Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Tướng Thước: 'Võ Nguyên Giáp là vị tướng toàn năng'

“Ông chỉ giao nhiệm vụ có mấy trang giấy thôi nhưng cả Tây Nguyên giải phóng, dẫn tới chiến thắng 30/4”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ sự khâm phục với tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong suốt cuộc đời, có lẽ tôi không bao giờ quên cái ngày 4/10/2013. Bảy giờ tối, nhận được điện thoại báo tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, tôi bần thần cả người. Thế là nước ta mất đi một vị tướng tài ba rồi, mất mát này thật lớn lao không gì bù đắp được.
Trong thế kỷ XX, thế giới chắc chẳng có vị tướng nào như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã đánh bại 10 Đại tướng của Pháp, 4 Đại tướng của Mỹ, được cả thế giới vinh danh. Với tôi, tướng Giáp là một thiên tài toàn năng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học, văn hóa, kinh tế. Thậm chí cả đối ngoại, khi nói chuyện với các tướng nước ngoài, họ đều bị ông thuyết phục.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nguyên là Tư lệnh Quân khu 4 gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Sau khi về nghỉ hưu năm 1997, ông giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
50 năm cầm quân, ông đã trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đánh quân Pôn Pốt (Campuchia), quân phản động Lào và chiến tranh biên giới phía Bắc. Ngần ấy năm, không riêng gì tôi mà tất cả người tham gia chiến tranh đều có những kỷ niệm sâu sắc với tướng Giáp.
Tôi có hai kỷ niệm đặc biệt sâu sắc với ông, một là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hai là khi đã hòa bình quay về lại quân khu 4 xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
nguyen-quoc-thuoc-2942-1380986618.jpg
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước ôn lại kỉ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh:Phương Linh
Sau khi ký hiệp định Paris năm 1972, quân Mỹ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam, quân Ngụy ngày càng suy yếu. Bộ Chính trị ta lúc bấy giờ ra quyết nghị phải giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 và 1976. Lúc đó, tôi thay mặt Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên ra gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để nhận nhiệm vụ giải phóng Tây Nguyên.
Lần đầu tiên tôi gặp tướng Giáp là vào tháng 10/1974 tại nhà riêng của ông ở 30 Hoàng Diệu. Lúc này ông vừa đi chữa bệnh dạ dày về, người xanh xao nhưng vẫn trò chuyện và lên chiến lược rất nhiệt tình.
Trước khi làm việc, ông hỏi: “Cậu vào miền Nam bao lâu rồi?”. Tôi đáp: "Báo cáo Đại tướng, tôi vào từ năm 1964, đến năm 1974 mới được ra Bắc". Chắc bác nghe không rõ nên lại hỏi tôi rằng 10 năm được ra Bắc mấy lần rồi, bởi quy định ngày đó là cứ 3 năm cán bộ sẽ được ra miền Bắc bồi dưỡng 1-2 tháng rồi quay lại.
Nhưng tôi thưa với bác đây là lần đầu tiên và cũng phải may mắn có chiến dịch Tây Nguyên tôi mới được ra, chứ không thì chưa chưa chắc. Lúc bấy giờ ông mới ngạc nhiên hỏi tại sao Bộ Tư lệnh Tây Nguyên không thực hiện đúng chỉ đạo cho cán bộ ra nghỉ. Thực tế, tôi hiểu rằng trong chiến trường, lãnh đạo rất sợ cho cán bộ đánh giặc tốt ra Bắc bởi lúc đó thì lấy ai sẽ chỉ huy trong này.
Biết vậy, Đại tướng hỏi tiếp: “10 năm ở chiến trường cậu có biết tình hình gia đình thế nào không”. Tôi thật thà rằng 2 năm đầu còn nhận được 2 lá thư, sau đó không hề có tin tức gì. Bác mới nói: “Cậu không nhớ nhà à?”. Tôi dõng dạc: “Báo cáo Đại tướng, tại sao lại không nhớ, nhưng mà trước mắt là kẻ thù thì phải gác lại tất cả”.
Nét mặt bác đượm buồn, xúc động nói với tôi “Thôi, bây giờ 10 năm, lần này cố gắng vào ít nữa tớ sẽ cho cậu ra miền Bắc dài hơn”.
Qua câu chuyện với tướng Giáp, tôi chiêm nghiệm rằng ngoài việc là một vị Tổng tư lệnh tài ba, ông còn là một người cấp trên rất thông cảm với cấp dưới. Cách xưng hô thân tình “Tớ” với “Cậu” để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, một vị tư lệnh sắt đá với kẻ thù nhưng rất mềm mỏng, nhân ái, tình nghĩa với đồng chí, cán bộ cấp dưới. Có lẽ chính cái nhân văn đó của người mới thu hút được tình cảm của cán bộ chiến sĩ, khiến toàn quân đồng lòng giải phóng dân tộc.
Trước khi trở vào Tây Nguyên, ông lại gọi tôi sang. Những tưởng cấp trên sẽ có thay đổi gì nhưng thực tế ông chỉ dặn dò: “Tất cả nhiệm vụ tôi đã dặn đồng chí xong rồi, giờ chỉ nói lại hai vấn đề”.
Một là lần đầu tiên quân đội ta đánh vào thành phố lớn - Ban Mê Thuột (thủ phủ của Tây Nguyên), muốn đánh nhanh thì phải tổ chức một lực lượng thọc sâu bằng bộ binh cơ giới, tức xe tăng và bộ binh thọc sâu vào ngay trung tâm. Nếu đánh chậm, địch cố thủ được thì rất khó khăn.
Thứ hai, rất quan trọng, ông dặn dò tình hình chiến trường có thể diễn biến rất nhanh, chưa dự báo trước được. “Cậu vào nói với Tư lệnh, tình hình có thể diễn biến mau lẹ, người Tư lệnh mặt trận chiến dịch không cần chờ lệnh cấp trên mà tùy tình hình quyết đoán”, ông chỉ thị.
