Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

VN hạ thủy thành công 2 tàu hộ vệ tên lửa Molniya

(Quốc phòng) - Việt Nam đã hạ thủy thành công tàu hộ vệ tên lửa Molniya thuộc đề án 1241.8, tạo ra bước đột phá mới trong công nghệ đóng tàu quân sự nội địa.


Tàu hộ vệ tên lửa M1 được hạ thủy vào đầu tháng 3 tại nhà máy đóng tàu Ba Son.
Tàu hộ vệ tên lửa M1 được hạ thủy vào đầu tháng 3 tại nhà máy đóng tàu Ba Son.
Các phương tiện truyền thông Nga nói rằng, nhà máy đóng tàu Ba Son (TP.HCM) đã hạ thủy hai chiếc tàu tên lửa thuộc dự án 1241.8 (Molniya) được xây dựng cho Hải quân nhân dân Việt Nam vào năm 2006 theo thỏa thuận với Nga.

Theo báo Nga, chiếc tàu đầu tiên (trên kiến trúc thượng tầng có ghi ký hiệu M1) đã được hạ thủy vào ngày 13/3/2013, và chiếc thứ hai (ký hiệu M2) hạ thủy vào ngày 2/4/2013. Cả hai con tàu đều đã hoàn thành và có mức độ sẵn sàng cao, nhiều khả năng chúng sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam trong năm nay.

Trang mạng Livejournal của Nga cho biết, việc nhà máy Ba Son hạ thủy thành công tàu tên lửa cao tốc M1, M2 mở ra bước đột phá lớn trong việc tiếp cận công nghệ đóng tàu quân sự hiện đại của thế giới.

Ngoài việc từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự hiện đại đảm bảo nguồn cung vũ khí cho quân đội, việc hạ thủy còn tiến đến việc đưa công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn của đất nước.

Tàu tên lửa cao tốc M1, M2 thuộc đề án 1241.8 là đề án phát triển các tàu chiến tốc độ cao, hỏa lực mạnh phục vụ cho các hoạt động tác chiến, tuần tra, bảo vệ bờ biển ở các vùng nước nông, vùng ven biển. Tàu có chiều dài 51,6m, rộng 10m, mớn nước 2,56 mét, tải trọng đầy tải 550 tấn.

Tàu được trang bị hệ thống điện tử hiện đại bao gồm: radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 Positiv-E với phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 150 km, radar điều khiển hỏa lực MR-123, radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal-E cùng hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện.

Về vũ khí, tàu tên lửa cao tốc M1, M2 được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2mm tầm bắn 15 km, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30mm với tốc độ băn lên đến 5.000 phát/phút. Đặc biệt, tàu được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 với tầm bắn 130 km.

Theo một số nguồn tin, các tàu thuộc đề án 1241.8 được đóng tại Việt Nam sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35UE với tầm bắn lên đến 220 km.

Tàu được trang bị hệ thống động lực CODOG (kết hợp động cơ diesel-tuabin khí) với tổng công suất 30.000 mã lực. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa lên đến 42 hải lý/giờ (75,6 km/h).

Tàu có phạm vi hoạt động 1.650 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ. Thời gian hoạt động liên tục trên biển 10 ngày, thủy thủ đoàn 50 người.

Hợp đồng xây dựng cho Việt Nam các tàu tên lửa dự án 1241.8 đã được Việt Nam và Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport ký kết trong năm 2006. Hợp đồng bao gồm việc cung cấp cho Việt Nam hai tàu tên lửa dự án 1241.8, và xây dựng tại Việt Nam sáu tàu như vậy với sự hỗ trợ của Nga. Tổng giá trị của hợp đồng lên tới 1 tỷ USD.

Theo hợp đồng này, nhà máy đóng tàu Vympel cùng với Cục thiết kế Almaz sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya dự án 1241.8 theo giấy phép của Nga. Hai chiếc tàu tên lửa thuộc dự án 1241.8 đã được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm 2007 (hai tàu mang số hiệu HQ-375 và HQ-376).
Tàu hộ vệ tên lửa M2 hạ thủy vào đầu tháng 4 vừa qua.
Tàu hộ vệ tên lửa M2 hạ thủy vào đầu tháng 4 vừa qua.

Hai tàu M1, M2 mới được hạ thủy đang được lắp đặt các thiết bị khác.
Hai tàu M1, M2 mới được hạ thủy đang được lắp đặt các thiết bị khác.

Tàu đã được lắp đặt radar, vũ khí nhưng chưa được lắp tên lửa, việc hạ thủy thành công tàu tên lửa M1, M2 là bước đột phá quan trọng của công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
Tàu đã được lắp đặt radar, vũ khí nhưng chưa được lắp tên lửa, việc hạ thủy thành công tàu tên lửa M1, M2 là bước đột phá quan trọng của công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Uy lực tàu tên lửa đầu tiên của Việt Nam

  • PV (Tổng hợp theo Soha, Infonet)

Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?

(Quốc phòng)- Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh?

Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.
Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất.
Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích.
Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây.
Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.
Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.
Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.
Phải công nhận một điều rằng Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.
Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ.
Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.
Sách lược “Giấu mình chờ thời” thực chất là nghệ thuật thời cơ. Nó có 2 hoạt động quan trọng. Thứ nhất là, rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ để hành động cho mục đích. Thứ hai là bí mật các hoạt động để tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì chớp lấy hành động.
Hai hoạt động này luôn song hành cùng nhau và đối với Trung Quốc, trong 3 thập kỷ lại đây, họ chủ yếu thiên về hoạt động kiểu thứ nhất-rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ, mà như trên đã dẫn.
Khi thời cơ đến thì hành động, lúc đó thì không cần vì không thể giấu mình là tất yếu.
Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình” nữa. Họ không cần giấu diếm ý đồ, ngang nhiên hành động, bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam và 80% Biển Đông. Trên Biển Đông Trung Quốc đã “chơi bài ngửa”.
Vậy, phải chăng Trung Quốc cho là thời cơ của họ đã đến?
Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết và bất bình với những hành động ngang ngược, nguy hiểm của Trung quốc trong những ngày gần đây.
Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?
Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.
Trước hết là về thời cơ bên ngoài:

Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.
Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.
Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.
Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.
Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.
Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.
Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ.
Đây là thời cơ được xác định là quyết định thành bại của hành động.
Cuối cùng là thời cơ bên trong (nội bộ):
Có thể Trung Quốc cho rằng họ mạnh chưa từng thấy. Hoặc đây là thời cơ để chuyển những mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài hoặc là thời cơ để cho giới quân sự hiếu chiến, những “con rồng” đầy thế lực vì lợi ích cục bộ, gây áp lực lên chính quyền trung ương Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực gay gắt diễn ra trước khi đại hội Đảng CSTQ vào mùa thu tới.
Vân vân và vân vân.
Quả thật, xét về mặt thời gian, thì những thời cơ trên (bên ngoài) hoàn toàn chính xác, không sai điểm nào, rất dễ nhận biết và dự đoán. Chẳng hạn như Việt Nam 2010 thực lực không bằng 2014 là đương nhiên.
Điều quan trọng là, qua đây, dư luận cũng rất dễ nhận biết dã tâm và sự ham muốn cháy bỏng, không cưỡng lại được của giới có tư tưởng bành trướng, bá chủ thiên hạ ngấm sâu vào máu đến mức độ nào.
Với nhận thức “bây giờ hoặc không bao giờ” họ trở nên điên cuồng và liều lĩnh hơn bao giờ hết.
Nhưng, rất tiếc, đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến.

Điều này thì chỉ có giới thông thái, trí tuệ, sáng suốt làm được, vì đó là một vấn đề khoa học, cho nên nó không dành cho những kẻ có cái “đầu nóng”.
 
