhiều công phu như thế chỉ có mục đích là chứa xác ướp Vua của Vương Quốc; chỉ với những thanh gỗ tròn và lao động nô lệ thô sơ làm việc bằng đôi tay, người xưa đã có thể dựng nên một kỳ quan chính xác đến từng xen-ti-mét; tại sao Kim Tự Tháp lại liên hệ với các vì sao trên trời, điều mà kiến trúc ngày nay không có nhiều người quan tâm đến;…
Có lẽ câu trả lời sẽ mãi là một bí ẩn to lớn của nhân loại.

Theo tinhhoa.net

Đặt tên theo một người thợ săn trong Thần thoại Hy Lạp, chòm sao Orion hay Lạp Hộ là một trong những chòm sao nổi tiếng và bí ẩn nhất trên bầu trời. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy nó trên mặt phẳng xích đạo vào ban đêm từ tháng 11 cho đến tháng 2.
Chòm sao Orion chứa hai trong mười ngôi sao sáng nhất là Rigel (Beta Orionis) và Betelgeuse (Alpha Orionis).
Một điều thú vị hơn là hầu hết các nền văn minh cổ xưa nhất từng tồn tại trên Trái Đất đều có một mối liên hệ sâu sắc với chòm sao này; từ Mexico, châu Á, châu Âu cho đến châu Phi. Các nền văn hóa cổ đại tôn vinh chòm sao Thợ Săn bằng cách xây dựng các di tích mô phỏng chính xác từng vị trí của chòm sao này; trên trời thế nào thì dưới đất cũng như thế.
Dưới đây là 25 điểm, có thể là những thần thoại hay sự thật về chòm sao Orion:
1. Orion, con trai của thần Poseidon, là một người khổng lồ có năng lực siêu nhiên, một thợ săn dũng mãnh với chiếc dùi cui đồng vững chắc, có khả năng hạ gục mọi thú vật. Khi người hùng Hy Lạp này bị sát hại, chàng đã được đưa lên trời và hóa thành chòm sao bất diệt.
Orion 1
Khi người hùng Hy Lạp Orion bị sát hại, chàng đã được đưa lên trời và hóa thành chòm sao bất diệt.
2. Một bức điêu khắc ngà voi Ma-mút thời tiền sử, được phát hiện trong một hang động tại thung lũng Ach ở Đức vào năm 1979, được cho là mô tả sớm nhất có liên hệ với chòm sao Orion.
3. Các nhà khảo cổ học ước tính tác phẩm điêu khắc ngà voi này có niên đại hơn 30.000 năm tuổi.
4. Alnilam, Mintaka và Alnitak, xếp thẳng hàng tạo thành chiếc đai lưng của chàng thợ săn, là ba ngôi sao nổi bật nhất trong chòm sao Orion.
orion 2
Ba ngôi sao nổi bật nhất trong chòm sao Orion, xếp thẳng hàng tạo thành chiếc đai lưng của chàng thợ săn.
5. Betelgeuse, ngôi sao sáng thứ hai trong chòm Orion, nằm tại vị trí vai phải của chàng thợ săn, còn trên vai trái là ngôi sao Bellatrix.
6. Tinh vân Lạp Hộ (Orion) là một đám mây cuộn xoáy bao gồm các ngôi sao mới sinh, khí phát xạ và bụi. Nó không được gọi là sao, nhưng người ta vẫn xem nó là “ngôi sao” ngay chính giữa của thanh kiếm của Orion.
tinh van lap ho
Tinh vân Lạp Hộ. (Ảnh: internet)
7. Các ngôi sao khác trong chòm sao này bao gồm Hatsya, nằm tại vị trí mũi kiếm treo lơ lửng bên ngoài đai lưng của Orion, và Meissa, tạo nên phần đầu Orion. Saiph nằm tại vị trí đầu gối phải, còn Rigel là đầu gối trái của chàng thợ săn.
8. Rigel, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Orion nằm cách Trái Đất khoảng 773 năm ánh sáng.
9. Alnitak nằm cách Trái Đất khoảng 800 năm ánh sáng, và được cho là có độ sáng gấp 100.000 Mặt Trời của chúng ta.
10. Các nhà thiên văn thường gọi chòm sao Orion này là M42, nơi những ngôi sao được sinh ra, do đó Orion là một trong những chòm sao có bố cục sao nổi bật nhất trên bầu trời đêm.
11. Theo thần thoại Ai Cập, các vị thần đã giáng trần từ chiếc đai lưng của Orion và Sirius – ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.
12. Nền văn minh Ai Cập cổ đại tin chắc rằng, các sinh mệnh từ Sirius và Orion đã đến Trái Đất trong hình dạng con người. Osiris và Isis và những sinh mệnh này là bộ phận khai sáng loài người.
Osirisva Isis
Osiris và Isis.
13. Người Ai Cập cổ đại khẳng định Orion có liên quan đến sự khai sinh của Thế Giới, điều này được thể hiện trong các tác phẩm và văn tự được lưu lại. Vào thời Ai Cập cổ đại, Orion và Osiris được sử dụng thay thế lẫn nhau, và người Ai Cập cho rằng một ngày nào đó, Osiris sẽ từ Orion quay trở lại.
14. Theo những giả thuyết đưa ra về mối liên hệ của Orion, các Kim tự tháp trên cao nguyên Giza trùng với vị trí các sao trên đai lưng của chòm sao Orion. Giả thuyết này được Robert Bauval đưa ra lần đầu tiên vào năm 1983.
kim tu thap trung sao orion
Các Kim tự tháp trên cao nguyên Giza trùng với vị trí các sao trên đai lưng của chòm sao Orion. (Ảnh: internet)
15. Dựa vào các mô hình máy tính, tượng Nhân Sư lớn và ba Kim tự tháp tại Giza đã xếp thẳng hàng với đai lưng của Orion vào năm 10.450 trước Công Nguyên.
16. Trong năm 10.450 trước Công Nguyên vốn được coi là Thời đại Sư tử, tượng Nhân Sư lớn, mà khởi nguyên có hình dạng rất giống sư tử, sẽ nhìn thẳng hướng đông đúng vào vị trí chòm sao Sư Tử tại thời điểm xuân phân của năm 10.450 trước Công nguyên.
chom sao su tu
Chòm sao Sư tử (Ảnh: astrojourney.com)
17. Ngôi sao không đứng yên tại một vị trí cố định. Các ngôi sao thuộc chòm sao Orion có xu hướng di chuyển cùng nhau trong không gian .
18. Nằm ở khu vực phía đông của sa mạc Sahara là một di chỉ khảo cổ huyền bí tên là Nabta Playa. Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra di chỉ này vào năm 1974, và họ gọi chúng là “Stonehenge thu nhỏ của sa mạc”. Di chỉ này có một bố cục phức tạp tương ứng với vị trí các ngôi sao trong chòm Orion.
