Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Vì sao khi ngủ nhiều hơn thì lại mệt hơn? Mẹo ngủ 5 phút tương đương với 6h

90% người dân không biết cách ngủ như thế nào là tốt! Nên ngủ thế nào để khi thức dậy bạn thấy tràn đầy năng lượng? Bạn có biết, một người chỉ cần ngủ hai giờ là đủ? Nếu thế bạn sẽ thắc mắc tại sao mọi người vẫn cảm thấy rằng phải ngủ 7 hay 8 tiếng một ngày? Thực ra đó chỉ là thói quen nghỉ ngơi được dưỡng thành từ nhỏ. Chúng ta không cần thời gian ngủ quá nhiều!
Thực tế cho thấy 3 phút ngủ thực sự chất lượng vào buổi trưa là bạn có thể tính táo như vừa ngủ được 2 giờ ở thời điểm khác, đặc biệt là đối với những người thực hành thiền định trong các môn phái khí công. Xét về chất lượng giấc ngủ thì tại cung giờ Tý (23h đêm – 1h sáng), nếu bạn ngủ 5 phút là tương đương với 6h ngủ ở các giờ khác. Cung giờ 11h – 1h trưa cũng có hiệu quả tương tự. Như vậy, bạn nhất định nên ngủ vào giờ Tý. Cho dù bạn có việc phải thức khuya hoặc bị chứng mất ngủ thì bạn cũng nên cố gắng ngủ trong giờ đó, dù chỉ là 20 phút thì bạn cũng nhất định phải tự dỗ mình ngủ vào giờ đó.
Tương tự như nguyên lý chuyển động của vũ trụ, địa cầu, kinh dịch, nguyên lý cân bằng âm dương mà bạn có thể cảm nhận được một nguồn năng lượng chạy từ tim xuống vùng đan điền (nơi bụng dưới) khi bạn ngủ đúng và đủ giấc. Đó có thể gọi là “Thủy Hỏa đều được bồi bổ”, và bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn gấp trăm lần.
20150724134409492
Nếu bạn ngủ vào lúc trời gần sáng thì rất dễ bị váng đầu vào ngày hôm đó. Nếu sau 12h30 giờ đêm (giờ Tý) mà bạn vẫn chưa ngủ thì sẽ rất không tốt, và càng nghiêm trọng hơn nếu bạn vẫn thức cho đến 4-5 giờ sáng. Từ 5-6 giờ sáng là thời điểm bạn phải kết thúc giấc ngủ của mình. Nếu bạn lại cố ngủ bù vào lúc 5-6 giờ sáng bạn rất dễ bị váng đầu cả ngày hôm đó. Người thường phải thức đêm làm việc nên cố gắng ngủ vào giờ Tý, ít nhất là nửa giờ cho dù là việc đại sự gì cũng phải cố gắng ngủ.
Những người bị mất ngủ, đến 12h đêm vẫn chưa ngủ thường trằn trọc trên giường mãi không ngủ được, đến khi muốn ngủ thì trời đã sáng. Kết quả là đầu óc cứ bị mê muội đến tận chiều hôm sau. Những người bị mất ngủ và có cảm giác ngủ chưa đủ là bởi vì người đó thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về giấc ngủ.
Phương pháp ngủ
Giống như các quy tắc giao thông, người không hiểu về giấc ngủ rất dễ gặp các sự cố như trên. Bạn phải luôn nhớ rằng: Ngủ cũng có quy tắc. Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu) là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Mật từ gan sẽ được tiết vào máu: “Nằm xuống thì máu chảy về gan, đứng dậy thì máu chảy đi”. Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h, lặng lẽ không nói chuyện, giấc ngủ tự nhiên sẽ đến khoảng 23h. Mật từ gan tiết vào máu, lọc bỏ chất độc, chất thải, làm cho huyết dịch trở nên tươi mới, trong sạch. Như thế đến 100 tuổi cũng không có bệnh viêm gan hay sỏi mật. Người phải thức đêm quá nhiều, mật từ gan sẽ không được đưa đủ vào máu, huyết dịch tự nhiên không được thải độc, không được làm sạch, mật trong gan cũng không cách gì dược tiết ra đều đặn. Dễ gây ra sỏi mật, u nang, viêm gan B đại tam dương (có 3 phản ứng dương tính trong 5 xét nghiệm viêm gan B) và viêm gan B tiểu tam dương (biến thể của đại tam dương).