>>Hình ảnh đẹp nhất về Trường Sa

Lê Ngọc Thống

Châu Á Thái Bình Dương- lịch sử tồi tệ đang lặp lại?

(Quốc phòng) - Khi một cường quốc có tư tưởng bành trướng, bá quyền đang trỗi dậy thì việc thâu tóm khu vực… đương nhiên sẽ đối đầu với nhiều quốc gia và đặc biệt là Mỹ- cường quốc đang giữ ngôi vị số 1 thế giới, là không thể tránh khỏi.
 
Mỹ, Trung Quốc đổi vai cho nhau
Năm 1954, Việt Nam bị chia làm 2 miền mà giới tuyến là sông Bến Hải. Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, xây dựng ở miềm Nam chế độ Ngô Đình Diệm. Hiệp định Giơ-ne-vơ, theo đó, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bị chế độ Sài Gòn xé bỏ bất chấp luật định quốc tế.
Công cuộc thống nhất đất nước không còn con đường nào khác ngoài con đường bạo lực, đã phát triển mạnh mẽ. Chế độ Ngô Đình Diệm đã đến hồi lâm nguy thì Mỹ trực tiếp đưa quân vào để cứu vãn.
Trung Quốc bấy giờ không muốn Việt Nam đánh Mỹ, họ muốn giữ nguyên hiện trạng như Triều Tiên bây giờ.
Bộ đội tên lửa của Quân dội Nhân dân Việt Nam bắn  đạn thật
Bộ đội tên lửa của Quân dội Nhân dân Việt Nam bắn đạn thật
Nếu như cho đến bây giờ, đã 6 thập kỷ trôi qua, ngày 3/8/2012, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên mới nói “Thống nhất 2 miền Triều Tiên vốn bị thế lực bên ngoài chia cắt là nhiệm vụ tối thượng”, thì ngay từ khi bị các nước lớn mặc cả trên lưng trong việc ký hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam đã coi nhiệm vụ thống nhất Tổ quốc là tối thượng rồi.
“Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, dù phải hy sinh không biết bao xương máu Việt Nam vẫn kiên quyết đánh Mỹ để thống nhất 2 miền Nam-Bắc.
Bởi vậy, mối quan hệ Việt- Trung- Mỹ lúc đó, tính chất và đối đầu biểu hiện rất nhiều góc cạnh.
Việt Nam trực tiếp đánh Mỹ. Đây là sự việc bắt buộc mà Trung Quốc có ủng hộ hay không, Việt Nam vẫn đánh Mỹ. Đó truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Trung Quốc, như trên đã nói, không muốn Việt Nam đánh Mỹ, nhưng khi Việt Nam kiên quyết đánh và biết cách thắng Mỹ thì vì lợi ích quốc gia, nên ủng hộ Việt Nam và thực tế sau khi Việt Nam đánh Mỹ giòn dã, “làm ăn được”, Trung Quốc mới được Mỹ “hạ cố” đến và cho ra đời cái “Thông cáo Thượng Hải năm 1972” rồi chiếm được Hoàng Sa năm 1974.
Trung Quốc đang dùng chiến lược
Trung Quốc đang dùng chiến lược "biển người trên biển" để thử lòng kiên nhẫn của Việt Nam
Quan hệ Trung- Việt được coi như mối quan hệ lợi ích, tự nhiên. Nhưng dù là gì thì nhân dân Việt Nam vẫn ghi lòng tạc dạ, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, quý báu mà nhân dân Trung Quốc đã dành cho.
Trung Quốc và Mỹ đối đầu gián tiếp. Trung Quốc đánh Mỹ bằng Việt Nam vì không muốn Mỹ sát biên giới của mình. Cả hai đều mặc cả với nhau vì lợi ích quốc gia trên lưng Việt Nam. Sau khi có “Thông cáo Thượng Hải năm 1972” thì Mỹ muốn làm gì Việt Nam cũng được, miễn sao “ngươi không đụng đến ta thì ta không đụng đến ngươi”.
Và, một trong kết quả đó là Việt Nam phải hứng chịu một trận tập kích bằng B52 khốc liệt, tàn bạo nhất trong lịch sử để biến Việt Nam trở lại “thời kỳ đồ đá” của không lực Mỹ.
Lịch sử là vậy, hiện nay lịch sử vẫn lặp lại tuy vai vế và cách sử dụng lực lượng có thay đổi.
Rõ ràng, Việt Nam vẫn là quốc gia bị xâm lược, nếu Trung Quốc khi xâm chiếm Trường Sa thì Việt Nam buộc phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc như từng đối đầu với Mỹ trước đây là điều không cần bàn cãi.
Tại sao Trung Quốc lại như vậy? Tại vì Trung Quốc chiếm Trường Sa, chiếm trọn Biển Đông, thực hiện xong “chuỗi đảo thứ nhất”, tiếp đến bành trướng nốt “chuỗi đảo thứ hai”…là chiến lược bành trướng bá quyền, bá chủ thế giới của một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Hiện trung Quốc đang theo rất sát xao những đọng thái của Mỹ châu Á Thái Bình Dương
Trung Quốc đang theo dõi rất sát sao những động thái của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.
Âm mưu và hành động của Trung Quốc như vậy, liệu Mỹ để Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, bước khởi đầu quyết định, để thực hiện âm mưu bá chủ, thách thức vị trí thống trị của Mỹ trong khi sức mạnh của Mỹ đang vượt trội đối thủ hay không? Câu trả lời chắc chắn là không bao giờ.
Do đó ủng hộ Việt Nam bắt nguồn từ lợi ích quốc gia của Mỹ dù Mỹ có thích Việt Nam hay không, cũng như Trung Quốc giúp Việt Nam trước đây.
Mỹ và Trung Quốc đổi vai cho nhau, phải chăng là sự mỉa mai của lịch sử?
Nếu như lịch sử, Trung Quốc đối đầu với Mỹ bằng mỗi Việt Nam thì hiện tại Mỹ đối đầu với Trung Quốc không chỉ “bằng mỗi Việt Nam” mà thực tế đã cho thấy Philipines, Nhật bản…là những tuyến đầu của Mỹ được hình thành một cách tự nhiên bắt nguồn từ chính Trung Quốc.
Thế lực vượt trội, sức mạnh vượt trội nên rất khó để Trung Quốc biến biển Đông thành “ao nhà”. Huống chi trên biển Đông đâu phải chỉ tồn tại 3 thế lực Việt- Trung- Mỹ, vì thế, các hoạt động của Trung Quốc vừa qua đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.
Hoạt động là để tạo thời cơ, thúc đẩy thời cơ và khi thời cơ xuất hiện thì đón lấy cho mình, nhưng các hoạt động của mình lại tạo thời cơ cho người khác thì sự hoạt động đó có ý nghĩa gì?.
Có thể thấy, sách lược của Trung Quốc đúng như BTV Chu Phương của Tân Hoa Xã đã nói: “…Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” (xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt…”
Trung Quốc và Mỹ ai hiếu chiến và man rợ?
Tình hình hiện nay, căn cứ vào thái độ, hành động và phát ngôn của Trung Quốc thì không ai không đánh giá Trung Quốc hiếu chiến hơn Mỹ.
Mỹ đã từng hiếu chiến và giờ đây chắc họ đã hiểu hiếu chiến sẽ thu lại lợi lộc gì. Nhưng thật sự Trung Quốc có hiếu chiến hay không?
Với tư tưởng của Mao Trạch Đông “chính quyền hình thành trên mũi súng” thì khi cái gọi là “Thành phố Tam Sa” xuất hiện, tất nhiên, sẽ khiến Việt Nam cảnh giác cao độ trước tình huống Trung Quốc sẽ dùng vũ lực.
Và lịch sử có vẻ như đang lặp lại mà “trang phục mới” chính là cách sử dụng lực lượng?
Nếu như Việt Nam đã từng đối đầu với quân đội chính quy Mỹ, thì hiện tại, Việt Nam đang phải chống xâm lăng bởi hàng trăm nghìn ngư dân Trung Quốc trên hàng chục nghìn chiếc tàu cá.
Trong chiến tranh, kẻ xâm lược bắt nhân dân làm con tin, xua đi đầu trong các cuộc càn quét, tấn công là có xảy ra dù là hèn hạ. Nhưng bắt chính dân mình làm bia đỡ đạn, lên tuyến đầu…thì không gì dã man hơn.
Dân Trung Quốc trên bờ ôm chân “quan dân phòng” xin được mưu sinh. Ngư dân thì phải dấn thân vào công việc nguy hiểm trước phong ba bão táp, làn đạn mũi tên để thỏa lòng các “quan bành trướng”.
Dân Trung Quốc trên bờ ôm chân “quan dân phòng” xin được mưu sinh. Ngư dân thì phải dấn thân vào công việc nguy hiểm trước phong ba bão táp, làn đạn mũi tên để thỏa lòng các “quan bành trướng”.
Vì sao Trung Quốc có ý tưởng dùng tàu cá mang đầy chất nổ để chống Hải quân Mỹ? Vì sao Trung Quốc (giới hiếu chiến) muốn trang bị vũ khí cho ngư dân?
Vì sao Trung Quốc biến ngư dân tàu cá thành công cụ bành trướng xâm lược, công cụ để khiêu khích? Vì sao 23.000 tàu cá Trung Quốc hùng hổ ra khơi, xa bờ trên ngàn hải lý, bất chấp, khi mùa bão trên biển Đông bắt đầu, liệu họ có kịp về khi bão đến?...
Bởi vì, như báo TQ phân tích: “Dùng tàu cá sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho quốc gia, vì nếu chúng ta đưa lực lượng hải quân lên tuyến đầu lúc này, chúng ta sẽ rơi ngay vào bẫy do chính phủ Mỹ giăng ra". (Tức là Hải quân Trung Quốc phải tránh xa Hải quân Mỹ, Nhật…, đối thủ đáng sợ, để cho tàu cá và ngư dân chết bớt đi cho Hải quân hưởng lợi, bảo toàn lực lượng chờ thời).
Như vậy, tư tưởng tránh đối đầu với Mỹ tồn tại ngay cả trong giới được cho là hiếu chiến nhất của Trung Quốc.
Trong khi đó, đối với các nước nhỏ thì dùng tàu cá để khiêu khích tạo cớ cho hành động quân sự (khác với Mỹ trong sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 dùng hạm đội 7 để gây cớ).
Có thể nói, bất kỳ cách sử dụng tàu cá như thế nào, hễ là vì mục đích xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác mà vượt quá giới hạn của sự chịu đựng thì sớm hay muộn sẽ bị giáng trả và lúc đó ngư dân là vật tế thần chiến tranh đầu tiên.
Vì vậy, chỉ có một cách giải thích duy nhất cho sách lược kia là bắt ngư dân làm bia đỡ đạn.
Vậy, Trung Quốc và Mỹ ai hiếu chiến, ai dã man…dư luận tự đánh giá chính xác.
Một lần nữa, BTV Chu Phương của THX nói đúng: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh…”
(Xin lưu ý bạn đọc: Cụm từ “thành phố Tam Sa” có nghĩa là “Xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”).
  • Lê Ngọc Thống