Stonehenge
“Stonehenge thu nhỏ của sa mạc” có một bố cục phức tạp tương hợp với vị trí các ngôi sao trong chòm Orion. (Ảnh: internet)
19. Thành phố Teotihuacan ở Mexico là một kỳ quan kiến trúc khác của thế giới cổ đại. Giống với các kim tự tháp ở cao nguyên Giza, những công trình đồ sộ của Teotihuacan chỉ thẳng đến vị trí ba ngôi sao trên đai lưng Orion, theo các học giả ủng hộ lý thuyết này.
20. Các đỉnh núi bằng thứ nhất, thứ hai và thứ ba của người Hopi cổ đại cũng có vị trí tương hợp với chòm sao Orion. Các đỉnh núi bằng của người Hopi tạo thành hình Đai lưng của chòm sao orion và người ta cho rằng người Hopi đến định cư tại đây cũng chính vì lý do này.
kim tu thap va sao orion
 Cách bố trí các vị trí kiến trúc trên Trái Đất được cho là tương hợp với các vị trí của các ngôi sao trong Đai lưng Orion.
21. Bảng danh mục các ngôi sao của người Babylon vào Thời Đồ đồng cuối đã đặt tên cho chòm sao Orion là “Người chăn cừu thiên đàng” hoặc “Người chăn cừu chân chính của Anu” vì họ coi Anu là vị thần cai quản thiên giới.
22. Kinh Thánh cũng từng ba lần đề cập đến chòm sao Orion, và gọi nó là “Kesil”. Theo các học giả thì từ này có nghĩa đen là ngu ngốc, nhưng khi phiên dịch thì họ thường dịch là “chòm sao Orion”.
23. Trong thiên văn học Hồi giáo thời Trung cổ, chòm sao Orion được gọi là al-Jabbar, có nghĩa là “người khổng lồ”.
Chú thích:
[1] Các thiên thể Messier là các thiên thể được định vị bởi Charles Messier trong quyển Tinh vân và đám sao xuất bản lần đầu năm 1774. Messier là một người săn tìm sao chổi và đã bị khó chịu mỗi khi tìm thấy một thiên thể trông giống nhưng không phải là sao chổi. Ông đã xuất bản danh bạ các vật thể đó để giúp các nhà săn tìm sao chổi khác không bị mất thời gian khi tìm thấy vật thể đã xác định là không phải sao chổi.
Ancient Code
Biên dịch: Quý Khải (có tham khảo từ Tinhhoa.net)
Theo daikynguyenvn


Liệu có ai đã từng tưởng tượng, trong khi nhìn lên bầu trời đầy sao, rằng trong vũ trụ bao la cự đại này có vô số vũ trụ song song đang đồng thời tồn tại? Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có nhiều ‘phiên bản’ của mỗi chúng ta tại vô số các thế giới trong vũ trụ, nơi mà mỗi ‘phiên bản’ trong chúng ta làm những việc không tương đồng. “Tất cả các sự kiện có thể xảy ra, tất cả các sự biến đổi có thể nhận thức được trong đời sống của chúng ta, phải tồn tại.” [1] Tất cả các loại vật chất đều có đặc tính riêng của chúng, cũng như hình thức tồn tại và tiến hóa riêng của chúng, ở mỗi thế giới. Điều này nghe có vẻ rất huyền bí, nhưng học thuyết “nhiều thế giới” chính là sự giải thích sáng tỏ của cơ học lượng tử.
“Sự tín nhiệm đã đến với Hugh Everett, người có luận án tiến sĩ được trình bày lần đầu tiên tại Princeton vào năm 1957, trong đó coi thuật ngữ “nhiều thế giới” là sự giải thích của thuyết cơ học lượng tử.” [1] Sau này, Tiến sĩ John Wheeler đã phát triển học thuyết này xa hơn nữa. Tiến sĩ Wheeler là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nhất tại Mỹ, một chuyên gia về Thuyết Tương đối, và là một trong những lãnh đạo của đội dự án Manhattan nhằm phát triển kế hoạch bom nguyên tử, cũng như đội chế tạo bom hydro trong Chiến tranh Thế giới II. Năm mươi năm sau, học thuyết “nhiều thế giới” tiếp tục thu hút nhiều thế hệ các nhà vật lý, những người đã cống hiến cho sự nghiệp phát triển học thuyết này. Giáo sư vật lý danh tiếng, ông David Deutsch tại Đại học Oxford là đại diện cho các nhà vật lý này.
Tiến sĩ Deutsch là “một trong những nhà vật lý học lý thuyết hàng đầu trên thế giới.” [1] Tạp chí Discover đã có một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tiến sĩ Deutsch và xuất bản một bài báo trong tháng 9 năm 2001, trong đó ông Deutsch giải thích ngắn gọn về học thuyết “nhiều thế giới.”
Kể từ khi thế kỷ 20 bắt đầu, các nhà vật lý học lượng tử đã bị sửng sốt bởi một số hiện tượng mà dường như xung khắc với thế giới vật lý rộng lớn của Newton và Einstein. “Theo phạm trù của thuyết lượng tử, các đối tượng dường như mơ hồ và khó phân biệt, như thể chúng được tạo ra bởi một vị thần ngốc nghếch. Một lạp tử đơn không chỉ chiếm vị trí tại một nơi, mà ở nhiều nơi và cả ở giữa những nơi đó.” [1] Những hiện tượng này hoàn toàn khác biệt với những kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, và làm đau đầu hầu hết các nhà vật lý.