Ở châu Âu, bình quân cứ 4 người thì có 1 người mắc bệnh về gan. Nguyên nhân của tình trạng này là vì chưa hiểu nguyên nhân và chưa biết cách ngủ đúng. Nửa giờ trước khi đi vào giấc ngủ, bạn không nên nói chuyện, vì khi nói chuyện, thì kinh động đến phổi, tiếp đến là tâm cũng bị kinh động dẫn đến trạng thái hưng phấn của não bộ, lúc đó bạn sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ.
Giờ Hợi: 21:00 đến 23:00
20150724135207626
Ở cung giờ Hợi, ba kinh mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác (Đông y gọi ba kinh mạch này là tam tiêu, gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Thượng tiêu là lưỡi, thực quản, tim phổi; trung tiêu là dạ dày; hạ tiêu là ruột non, ruột già, thận và bàng quang). Ngủ vào giờ Hợi thì trăm mạch đều được nhu dưỡng. Những người sống trăm tuổi thường có thói quen đi ngủ trước 21:00 giờ. Phụ nữ nếu muốn kéo dài tuổi thanh xuân thì nên đi ngủ sớm vào giờ Hợi.
Khi ngủ nên đóng cửa sổ, không bật quạt, không bật điều hòa, nếu không thì có thể phát sinh nhiều bệnh cho bản thân. Bởi vì khi người ta đang ngủ, khí huyết lưu thông chậm chạp, nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Bề mặt mặt ngoài cơ thể sẽ hình thành một lớp khí dương bao bọc, tác dụng của lớp khí dương này có thể gọi là “Quỷ mị bất xâm”. Vì sao như thế? Là vì khi dương khí sung mãn khắp cơ thể, ngủ sẽ không gặp ác mộng, và không gì có thể xâm nhập. Mở điều hòa không giống với bật quạt hay mở cửa. Mở cửa thì gió xâm nhập vào gân, nhưng nếu mở điều hòa thì hàn lạnh có thể xâm nhập vào tận xương. Kết quả là đến sáng tỉnh dậy thì mặt vàng, phía sau cổ cảm giác bị tê cứng, khớp xương đau nhức, thậm chí có người phát sốt. Đó gọi là phong hàn đã xâm nhập đến gân và xương khớp, làm cho khí trong cơ thể bị tổn thương. Hiệu quả tốt nhất khi ngủ là không mở điều hòa, không bật quạt, các cửa phòng đóng kín. Nếu thời tiết nóng thì có thể mở cửa chính khi ngủ, nhưng hiệu quả kém hơn một chút nhưng chắc chắn là không bị hiện tượng tê cứng cổ uể oải vào sáng hôm sau.
Bạn cố gắng đi ngủ sớm nhưng sau đó vẫn bắt đầu giấc ngủ muộn như thế có thể bị thiếu dương khí, sáng hôm sau nhất định là thấy mệt mỏi, vô lực. Có người mở điều hòa ở phòng khách rồi mở cửa phòng ngủ thì cũng không khác gì lắm so với việc mở điều hòa ở phòng ngủ. Mở điều hòa như thế thì hàn lạnh sẽ tiến nhập vào xương cốt cho nên trong người bị lạnh, trong xương tủy bị lạnh. Vậy thì bổi bổ dương khí như thế nào? Cần bổi bổ để trong xương tủy không còn lạnh, tăng hỏa khí để đẩy hàn ra ngoài và luôn nhớ rằng: ngủ cần đóng cửa, không mở điều hòa, không bật quạt để bảo hộ dương khí của cơ thể.