Với chiến lược như vậy, chỉ chưa đầy 2 ngày Ban Mê Thuột được giải phóng hoàn toàn (từ 10/3 đến trưa 11/3). Ngay sau đó, 3 cánh quân của ta theo đường 19, đường 7 và đường 21 ào xuống như thác lũ, thọc vào chiếm luôn 3 tỉnh Tây Nguyên. Chiến dịch ban đầu chỉ nói là giải phóng một phần Tây Nguyên nhưng kết quả lại giải phóng được toàn bộ 3 tỉnh, vượt ngoài tưởng tượng.
Không chỉ vậy, kế hoạch của Bộ Chính trị dự kiến ta sẽ giải phóng miền Nam trong 2 năm, thì chúng ta cũng chỉ mất 56 ngày, từ ngày giải phóng Tây Nguyên đến khi tiến vào dinh Độc lập, thống nhất đất nước. Điều này để thấy rằng tuy vị Tổng tư lệnh ngồi ở Hà Nội nhưng ông đã dự báo được tình hình, cho thấy tài thao lược của người tư lệnh vĩ đại.
Ngồi ngẫm lại, tôi thấy lúc trước ông nói “ít nữa tớ sẽ cho cậu ra Bắc” thì chỉ nghĩ chắc tư lệnh động viên tinh thần để vào lại chiến trường cho vui vẻ thôi, nhưng sau mới thấy đây như một dự báo trước cho chiến thắng năm 1975. Tôi không khỏi thán phục: “Sao ông giỏi thế. Ông chỉ giao nhiệm vụ có mấy trang giấy thôi nhưng cả Tây Nguyên giải phóng, dẫn tới chiến thắng 30/4”.
Nhưng rồi giải phóng miền Nam xong tôi vẫn chưa thể ra Bắc vì còn phải đi đánh quân Pôn Pốt, rồi đến chiến tranh biên giới phía Bắc, sau đó lại được điều về làm Tư lệnh quân khu 4. Dù xa vợ con hàng chục năm trời, nhưng chính sự tin tưởng vào cấp trên, tôi và đồng đội một lòng hoàn thành nhiệm vụ.
Khi hòa bình, tôi lại có dịp gặp lại Đại tướng khi ông về làm việc với quân khu 4. Lúc này ông là Phó Thủ tướng, được Đảng giao nhiệm vụ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - văn hóa - khoa học. Tuy nhiên, không bao giờ ông quên trước hết mình là một Tổng tư lệnh. Do vậy, khi vào Nghệ An làm việc với quân khu dưới tư cách Chính phủ, gặp lại tôi ông hồ hởi nói: “Mình nhớ cậu rồi. Giờ cậu về đây là phải, thế cậu có thắc mắc không”. Tôi nói: “Không, tôi không thắc mắc gì cả. Những gì Đảng và quân đội giao thì tôi làm tròn”.
Lúc đó ông nói: “Giờ đất nước thống nhất rồi, không phải đánh nhau nữa nhưng phải lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Đất nước mình hòa bình nhưng chưa thể yên. Thế cậu đã có giải pháp gì chưa?”.
Tôi mới về làm Tư lệnh quân khu 4, qua kinh nghiệm trong chiến trường thấy rằng quân chủ lực muốn mạnh thì phải có hậu phương, cơ sở quốc phòng, tự vệ, dân quân động viên mạnh. Cho nên bấy giờ, quân khu có chủ trương xây dựng các xã, phường với khẩu hiệu “An toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu”. Tôi báo cáo vậy, Đại tướng nhận xét: “Nghe hay rồi, nhưng mà tôi hỏi cậu là bây giờ quân khu 4 đã xây dựng được bao nhiêu xã, phường an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu rồi”.
Tôi thưa Thanh Hóa được chừng này phần trăm, Nghệ An chừng này, Hà Tĩnh chừng này, Thừa Thiên Huế, Quảng trị, Quảng Bình chừng này. Lúc đó, có cả đồng chí ở Hà Tĩnh ngồi đó, ông hỏi “Này đồng chí tỉnh đội trưởng Hà Tĩnh, trong mấy chục phần trăm đó thì đồng chí biết được xã nào chưa vững mạnh chưa”. Bấy giờ ông tỉnh đội trưởng Hà Tĩnh nói rằng còn 14%, mỗi huyện có chừng này.
Nghe xong, ông tuyên dương chúng tôi: “Các cậu đúng là con nhà quân sự, đánh giặc là phải giỏi từ cơ sở. Giờ các cậu nắm được như vậy mới biết yếu cái gì để sau củng cố lên”.
Từ đó tôi thấy được tư tưởng của tướng Giáp, từ một con người có tầm nhìn chiến lược cao nhưng lại đi sâu vào cụ thể, không chỉ trong đánh giặc mà còn trong xây dựng đất nước. Đây chính là bài học lớn mà ông đề lại. Xây dựng đất nước vững mạnh thì phải xây dựng nền tảng từ con người, mà muốn vậy thì phải biết cơ sở như thế nào, ai mạnh, ai yếu. Nếu mình nói chung chung, không nắm được cụ thể vấn đề thì khó có thể giải quyết.
Sau này nghỉ hưu chính thức ra Bắc đoàn tụ gia đình, tôi cũng có dịp đến thăm Đại tướng, cả lúc ông đang điều trị trong viện 108. Khi biết tin ông ốm nặng, những người lính chúng tôi vẫn luôn nói với nhau mong tướng Giáp sống lâu.
Giờ hỏi tôi có buồn không khi tướng Giáp mất rồi, ai chẳng đau đớn, ai chẳng mong bác sống thọ để giúp ích cho đất nước, nhưng quy luật thời gian thì không thể chống lại. Song, hoàn toàn không có cái buồn ủy mị, làm mất ý chí, nghị lực của con người. Chúng ta phải biến đau thương thành sức mạnh, giống như khi Bác Hồ mất năm 1969, quân đội Việt Nam quyết tâm biến đau thương thành hành động để rồi sau đó có trận đánh vang dội Tây Nguyên và giải phóng miền Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi để lại tài sản vô giá, đó là ý chí, văn hóa cách mạng, tinh thần tự lực, chúng ta phải tiếp tục sự nghiệp đó của người để đưa đất nước tiến lên, không chịu thua kém các cường quốc khác.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước

Tướng Thước: 'Võ Nguyên Giáp là vị tướng toàn năng'

“Ông chỉ giao nhiệm vụ có mấy trang giấy thôi nhưng cả Tây Nguyên giải phóng, dẫn tới chiến thắng 30/4”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ sự khâm phục với tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong suốt cuộc đời, có lẽ tôi không bao giờ quên cái ngày 4/10/2013. Bảy giờ tối, nhận được điện thoại báo tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, tôi bần thần cả người. Thế là nước ta mất đi một vị tướng tài ba rồi, mất mát này thật lớn lao không gì bù đắp được.
Trong thế kỷ XX, thế giới chắc chẳng có vị tướng nào như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã đánh bại 10 Đại tướng của Pháp, 4 Đại tướng của Mỹ, được cả thế giới vinh danh. Với tôi, tướng Giáp là một thiên tài toàn năng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học, văn hóa, kinh tế. Thậm chí cả đối ngoại, khi nói chuyện với các tướng nước ngoài, họ đều bị ông thuyết phục.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nguyên là Tư lệnh Quân khu 4 gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Sau khi về nghỉ hưu năm 1997, ông giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
50 năm cầm quân, ông đã trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đánh quân Pôn Pốt (Campuchia), quân phản động Lào và chiến tranh biên giới phía Bắc. Ngần ấy năm, không riêng gì tôi mà tất cả người tham gia chiến tranh đều có những kỷ niệm sâu sắc với tướng Giáp.
Tôi có hai kỷ niệm đặc biệt sâu sắc với ông, một là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hai là khi đã hòa bình quay về lại quân khu 4 xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
nguyen-quoc-thuoc-2942-1380986618.jpg
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước ôn lại kỉ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh:Phương Linh
Sau khi ký hiệp định Paris năm 1972, quân Mỹ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam, quân Ngụy ngày càng suy yếu. Bộ Chính trị ta lúc bấy giờ ra quyết nghị phải giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 và 1976. Lúc đó, tôi thay mặt Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên ra gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để nhận nhiệm vụ giải phóng Tây Nguyên.
Lần đầu tiên tôi gặp tướng Giáp là vào tháng 10/1974 tại nhà riêng của ông ở 30 Hoàng Diệu. Lúc này ông vừa đi chữa bệnh dạ dày về, người xanh xao nhưng vẫn trò chuyện và lên chiến lược rất nhiệt tình.
Trước khi làm việc, ông hỏi: “Cậu vào miền Nam bao lâu rồi?”. Tôi đáp: "Báo cáo Đại tướng, tôi vào từ năm 1964, đến năm 1974 mới được ra Bắc". Chắc bác nghe không rõ nên lại hỏi tôi rằng 10 năm được ra Bắc mấy lần rồi, bởi quy định ngày đó là cứ 3 năm cán bộ sẽ được ra miền Bắc bồi dưỡng 1-2 tháng rồi quay lại.
Nhưng tôi thưa với bác đây là lần đầu tiên và cũng phải may mắn có chiến dịch Tây Nguyên tôi mới được ra, chứ không thì chưa chưa chắc. Lúc bấy giờ ông mới ngạc nhiên hỏi tại sao Bộ Tư lệnh Tây Nguyên không thực hiện đúng chỉ đạo cho cán bộ ra nghỉ. Thực tế, tôi hiểu rằng trong chiến trường, lãnh đạo rất sợ cho cán bộ đánh giặc tốt ra Bắc bởi lúc đó thì lấy ai sẽ chỉ huy trong này.
Biết vậy, Đại tướng hỏi tiếp: “10 năm ở chiến trường cậu có biết tình hình gia đình thế nào không”. Tôi thật thà rằng 2 năm đầu còn nhận được 2 lá thư, sau đó không hề có tin tức gì. Bác mới nói: “Cậu không nhớ nhà à?”. Tôi dõng dạc: “Báo cáo Đại tướng, tại sao lại không nhớ, nhưng mà trước mắt là kẻ thù thì phải gác lại tất cả”.
Nét mặt bác đượm buồn, xúc động nói với tôi “Thôi, bây giờ 10 năm, lần này cố gắng vào ít nữa tớ sẽ cho cậu ra miền Bắc dài hơn”.
Qua câu chuyện với tướng Giáp, tôi chiêm nghiệm rằng ngoài việc là một vị Tổng tư lệnh tài ba, ông còn là một người cấp trên rất thông cảm với cấp dưới. Cách xưng hô thân tình “Tớ” với “Cậu” để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, một vị tư lệnh sắt đá với kẻ thù nhưng rất mềm mỏng, nhân ái, tình nghĩa với đồng chí, cán bộ cấp dưới. Có lẽ chính cái nhân văn đó của người mới thu hút được tình cảm của cán bộ chiến sĩ, khiến toàn quân đồng lòng giải phóng dân tộc.
Trước khi trở vào Tây Nguyên, ông lại gọi tôi sang. Những tưởng cấp trên sẽ có thay đổi gì nhưng thực tế ông chỉ dặn dò: “Tất cả nhiệm vụ tôi đã dặn đồng chí xong rồi, giờ chỉ nói lại hai vấn đề”.
Một là lần đầu tiên quân đội ta đánh vào thành phố lớn - Ban Mê Thuột (thủ phủ của Tây Nguyên), muốn đánh nhanh thì phải tổ chức một lực lượng thọc sâu bằng bộ binh cơ giới, tức xe tăng và bộ binh thọc sâu vào ngay trung tâm. Nếu đánh chậm, địch cố thủ được thì rất khó khăn.
Thứ hai, rất quan trọng, ông dặn dò tình hình chiến trường có thể diễn biến rất nhanh, chưa dự báo trước được. “Cậu vào nói với Tư lệnh, tình hình có thể diễn biến mau lẹ, người Tư lệnh mặt trận chiến dịch không cần chờ lệnh cấp trên mà tùy tình hình quyết đoán”, ông chỉ thị.