Các nhà vật lý đã cố gắng giải thích những hiện tượng này, nhưng nói một cách nghiêm túc, không có lời giải thích thỏa đáng nào về mặt toán học. Không cần đợi đến những năm 1950, khi mà điều huyền bí được giải quyết bởi “học thuyết nhiều thế giới.” Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỗi electron trong các thí nghiệm “dường như có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau cùng một lúc – nhưng chỉ khi không có ai đang quan sát. Ngay khi một nhà vật lý cố gắng quan sát một lạp tử, lạp tử ấy bằng cách nào đó đã định tại một vị trí, như thể là nó biết rằng nó đã bị phát hiện.” [1]
“Để giải thích sự mâu thuẫn này, đa số các nhà vật lý đã chọn một phương án dễ dàng: Họ hạn chế tính hiệu lực của thuyết lượng tử trong thế giới hạ nguyên tử (mức vi quan ở dưới mức nguyên tử). Nhưng ông Deutsch đã lý luận rằng quy luật của học thuyết phải có tính xác thực tại mỗi mức [vi quan]. Bởi vì mọi thứ trên thế giới này, bao gồm cả chúng ta, được cấu thành bởi những lạp tử này, và bởi vì thuyết lượng tử đã được chứng minh là không thể sai lầm ở mỗi thí nghiệm có thể nhận biết, các quy tắc lượng tử kỳ cục này phải được áp dụng cho chúng ta. Chúng ta, cũng như vậy, phải tồn tại ở nhiều trạng thái cùng một lúc, thậm chí cả nếu chúng ta không nhận ra nó. Phải có nhiều ông David Deutsch, nhiều trái đất, và nhiều vũ trụ [đồng thời tồn tại]. Chúng ta không chỉ sống trong một vũ trụ đơn, theo như ông Deutsch, mà phải trong một vũ trụ rộng lớn hay là “đa vũ trụ.” [1]
“Dưới điều kiện bình thường, chúng ta không bao giờ phải đối mặt với những hiện thực đa chiều như trong cơ học lượng tử. Chúng ta chắc chắn không thể nhận thức được những ‘cái tôi’ khác đang làm gì. Chỉ trong những điều kiện được kiểm soát một cách cẩn thận, như trong thí nghiệm hai khe hở (two-slit), chúng ta mới có được gợi ý về sự tồn tại của điều mà ông Deutsch gọi là “đa vũ trụ.” [1] Ông Deutsch, một bậc thầy trong lĩnh vực vật lý học lý thuyết, tin rằng không có cách nhìn nhận khác về cơ học lượng tử. Những thí nghiệm này được xây dựng dựa trên những phương trình toán học nghiêm ngặt và được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trong đoạn cuối bài báo, “Ông Deutsch lý luận rằng các nhà vật lý, những người sử dụng cơ học lượng tử một cách vị lợi – và điều đó có nghĩa rằng hầu hết các nhà vật lý đang làm việc trong lĩnh vực hiện nay – thật thiếu can đảm. Họ đơn thuần không thể chấp nhận sự kỳ bí của hiện thực lượng tử. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, ông nói, các nhà vật lý đã từ chối tin vào những gì mà học thuyết đang thịnh hành nói về thế giới. Đối với ông Deutsch, điều này giống như Galileo từ chối tin rằng Trái đất quay xung quanh Mặt trời và sử dụng mô hình nhật tâm của hệ mặt trời chỉ để dự đoán vị trí của các ngôi sao và hành tinh trên bầu trời. Giống như các nhà vật lý hiện đại, những người cho rằng lượng tử ánh sáng (photon) vừa là dạng sóng vừa là dạng hạt, lúc ở chỗ này lúc ở chỗ kia, Galileo có thể lý luận rằng Trái đất vừa chuyển động vừa đứng im cùng một lúc và các sinh viên mới ra trường chế nhạo rằng điều này có nghĩa là gì vậy.” [1]
Bức ảnh 1: Sự giải thích “nhiều thế giới” của cơ học lượng tử đề xuất rằng những sinh viên này tại Oxford, cũng như trong số chúng ta, có hai bản sao giống hệt nhau trong vô số các vũ trụ khác.
Bức ảnh 1: Sự giải thích “nhiều thế giới” của cơ học lượng tử đề xuất rằng những sinh viên này tại Oxford, cũng như trong số chúng ta, có hai bản sao giống hệt nhau trong vô số các vũ trụ khác.
Bức ảnh 2: Theo quan điểm của ông Deutsch, mỗi sự lựa chọn mà chúng ta từng có trong cuộc sống, bao gồm cả việc đi bộ qua một cánh cổng hay là đi xuyên qua nó, được thực hiện bởi ít nhất một ‘cái bóng’ của chúng ta trong ‘đa vũ trụ’ lượng tử.
Bức ảnh 2: Theo quan điểm của ông Deutsch, mỗi sự lựa chọn mà chúng ta từng có trong cuộc sống, bao gồm cả việc đi bộ qua một cánh cổng hay là đi xuyên qua nó, được thực hiện bởi ít nhất một ‘cái bóng’ của chúng ta trong ‘đa vũ trụ’ lượng tử.
Tham khảo:
[1] DISCOVER Vol. 22 No. 9 (Tháng 9 năm 2001)


Kim tự tháp đến ngày nay vẫn là một bí ẩn của nhân loại, để xây dựng được cần phải thông tỏ kiến thức về toán học, thiên văn, vũ trụ, địa lý, và còn có những kiến thức khác mà đến nay khoa học vẫn không sao lý giải được.
>> Bí ẩn kim tự tháp (P1): Các công trình giống nhau khắp nơi trong thế giới cổ đại
Kim tự tháp Golod tại Nga (Ảnh: earth-chronicles.ru)
Kim tự tháp Golod tại Nga (Ảnh: earth-chronicles.ru)
Kim tự tháp, những kiến trúc bí ẩn có trên khắp hành tinh của chúng ta, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất của thế giới. Chúng là những công trình khổng lồ thậm chí có khả năng thách thức trình độ kỹ thuật hiện đại ngày nay, gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, kỹ sư và nhà khảo cổ.
ngoi denNgôi đền Borobudur trên đảo Java là di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Được xây dựng trong suốt thế kỷ thứ 8 và 9, cấu trúc tôn giáo này là một ví dụ khác của kim tự tháp, với một nền rộng và các gò phân tầng.
Đền Borobudur được biết đến là một lăng mộ, nhưng cũng là một địa điểm hành hương. Các tín đồ sẽ bắt đầu từ dưới đáy lên trên đỉnh. Đền Borobudur được xây theo theo kiến trúc ba tầng.
Tầng thứ nhất là một kiến trúc hình chóp gồm 5 thềm hình vuông.
Tầng thứ hai có hình nón gồm ba thềm tròn đồng tâm.
Tầng thứ ba là một bảo tháp hoành tráng nằm ở đỉnh.
Thiết kế phức tạp này cuốn hút các học giả, đặc biệt khi nhìn từ trên không trung, đền Borobudur không thật sự giống một kim tự tháp, nhưng nó là một kim tự tháp dạng bậc thang.
Tầng trên cùng của Kim tự tháp lạ thường này có 72 cấu trúc hình chuông được gọi là “tháp”, trong mỗi tháp có một bức tượng Phật ngồi. Chúng được xem như quả trứng hoàn cầu, hay trung tâm của sự thay đổi. Một điều khó có thể tin khác là, ở Ấn Độ “bảo tháp” được gọi là Sicarra, trong khi từ này trong tiếng Ai Cập có nghĩa là kim tự tháp bậc thang, hay bậc thang đến Thiên đường. Một lần nữa chúng ta lại thấy rất nhiều sự tương đồng giữa các nền văn minh cổ đại, khiến chúng ta phải tự hỏi phải chăng hai nền văn minh này đang tuân theo một bộ phương pháp xây dựng tương đồng.
Kim tự tháp màu trắng khổng lồ ở Trung Quốc
Năm 1947, trong khi đang bay cách thành phố Tây An 40 dặm (64km) về phía tây nam, Thượng tá Maurice Sheahan đã phát hiện một gò đất khổng lồ bí ẩn bị cô lập ở Đồng bằng Tần Xuyên. Chỉ trong vài ngày, Sheahan đã báo cáo trường hợp này với tờ New York Times, mô tả cái ông tin là một Kim tự tháp khổng lồ ở Trung Quốc dường như còn lớn hơn Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Kể từ khi câu chuyện được lan truyền, 37 gò đất nhỏ hình kim tự tháp đã được phát hiện ở Trung Quốc, bao gồm cả lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Truong Quốc, nơi hàng ngàn bức tượng chiến binh đất nung được chôn cất trong thế kỷ thứ 3 TCN.