Ngư dân Trung Quốc – vật tế thần của “quan thiên triều”?

(Quốc phòng)- Tàu đánh cá của Trung Quốc đang được các thế lực hiếu chiến, dân tộc cực đoan lợi dụng và sử dụng như một công cụ để bành trướng, bá quyền. Ngư dân trên tàu, họ có biết những nguy hiểm phải gánh chịu là thế nào không?

Trong khi xu hướng chung của thế giới, đặc biệt là phương Tây rất coi trọng tính mạng của người lính, họ tìm cách sản xuất ra những vũ khí trang bị hiện đại để giảm thiểu tối đa sự hy sinh của con người thì Trung Quốc khác hẳn.
Sự khác biệt đến mức vô cảm của một số quan chức Trung Quốc khiến dư luận giật mình, ghê sợ.
Đầu tiên là ý tưởng “nhẹ nhàng như không” của Phó đô đốc Trương Triệu Trung, nhà bình luận quân sự tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã chế nhạo về con tàu “Siêu tàng hình” của Mỹ chế tạo và nói rằng dù có thiết kế công nghệ cao, nhưng con tàu có thể dễ dàng bị nhấn chìm bởi một đám các chiếc thuyền đánh cá chất đầy thuốc nổ.
Ông nói, nếu huy động đủ tàu, một số có thể vượt qua và gây nổ tạo một lỗ hổng trên thân tàu của Mỹ (không thấy đề cập đến số ngư dân).
Chẳng ai dám tranh cãi với ông Phó đô đốc Trung Quốc về chiến thuật, nhưng dư luận hơi băn khoăn về việc ông sử dụng lực lượng.
Hải quân Trung Quốc đâu rồi? Những tàu nhỏ tốc độ cao chất đầy thuốc nổ lao thẳng vào tàu Mỹ sao không sử dụng, việc chi phải tàu đánh cá?
Vậy là, ngư dân Trung Quốc ngoài việc kiếm sống nuôi gia đình còn phải bị chết thay cho con cháu, lính tráng của ông Phó đô đốc. Ông Phó đô đốc đánh tàu chiến Mỹ cho đến chiếc tàu đánh cá cuối cùng, ngư dân cuối cùng.
Chiến thuật “Tọa sơn quan hổ đấu” quả là phát huy hiệu nghiệm. Hải quân Mỹ bị tàu cá Trung Quốc đánh cho tơi bời, không còn mảnh giáp. Lúc này, Hải quân Trung Quốc sẽ xuất trận và sẽ vô địch, bá chủ thế giới.
Nếu như chỉ là ý tưởng của ông Phó đô đốc Trương Triệu Trung về cách sử dụng tàu đánh cá thì dư luận chưa thể nói ra cái điều trên làm chi, vì có thể ông Phó đô đốc đã từng thấy 30 chiếc tàu đánh cá của ông ghi điểm dễ dàng trong vụ Scarborogh nên ông không nghĩ đến những cái xác của ngư dân hiền lành chất phác, chịu cực khổ trên biển để mưu sinh sau khối thốc nổ sẽ như nào khi phải đối đầu với tàu chiến siêu tàng hình hiện đại của Hải quân Mỹ.
Nhưng đến khi nghe tin ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh Ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, thúc giục chính phủ nước này vũ trang và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân Trung Quốc để tràn xuống biển Đông đối đầu với các nước trong khu vực… thì dư luận không còn nghi ngờ gì về quan điểm vô cảm, ghê rợn của ông Phó đô đốc là đùa và không phải chỉ mình ông.
Ông Hạ Kiến Bân tuyên bố trong một bài bình luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 28.6: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá ra biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó…
Và nếu chúng ta biến họ thành những dân quân, cấp vũ khí cho họ, chúng ta sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”.
“Dùng tàu cá sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho quốc gia, vì nếu chúng ta đưa lực lượng hải quân lên tuyến đầu lúc này, chúng ta sẽ rơi ngay vào bẫy do chính phủ Mỹ giăng ra".
Tức là Hải quân Trung Quốc phải tránh xa Hải quân Mỹ, Nhật…đối thủ đáng sợ, để cho tàu cá và lũ ngư dân chết bớt đi cho hải quân hưởng lợi, bảo toàn lực lượng chờ thời.
(Chao ôi, thương thay cho ngư dân và buồn thay cho Hải quân Trung Quốc vì bảo toàn lực lượng mà nỡ lòng nào… nếu như theo Cao Kiến của ông Hạ Kiến Bân).
Rõ ràng, cũng không ai dám tranh cãi về tầm chiến lược nhìn xa trông rộng “sặc mùi tàu cá” của ông Hạ Kiến Bân.
Dư luận khu vực và báo chí Việt Nam cho rằng đây là âm mưu thâm độc, nguy hiểm…Nhưng thâm với ai thì chưa biết, chỉ biết là nó rất độc ác và nguy hiểm với ngư dân Trung Quốc trước tiên.
 
Tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc
Tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc
Ông Phó đô đốc và ông Hạ Kiến Bân có một điểm chung là cách sử dụng lực lượng tàu cá và coi tính mạng ngư dân của họ cũng như cá mú.
Nếu như Phó đô đốc không đếm xỉa đến tính mạng ngư dân mang đầy chất nổ đối đầu với Hải quân Mỹ thì ông Hạ Kiến Bân cũng không ngại ngần đưa 100.000 ngư dân vào vòng nguy hiểm trước họng súng của đối phương.
Theo thông lệ quốc tế, ngay các tàu chấp pháp trên biển như Cảnh sát biển chẳng hạn cũng chỉ trang bị súng 25 li trở xuống, còn lớn hơn thì được coi là tàu Hải quân, ý nghĩa sẽ khác đi. 
Ông Hạ Kiến Bân thừa biết khi tàu cá mà trang bị vũ khí thì đương nhiên thế giới chẳng coi đó là tàu đánh cá, và do vậy sẽ được các quốc gia ven biển đối xử khác với tàu đánh cá.
Tàu đánh cá mà trang bị vũ khí để làm gì? Chỉ có cách giải thích duy nhất là để ăn cướp (cướp biển). Đối xử với tàu cướp biển thì…tất nhiên khác với tàu đánh cá. Chỉ thương ngư dân chất phác trên tàu không hiểu.
Vụ xâm phạm EEZ của Nga vừa qua, nếu Nga phát hiện tàu cá Trung Quốc được trang bị vũ khí thì có lẽ ngư dân sẽ không một ai toàn mạng, bởi Nga không coi đó là tàu đánh cá.
Chung quy lại vì sợ phải đối đầu với Hải quân Mỹ, Nhật mà 2 nhà “chiến lược” này nhẫn tâm, độc ác, vô cảm, lùa ngư dân đi trước làm bia đỡ đạn.
Ngư dân có tội tình gì, có được chia phần nào từ tham vọng bành trướng của 2 ông?
Ở Trung Quốc, người ta phát hiện có 9 con rồng đang khuấy nước Biển Đông. Cứ đà này, người của giao thông vận tải biển Trung Quốc cũng đòi chính phủ trang bị vũ khí cho tàu vận tải, thậm chí các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đầu tư ở nước ngoài cũng đòi trang bị vũ khí…chắc thế giới đại loạn.
Có điều, nếu Chính phủ Trung Quốc thuận theo ý tưởng của các rồng con, của các quan nhỏ thiên triều thì thế giới đại loạn đâu chưa thấy mà Trung Quốc đại loạn là nhãn tiền.
Ảnh nóng: Đại diện Việt Nam tại cuộc tập trận lớn nhất thế giới

Lê Ngọc Thống

Trung Quốc trỗi dậy hòa bình hay trỗi dậy bành trướng?

(Cách đánh) - Trong hơn 3 thập kỷ, Trung Quốc cố che đậy tâm địa để tạo dựng hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” khó khăn bao nhiêu thì giờ đây họ đã đổ xuống sông, xuống biển dễ dàng bấy nhiêu.

Trong mắt khu vực và thế giới, Trung Quốc đã trở nên đáng lo ngại, cảnh giác cho tất cả các quốc gia láng giềng hơn bao giờ hết.

Hơn 3 thập kỷ phát triển trong thế hòa bình, không bị kiềm chế, chống phá của các thế lực thù địch, Trung Quốc đã trỗi dậy trong hòa bình.

Sự trỗi dậy kinh tế, biểu hiện về GDP, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để chiếm ngôi vị thứ 2 thế giới, sau Mỹ, thực ra chưa làm cho Trung Quốc trở thành một cường quốc giàu có, bởi vì tính theo đầu người thì GDP của họ rất là khiêm tốn, chỉ bằng 1/40 lần Mỹ hay Nhật, vì thế, tuy là một trung tâm kinh tế thứ 2 của thế giới nhưng sự nổi bật, ảnh hưởng chi phối kinh tế thế giới và trách nhiệm toàn cầu là không đáng kể.

Để có hòa bình mà trỗi dậy thì phải lấy lòng Mỹ, Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả phản bội bạn bè, thậm chí coi thường xương máu, tính mạng người lính của mình.

Cuộc chiến tranh lạnh đang xảy ra một mất một còn thì Trung Quốc tấn công Liên Xô nhằm gửi một thông điệp cho Mỹ và khối NATO rằng: Chúng tôi và họ-Liên Xô cùng các nước trong phe XHCN không liên quan, không cùng ý thức hệ, xin hãy trừ Trung Quốc ra. (Thử hỏi không có Hồng quân Liên Xô đánh tan quân Quan Đông Nhật và sau đó để lại cho toàn bộ vũ khí trang bị thì ai là kẻ phải chạy ra Đài Loan, Mao hay Tưởng?)

Do phải giúp Việt Nam chống Mỹ để tạo ra một vùng đệm an toàn, sau khi Việt Nam thống nhất, biết không thể điều khiển Việt Nam như Triều Tiên, không dễ dàng mặc cả trên lưng Việt Nam như trước đây, năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam.

Cuộc tấn công này không có ý nghĩa gì về quân sự, thậm chí thất bại nhưng mục tiêu chính trị thì Trung Quốc đã đạt được: “Trung Quốc và Việt Nam là kẻ thù và tất nhiên, Trung Quốc sẽ là bạn với Mỹ”. Họ đã hy sinh hàng chục vạn binh lính và tình hữu nghị láng giềng để được làm bạn với Mỹ, được Mỹ không cấm vận, được hưởng “tối huệ quốc”, được yên ổn làm ăn, “giấu mình chờ thời” gần 3 thập kỷ để mà trỗi dậy.

Một sự thật là, hòa bình tạo ra sự trỗi dậy cho Trung Quốc nhưng ngược lại, tiếc thay, sự trỗi dậy của Trung Quốc lại không tạo ra hòa bình cho xung quanh, bởi lẽ, sự trỗi dậy này có 2 yếu tố luôn đi kèm theo nó, tỷ lệ thuận với nó, được biểu hiện rõ nét nhất, đó là tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lối hành xử bằng sức mạnh cơ bắp trong bang giao quốc tế.
Tàu hộ vệ Đông Hoán 560, con tàu mắc cạn ở Trường Sa. Ảnh: Inquirer
Tàu hộ vệ Đông Hoán 560, con tàu mắc cạn ở Trường Sa. Ảnh: Inquirer
Đó chính là tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối chiến lược đối ngoại của Trung Quốc.

Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, thông qua truyền thông như Thời báo Hoàn Cầu và những vị học giả hiếu chiến, những vị tướng thừa “dũng” mà thiếu “trí”, thiếu “nhân”, tuyên truyền, đổi trắng thay đen, lừa bịp người dân làm cho tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi lên như sóng cồn, người dân bị kích động chưa từng thấy.