Với chiến lược như vậy, chỉ chưa đầy 2 ngày Ban Mê Thuột được giải phóng hoàn toàn (từ 10/3 đến trưa 11/3). Ngay sau đó, 3 cánh quân của ta theo đường 19, đường 7 và đường 21 ào xuống như thác lũ, thọc vào chiếm luôn 3 tỉnh Tây Nguyên. Chiến dịch ban đầu chỉ nói là giải phóng một phần Tây Nguyên nhưng kết quả lại giải phóng được toàn bộ 3 tỉnh, vượt ngoài tưởng tượng.
Không chỉ vậy, kế hoạch của Bộ Chính trị dự kiến ta sẽ giải phóng miền Nam trong 2 năm, thì chúng ta cũng chỉ mất 56 ngày, từ ngày giải phóng Tây Nguyên đến khi tiến vào dinh Độc lập, thống nhất đất nước. Điều này để thấy rằng tuy vị Tổng tư lệnh ngồi ở Hà Nội nhưng ông đã dự báo được tình hình, cho thấy tài thao lược của người tư lệnh vĩ đại.
Ngồi ngẫm lại, tôi thấy lúc trước ông nói “ít nữa tớ sẽ cho cậu ra Bắc” thì chỉ nghĩ chắc tư lệnh động viên tinh thần để vào lại chiến trường cho vui vẻ thôi, nhưng sau mới thấy đây như một dự báo trước cho chiến thắng năm 1975. Tôi không khỏi thán phục: “Sao ông giỏi thế. Ông chỉ giao nhiệm vụ có mấy trang giấy thôi nhưng cả Tây Nguyên giải phóng, dẫn tới chiến thắng 30/4”.
Nhưng rồi giải phóng miền Nam xong tôi vẫn chưa thể ra Bắc vì còn phải đi đánh quân Pôn Pốt, rồi đến chiến tranh biên giới phía Bắc, sau đó lại được điều về làm Tư lệnh quân khu 4. Dù xa vợ con hàng chục năm trời, nhưng chính sự tin tưởng vào cấp trên, tôi và đồng đội một lòng hoàn thành nhiệm vụ.
Khi hòa bình, tôi lại có dịp gặp lại Đại tướng khi ông về làm việc với quân khu 4. Lúc này ông là Phó Thủ tướng, được Đảng giao nhiệm vụ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - văn hóa - khoa học. Tuy nhiên, không bao giờ ông quên trước hết mình là một Tổng tư lệnh. Do vậy, khi vào Nghệ An làm việc với quân khu dưới tư cách Chính phủ, gặp lại tôi ông hồ hởi nói: “Mình nhớ cậu rồi. Giờ cậu về đây là phải, thế cậu có thắc mắc không”. Tôi nói: “Không, tôi không thắc mắc gì cả. Những gì Đảng và quân đội giao thì tôi làm tròn”.
Lúc đó ông nói: “Giờ đất nước thống nhất rồi, không phải đánh nhau nữa nhưng phải lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Đất nước mình hòa bình nhưng chưa thể yên. Thế cậu đã có giải pháp gì chưa?”.
Tôi mới về làm Tư lệnh quân khu 4, qua kinh nghiệm trong chiến trường thấy rằng quân chủ lực muốn mạnh thì phải có hậu phương, cơ sở quốc phòng, tự vệ, dân quân động viên mạnh. Cho nên bấy giờ, quân khu có chủ trương xây dựng các xã, phường với khẩu hiệu “An toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu”. Tôi báo cáo vậy, Đại tướng nhận xét: “Nghe hay rồi, nhưng mà tôi hỏi cậu là bây giờ quân khu 4 đã xây dựng được bao nhiêu xã, phường an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu rồi”.
Tôi thưa Thanh Hóa được chừng này phần trăm, Nghệ An chừng này, Hà Tĩnh chừng này, Thừa Thiên Huế, Quảng trị, Quảng Bình chừng này. Lúc đó, có cả đồng chí ở Hà Tĩnh ngồi đó, ông hỏi “Này đồng chí tỉnh đội trưởng Hà Tĩnh, trong mấy chục phần trăm đó thì đồng chí biết được xã nào chưa vững mạnh chưa”. Bấy giờ ông tỉnh đội trưởng Hà Tĩnh nói rằng còn 14%, mỗi huyện có chừng này.
Nghe xong, ông tuyên dương chúng tôi: “Các cậu đúng là con nhà quân sự, đánh giặc là phải giỏi từ cơ sở. Giờ các cậu nắm được như vậy mới biết yếu cái gì để sau củng cố lên”.
Từ đó tôi thấy được tư tưởng của tướng Giáp, từ một con người có tầm nhìn chiến lược cao nhưng lại đi sâu vào cụ thể, không chỉ trong đánh giặc mà còn trong xây dựng đất nước. Đây chính là bài học lớn mà ông đề lại. Xây dựng đất nước vững mạnh thì phải xây dựng nền tảng từ con người, mà muốn vậy thì phải biết cơ sở như thế nào, ai mạnh, ai yếu. Nếu mình nói chung chung, không nắm được cụ thể vấn đề thì khó có thể giải quyết.
Sau này nghỉ hưu chính thức ra Bắc đoàn tụ gia đình, tôi cũng có dịp đến thăm Đại tướng, cả lúc ông đang điều trị trong viện 108. Khi biết tin ông ốm nặng, những người lính chúng tôi vẫn luôn nói với nhau mong tướng Giáp sống lâu.
Giờ hỏi tôi có buồn không khi tướng Giáp mất rồi, ai chẳng đau đớn, ai chẳng mong bác sống thọ để giúp ích cho đất nước, nhưng quy luật thời gian thì không thể chống lại. Song, hoàn toàn không có cái buồn ủy mị, làm mất ý chí, nghị lực của con người. Chúng ta phải biến đau thương thành sức mạnh, giống như khi Bác Hồ mất năm 1969, quân đội Việt Nam quyết tâm biến đau thương thành hành động để rồi sau đó có trận đánh vang dội Tây Nguyên và giải phóng miền Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi để lại tài sản vô giá, đó là ý chí, văn hóa cách mạng, tinh thần tự lực, chúng ta phải tiếp tục sự nghiệp đó của người để đưa đất nước tiến lên, không chịu thua kém các cường quốc khác.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước

Dấu ấn xưa và nay của Tướng Giáp trên chiến trường Điện Biên

Bộ tham mưu chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, đồi A1, D1, hầm Đờ Cát... đều từng in dấu chân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ nay mãi mãi vắng bóng ông.
vonguyengiap1-5568-1381077596.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đồi A1 khi về thăm chiến trường xưa năm 1984. Ảnh tư liệu.
vonguyengiap9-8730-1381077596.jpg
Đồi A1 ngày nay không còn Đại tướng, cây cỏ mọc xanh um tùm. 
vonguyengiap3-8764-1381077597.jpg
Đại tướng thăm hầm Đờ Cát vào năm 1984. Nơi đây gần 60 năm trước, tướng Đờ Cát chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ đã bị các chiến sĩ Điện Biên bắt sống, kết thúc chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quyết định giành thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh tư liệu.
vonguyengiap10-4969-1381077597.jpg
Hầm Đờ Cát ngày nay đã được tôn tạo lại, trở thành di tích lịch sử.
vonguyengiap5-9031-1381077597.jpg
Đại tướng thăm lại căn hầm mình từng sống và làm việc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.
vonguyengiap13-3078-1381077597.jpg
Căn hầm xưa, nay vắng bóng Người.
vonguyengiap6-7067-1381077598.jpg
Người dân Mường Phăng tay bắt mặt mừng chào đón Đại tướng trong lần về thăm nơi đây nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu.
vonguyengiap7-1177-1381077598.jpg
Cảnh vẫn còn đó nhưng người nay đã không còn.
vonguyengiap2-7345-1381077598.jpg
Đại tướng chụp ảnh ở tượng đài "Chiến thắng Điện Biên Phủ" nhân kỷ niệm 50 năm chiến dịch Điện Biên năm 2004. Ảnh tư liệu.
vonguyengiap14-9306-1381109465.jpg
Tượng đài nay vẫn hiên ngang trên đồi D1. Ngày ngày cả thành phố Điện Biên Phủ đều nhìn thấy bức tượng đồng 3 chiến sĩ nâng một em bé Thái, cùng lá cờ "Quyết chiến quyết thắng".
Phan Dương

'Chụp ảnh người hùng của chiến tranh Việt Nam'

Catherine Karnow, phóng viên phương Tây duy nhất được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý cho phỏng vấn riêng và theo ông tới Điện Biên Phủ năm 1994, có những kỷ niệm đặc biệt về Tướng Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nữ phóng viên Catherine Karnow trong cuộc gặp gỡ năm 1994. Ảnh: Catherine Karnow.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nữ phóng viên Catherine Karnow trong cuộc gặp gỡ năm 1994. Ảnh: Catherine Karnow.
Karnow kể về lần gặp gỡ Tướng Giáp trên báo Huffington Post của Mỹ hồi năm ngoái, trong bài viết có tiêu đề "Chụp ảnh người hùng chiến tranh của Việt Nam". Sau đây là nội dung của bài viết.
"Tướng Giáp là người chỉ huy trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu vào tháng 5/1954, sự kiện giúp Việt Nam giành được độc lập từ tay của thực dân Pháp. Ông cũng là người tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ với thắng lợi hoàn toàn vào tháng 4/1975. Người Pháp gọi ông là "ngọn núi lửa phủ tuyết" vì mái đầu bạc và sự mạnh mẽ của ông.
Năm 1994, tôi là phóng viên phương Tây duy nhất được Tướng Giáp đồng ý cho theo ông đến Điện Biên. Tôi đã tới nhà của ông từ vài ngày trước đó, chụp ảnh và cùng dùng bữa tối với gia đình ông. 
Các phóng viên và nhiếp ảnh gia vốn đã tề tựu ở Hà Nội suốt nhiều ngày liền. Họ băn khoăn liệu Tướng Giáp có tới Điện Biên Phủ để kỷ niệm 40 năm chiến thắng lẫy lừng này hay không. Nhưng chỉ có tôi là người duy nhất được ông mời đi cùng, mà lại đi trước ngày kỷ niệm 7/5.
Nhưng hãy để tôi "lạc đề" một chút để giải thích về việc tôi đã có mối quan hệ riêng với nhân vật lịch sử này như thế nào. Cha tôi, Stanley Karnow, nhà báo kiêm sử gia về chiến tranh Việt Nam, đã phỏng vấn Tướng Giáp cho tờ New York Times vào năm 1990. Vài tháng sau, tôi tới Việt Nam và gặp Tướng Giáp để chụp hình ông cùng gia đình. Một mối quan hệ đã được xây dựng và kéo dài tới tận bây giờ.
tuonggiap-6072-1381052817.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được các phóng viên phương tây mệnh danh là "ngọn núi lửa phủ tuyết". Ảnh: Catherine Karnow
Ngày 1/5/1994, tôi khá lo lắng và hồi hộp trên chuyến bay từ Hà Nội tới Điện Biên Phủ. Lần này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ thăm chiến trường và nghĩa trang liệt sĩ, ông còn quay lại căn cứ Mường Phăng lần đầu tiên sau 40 năm. Đó là nơi ông đã trú ẩn trong những tháng vạch ra chiến dịch, để rồi từ đây đưa ra chiến lược thiên tài tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chiến lược thiên tài đó là gì? Cách thức của Đại tướng về cơ bản là sử dụng sức người để kéo những khẩu pháo nặng lên những con đốc đứng rồi nã xuống các đồn bốt của Pháp ở dưới. Trận địa pháo này rất có uy lực. Người Pháp bị áp đảo đến nỗi sĩ quan pháo binh của họ đã tự sát trong chiến hào.
Lả đi vì đói khi chờ trực thăng của Đại tướng
Khi chiếc máy bay thương mại cỡ lớn hạ cánh, tôi bị một số người đưa đi vì họ không hiểu vai trò đặc biệt của tôi. Trong một phút chốc, tôi bị tách khỏi Tướng Giáp mà không biết có thể gặp lại như thế nào. Tôi cũng không rõ ông được bố trí nghỉ lại ở nơi đâu.
Bỏ lại hành lý ở một khách sạn nhỏ, tôi yêu cầu họ đưa tôi đến gặp Đại tướng. Nhưng chính họ cũng không biết nên đưa tôi tới đâu. Đột nhiên, tôi nhìn thấy một nhà khách lớn trên một đỉnh đồi. Trực giác mách bảo tôi rằng đó chính là nơi Tướng Giáp đang nghỉ. Vì vậy, tôi yêu cầu lái xe dừng lại.
Sau đó, tôi nhìn thấy người trợ lý của Đại tướng đang ngồi nghỉ ở hiên nhà. Chúng tôi đã biết nhau và ông ấy không ngạc nhiên khi thấy tôi. Sau đó, tôi được biết rằng chúng tôi sẽ đến thăm chiến trường năm xưa vào ngày hôm sau.
Tướng Giáp sẽ di chuyển bằng trực thăng, còn tôi đi bằng xe jeep. Tôi được thông báo là sẽ tới nơi vào đầu buổi chiều. Đại tướng cũng sẽ tới trong khoảng thời gian này.
Hàng trăm người dân đã tụ tập ở nơi là trận địa năm xưa để chờ Tướng Giáp đi trực thăng đến. Đoán rằng ông sẽ tới trong chốc lát nữa, tôi kiểm tra lại để chắc rằng máy ảnh đã lắp phim và tự kiếm một vị trí tốt để bấm máy. Nhiều phút trôi qua. Thế rồi một giờ và một giờ nữa qua đi. Tôi không có gì mang theo để ăn, mà chỉ có một chai soda cam để uống.
Khi đó, trời rất nóng và nắng gắt. Nếu tôi chạy ra chỗ rừng cây để trốn ánh nắng mặt trời, tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội bấm máy khi Đại tướng đến. Ngớ ngẩn hơn là tôi lại không mang đủ phim, nên tôi thậm chí không thể giết thời gian nhiều bằng cách chụp ảnh những người dân bản xứ. Điều đó thật tệ đối với tôi, vì khi đó họ trông rất thú vị. Nhiều người trong số họ là người Thái Đen, một dân tộc thiểu số ở vùng cao. Nhiều trẻ em còn mặc đồng phục, quàng khăn đỏ và cầm những biểu ngữ chào mừng.
Tôi bắt đầu cảm thấy lả đi vì đói và kiệt sức.
Mọi người bắt đầu chạy về phía trực thăng khi nó đang hạ cánh. Ảnh: Catherine Karnow.
Mọi người bắt đầu chạy về phía trực thăng khi nó đang hạ cánh. Ảnh: Catherine Karnow.
Cuối cùng, tôi nghe thấy tiếng động trên bầu trời và nhìn thấy chiếc trực thăng đang tiến lại gần. Người dân chạy về phía trước trực thăng sau khi nó đáp xuống. Đại tướng bước ra và vẫy tay chào đám đông. Chúng tôi bắt đầu đi bộ lên núi để thăm nơi trú ẩn bí mật trong rừng.
Chúng tôi bước trên những tấm ván gỗ hẹp trên các con suối và trèo qua nhiều thân cây đổ. Đã 83 tuổi, Tướng Giáp vẫn thể hiện ông có sức khỏe rất tốt.
Khi chúng tôi tới nơi mà Đại tướng từng sống suốt nhiều tháng liền để chỉ huy trận đánh cuối cùng, người dân chào ông với sự tôn kính và niềm vui lớn lao. Ông đã không gặp lại một vài người trong số họ suốt 40 năm.
Chúng tôi bước vào căn lán nhỏ, vốn chính là nơi mà Tướng Giáp đã vạch ra chiến lược cho trận Điện Biên Phủ. Một tấm bản đồ, mô phỏng lại chính bản đồ mà ông và các chỉ huy khác đã sử dụng 40 năm trước, được treo trên tường. Đại tướng ôn lại những kỷ niệm về những ngày ông ở lán này. Tướng Giáp nói: "Điều duy nhất tôi cảm thấy tiếc là những người chỉ huy đã cùng có mặt với tôi khi đó nay đã không còn nữa và không thể có mặt ở đây hôm nay".
Với tôi, việc ở trong căn lán nhỏ giữa núi rừng miền bắc của Việt Nam và chứng kiến một huyền thoại sống kể về những khoảnh khắc riêng trong lịch sử quả là một điều trọng đại".
Nguyễn Tâm lược dịch