Lá gan bị bốc hỏa, hay dạ dày có vấn đề sẽ xuất hiện hiện tượng ngủ bất an. Nếu là dạ dày bị hàn thì người đó thiếu dương khí, hoặc do uống nhiều trà xanh. Dạ dày bị hàn làm người ta ngủ không ngon giấc. Trường hợp dạ dày bị nhiệt nóng, nhiệt bốc lên làm cho miệng thở gấp, như thế người ta cũng ngủ không ngon giấc. Một trường hợp khác nữa là dạ dày bị khô, thiếu nước (táo), như thế sẽ làm cho miệng lưỡi khô ráp, háo nước.
20150724135744074
Nếu dạ dày bị đầy khí hư, bụng sẽ trướng, như thế cũng làm cho ngủ không ngon. Các tình huống liên quan đến khí trong dạ dày gây cảm giác chán ăn. Có người ăn quá nhiều hải sản, cá, gà làm cho dạ dày bị quá tải, không thể tiêu hóa hết cho nên ngủ cũng không ngon giấc. Nó làm cho bụng trướng, phình, bạn sẽ lật đi lật lại mãi nhưng không ngủ được. Nếu dạ dày của bạn có quá nhiều khí hư, người sẽ đổ mồ hôi lạnh và ngủ cũng không ngon. Những nguyên nhân từ dạ dày như thế làm cho giấc ngủ của bạn không ngon.
Lúc ngủ tứ chi cần được giữ ấm Bởi vì tứ chi là thuộc dương như mọi người đã biết. Tứ chi không ấm thì nhất định là thận dương hao tổn. Rất tốt nếu trước khi ngủ bạn ủ ấm được tay chân, rốn và cả vị trí Hội Âm (giữa hậu môn và bộ phận tiểu tiện).
Phương pháp ngủ thì có thể tùy từng người để áp dụng. Dưới đây giới thiệu 3 phương pháp để có giấc ngủ ngon
1) Ngồi xếp bằng trước khi ngủ
Toronto_Falun_Gong_Exercises_12
Ngồi xếp bằng tự nhiên trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên, cảm nhận các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp từng nhịp nhẹ nhàng. Khi thấy ngáp chảy nước mắt là đã đạt hiệu quả tốt nhất, lúc đó chỉ cần ngả lưng xuống liền có thể ngủ.
2) Nằm ngửa, hít thở tự nhiên, cảm giác hơi thở như gió xuân
nhung-tu-the-nam-ngu-co-loi-cho-suc-khoe-11
Xoa bóp ngón chân cái rồi lần lượt xoa bóp các ngón chân khác cho đến khi thấy nóng (hòa tan), xoa bóp lên bắp chân, đùi. Nếu hết một lượt mà vẫn còn tình táo thì quay lại xoa bóp các lượt tiếp theo, làm cho đến lúc thấy buồn ngủ.
3) Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải để chìm vào giấc ngủ nhanh
sleep-style-love-brides-main
Lóng bàn tay phải là hỏa, tai phải là nước, thế nằm như trên sẽ hình thành cơ chế thủy hỏa tức tế (thủy hỏa tiếp xúc nhau). Khi đó trên cơ thể hình thành cơ chế tâm thận tương giao. Thời gian lâu có thể dưỡng tâm ích thận. Nhất định phải đi ngủ sớm. Mùa đông không ngủ quá 6 tiếng. Mùa xuân, hạ, thu cần phải tranh thủ ngủ sâu trong 5 tiếng.
Cơ thể người trong cung giờ Dần (3h-5h sáng) là lúc kinh mạch của phổi hoạt động mạnh, đó cũng là thời điểm để rời khỏi giường, lúc đó có thể làm cho khí trong phổi được giãn ra. Cần hít thở dài và chậm để dương khí khi đi vào cơ thể êm thuận, hoàn thành sự trao đổi chất, loại bỏ được hết trọc khí (khí xấu) làm cho phổi được thanh lọc. Có như vậy thì hỗ trợ và dưỡng phổi thuận theo dương khí từ sự vận động của mặt trời, làm cho cơ thể bắt đầu một ngày mới với dương khí sung mãn. Nếu không cơ thể sẽ mất cơ hội tốt và sẽ rất khó phát động dương khí, dương khí sẽ xuống hạ bộ thân thể, và không thể được sinh ra từ dưới mệnh môn. Như vậy sẽ tạo thành sự mất cân bằng về khí, làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của bạn.