Nói chung, đối với người dân đại Hán thì Biển Đông là của họ, thế giới là của họ, Trung Quốc là “mặt trời”, là trung tâm, bá chủ thế giới…

Chính vì thế, năm 2010, Trung Quốc xuất bản cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ của đại tá Lưu Minh Phúc-giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.

Cuốn sách vừa xuất bản tại Bắc Kinh đã trở thành sách bán chạy nhất. (Không hẳn là sách hay, nhưng vì đánh đúng tâm lý AQ của dân tộc đang muốn làm bá chủ). Hầu như không có một phản ứng trái chiều nào từ cuốn sách này, mặc dù nội dung cuốn sách nêu các biện pháp soán ngôi Mỹ rất “cải lương” phi thực tế, sách chỉ có giá trị kích động là chính.

Đây là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc công khai tuyên bố nước này đặt mục tiêu trong thế kỷ XXI sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới.

Có thể nói, cuốn sách được công khai phổ biến rộng rãi, qua nó, Trung Quốc đã hoàn tất công việc trang bị “Tư duy nước lớn” cho toàn thể công dân Trung Hoa vĩ đại và kích động đến mức đọc xong sách này, nhà báo Jeffrey Schmidt thốt lên: “Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ”.

Để bành trướng trên biển, Trung Quốc đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông bằng cách nhấn mạnh “khía cạnh lịch sử” - bằng chứng phi lý, kệch cỡm, trong các tuyên bố chủ quyền của mình.

Sách lược này có 2 mặt, thứ nhất là:  Đồng thời, với chính sách mập mờ, không rõ ràng của Trung Quốc trên biển Đông, Bắc Kinh lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để trục lợi. Bắc Kinh có thể “linh hoạt giải thích lập trường tranh chấp” của mình mà thực chất là để bành trướng mọi lúc, mọi nơi có thể, tùy theo sức mạnh.

Thứ 2 là: Chính sách này cũng đã dẫn đến việc hành động của Bắc Kinh phụ thuộc vào sự gia tăng áp lực trong nước, khiến Bắc Kinh bị động, cực đoan trong đối ngoại khi phải nghiêng theo chủ nghĩa dân tộc nếu như không muốn bị tẩy chay, phản đối, đặc biệt, không muốn mầm mống ly khai xuất hiện trong các nhóm có lợi ích cục bộ đầy thế lực.

Vì thế, khi gặp phải sự chống đối quyết liệt, có bài bản như vụ Scarborough của Philipines thì bế tắc trong cách giải quyết, cách phản ứng duy nhất là lên cơ bắp, đe dọa, phùng mang, trợn mắt…là lối hành xử tất yếu của kẻ phi nghĩa.

Và do vậy, đó chính là nguyên nhân làm cho mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” bị lột bỏ. Trung Quốc đã lộ nguyên hình như những gì ta đã nghe, đã thấy hiện tại, rất hung hăng và bất chấp tất cả trong một loạt diễn biến thời gian gần đây.

Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, Trung Quốc đang sợ rất nhiều thứ, từ sự đoàn kết của ASEAN; sự liên minh của các quốc gia nhỏ láng giềng với các đối thủ tiềm tàng xương xẩu của Trung Quốc; sự tuân thủ luật pháp quốc tế, đa phương hóa tranh chấp Biển Đông; đặc biệt là sự hiện diện của Hoa Kỳ…

Bởi thế, những hành động gần đây của Trung Quốc chỉ là dấu hiệu phản ánh sự hoảng loạn, mất bình tĩnh trong một thế đơn độc, cùng đường.

Phải chăng đó là sự dẫy dụa của căn bệnh ung thư bành trướng?.

Lê Ngọc Thống

Tại sao Trung Quốc trở nên hung hăng, bất chấp?

(Cách đánh) - Kinh tế, an ninh, quốc phòng phụ thuộc sống còn vào an ninh năng lượng. Với Trung Quốc, an ninh năng lượng phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp từ nước ngoài. Cắt đứt nó, Trung Quốc sẽ sụp đổ. Và, đây là nước cờ độc thứ 2 của Mỹ…


Buộc Trung Quốc theo lối chơi của Mỹ trên khu vực mà Mỹ có quá nhiều ưu thế vượt trội.

Nếu như ai đó cho rằng Trung Quốc-một quốc gia có nền kinh tế tăng tốc phát triển như vũ bão, sẵn sàng soán ngôi siêu cường số 1 mà Mỹ không “để mắt” tới Trung Quốc là nhầm.

Chẳng qua là Mỹ chưa rảnh tay, lợi ích của Trung Quốc với Mỹ còn nhiều nên đang chơi con bài lẫn nhau đó thôi. Nhưng, Mỹ chẳng quên một nước Trung Quốc đang lên với nhiều tham vọng.

Đánh chặn từ xa trừ hậu họa không phải là điều Mỹ không dám.

Ở Châu Phi, Trung Quốc đầu tư vào rất nhiều tiền của nhằm đảm bảo nguồn năng lượng cho tương lai. Tại Sudan, dưới bàn tay đạo diễn của Mỹ, nước nam Sudan thành lập với ¾ trữ lượng dầu mỏ khiến Trung Quốc ngậm đắng nuốt cay.
Li bi, thì Trung Quốc ủng hộ Cadafi, tuồn vũ khí vào nhưng cuối cùng cũng hoàn toàn mất trắng. Iran, nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc cũng bị Mỹ cấm vận…Nói chung những tử huyệt quan trọng về năng lượng của Trung Quốc đều bị Mỹ khống chế.

Khu vực Châu Á - TBD, bành trướng ra hướng Đông, Trung Quốc không thể, vì gặp liên minh Hàn Quốc-Nhật-Mỹ. Chỉ duy nhất hướng Tây là Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) là hướng mà Trung Quốc toan tính và mơ ước chiếm trọn là có cơ sở nhất.
Tàu chiến lớp 056 mới của Hải quân Trung Quốc
Tàu chiến lớp 056 mới của Hải quân Trung Quốc
Về kinh tế, gần 90% thương mại của Trung Quốc đều qua đường biển. Đặc biệt, gần như toàn bộ nhiên liệu nhập khẩu của Trung Quốc đều phải đi qua eo biển Malaca và Biển Đông. Biển Đông còn là nơi đảm bảo cơn khát năng lượng cho Trung Quốc trong tương lai nếu các tử huyệt năng lượng của Trung Quốc bị Mỹ điểm huyệt.

Về quân sự khi có được Biển Đông hoặc ít nhất yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc được toại nguyện thì đó là nơi trú ngụ an toàn, nơi xuất phát tấn công thuận lợi nhất của các loại tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc uy hiếp được Mỹ. Hiện tại, Trung Quốc chỉ có các vùng biển nông cho nên các tàu ngầm Trung Quốc không phát huy tác dụng, chẳng khác nào “cá nằm trên cạn”…

Nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng: ‘Biển Đông là đường sinh mệnh của Trung Quốc”, “không có Biển Đông, ưu thế địa hải dương của Trung Quốc có thể không tồn tại, sẽ không thể tránh khỏi phải trở thành một quốc gia lục địa”…

Sự đánh giá này tuy hơi quá với xu hướng toàn cầu hóa và hòa bình thế giới, nhưng không sai với tâm địa bành trướng, bá quyền và tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc hiện nay.