Các nhà khảo cổ và khoa học gia nhìn nhận các đồi núi nhỏ này chỉ đơn giản là mộ phần của các Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng đây thực chất là các kim tự tháp nhưng đã bị chính quyền Trung Quốc che giấu.
kim tu thap 2
Chính phủ trồng cây trên các “ngọn đồi” để che giấu những công trình kim tự tháp tuyệt đẹp?
Walter Hain, một tác giả chuyên viết về các đề tài khoa học, đã tường thuật lại trên website của ông về câu chuyện Gaussmam lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp tại Trung Quốc: “Tôi nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi tiếp cận một thung lũng bằng phẳng. Ngay bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó trông giống như đến từ truyện cổ tích.
“Kim tự tháp phủ lên mình màu trắng lung linh. Đó có thể là kim loại hay một loại đá nào đó. Màu trắng tinh khiết xuất hiện trên tất cả các mặt. Điều đáng chú ý là khối đá trên đỉnh, một mảnh chất liệu tựa ngọc lớn mà có thể là pha lê. Mặc dù rất muốn nhưng chúng tôi không có cách nào hạ cánh. Chúng tôi cảm thấy rất chấn động trước quy mô hoành tráng của nó”.
Câu chuyện này sau đó đã được tờ New York Times lựa chọn, tờ báo đã viết một bài về kim tự tháp vào ngày 28/3/1947. Giám đốc hãng Hàng Không Hoàn Cầu của Mỹ, ông Far Eastern đã có buổi phỏng vấn Đại tá Colonel Maurice Sheahan, nói về việc ông đã nhìn thấy một Kim tự tháp khổng lồ cách 40 dặm về phía tây nam của Tây An. Hai ngày sau khi báo cáo, tờ báo cũng đăng một bức ảnh, ghi tên tác giả Gaussman.
kim tu thap 3Ảnh kim tự tháp tại Trung Quốc đăng trên tờ New York Times, số ra ngày 30/5/1947, ghi tên tác giả là James Gaussman. (Nguồn: Ancient Origins)
Trong những năm 1940 và 1950, các bức ảnh chụp kim tự tháp có rất nhiều và chúng ta nhìn thấy hình ảnh các kim tự tháp rất rõ ràng, nhưng vào những năm 1970 và 1980, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh trồng cây lên những kim tự tháp này để che giấu những công trình ngoạn mục như vậy khỏi tầm mắt của công chúng. Phải chăng có tồn tại mật mã trong các kim tự tháp của Trung Quốc? Phải chăng chính phủ chỉ đơn giản là không muốn công khai nó ra? Hay phải chăng khoa học truyền thống cũng đang cố che giấu một số sự thật ra khỏi tầm mắt của công chúng?
Khoa học truyền thống gần như là một hệ thống khép kín. Trong khoa học truyền thống, hệ tư tưởng có cấu trúc khá cứng nhắc, và bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng đó sẽ bị phủ nhận, giống như trong tôn giáo hiện nay. Bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng sẽ bị chối bỏ và che giấu khỏi cặp mắt tò mò của công chúng. Điều này được gọi là vùng cấm của khảo cổ học.
Kim tự tháp được xây dựng ngày nay
kim tu thap 4Nhiều người không biết rằng có những kim tự tháp lớn và hiện đại ở Nga và Ukraine. Khoảng năm 1989, Alexander Golod ở Moscow tin rằng các kim tự tháp tạo ra trường năng lượng lớn có thể tác động đến cả các vật liệu sinh học và phi sinh học.
Trong mười năm qua, các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu chuyên sâu về các nguồn năng lượng của kim tự tháp. Họ đã chỉ ra rằng nếu bỏ các vật thể vào bên trong kim tự tháp, thì bằng cách nào đó nó có thể giúp kích thích tăng trưởng, tăng cường sức khỏe và tuổi thọ vật thể này. Họ đã phát hiện ra rằng nếu sau khi uống thuốc kháng sinh, và bạn sống trong kim tự tháp trong khoảng 29 ngày, thì hoạt lực của kháng sinh sẽ được tăng lên hàng nghìn lần.
Người ta đã ghi nhận được sự tồn tại của trường năng lượng này. Không quân Nga nhận thấy có một trường năng lượng lớn hiển thị trên radar của họ, cao khoảng một dặm, phóng ra phía trên kim tự tháp lớn của Golod tại Moscow.
Liệu hiện tượng này có thể là thật? Liệu kim tự tháp thực sự có khả năng thay đổi sự sống theo cách mà các nhà khoa học Nga tuyên bố ngày nay? Và có thể nào những nền văn minh cổ đại trong quá khứ đã biết về những nguồn năng lượng này? Có phải vì vậy mà chúng ta tìm thấy rất nhiều Kim tự tháp trên khắp thế giới hay không?
Bố cục vị trí của các kim tự tháp là vô cùng thú vị, bởi vì nó dường như được đặt tại những nơi phát ra năng lượng.
Từ “kim tự tháp” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là “lửa tại trung tâm”. Người Hy Lạp cổ đại nghĩ rằng dạng hình học của các Kim tự tháp sẽ giúp tập trung năng lượng vũ trụ, và các kim tự tháp khắp nơi trên thế giới là một dạng thức của các cỗ máy thu thập năng lượng.
Trên thực tế, có hàng nghìn kim tự tháp trên khắp hành tinh của chúng ta, và chúng giống nhau từ thiết kế cho đến tính chất. Vai trò của các kim tự tháp ở Ai Cập là rất giống với các kim tự tháp ở bán đảo Yucatan và ở trung tâm Mexico. Tuy vậy con người ngày nay vẫn rất mơ hồ về sự tồn tại của chúng. 
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Tham khảo bản dịch từ Tinh Hoa net.
Theo daikynguyenvn

Kim tự tháp đến ngày nay vẫn là một bí ẩn của nhân loại, để xây dựng được cần phải thông tỏ  kiến thức về toán học, thiên văn, vũ trụ, địa lý, và còn có những kiến thức khác mà đến nay khoa học vẫn không sao lý giải được. 
(Ảnh: deviantart.com)
(Ảnh: deviantart.com)
Kim tự tháp, những kiến trúc bí ẩn có trên khắp hành tinh của chúng ta, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất của thế giới. Chúng là những công trình khổng lồ thậm chí có khả năng thách thức trình độ kỹ thuật hiện đại ngày nay. Những khối đá lớn có trọng lượng vài tấn đã tạo nên những công trình phi thường, gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, kỹ sư và nhà khảo cổ.