Thời điểm từ 5h-7h sáng là lúc kinh mạch ở đại tràng hoạt động mạnh nhất. Cơ thể người lúc này cần phải được bài xuất tất cả xú uế ra ngoài. Nếu bạn không thể dậy nổi giường vào lúc này thì đại trạng không kích hoạt đầy đủ và không cách nào hoàn thành tốt công năng trục xuất khí chất thải. Như thế sẽ hình thành độc tố đi vào cơ thể gây nguy hại cho huyết dịch cũng lục phủ ngũ tạng khác.
Từ 7h-9h sáng là lúc kinh mạch ở dạ dày hoạt động mạnh nhất (nhất vượng)
Từ 9h-11h sáng là lúc kinh mạch ở tỳ vị hoạt động mạnh nhất. Lúc này cơ thể người có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn chưa rời khỏi dường thì dịch dạ dày sẽ tích tụ nhiều làm ăn mòn, lở loét dạ dày, cơ thể tại thời điểm hấp thu tốt nhất lại không được tiếp nhận dinh dưỡng. Từ xưa tới nay, việc tích tụ dịch ở dạ dày sẽ gây ra bệnh tật và không thể tiêu hóa tốt, trung khí (khí trong dạ dày) sẽ rối loạn.
Nhất định không được nằm ỳ! Ngủ nướng sẽ khiến bạn bị váng đầu, cảm giác mỏi mệt không chịu nổi, luôn có cảm giác ngủ không đủ. Bạn hãy ứng đúng thời điểm để rời giường. Trong lịch sử có rất nhiều vĩ nhân đều có thói quen dậy từ 3h-4h sáng ví dụ như Washington (Hoa Thịnh Đốn), Cầm Phá Luân, Khang Hi Hoàng đế… Mặt khác, việc dậy sớm có thể gia tăng hiệu quả làm việc, tục ngữ nói: “Ba ngày sáng sớm, một ngày công”. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, người ngủ sớm dậy sớm thường có ít áp lực về tinh thần, không dễ gặp các loại bệnh về tinh thần. Bạn cũng không nên ra ngoài luyện tập lúc quá sớm, bởi vì lúc đó mặt trời chưa mọc, dưới đất các dòng khí xấu (trọc khí) tích tụ trên đường bắt đầu bốc lên. Những khí này có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thân thể.
20150724140525340
Dưỡng thân thể có 3 việc lớn: một là giấc ngủ, hai là bài tiết, ba là ăn uống. Còn lại, để bắt đầu cuộc sống hàng ngày thì trang phục và các thứ khác chỉ là phụ trợ. Trong 3 việc lớn đó, thì giấc ngủ là đệ nhất. Đối với người mà việc ăn uống vào dạ dày (ẩm thực) không đúng thì buổi tối giấc ngủ không yên, lúc đó hãy cố gắng tập trung vào việc thứ hai đó là bài tiết. Ăn uống mà không bài tiết thì bụng làm việc quá độ, dạ dày tất nhiên bị tổn thương, hấp thu dinh dưỡng ngày càng giảm. Ngủ phải lấy tinh thần làm chủ, tinh thần phải lấy an tâm làm chủ, tùy theo tuổi tác, người tráng niên ngủ nhiều nhất là 7-8 tiếng, ngủ nhiều thì váng đầu chóng mặt, mặt đỏ mắt trướng, tứ chi mềm nhũn. Trẻ nhỏ có thể ngủ 8-9 tiếng đồng hồ mà không ngại nhưng người già hoặc người bệnh thì ngủ 6 tiếng là đủ.