Đương nhiên, Mỹ chẳng lẽ không hiểu điều này, quá hiểu là đằng khác, bởi vậy, sự trở lại châu Á-TBD của Mỹ với một loạt hành động mau lẹ, kịp thời, mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế…gần như là nội dung trọng tâm của chiến lược Mỹ để bảo vệ và củng cố vị trí ngôi vị số 1 thống trị thế giới của mình.

Cuối cùng, Mỹ đã lập mưu, cài thế, chọn sẵn cho Trung Quốc một địa chiến trường mà ở đó Mỹ có quá nhiều ưu thế: Biển Đông-Biển Nam Trung Hoa.

Việc Trung Quốc tỏ ra hung hăng, bất chấp trong một loạt diễn biến mới đây trên biển Đông phải chăng là sự phản ứng thái quá của Trung Quốc trước Luật biển Việt Nam? Phải chăng dấu hiệu đó phản ánh sự hoảng loạn, mất bình tĩnh và bế tắc về chiến lược của một siêu cường đơn độc trước thế cờ hiểm không thể chống của Mỹ? Hay phải chăng đó là dấu hiệu bộc phát của căn bệnh ung thư bành trướng?...Nhưng chắc chắn có một nguyên nhân từ Mỹ.

Dư luận không lo ngại một cuộc chiến tranh lạnh sẽ xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ vì Mỹ không muốn “đánh chuột làm vỡ bình”. Thực ra Mỹ muốn gì ở Trung Quốc? Mỹ muốn Trung Quốc “giàu nhưng không mạnh”. Vì Trung Quốc là nơi sản xuất hàng tiêu dùng cho dân Mỹ, là nơi cho Mỹ vay tiền và tư bản Mỹ bóc lột. Mối quan hệ, ràng buộc kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là nhỏ.

Khống chế Trung Quốc, buộc Trung Quốc theo luật chơi của Mỹ mới là mục đích tối thượng của Hoa Kỳ.

Điều khiến dư luận lo lắng là “khi 2 con voi làm tình thì cỏ dưới chân sẽ bị giẫm nát”. Liệu Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau, chia xẻ quyền lợi trên lưng các nước nhỏ, như cách nói của ông Tập Cận Bình là “châu Á-TBD đủ lớn cho cả hai”, hay không?.

Hơn ai hết, Việt Nam đã từng là nạn nhân của 2 ông lớn này. Điều nhức nhối còn đến tận ngày nay khi Mỹ phản bội bạn bè, đồng minh, bán đứng Hoàng Sa thân yêu của Việt Nam cho Trung Quốc.

Trước tình hình này, Trung Quốc phải làm gì để ít nhất cũng cân bằng thế và lực ở khu vực châu Á-TBD, phá tan thế cờ hiểm của Mỹ?

Việt Nam nằm ở một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Có được Việt Nam thì Trung Quốc ít nhất cũng cân bằng với Mỹ về thế. Quan trọng là có được Việt Nam bằng cách nào. Tấn công xâm lược Việt Nam ư? Hay là liên minh hữu nghị thật sự? Vấn đề đặt ra có vẻ quá muộn, nhưng muộn còn hơn không.

Rõ ràng là, Việt Nam không dại gì nghiêng về Mỹ để chống Trung Quốc và cũng chẳng có ngây thơ ngả theo Trung Quốc để chống Mỹ. Việt Nam muốn là bạn với tất cả trên tinh thần tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau.
  •  Lê Ngọc Thống

Mỹ chơi nước cờ biển Đông độc hơn Trung Quốc

(Cách đánh) - Không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam. Và, đây là nước cờ độc thứ nhất của Mỹ…


Khiến Trung Quốc tự trói chân tay mình

Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô , lúc đó là đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga mới thân phương Tây đã hình thành và nắm quyền điều khiển.

Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng thực tế thì không.

Chính Nga, chứ không phải Trung Quốc mới là đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị Bá chủ thế giới của Mỹ.

Bởi thế, kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương(NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy.

Hơn ai hết, Mỹ thừa hiểu sức mạnh quân sự của Nga. Nếu tiếng gầm của con Sư tử Mỹ vang rền hùng mạnh trên thế giới đầy khí phách, nội lực thì tiếng gầm của con Hổ Nga nghe có vẻ yếu vì đói mồi, nhưng xin lưu ý, đó vẫn là tiếng gầm của Hổ, chúa sơn lâm.
Đừng thấy hổ đói mồi phải ăn cỏ mà tưởng là giống Dê rồi đến “Vuốt râu Hùm” thì mất mạng như chơi. Ông Mikheil Saakashvili, Tổng thống Georgia là một nạn nhân như vậy. Tiếc là khi ông ta hiểu ra điều này thì đã quá muộn.

Còn Trung Quốc thì sao? Là nước thứ hai sau Liên Xô cùng phe xã hội chủ nghĩa, khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?

Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chẳng là cái gì khi cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc.
Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Global Times
Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Global Times
Một thực tế là Trung Quốc có tiến bộ vượt bậc về kinh tế và quân sự khiến thế giới ca ngợi. Bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nào là tàu ngầm Trung Quốc đuổi tàu SB Mỹ, nổi lên cách vài trăm mét mà Mỹ không biết; nào là trong 5-10 năm tới Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ…Trung Quốc cũng tự mình xếp hạng đứng thứ 2 sau Mỹ về quân sự…

Mỹ tự “lo sợ, hốt hoảng”, Mỹ vẽ ra một bức tranh màu hồng cho Trung Quốc, làm Trung Quốc mất tỉnh táo sinh ra ngộ nhận.

Thứ nhất họ cho rằng Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, sa lầy ở Irac, Apganxtan nên suy yếu, việc Trung Quốc đuối kịp và vượt chỉ là vấn đề thời gian. Thời cơ soán ngôi đã đến.

Thứ hai là tiềm lực quân sự của họ cho phép họ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” (là lợi ích mà Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để bảo vệ hoặc chiếm giữ) ở nơi mà họ muốn (trước mắt là biển Đông, tiếp theo là Châu Á TBD chẳng hạn).

Cái bẫy của Mỹ giăng ra, Trung Quốc chui vào không ngần ngại

Trung Quốc lập tức thay đổi thái độ và hành xử với các quốc gia láng giềng, khu vực. Thái độ thì hung hăng, hiếu chiến, nước lớn. Hành động thì ngang ngược, chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực.

Ngay như Nhật Bản-siêu cường biển châu Á thật sự mà vụ Nhật bắt Thuyền trưởng tàu đánh cá TQ xét xử khiến TQ gầm lên, hùng hùng hổ hổ,(đúng là nghé không sợ cọp) vậy, thử hỏi những nước nhỏ khác trong khu vực Trung Quốc coi ra gì? Ai dám bắt tay thân thiện với một quốc gia như thế mà không bất an? Họ sẽ làm gì, chịu hòa tan, lệ thuộc hay là tìm lối khác?

Và đây là những bước đi của họ:

Đầu tiên là tăng cường tiềm lực quân sự, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Việt Nam là một trong những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhiều nhất và đương nhiên bị gây căng thẳng, đe dọa nhiều nhất. Bởi vậy, tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng Hải quân hiện đại đủ sức đương đầu với nguy cơ xâm lược là điều không thể không làm.

Thực tế, với sự hợp tác với Nga, Ấn Độ về quân sự, Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ của mình, có đủ tự tin để quan hệ với Trung Quốc một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và cùng phát triển. Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài.

Nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế và khu vực hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Rõ ràng Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối  bá quyền Trung Quốc. Các nước khác như Philipin, Malaixia, Indonixia… cũng có những bước đi như vậy.

Bước đi tiếp theo là tìm đối tác để đối trọng, cân bằng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc (Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ…) và Mỹ là sự lựa chọn tối ưu.