Từ cấu trúc của Babylon cổ đại cho đến các ngôi chùa của Vương quốc Kush, những kim tự tháp có niên đại khoảng 3000 năm TCN tồn tại khắp nơi trên thế giới với cấu trúc lạ thường đủ hình dạng và kích cỡ. Tại Mexico, bạn có thể thấy những kim tự tháp tròn hay kim tự tháp với góc bo tròn, và kim tự tháp bậc thang rất cao có thể thấy ở Ấn Độ. Tất cả những kim tự tháp này lại có hình dáng tương tự như một số kim tự tháp ở Trung Mỹ. Cơ bản là các kim tự tháp trên khắp thế giới có hình dạng tương đồng, nếu không nói là giống hệt nhau.
Kim tự tháp hình tròn ở di chỉ khảo cổ Guachimontones, Mexico. (Wikimedia)
Kim tự tháp hình tròn ở di chỉ khảo cổ Guachimontones, Mexico. (Wikimedia)
kim tu thap bac thang
Kim tự tháp bậc thang rất cao ở Ấn Độ. (Indtravel)
Thú vị thay, nếu hiện nay bạn muốn xây dựng một kiến trúc cao lớn và vững chắc, thì kiến trúc “kim tự tháp” là một sự lựa chọn hoàn hảo, vì nó có cấu trúc vững chắc khi xây dựng lên cao.
Ở châu Á, chúng ta có thể tìm thấy hơn 250 kim tự tháp ở tỉnh Thiểm Tây nằm ở vùng trung tâm Trung Quốc. Chúng ta có thể tìm thấy hơn 150 kim tự tháp ở Ai Cập, và nếu bạn đi đến đảo Mauritius, quần đảo Carany, bắc Sudan, bạn cũng sẽ thấy loại kiến trúc hình chóp tứ diện này. Trong khi đó, tại Peru người ta phát hiện ra khoảng 300 kim tự tháp, rồi một vài kim tự tháp ở Bolivia; tức là trên tổng thể chúng ta có thể tìm thấy hơn 10.000 kim tự tháp chỉ tính riêng trong lục địa châu Mỹ.
Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi, động lực nào đã khiến các nền văn minh cổ đại xây dựng những cấu trúc đáng kinh ngạc này từ Trung Mỹ, châu Phi cho đến châu Á? Và làm thế nào chúng lại rất tương đồng về cấu trúc và kích cỡ, nếu những nền văn minh này không thể giao tiếp với nhau vào thời điểm đó?
Kim tự tháp của người Maya
Kim tự tháp của người Maya
Vậy chúng ta giải thích hiện tượng này như thế nào? Những nền văn minh đã trải dài trên khắp hành tinh chúng ta, vậy kiến thức toán học và kỹ thuật đến từ đâu? Bởi vì để xây dựng những công trình như vậy đòi hỏi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực thiên văn học, địa lý, toán học, cơ khí, địa chất…
kim tu thap 3 3Sự tương đồng kì lạ
Một trong những câu hỏi làm đau đầu các chuyên gia trong lĩnh vực này là: nếu không có sự “giao tiếp qua lại” thì làm sao những nền văn minh này lại có thể xây dựng những kiến trúc tương tự nhau như vậy? Làm thế nào mà đền Candi Sukuh ở Indonesia lại có một số điểm tương đồng với những kim tự tháp tại Chichen Itza ở Mexico, dù hai địa điểm cách xa nhau cả nửa vòng Trái Đất. Và những tòa kim tự tháp này không phải là trường hợp duy nhất có chung lối kiến trúc xây dựng.
Khi chúng ta nhìn lại đền thờ thần Shiva ở Campuchia, Châu Á và sau đó so sánh với ngôi đền của người Maya ở Tikal, Guatemala, Châu Mỹ bạn có thể thấy RÕ RÀNG sự giống nhau trong cấu trúc xây dựng của chúng. Làm sao điều này có thể xảy ra? Phải chăng đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi có đến vài đền thờ và công trình trên khắp thế giới với cấu trúc tương đồng nhưng lại cách xa nhau cả nghìn km?
kim tu thap 4
Sự tương đồng kì lạ
Khi chúng ta so sánh hai đền thờ này, chúng ta không chỉ đề cập đến một hoặc hai yếu tố tương đồng, mà đang nói đến sự giống nhau của toàn bộ công trình từ hình dạng, yếu tố thiết kế, chiều cao và diện tích. Hai đền thờ này đều có cầu thang ở chính giữa, cửa vào bên trong ở trên đỉnh tháp, và các khối đá được xây chồng dần lên cao. Điều này thật sự rất đáng kinh ngạc và không thể nào chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tất cả những nền văn minh này hẳn phải học phương pháp xây dựng từ cùng một “giáo viên”, một nguồn kiến thức chung đã được truyền xuống cho con ngưởi ở Guatemala và ở Campuchia.
Hiện tượng kim tự tháp này có vẻ như có mặt ở mọi nơi và tất cả chúng đều có cùng thiết kế, cấu trúc hình học, và thậm chí thường có cùng hệ thống đo lường.
Có lẽ một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất trên thế giới nằm ở Ai Cập. Tọa lạc ngay bên ngoài thành phố Cairo là Đại kim tự tháp Giza, có niên đại, 4.500 năm tuổi, và đây là công trình nhân tạo cao nhất và ấn tượng nhất trên Trái Đất, nhưng cách thức và lý do xây dựng kim tự tháp này vẫn còn là bí ẩn cho đến tận ngày nay.
Đây là công trình với chiều cao 146 m, trải dài một vùng diện tích 52609 m2 . Kim tự tháp này cấu thành từ hai triệu rưỡi khối đá, và những khối nặng nhất lên đến 70 tấn. Chúng ta đã biết rằng những người nhân công đã khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá granit từ cách nơi xây dựng hơn 800 km.
Đây là một công trình đáng kinh ngạc và điều làm các nhà khảo cổ và kỹ sư cảm thấy hứng thú nhất chính là quy mô của dự án này: Tại sao cần sử dụng đến 2,5 triệu khối đá với tổng khối lượng lên đến hơn 6 triệu tấn?
Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pha-ra-ông Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Ngày nay, chúng ta được dạy rằng Đại Kim tự tháp Giza là lăng mộ của vua pha-ra-ông nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này, nên đây là điều gây tranh cãi.
kim tu thap 5
Góc chụp tại đúng thời điểm với độ sáng phù hợp cho thấy kim tự tháp này là những khối 8 mặt chứ không phải 4 mặt như thường nhìn thấy. (Ancient Code)
Cả người Maya và người Ai Cập đều có truyền thuyết nói rằng, các vị thần đã hạ thế và hướng dẫn họ xây dựng những công trình kim tự tháp hùng vĩ này. Với người Ai Cập cổ đại, Thần Thoth nổi danh là Kiến trúc sư Vũ trụ, và ông được cho là người thiết kế nên toàn bộ quần thể phức hợp Đại Kim tự tháp Giza. Imhotep, người chịu trách nhiệm xây dựng Kim tự tháp đầu tiên, thực sự từng nói rằng ông đã nhận được chỉ dẫn của các vị thần.