Giấc ngủ thực sự rất trọng yếu! Vì nó không chỉ làm cho thân thể khỏe mạnh mà còn làm cho tinh thần trở nên phấn chấn. Hãy khởi đầu ngày mới mỹ hảo bằng cách đi ngủ sớm một chút nhé!

Theo cmoney.tw
Xuân Quyết biên dịch

Tham vọng chế tạo xe đổ bộ đảo hiện đại của Nhật

Mẫu xe bọc thép đổ bộ mới của Mitsubishi dự kiến có tốc độ di chuyển dưới nước nhanh hơn nhiều so với xe đổ bộ hàng đầu thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng.
2-3436-1441074803.jpg
Xe tấn công đổ bộ AAV7 của thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Chosun
Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa đề xuất tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục để mua sắm một loạt vũ khí hiện đại phục vụ chiến lược phòng thủ và bảo vệ đảo xa, trong đó có xe chiến đấu đổ bộ AAV7. Tuy nhiên, một tập đoàn của nước này cũng đang ấp ủ tham vọng chế tạo một loại phương tiện tấn công đổ bộ còn hiện đại hơn, nhanh hơn cả AAV7, Reuters ngày 23/7 cho hay.
Nguyên mẫu đầy hứa hẹn
Hồi tháng một, tập đoàn Công nghiệp Nặng Misubishi đã giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên của một dòng xe tấn công đổ bộ mới, hứa hẹn tiềm năng trở thành một trụ cột trong nỗ lực xuất khẩu vũ khí của Thủ tướng Shinzo Abe.
Sử dụng động cơ chuyên dùng cho xe tăng hạng nặng Mitsubishi Type 10 kết hợp với công nghệ phản lực nước mới, nguyên mẫu xe chiến đấu đổ bộ này hiện đang trải qua những giai đoạn thử nghiệm trong bể, trước khi được đưa vào phát triển và sản xuất.
Các kỹ sư của Mitsubishi tin rằng nguyên mẫu này có khả năng cơ động cao hơn, nhanh hơn trên biển so với dòng xe tấn công đổ bộ nổi tiếng AAV7 do hãng BAE Systems của Anh chế tạo. Chiếc xe này được lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ sử dụng rất phổ biến để đưa binh sĩ từ tàu chiến đổ bộ lên bờ biển và đánh chiếm mục tiêu suốt 40 năm qua.
Xe chiến đấu đổ bộ được coi là một loại "vũ khí chiếm đảo" rất hữu hiệu nhờ vào khả năng di chuyển được cả ở dưới nước lẫn trên bờ. Khi di chuyển dưới nước, nó hoạt động không khác gì một tàu đổ bộ thông thường, đồng thời khẩu súng máy 12,7 ly gắn trên xe sẽ chế áp các ổ hỏa lực trên bờ biển của đối phương, đảm bảo an toàn cho lực lượng đổ bộ.
Khi tiếp cận bờ biển, chiếc xe này lại hoạt động như một xe thiết giáp che chắn cho bộ binh trước làn hỏa lực của địch, vừa có thể tiếp tục sử dụng vũ khí của mình để yểm trợ cho lực lượng tấn công đánh chiếm bờ biển.
Được đưa vào hoạt động từ thập niên 1970, xe tấn công đổ bộ AAV7 hiện vẫn là loại phương tiện bọc thép đổ bộ hàng đầu của thủy quân lục chiến Mỹ. Loại xe này có trọng lượng hơn 29 tấn, có thể chở được 24 người, gồm kíp điều khiển 3 người và 21 binh sĩ. AAV7 có thể đạt tốc độ 13,2 km/h khi di chuyển dưới nước và 72 km/h ở trên cạn. Lớp giáp dày 45 mm của nó có thể chống được đạn súng máy, mảnh pháo, trong khi khẩu súng máy 12,7 ly trên tháp pháo có thể tiêu diệt được cả ổ hỏa lực đề kháng của địch.