Hoa Kỳ cũng chỉ chờ có thế. Giống như một vở kịch có 3 màn tuyệt phẩm.

Màn thứ nhất: Bi kịch tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm. Không cần biết nguyên nhân ai là thủ phạm, chỉ biết rằng mối quan hệ giữa Mỹ-Hàn tưởng như đã nguội lạnh bỗng nhiên ấm áp trở lại.

Màn thứ hai: Sự kiện tranh chấp với Nhật Bản. Những tưởng Mỹ không còn chỗ đứng chân trên đất Nhật nào ngờ thái độ như muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản khiến cho Liên minh Mỹ-Nhật có thêm sức sống mới. Trung Quốc vô tình khiến Nhật nổi máu “Võ sĩ đạo”.(Với Philipines thì Mỹ đã có sẵn Hiệp ước phòng thủ chung)

Và bước đi cuối cùng là giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Một nước như CHDCND Triều Tiên mà quan hệ với Nga để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì đủ biết sự lệ thuộc vào Trung Quốc nó phức tạp như thế nào.

Đối với các nước Asean thì Myanmar là một minh chứng sinh động. Ngả theo phương Tây đã đành, Myanmar còn quyết định ngừng hợp đồng xây thủy điện với Trung Quốc khiến ông lớn hàng xóm phản đối quyết liệt.

Vậy là Mỹ trở lại châu Á-TBD như là một “hiệp sỹ” đối với các quốc gia trong khu vực, củng cố, hình thành mau lẹ những liên minh quân sự…khiến Trung Quốc không kịp phản ứng, chỉ “thốt lên” “Trung Quốc chưa từng  thành lập một liên minh quân sự như vậy” (Lưu Vi Dân).

Hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD, bất kỳ cách dùng từ ngữ nào cũng vì mục đích: Bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc thu được gì? Họ mất bạn, láng giềng gần thì tự mình khiến họ xa lánh, cảnh giác, mất lòng tin. Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Trung Quốc cứu vãn tình thế bằng cách ngăm người này, đe người khác rằng không được theo Mỹ, Nhật…nhưng đã muộn.

Chính Trung Quốc đã tự đẩy các quốc gia láng giềng ngả theo Mỹ, chính họ vì ngộ nhận, do sự ru ngủ của Mỹ đã tự trói tay chân mình.

Trục Đức-Ý-Nhật ngày xưa mà không làm được gì thì một Trung Quốc đơn độc liệu có thành công khi bộc lộ tham vọng và ngông cuồng quá sớm?
Trung Quốc tăng tàu chiến thực hiện mưu đồ ở Biển Đông

  • Lê Ngọc Thống

Chỉ cần Trung Quốc hành động dấn thêm một bước...

(Quốc phòng)- Nếu như giữa hòa bình và chiến tranh có một ranh giới tiếp giáp, thì có thể nói Trung Quốc đã đi hết ranh giới này. Chỉ cần Trung Quốc hành động dấn thêm một bước là xung đột có nguy cơ sẽ xảy ra ở Biển Đông.


Diễn biến gần đây cho thấy nguy cơ đó là không thể coi thường và do vậy phải cảnh giác cao độ.
Việc mời thầu quốc tế trong EEZ của Việt Nam chẳng hạn, sự ngang ngược được coi như “rao bán nhà hàng xóm”.
Tiếp theo, Trung Quốc hùng hổ tổ chức 30 tàu cá xuống Trường Sa.
Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Trung Quốc đã chính thức ăn cướp Hoàng Sa, Trường Sa Việt Nam trên văn bản hành chính.
Nếu như chỉ là thách thức, khiêu khích bình thường đúng nghĩa của 2 từ đó thì sự kiên nhẫn sẽ là đối trọng.
Nhưng thách thức, khiêu khích tới mức trắng trợn, ngang ngược, thì thực chất là hành động mà buộc đối phương không hành động không được.
Trụ sở cái gọi là
Trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc huyện đảo Hoàng Sa, thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Có thể đây chỉ là hành động của các nhóm lợi ích có thế lực lớn trong nội bộ Trung Quốc mà Bắc Kinh trục lợi, thông qua “đám âm binh” đó, Trung Quốc chơi bài ngửa, không thèm che đậy ý đồ, dọa dẫm gây sức ép.