Năm 1940, một phi công của Anh đã chụp hình được một trong những đặc điểm độc đáo nhất của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Bức ảnh cho thấy kim tự tháp thực sự có tám mặt chứ không phải bốn. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện vào lúc bình minh hay hoàng hôn tại, thời điểm xuân phân hay thu phân, khi mặt trời ngả bóng trên Kim tự tháp làm lộ rõ tám mặt, do cấu trúc bề mặt hơi lõm xuống, và hiện tượng này chỉ có thể được phát hiện từ trên không: bạn sẽ không thể nhận ra tính chất này của Đại kim tự tháp Giza từ dưới mặt đất. Điều thú vị ở đây là người kiến tạo ra các đặc điểm này phải có kiến thức hoàn hảo về chu kỳ mặt trời, vốn là một kiến thức cao cấp trong toán học.
Theo các nhà khảo cổ, Đại Kim tự tháp được xây dựng ở trên nơi được coi là trung tâm của tất cả các lục địa trên Trái đất. Quần thể kiến trúc khổng lồ này cũng được sắp gần như thẳng hàng với cực bắc. Chúng ta biết rằng bên trong kim tự tháp, có những đường hầm nhỏ đươc sắp thẳng hàng với hai chòm sao đặc biệt là Orion và sao Sirius. Bốn đường hầm này không chỉ được sắp thẳng hàng trên trục bắc nam, mà một đường hầm còn trực tiếp chỉ thẳng đến hướng Đai lưng của chòm sao Orion.
kim tu thap giza
Xem thêm: Chòm sao thợ săn Orion bí ẩn: Những điều thú vị bạn cần biết
Ngoài ra chúng ta còn có hai khu phức hợp Kim tự tháp ấn tượng và thực sự thú vị khác, là Teotihuacan và Giza. Khu phức hợp Teotihuacan có bố cục được thiết kế đặc thù nhằm phản ảnh hệ Mặt trời, bao gồm Kim tự tháp Mặt Trời, Đền Mặt Trăng, và Kim tự tháp Thần Rắn Quetzalcoatl. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng 3 kim tự tháp này vừa hay lại cũng có vị trí tương thích với đai lưng của chòm sao Orion. Ba kim tự tháp trên cao nguyên Giza cũng có cách bố trí tương tự. Tại sao dù cách xa nhau về vị trí địa lý, nhưng hai khu phức hợp này lại có cùng ý tưởng về việc bố trí các công trình đền tháp tương tự nhau đến vậy?
kim tu thap 6
Cách bố trí các quần thể kiến trúc trên Trái Đất được cho là tương hợp với các vị trí của các ngôi sao trong Đai lưng Orion.
Nền văn minh Maya cũng không ngoại lệ, họ xây dựng hàng trăm nghìn Kim tự tháp khắp Trung Mỹ, và nhiều cái được bố trí để phản chiếu một số chòm sao trên bầu trời, nổi tiếng nhất là chòm sao Orion, nhưng cũng có rất nhiều chòm sao khác được “phản chiếu”, giống như câu nói “Trên sao, dưới vậy”.
Điều này khiến người ta nghĩ đến việc các kim tự tháp được thiết kế từ trên cao, bởi vì nếu chỉ nhìn từ mặt đất, con người rất khó để xác định vị trí chính xác và tương ứng hoàn hảo đến vậy.
Quá nhiều bí ẩn xoay quanh các kim tự tháp này, và chúng ta cần phải tiếp cận chúng bằng một góc nhìn khác biệt để có thể hiểu điều gì đang thật sự diễn ra. Với rất nhiều các gợi ý mà những nền văn minh cổ đại đã lưu lại cho chúng ta, chúng ta cần phải bỏ đi các phương pháp truyền thống, và cởi mở tiếp nhận các thông tin mới và các phương pháp mới. Chúng ta không cần ai đó giải thích về ý nghĩa của các kim tự tháp theo khảo cổ và khoa học, mà chỉ cần quan sát các bằng chứng và diễn giải nó theo cách hiểu của chúng ta, vậy là đủ rồi.
Đón xem phần 2
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Tham khảo bản dịch từ Tinh Hoa net.
Quý Khải biên dịch
Theo daikynguyenvn


te bao
“Thời báo New York” đã đăng lên 2 bức ảnh, một bức ảnh là tế bào não của chuột (trái), bức ảnh còn lại là vũ trụ (phải). Thời kỳ đầu những tinh hệ trong vũ trụ đều có sự liên hệ tương hỗ, so với sự liên hệ tương hỗ của các nguyên tố thần kinh trong đại não, hầu như không có cách nào phân biệt được sự khác nhau trong 2 bức hình, tế bào đại não và toàn thể vũ trụ đều có một kết cấu giống nhau. (Ảnh từ Internet).
Nếu như có người nói với bạn đại não là một tiểu vũ trụ, vũ trụ là một đại não siêu cấp, bạn có thể lý giải được điều đó không? Bạn có tin không? Ngày 16 tháng 11 năm 2012, Tạp chí “Tự Nhiên” trong chuyên mục ‘Báo cáo kỹ thuật’ đã đăng tải một chương luận văn nghiên cứu, chứng minh rằng sự tăng trưởng của vũ trụ và sự sinh trưởng của tế bào đại não có quá trình và kết cấu hầu như giống hệt như nhau.
Không chỉ có vậy, biên tập viên tạp chí đồng thời là nhà văn Judith Hopper và chồng của cô là Dick Teresi đã cùng nhau viết ra tác phẩm “Vũ trụ 3 pound” (Three Pound Universe), trong đó so sánh bộ não người với một tiểu vũ trụ nặng 3 pound [khoảng 1.36 kg]. Tại trang 33 trong sách, có 2 bức hình, một bức là tầng bì của đại não, một bức là vật chất tối của vũ trụ, hai bức hình này giống nhau đến kinh ngạc; điều đó cho thấy đại não thật sự giống như một vũ trụ thu nhỏ, mà vũ trụ lại là một đại não quy mô lớn.
tang bi dai nao
Tại trang 33 trong sách “Vũ trụ 3 pound”, đăng một bức ảnh về tầng bì của đại não. (Ảnh từ Internet)
vat chat toi vu tru
Dùng kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii thu được hình ảnh vật chất tối của vũ trụ, bức ảnh này được đăng trong “Vũ trụ 3 pound” ở trang 33. (Ảnh từ Internet)
Những nghiên cứu này từ khi được phát hiện đến nay đã không ngừng được báo cáo và quan tâm, đây được dự đoán là một bước đột phá lớn trong lĩnh vực khoa học. Nếu những phát hiện này được chứng thực đầy đủ, nó sẽ hoàn toàn thay đổi nhận thức của mọi người về vũ trụ, cơ thể người, sinh mệnh và các mối quan hệ giữa con người và vũ trụ.