Đại tướng Giáp ba lần lên bìa tạp chí Time

Tạp chí danh tiếng TIME của Mỹ từng ba lần sử dụng chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm trang bìa, khi đề cập cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.

Giap-1966-8864-1380944344.gif
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên bìa của TIME số ra tháng 6/1966. Ảnh: TIME
Trong số ra ngày 17/6/1966, TIME lần đầu tiên sử dụng chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm trang bìa tạp chí. Trong bài bình luận về nhân vật trang bìa, TIME đã so sánh Tướng Giáp như Napoleon của Việt Nam, và trích dẫn câu nói nổi tiếng của ông "đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh", như kim chỉ nam của quân đội Việt Nam trong giai đoạn này.
Đây là giai đoạn chiến trường miền Nam của Việt Nam đang có những diễn biến mới. Bài viết của TIME cho rằng Tướng Giáp khi đó gặp nhiều khó khăn hơn so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bởi quân đội Mỹ huy động nhiều phi đội trực thăng có sức tấn công lớn.
time-2-9987-1380948098.jpg
Bìa TIME ngày 9/2/1968. Ảnh: TIME
Ngày 9/2/1968, TIME đưa chân dung Đại tướng làm ảnh trang bìa, với bối cảnh cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân 1968 vừa kết thúc. Cuộc tổng tiến công Mậu Thân diễn ra trên khắp miền Nam, gây bất ngờ lớn cho quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đây cũng là trận chiến mở đầu cho một đợt phản công toàn diện từ tháng 2 cho đến cuối năm 1968.
time-3-4191-1380948098.jpg
Bìa TIME tháng 5/1972. Ảnh: TIME
Tháng 5/1972, sau chiến thắng trận Thành cổ Quảng Trị, TIME lần thứ 3 đăng hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên trang bìa. Trận Thành cổ Quảng Trị trong "mùa hè đỏ lửa" ấy là bước ngoặt quan trọng về mặt quân sự và ngoại giao, tạo tiền đề thuận lợi cho đoàn đàm phán Việt Nam tại Paris.
Đức Dương

Những câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong cuộc đời cầm quân và giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh lớn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nhiều câu nói bất hủ.