3-3946-1441074803.jpg
AAV7 có thể di chuyển cả dưới nước lẫn trên cạn để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh chiếm đảo. Ảnh: Clker
Mitsubishi hy vọng họ có thể chế tạo được một mẫu xe bọc thép đổ bộ có thể di chuyển được dưới nước với vận tốc 37-46 km/h, nhanh hơn nhiều lần so với AAV7, mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển trên cạn của nó.
Một đại diện của Mitsubishi cho biết nguyên mẫu trên đã được đưa ra trình diễn tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết về chiếc xe này. Trong triển lãm vũ khí Paris hồi năm ngoái, một mô hình xe thiết giáp chở quân 8 bánh cũng đã được trưng bày tại vị trí trung tâm gian hàng của Mitsubishi. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay họ đã biết thông tin về chương trình nghiên cứu xe tấn công đổ bộ của Mitsubishi, nhưng khẳng định Bộ Quốc phòng không tham gia vào dự án này.
Nhu cầu cấp bách
Xe đổ bộ luôn là tâm điểm của mọi đơn vị thủy quân lục chiến trên thế giới, bởi chúng có thể giúp lực lượng này hoạt động được cả trên biển và trên đất liền. Thế nhưng trong suốt nhiều thập kỷ qua, loại phương tiện quan trọng này vẫn không được cải tiến nhiều về công nghệ.
1-8928-1441074803.jpg
Mô hình xe bọc thép chở quân được Mitsubishi giới thiệu tại Paris năm 2014. Ảnh:DefenceTalk
Nhật Bản cũng mới chỉ thành lập đơn vị đổ bộ đầu tiên vào năm 2012, trước yêu cầu cấp bách phải có một lực lượng chuyên trách bảo vệ, phòng thủ và tấn công chiếm đảo khi cần thiết, trong trường hợp các đảo xa của nước này bị xâm lược. Đây cũng là thời gian tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông trở nên rất căng thẳng.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên của họ hiện mới chỉ có 3.000 binh sĩ và được trang bị khoảng 50 chiếc xe bọc thép đổ bộ AAV7. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng đề xuất tăng ngân sách của họ sẽ được thông qua để họ có thể mua sắm thêm xe AAV7 cho đơn vị thủy quân lục chiến này, nhằm bảo vệ tốt các hòn đảo xa trước sức ép đến từ Trung Quốc.
Các quan chức quốc phòng nước này cũng bày tỏ sự lo ngại về khả năng vận hành, tác chiến của loại xe AAV7 bánh xích hiện nay trên những vùng biển dày đặc các rặng san hô vốn rất phổ biển ở biển Hoa Đông.
Theo những quan chức này, loại xe tấn công đổ bộ bánh lốp sẽ di chuyển dễ dàng hơn, đạt tốc độ cao hơn so với xe bánh xích tại những vùng biển đầy rặng san hô ở gần bờ. Trong khi đó, BAE khẳng định hệ thống bánh xích trên AAV7 "không gây trở ngại tác chiến" trên các rặng san hô.
Trí Dũng

Nữ quân nhân xinh đẹp dẫn đầu đoàn diễu binh khối Quân y

Nữ khối trưởng xinh đẹp của đoàn diễu binh khối Quân y được nhiều người quan tâm là thiếu úy, quân nhân chuyên nghiệp Phạm Trúc Sơn Quỳnh, 22 tuổi.
Nằm trong đội hình diễu binh tại quảng trường Ba Đình sáng 2/9, khối nữ chiến sĩ quân y được nhiều người đặc biệt chú ý bởi những động tác điều lệnh nhanh, mạnh, dứt khoát, vừa toát lên vẻ hùng dũng của đội hình khối, vừa giữ nguyên vẻ duyên dáng, mềm mại của “đội quân tóc dài”. Sau khi tiến qua lễ đài, khối nữ quân y được nhân dân các tuyến phố thủ đô dành cho những tràng vỗ tay nồng nhiệt. Những lời chúc “Quân y cố lên”, “Quân y tuyệt vời”… cứ theo sát các cô gái cho đến tận khi lên xe, tập kết trở lại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn.