Mạng lưới không đồng nhất nhưng động lực sinh trưởng tương đồng
Báo cáo nghiên cứu của tạp chí “Tự nhiên” cho biết: Một số quy luật cơ bản chưa được biết có thể chi phối nhiều loại hệ thống, to hoặc nhỏ, từ các tín hiệu điện được truyền đi giữa các tế bào não, đến sự mở rộng của mạng lưới xã hội, cũng như sự giãn nở của vũ trụ. Một trong những tác giả của bài báo nghiên cứu, nhà vật lý học Đại học San Diego California – ông Dmitri Krioukov cho biết: “Tại các mạng lưới khác nhau, chẳng hạn như mạng máy tính, mạng xã hội và đại não, động lực sinh trưởng tự nhiên của chúng là như nhau”.
Các nhân viên nghiên cứu đã phát triển một chương trình mô phỏng máy tính, vũ trụ vào thủa sơ khai phân thành các đơn vị nhỏ nhất có thể, trong đó những thành phần định mức của các lạp tử của thời không các nguyên tử. Mô phỏng tất cả các lượng tử (hoặc nút điểm) liên kết với nhau thành một mạng rất lớn, trong đó có cả quan hệ nhân quả của mạng lưới thiên thể.
Thuận theo việc tiến hành mô phỏng, trong lịch sử của vũ trụ gia tăng ngày càng nhiều các thời không đơn nguyên, sự liên hệ [mạng lưới] của các vật chất trong tinh hệ do vậy cũng không ngừng tăng trưởng. Khi các nhân viên nghiên cứu lấy phương thức tăng trưởng của lịch sử vũ trụ và mạng lưới xã hội hoặc đại não để so sánh, họ phát hiện những mạng lưới này đều có phương thức khai triển tương tự với nhau: Họ sẽ điều chỉnh những nút điểm tương tự và mối quan hệ giữa các liên kết nút điểm với nhau.
Nghiên cứu còn phát hiện, các liên kết trong đại não có tính tổ chức rất cao, kết cấu của đại não giống như một mạng lưới dây đan xen trong thành phố, mà các tế bào thần kinh ở khắp mọi nơi.
Dmitri Krioukov cho biết: “Đối với các nhà vật lý, đây là một tín hiệu thời gian, nó có nghĩa là ở trong các hoạt động tự nhiên có một số điều mà nhân loại chưa từng biết”. Có lẽ trong số các mạng khác nhau, có một số quy luật chưa từng được biết tới đang chi phối hoạt động của họ. “Kết quả nghiên cứu đã nhắc nhở chúng ta rằng, có lẽ đã tới lúc bắt đầu cho việc đi kiếm tìm các quy luật này”.
Thuyết ảnh ba chiều và luận chứng về sự bất khả phân tính của vũ trụ
Thế kỷ 17, người phát minh ra vi tích phân, đồng thời là một nhà triết học, toán học, vật lý học nổi tiếng Leibniz (Gottfried Wilhelm Leibniz: 1646 ~ 1716), ông cho rằng, những sự vật “siêu tự nhiên” được dự đoán sẽ được tìm thấy và là thứ tạo ra vật chất trong thế giới này. Leibniz phát hiện ra phép tính vi tích phân đã góp phần giúp các nhà khoa học đưa ra lý thuyết ba chiều vào 200 năm sau. Một giáo sư vật lý lý thuyết, người từng làm việc chung với Einstein tại Đại học London, David Bohm (David Bohm:1917-1992) chính là cha đẻ của lý thuyết ba chiều hiện đại.
Vậy cái gì là thuyết ba chiều? Ví dụ một bức ảnh, trong đó có hình chân dung một người; Nếu chúng ta cắt tấm hình thành hai nửa, từ bất cứ nửa nào chúng ta đều có thể nhìn thấy bức chân dung hoàn chỉnh ban đầu; Nếu sau đó chúng tôi đã xé nó thành nhiều, nhiều mảnh, chúng ta vẫn có thể từ mỗi một mảnh nhỏ để xem bức hình đầy đủ. Một bức ảnh như vậy được gọi là một bức ảnh ba chiều.
Ý tưởng cốt lõi của lý thuyết ba chiều là vũ trụ không thể tách rời, là một chỉnh thể của những bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, bất kỳ một bộ phận nào cũng chứa đựng thông tin của chỉnh thể. Lý thuyết ba chiều dễ dàng giải thích các nguyên lý tác dụng của siêu khoảng cách. David Bohm đã giải thích rằng, các sự vật tồn tại độc lập mà chúng ta có thể thấy trong thực tế nó vốn tồn tại trong một chỉnh thể rất có trình tự và không thể tách rời. Cái tổng thể này cùng với sự phát triển của mỗi cá thể là đồng tồn. Do đó, vũ trụ là giống như một hình ba chiều khổng lồ, các bộ phận trong đó luôn bao hàm cả chỉnh thể, mà chỉnh thể lại bao hàm các cá thể. Mỗi một tế bào trong cơ thể người cũng tiềm ẩn (tín tức của) toàn bộ vũ trụ này.
Một người Hàn Quốc là Trịnh Nhuận trong cuốn sách “Hạt bụi nhỏ trong vũ trụ vô tận” – một cuốn sách về “lý thuyết phân hình vũ trụ” đã viết rằng, Leibniz đã phát biểu một tư tưởng được gọi là lý thuyết đơn tử (Monadology). Nó là một vũ trụ do vô số những đơn tử (monad) cấu thành, trong mỗi một đơn tử có một vũ trụ hoàn chỉnh. Trong một lạp tử nếu như quả thật có chứa một vũ trụ hoàn chỉnh, như thế, cái vũ trụ này cũng sẽ được tạo thành từ vô số các hạt nhỏ hơn, và trong mỗi hạt tử đó sẽ lại có những vũ trụ khác nhỏ hơn nữa.
Một nhà khoa học về thần kinh não tại Đại học Stanford là Karl Pribram khi nghiên cứu về những ký ức tồn trữ trong não, ông đã bị thu hút bởi các mô hình cấu trúc ba chiều. Qua rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những ký ức được tồn trữ không chỉ giới hạn trong một khu vực lưu trữ cụ thể, mà nó được phân tán trong não bộ. Trong một loạt các thí nghiệm mang tính lịch sử vào những năm 1920, nhà khoa học não Karl Lashley thấy rằng cho dù bất kỳ một bộ phận nào trong não chuột bị cắt bỏ, nó đều không ảnh hưởng đến ký ức, vẫn có thể học được các kỹ năng phức tạp như trước khi phẫu thuật.
Sau đó, trong những năm 1960, Pribram tiếp xúc với các khái niệm về nhiếp ảnh ba chiều, và ông tin rằng ký ức không phải được ghi lại trong các tế bào não, hoặc một nhóm các tế bào, mà là các mạch thần kinh ngang dọc trải khắp não bộ, như những tia Laser của hình ảnh được phân bố trên khắp bức ảnh ba chiều.
Học thuyết Phật Đạo, từ trước đã hé lộ những bí ảo của vũ trụ
Chopra Deepak là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 trên thế giới, cũng là một giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Duke, trong tờ báo “The Huffington Post” với bài “Bộ não của bạn cũng là một vũ trụ”, cũng đã sử dụng nghiên cứu này của tạp chí “Tự Nhiên”.