[Caption]Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nhiều câu nói bất hủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nhiều câu nói bất hủ. Ảnh: DPA
Cuối năm 1946, khi cuộc chiến tranh với thực dân Pháp là không thể tránh khỏi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi Võ Nguyên Giáp, tân Bộ trưởng Quốc phòng (thay thế luật sư Phan Anh), người cũng được Chủ tịch nước ủy quyền làm Tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ: "Nếu địch mở rộng chiến tranh trên miền Bắc, Hà Nội có thể giữ được bao lâu?". Bộ trưởng Giáp đã tự tin trả lời: "Có thể giữ được một tháng!".
Với nỗ lực của trung đoàn thủ đô và các lực lượng tự vệ và nhân dân Hà Nội, quân đội Việt Nam non trẻ đã cầm chân được quân đội Pháp tới hai tháng tại thủ đô, trước khi bí mật rút khỏi thành phố để bước vào cuộc kháng chiến kéo dài tới 9 năm.
Năm 1950, trước khi mở chiến dịch Biên giới, Võ Nguyên Giáp, khi đó đã mang quân hàm Đại tướng, đã cân nhắc việc có chọn đột phá khẩu là thị xã Cao Bằng hay không. Ông viết trong hồi ký: "Trong tư tưởng của tôi từ trước, điểm đột phá trên chiến trường này phải là Đông Khê".
Sau khi quân đội Việt Nam đánh Đông Khê, quân Pháp từ Cao Bằng và Lạng Sơn kéo sang phản công cũng đã bị đánh bại. Hai binh đoàn Le Page và Charton bị tiêu diệt hoàn toàn, toàn bộ tuyến biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập được giải phóng. Việt Nam dân chủ cộng hòa mở được cánh cửa giao lưu với các nước khối xã hội chủ nghĩa, từ đó nhận được những sự giúp đỡ to lớn để tạo dẫn tới chiến thắng Điện Biên 4 năm sau đó.
Trong chiến dịch Điện Biên, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định cực kỳ quan trọng, dẫn đến chiến thắng hoàn toàn cho quân đội Việt Nam, là chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".
Sau nhiều đêm thức trắng trăn trở, tại cuộc trao đổi với trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc Vi Quốc Thanh sáng 26/1/1954, đúng ngày dự kiến mở màn chiến dịch, Tướng Giáp đã nói: "Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc'".
Sau khi nhận được sự đồng thuận của ông Vi Quốc Thanh, tại Hội nghị  Đảng ủy mặt trận diễn ra sau đó, Tướng Giáp đã có câu kết luận lịch sử:
"Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là đánh chắc thắng, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới".
Về sau, trong hồi ức "Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”, tướng Giáp đã thổ lộ: "Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!".
Đánh giá về quyết định lịch sử này, tướng Lê Trọng Tấn, trong dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên, nói: "Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ". Còn tướng Vương Thừa Vũ nhận xét: "Nếu theo cách đánh cũ, thì cuộc kháng chiến chống Pháp có thể bị kéo dài thêm tới 10 năm".
Đánh thắng thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng quân đội của ông không được nghỉ ngơi lâu, mà phải tiếp tục bắt tay vào cuộc chiến đấu với quân đội Mỹ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán khi tướng Giáp đến Việt Bắc báo cáo về chiến thắng Điện Biên.
Năm 1972, trong một chiến thắng vang đội khác của quân đội Việt Nam trước cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của quân đội Mỹ vào Hà Nội, được ví như một trận "Điện Biên Phủ trên không", tướng Giáp đã có chỉ thị nổi tiếng tới các đơn vị phòng không Hà Nội: "Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội".
Sau khi quân đội của tướng Giáp giành chiến thắng trên bầu trời Hà Nội, Mỹ đã phải ký hiệp định Paris, rút quân khỏi Việt Nam, tạo tiền đề cho những chiến thắng sau đó của tướng Giáp.
Trong những ngày cuối cuộc kháng chiến thứ hai của mình, Tướng Giáp đã cho đánh đi bức điện lịch sử gửi các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam, sáng 7/4/1975: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!"
Kết thúc hai cuộc chiến tranh, khi nhìn nhận lại về cuộc chiến chống Pháp và đối thủ của mình là tướng Navarre, tướng Giáp đã nói với nhà báo, đạo diễn người Pháp Daniel Roussel: "Navarre là một tướng có tài, thua trận không phải là lỗi của ông ta, mà là lỗi của những người bắt đầu cuộc chiến".
Trong cuộc gặp đầu tiên với đối thủ người Mỹ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1995, tướng Giáp cũng có rất nhiều câu nói rất đáng nhớ như: "Mỹ xâm lược Việt Nam là sai lầm. Mỹ không hiểu Việt Nam", "Chúng tôi biết là chúng tôi sẽ thắng ngay từ ngày đầu tiên”, hay "Từ 'lo sợ' không có trong tư duy quân sự của chúng tôi".  
Đáp lại những lời ca tụng của báo chí phương Tây, ông nói: "Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình".  
Nhận định về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã trao cho mình cấp hàm Đại tướng và quyền Tổng chỉ huy quân đội, trong hồi ký của mình, Tướng Giáp đã viết: "Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử".
Là một nhà quân sự, nhà giáo, nhà sử học, tướng Giáp luôn quan tâm đến lịch sử và thế hệ trẻ. Phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Hội khoa học lịch sử Việt Nam nhiệm kỳ 3, khóa III năm 1996 với tư cách Chủ tịch danh dự hội, ông trăn trở: "Tôi vẫn còn có điều băn khoăn và hơn thế nữa là sự lo lắng, đó là vì sao kiến thức lịch sử lại không phổ biến sâu rộng được trong quảng đại quần chúng, như là giới trẻ?".
Nói về nghiệp cầm quân của mình, Tướng Giáp thổ lộ: "Hạnh phúc lớn nhất của người cầm quân là được ở bên chiến sĩ trên chiến trường".
Là một vị tướng trọn đời vì đất nước, vì nhân dân, khi được chúc mừng nhân dịp bước sang tuổi 100, tướng Giáp nói: "Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó".
Tiên Long

Võ Nguyên Giáp, một trong các vị tướng tài ba nhất thế kỷ 20

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Nguyên soái Gregory Zhukov của Liên Xô, Tướng Dwight D. Eisenhower của Mỹ được công nhận là những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất của thế kỷ 20.