Nữ khối trưởng, thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Trúc Sơn Quỳnh nhận được sự quan tâm hơn cả bởi gương mặt xinh đẹp, động tác dứt khoát. Nhập ngũ năm 2012, do đặc thù công tác ở cơ quan, Sơn Quỳnh không được rèn luyện điều lệnh đội ngũ thường xuyên và chính quy như các chị em ở khối đơn vị chủ lực. Tuy nhiên, khi được triệu tập làm nhiệm vụ, Sơn Quỳnh đã nêu cao quyết tâm “tập ngày không đủ, tranh thủ tập đêm” để hoàn thành nhiệm vụ.
Đầu tháng 5, khi được triệu tập đi huấn luyện, Sơn Quỳnh đã hứa với bố (một sĩ quan quân đội đang công tác tại Học viện Hậu cần) rằng “Nếu được chọn vào đội hình diễu binh, con sẽ không làm bố thất vọng”.
Nữ Khối trưởng Phạm Trúc Sơn Quỳnh dẫn đầu Khối nữ chiến sĩ quân y diễu binh qua lễ đài sáng 2-9. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Nữ Khối trưởng Phạm Trúc Sơn Quỳnh dẫn đầu Khối nữ chiến sĩ quân y diễu binh qua lễ đài sáng 2/9
“Hứa với bố như vậy nhưng tôi không lường hết khó khăn khi huấn luyện điều lệnh đội ngũ. Phải nói đây là loại hình lao động cực nhọc, ngay cả đối với nam giới cũng thấy khó, với chị em còn khó gấp bội. Những ngày đầu, khi tập ke chân, ke tay, luyện đi luyện lại cho động tác được chuẩn xác, tôi đã có lần bị ngất. Còn chuyện tập đứng nghiêm bị ngã… quay đơ là bình thường. Vậy nhưng được các anh chỉ huy động viên, chị em khối nữ quân y đều đã hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Sơn Quỳnh tâm sự.

Theo trung tá Phạm Ngọc Tư, Chính trị viên Khối nữ quân y, 200 nữ quân nhân trong khối quân y đến từ nhiều cơ quan, đơn vị, bệnh viện trong toàn quân. 70% chị em đã có gia đình. Điều anh lo lắng nhất là khi luyện tập, chị em rất ít cười, trong khi yêu cầu khi diễu binh qua lễ đài thì quân dung phải tươi tỉnh. Sáng 2/9, dù không ai bảo ai, khi khối tiến qua lễ đài thì tất cả mọi người đều mỉm cười rạng rỡ, quân dung rất đẹp, được khán giả truyền hình khen ngợi. Đặc biệt, khối trưởng Phạm Trúc Sơn Quỳnh có động tác điều lệnh đẹp mắt, đáp ứng được niềm tin của ban chỉ huy dành cho ngay từ ngày đầu huấn luyện.
Anh Tư cho biết, ngay từ buổi huấn luyện đầu tiên, nhìn vóc dáng và động tác của Sơn Quỳnh, ban chỉ huy đơn vị đã nhận thấy cô có khả năng làm khối trưởng. "Sơn Quỳnh là cô gái trẻ nhưng ý chí rèn luyện rất cao. Sau mỗi buổi tập, chỉ huy đơn vị rút kinh nghiệm, góp ý cho từng người những động tác chưa đúng, chưa đẹp thì Sơn Quỳnh ghi nhớ, buổi tối tranh thủ tập thêm để sửa sai ngay. Ý chí đó được cả đơn vị khâm phục và khen ngợi. Chính vì vậy, kết thúc nhiệm vụ diễu binh, theo bình xét của khối nữ quân y, Sơn Quỳnh được đơn vị đề nghị thủ trưởng Tổng cục Chính trị tặng bằng khen", trung tá Tư tiết lộ.
Theo Quân đội nhân dân