Chopra đề cập đến vũ trụ quan trong tôn giáo cổ xưa Ấn Độ – “bởi vì nó là nhỏ nhất, nên cũng là lớn nhất” (As is the smallest, so is the greatest). Chopra nói rằng, nếu chúng ta thừa nhận mỗi một hệ thống đều do các vòng phản hồi, các động thái cân bằng và tiếp diễn của các tổ chức vận động tự thân, như vậy sự hiểu biết của khoa học hiện đại ngày nay lại chính là sự quay trở lại tìm về những trí huệ từ cổ xưa.
Khi ngày càng nhiều vũ trụ thực sự được phát hiện và chứng thực, mọi người sẽ phát hiện điều mà Đạo gia nói: “Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ” và điều trong Phật gia giảng: “trong một hạt cát, có tam thiên đại thiên thế giới” là một khoa học cao hơn. Và điều khiến người ta phải suy nghĩ thêm là, khi chưa có khoa học hiện đại từ hàng ngàn năm trước, những người trong giới tu luyện Phật Đạo làm thế nào để biết về những bí ảo của vũ trụ?
Kỷ Hiểu Minh
Theo vietdaikynguyen

Mới đây, các nhà khoa học Canada đã tìm thấy tàn tích còn sót lại của một thành phố cổ chìm dưới khu vực ngoài khơi bờ biển Cuba ở độ sâu gần 200 mét.
Các nhà khoa học tin rằng đây chính là lục địa Atlantis đã biến mất từ 10.000 năm trước mà các câu chuyện truyền thuyết hay nhắc tới.
Sử dụng robot có khả năng lặn dưới nước, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi hai nhà khoa học Paul Weinzweig và Pauline Zalitzki tìm cách hóa giải mối nghi ngờ về sự tồn tại của một thành phố kì vĩ trong lòng đại dương, cách bờ biển phía đông Cuba khoảng 700m. Hình ảnh thu được cho thấy các tòa nhà hoành tráng cùng một số bức tượng nhân sư, ít nhất bốn kim tự tháp khổng lồ và nhiều công trình kiến trúc khác. Nhưng điều đó vẫn không đáng kinh ngạc bằng việc thành phố này nằm trong Tam giác quỷ Bermuda huyền thoại – khu vực nổi tiếng bởi vô số vụ mất tích kỳ bí chưa rõ nguyên nhân, nhóm thám hiểm tiết lộ.
 
Bức ảnh cho thấy có ít nhất bốn kim tự tháp khổng lồ và nhiều công trình kiến trúc nằm dưới đáy biển. (Ảnh: Beforeitsnews)
Phát hiện trên khá phù hợp với những tư liệu truyền thuyết nói về sự biến mất của thành phố Atlantis do một trận lũ lụt, động đất hoặc phun trào núi lửa lớn. Theo các chuyên gia, thảm họa này xuất hiện vào giai đoạn cuối kỷ băng hà, khi mà hàng loạt chỏm băng Bắc Cực tan chảy với tốc độ nhanh chóng khiến mực nước biển toàn thế giới tăng lên đột ngột, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là bán cầu Bắc. Đường bờ biển thay đổi, đất đai, đảo (thậm chí cả đảo lục địa) đều biến mất. Theo tính toán, ở giai đoạn trước đó, mực nước biển trên Trái đất thấp hơn ngày nay gần 120 mét.
Arclein giải thích: “Vào thời điểm này, phần nhô lên cao của sống núi giữa Đại Tây Dương bao gồm Lyonese và các hòn đảo, đất đai xung quanh Azores bị lún xuống, tạo ra áp lực trực giao buộc cả phía Đông và Tây cũng cùng lún theo. Vì sống núi giữa Cuba và Yucatan là điểm rất dễ đứt gãy nên khu vực giữa vịnh Gulf và vịnh Caribbean đã bị chìm xuống sâu. Đây là hiện tượng bắt nguồn từ sự thay đổi áp suất thủy tĩnh dẫn đến biến đổi của lớp vỏ Trái đất vào khoảng 12.900 năm trước”.
 
Cận cảnh công trình được cho là kim tự tháp khổng lồ. (Ảnh: Beforeitsnews)
Thành phố dưới nước này lần đầu tiên được phát hiện cách đây vài thập kỷ nhưng tất cả các chuyến thám hiểm đều bị ngừng lại do Cuộc khủng hoảng Tên lửa Cuba (Cuban Missile Crisis) – một cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ vào tháng 10/1962 thời Chiến tranh lạnh.
Giả thuyết về sự tồn tại của một nền văn minh tiên tiến càng được củng cố bởi hệ thống biểu tượng và chữ tượng hình cổ đại trên các hòn đảo Cuba giống hệt với nét khắc họa trong những cấu trúc dưới nước vừa tìm thấy. Ngoài ra, 4 kim tự tháp nơi đây (1 trong số đó làm bằng thủy tinh) có chiều cao vượt trội so với kim tự tháp Giza hay Cheops ở Ai Cập. Nguyên liệu xây dựng chúng là những phiến đá nặng hàng trăm tấn đã được cắt gọt và đánh bóng, trên đó có nét khắc kỳ lạ tương tự một loại chữ tượng hình Ai Cập ít biết tới, Fernandez nói.
 
Một cấu trúc khác chưa được xác định. (Ảnh: Beforeitsnews)
Nhận định về khả năng di tích này chính là lục địa huyền thoại Atlantis, Fernandez cho biết thêm: “… các nền văn hóa thuộc bán đảo Yucatan ngày nay có thể là tàn tích của nền văn minh bộ tộc Olmec ở Trung Mỹ xuất hiện trước nền văn minh Maya, trên hòn đảo gọi là Atlanticus từng bị nhấn chìm bởi một trận đại hồng thủy. Người Olmec và các tộc người bản địa khác đều có hình thái nguyên thủy đánh dấu sự xuất hiện của lục địa này. Những đặc điểm hình thái ấy cho thấy họ thuộc về ba nhóm người may mắn sống sót. Một trong số đó đã đến và định cư gần bờ biển Veracruz, hình thành nền văn minh Olmec. Số còn lại đến Trung Mỹ và bờ biển Thái Bình Dương, phát triển nền văn minh châu Mỹ như chúng ta biết ngày nay”.
Huyền thoại Atlantis về một thành phố giàu có, chứa đầy quyền lực và kiến thức đáng kinh ngạc bị chìm dưới đáy đại dương được biết đến đầu tiên qua miêu tả của nhà triết học Plato cách đây hơn 2000 năm. Theo tính toán của Plato, Atlantis là lục địa thuộc Đại Tây Dương, lớn hơn Lybia và Thổ Nhĩ Kỳ cộng lại, là con đường dẫn đến các đảo khác và từ đây con người có thể đi đến các châu lục.
Phát hiện của các nhà khoa học Canada là một bất ngờ thú vị, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành khảo cổ nói riêng và giới khoa học nói chung, có khả năng làm thay đổi lịch sử nhân loại.
Phương Vũ