1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Việt Nam
1-7418-1380902459.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Tướng Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân đội Việt Nam chống lại cả thực dân Pháp và đế quốc Nhật chiếm đóng. Sau đó, trong chiến tranh Việt Nam chống Mỹ, ông lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại siêu cường số một thế giới trong một chiến tranh vũ trang điển hình. Sau gần 40 năm chiến đấu trường kỳ, nước Việt Nam thống nhất một nhà.
2. Nguyên soái Gregory Zhukov, Liên Xô (cũ)
8-8955-1380902460.jpg
Nguyên soái Gregory Zhukov là chỉ huy Hồng quân Liên Xô và giữ vai trò quan trọng trong việc đánh bại phe phát xít tấn công vào Liên bang Xô Viết. Ông dẫn đầu Hồng quân tiến vào Berlin và chấm dứt chiến tranh. Ông là nhà chiến lược tuyệt vời và được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng và quy mô các trận đánh. Những chiến tích của ông trở thành những đóng góp lớn trong kho tàng kiến thức quân sự của nhân loại và làm thay đổi lý luận quân sự của thế giới.
3. Tướng Dwight D. Eisenhower, Mỹ
2-7300-1380902459.jpg
Dwight D. Eisenhower là vị tướng 5 sao của Quân đội Mỹ trước khi trở thành tổng thống nước này. Trong chiến tranh Thế giới II, Eisenhower giữ vai trò chỉ huy tối cao của lực lượng Đồng minh. Ông cũng là chỉ huy đầu tiên của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông là nhà chiến lược tài ba với sự khéo léo trong chính trị, khiến ông trở thành ứng cử viên hoàn hảo nhất để lãnh đạo liên minh quân sự phương tây trong Thế chiến II.
4. Đô đốc Chester W. Nimitz, Mỹ
3-6201-1380902459.jpg
Chester W. Nimitz là Đô đốc chỉ huy hạm đội của Hải quân Mỹ và trong Thế chiến II ông giữ chức Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, và là Tư lệnh Hải, Lục, Không quân của Mỹ và quân Đồng minh ở Thái Bình Dương. Ông nhận nhiệm vụ kể từ sau trận Trân Châu Cảng và với chiến thuật tài tình, ông chứng minh rằng chiến dịch của ông là chiến dịch thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới II và giúp đánh bại phát xít Nhật. 
5. Nguyên soái Bernard Montgomery, Anh
7-3760-1380902460.jpg
Nguyên soái Bernard Law Montgomery, Đệ nhất tử tước Montgomery xứ Alamein, bắt đầu sự nghiệp trong Chiến tranh Thế giới I nhưng lại nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới II khi chỉ huy quân đoàn số 8 của Anh trong chiến dịch Sa mạc phương Tây và đánh bại đội quân phát xít Đức của Erwin Rommel trong trận El Alamein. Sau chiến tranh ông trở thành Tham mưu trưởng của Quân đội Anh ở Rhine và sau đó là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoàng gia.
6. Tướng George S. Patton, Mỹ
3a-4274-1380902459.jpg
George S. Patton là nhà chỉ huy quân sự được tôn kính trong Lục quân Mỹ còn kẻ thù của ông thì kính sợ. Ông lãnh đạo quân đội Mỹ trong Chiến dịch Bắc Phi thời Thế chiến II và sau đó là chiến trường châu Âu. Ông là một chuyên gia về chỉ huy binh chủng xe tăng và nổi tiếng với những trận đánh thần tốc.
7. Nguyên soái Sam Manekshaw, Ấn Độ
6-6696-1380902460.jpg
Sam Manekshaw, hay còn gọi là "Sam Bahadur" có nghĩa là "Sam dũng cảm", là vị nguyên soái đầu tiên của Ấn Độ. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ thời Quân đội Anh-Ấn trong Thế chiến II. Ông là Tổng tham mưu trưởng thứ 8 của quân đội Ấn Độ và chỉ huy thắng lợi cuộc chiến năm 1971 với Pakistan và kết quả là sự ra đời của nhà nước Bangladesh độc lập.
Vũ Hà (Theo Topyaps)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Hồ Chủ tịch

Trước nhiều thời điểm lịch sử của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc để đưa ra những quyết định trọng đại.

Untitled-1-4005-1380944910.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày 2/9/1945. Bức ảnh được chụp ngay sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. "Đúng lúc cụ Hồ và ông Giáp đã ngồi vào xe và xe chưa lăn bánh, tôi nhào tới đưa máy vào khoang cửa và nói: Thưa cụ, vừa rồi trên kỳ đài đông quá, con không chụp được ảnh cụ. Xin cụ cho phép con được lấy một hình của cụ. Cụ Hồ khẽ gật đầu. Nhưng lúc ấy, cụ Hồ đang đội mũ. Trời đã về chiều. Cái mũ cát vành rộng lại che mất nhiều ánh sáng. Tôi đánh liều: Thưa cụ, con muốn cụ hạ chiếc mũ xuống ạ. Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của cụ Hồ đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống", nhiếp ảnh gia Võ An Ninh kể lại trong cuốn "Ở với Người - Ở với Đời".
Untitled-10-1501-1380944910.jpg
Theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, nhóm tình báo Con Nai (Deer Team) thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nhảy dù xuống Tân Trào tháng 7/1945 để giúp đỡ huấn luyện các chiến sĩ Việt Minh đánh Nhật. Cụ Hồ và Tướng Giáp chụp chung với nhóm tình báo đặc biệt này.
Bác Hồ và Tướng Võ Nguyên Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
Cụ Hồ và Tướng Giáp tại vườn Bắc Bộ phủ cuối tháng 8/1945.
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp (đầu tiên, hàng trước) trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Bữa cơm tại chân đèo Re (phía Định Hóa, Thái Nguyên tháng 10/1948) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ, trước ngày ông Lê Đức Thọ được cử vào Nam Bộ công tác
Tổng Bí thư Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ ăn cơm tại chân đèo Re phía Định Hóa, Thái Nguyên vào tháng 10/1948.
Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại An toàn khu Định Hóa năm 1947.
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh (1950).
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Untitled-8-2272-1380944910.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Giáp bàn bạc kế hoạch chiến dịch năm 1950.
Tại căn cứ Việt Bắc, Người và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.
Tại căn cứ Việt Bắc, Hồ Chủ tịch, Tướng Giáp và lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch  hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng  trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại  ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", Đại tướng trả lời: "Thưa Bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Điện Biên mừng sinh nhật Bác (19/5/1954).
Tướng Giáp cùng các chiến sĩ Điện Biên mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 19/5/1954.
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962
Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962.
Untitled-2-4074-1380944911.jpg
Ngày 11/1/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (thứ hai từ bên phải) gặp đoàn đại biểu Anh hùng Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang quân Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc.
Tháng 4-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tiếp các chiến sĩ lái máy bay chiến đấu đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ
Tháng 4/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tướng Giáp tiếp các chiến sĩ lái máy bay chiến đấu đã bắn rơi nhiều phi cơ Mỹ.
Ảnh tư liệu của TTXVN