Nhưng dù sao đây là hành động hết sức nguy hiểm bởi nạn binh đao có thể bắt đầu từ “đám âm binh” thiếu kiểm soát này.
Liệu một kịch bản như Scarborough xuất hiện: Hàng chục tàu cá và tàu Hải giám quây lại cản trở ở Trường Sa?
Phải chăng, Trung Quốc đã đem chiến tranh đến trước cửa nhà Việt Nam? Sự lựa chọn nào cho Việt Nam?
Đương nhiên, đã đến nước này nếu chọn Trung Quốc, “xin hòa hiếu” với Trung Quốc, nói thẳng toẹt ra là đầu hàng, thì…chắc chắn Việt Nam không bao giờ chọn cách này.
Ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc?
Rõ ràng từ xưa tới nay Việt Nam không quen ngả theo ai hết. Việt Nam quá hiểu cái giá của “ngả theo” ai đó là gì.
Trong công cuộc thống nhất đất nước, nếu như ngả theo Trung Quốc thì Việt Nam đã như Triều Tiên và Hàn Quốc bây giờ.
Độc lập, tự chủ, tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn quốc tế và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới để bảo vệ Tổ quốc là nguyên tắc bất di bất dịch của chúng ta.
Ở thời điểm hiện nay, quan hệ với Mỹ như thế nào là một vấn đề mà dư luận rất quan tâm.
Điều chắc chắn là Việt Nam muốn là bạn thân thiết với Mỹ mà không tùy thuộc vào Trung Quốc.
Lâu nay, chính sách quốc phòng của Việt Nam chủ trương không liên minh với ai để chống nước thứ 3. Vì thế, Việt Nam không theo Mỹ để chống Trung Quốc và lại càng không ngây thơ ngả theo Trung Quốc để chống Mỹ.
Nhưng khi Trung Quốc liều lĩnh, tham lam cướp đảo, cướp biển của Việt Nam thì…Việt Nam sẽ “khắc cốt ghi tâm” bất kỳ ai giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam dù chỉ bằng lời nói.
Đó chính là sức mạnh thời đại, chính nghĩa mà Việt Nam đã từng được có trước đây và do vậy Việt Nam muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới kể cả Mỹ.
Có điều, có những chuyện không phải muốn là được.
Nếu như với Bắc Triều Tiên, điều kiện tiên quyết để thỏa thuận hòa bình là Mỹ yêu cầu Bắc Triều Tiên phải ngừng ngay vô điều kiện việc chế tạo vũ khí hạt nhân thì với Việt Nam, Mỹ cũng hành xử như vậy về nhân quyền để bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đây là sai lầm của Mỹ, bởi Việt Nam khác Triều Tiên, nhân quyền không gây nguy hiểm cho Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Mỹ là vậy, là nước cường quốc số 1 thế giới nên trịch thượng, không chịu “lắng nghe để thấu hiểu”, cho nên, “hàn gắn vết thương” giữa 2 nước Việt-Mỹ chậm là dễ hiểu.
Mỹ quan trọng lý do nhân quyền theo kiểu Mỹ, nhưng với Việt Nam lý do đó không quan trọng, vì Việt Nam cũng đang từng bước tiếp cận nền dân chủ mà trong bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam đã trân trọng ghi rõ.
Thả người này, người kia, thậm chí thả cả hàng nghìn loại người như ông tiến sỹ vớ vẩn nào đó cũng chẳng là gì với Việt Nam. Việt Nam không quan trọng chuyện đó. Việt Nam quan trọng là vấn đề lòng tin.
Mỹ chỉ có thể gây hại cho Việt Nam chứ không đời nào Việt Nam gây hại cho Mỹ. Mỹ bỏ cấm vận cho Việt Nam nhưng nếu Việt Nam chưa có dấu hiệu đáp ứng sự tử tế của Mỹ thì Mỹ có quyền nói được, làm được điều mình muốn.
Thế hệ 5X đã ít, từ thế hệ 6X trở đi ở Việt Nam, quá khứ với họ chỉ là lịch sử, chẳng ai căm thù Mỹ, vậy tại sao Mỹ không đưa tay ra, Mỹ là nước lớn, là số 1 thế giới, Mỹ sợ cái gì?.
Điều này chứng tỏ Mỹ và Việt Nam thiếu lòng tin nhau; Mỹ chưa hiểu Việt Nam, còn thù hận Việt Nam…trong khi lẽ ra phải ngược lại.
Trong chuyện này có lẽ ông Thượng nghị sĩ McCain là hiểu Việt Nam nhất, ông nói: “Chúng tôi mong đợi sự tiến bộ (nhân quyền) chứ không phải là sự thay đổi tức thì”.
Đúng vậy, cái gì cũng phải có thời gian. Thời gian sẽ làm cho 2 nền văn hóa tiếp cận nhau hơn, các hệ thống giá trị về đạo đức trở nên gần gũi hơn.
Việt Nam mong chờ ở Mỹ sự tử tế để khiến Việt Nam tin cậy.
Mỹ tử tế với Việt Nam, có lẽ đó là thứ vũ khí hiệu nghiệm nhất, hiệu quả thu được tuyệt vời nhất mà B52, tàu chiến hay cấm vận…không thể làm được.
Thực tế cho thấy, với Việt Nam, Pháp, Nhật (kẻ thù xưa) đã là bạn bè. Người Việt nhiều tình, nghĩa và độ lượng. Bây giờ Nhật đã giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh Hải quân.
Chắc chắn việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam là vấn đề thời gian vì đó còn là lợi ích của Mỹ, việc đó, tuy chưa phải là nhu cầu bức thiết của Việt Nam nhưng là biểu tượng cho sự gần gũi nhau hơn, dễ dàng lựa chọn, tiếp cận các bước đi tiếp cho tương lai gần.
Tuy nhiên, nếu ai đó cho rằng Việt Nam ngả theo Mỹ là Việt Nam yên bình, không sợ gì Trung Quốc là “mệnh lệnh của lương tri, thời đại…” thì đúng là quá ngây thơ, ấu trĩ và nhầm lớn.
Mỹ có quyền lợi của Mỹ. Nên Mỹ và Trung Quốc có thể mặc cả trên lưng Việt Nam (nỗi đau còn đó khi Mỹ bán đứng Hoàng Sa thân yêu của Việt Nam cho Trung Quốc) chứ không đời nào Mỹ đánh Trung Quốc cho Việt Nam.
Cho nên, Việt Nam phải tự mình làm lấy việc đó bằng sức mạnh tinh thần và vật chất. Việt Nam phải là một nhân tố quan trọng, có quyền “ra giá” cho sự mặc cả của họ nếu như có sự mặc cả.
Biết rằng “Khi 2 con voi làm tình thì cỏ dưới chân chúng sẽ bị giẫm nát”. Nhưng khi cỏ dưới chân 2 con voi đó có “tổ kiến lửa” thì chúng dại gì mà rủ nhau đến đó?
Và, đó chính là sự lựa chọn duy nhất đúng cho Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Làm thế nào để có sức mạnh tinh thần? Làm thế nào để cả nước đồng lòng, đồng bào trong và ngoài nước kết tinh thần yêu nước thành một làn sóng nhấn chìm quân xâm lược?
Làm thế nào để có sức mạnh vật chất đủ sức răn đe giáng trả, bắt quân xâm lược phải trả một giá đắt không chịu đựng nổi nếu chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh?
Câu trả lời sẽ tự bật ra từ lãnh đạo Việt Nam và từ mỗi một chúng ta.
Ảnh hiếm máy bay, tàu chiến, tên lửa Việt Nam sản xuất

  • Lê Ngọc Thống

Gây chiến với Việt Nam, sa lầy là chắc chắn

(Quốc phòng)- Trung Quốc đã làm cho tình hình vốn căng thẳng ở Biển Đông càng nóng lên. Hơi nóng của sự xung đột cảm thấy như đang rất gần với Việt Nam. Nhưng may thay, ít nhất cho đến bây giờ, giới quyết định gây ra xung đột, chiến tranh lại không thuộc giới như La Viện, Doãn Trác…



Sa lầy chiến tranh là một cụm từ chỉ một cuộc chiến tranh dai dẳng, mà về mặt quân sự thì hao người tốn của, không thể thắng, còn về mặt chính trị thì cuộc chiến là nguyên nhân gây chia rẽ ngay trong lòng nội bộ giới cầm quyền, trong lòng xã hội thì gây nên những phản ứng của nhân dân dữ dội về cuộc chiến tranh của bên gây chiến.
Thông thường, khi bên gây chiến không đè bẹp được ý chí và sự phản kháng của bên bị xâm lược thì sa lầy đã hiện hữu.
Sức mạnh và giàu có, sự ổn định thể chế và lãnh thổ như Mỹ mà khi sa lầy ở Việt Nam cũng điêu đứng, trong khi đó các quốc gia khác thì lợi dụng để cạnh tranh vươn lên và thậm chí đối đầu kiểu “tọa sơn quan hổ đấu”.
Hơn ai hết, lúc này Trung Quốc rất muốn Mỹ bị sa lầy sâu hơn ở Trung Đông, Iran, Apganixtan… để họ dễ bề thao túng biển Đông.
Nói chung khi đã sa lầy trong một cuộc chiến tranh do mình gây ra thì hậu quả không lường trước được.
Nếu như, một quốc gia nào đó (như Trung Quốc chẳng hạn), vốn bất ổn, mầm mống ly khai, bạo loạn, tranh giành quyền lực luôn là hiện thực, thách thức chế độ hiện tại thì sa lầy trong một cuộc chiến là đồng nghĩa với tự sát.
Tình hình biển Đông, Trung Quốc ngày càng có những leo thang nguy hiểm. Giới quan sát cho rằng, với cách sử dụng đám “dân binh” để khiêu kích ngang ngược, Việt Nam, Philipines…không thể kiềm chế được (vì quá giới hạn của sự chịu đựng), thì đám “dân binh” sẽ thành vật tế thần. Trung Quốc lập tức lấy cớ để can thiệp bằng quân sự, và, với sức mạnh của Hải quân, Trung Quốc chỉ cần một cái “phẩy tay” là các đảo của Việt Nam, Philipines…bị chiếm sạch.
Nếu đúng như vậy thì tại sao Trung Quốc không dấn tới? Đám “dân binh” (ngư dân tàu cá) này bất chấp, cứ theo “đường lưỡi bò” mà tự tung tự tác xem có bị trừng trị hay không?.
Thực ra, gây cớ thì chẳng khó khăn gì (chủ nhà có hòa hiếu đến mấy mà anh vào nhà, cố tình ngồi lên bàn thờ của họ thì có chết cũng cho nó ăn gậy đã chứ), thậm chí chẳng cần gây cớ, khi Trung Quốc đã muốn là họ hành động gây chiến ngay (lịch sử đã chứng minh rõ ràng những lần họ động binh với láng giềng).
Vấn đề là gây xung đột quân sự trên biển Đông với Việt Nam hay Philipines mà chủ yếu là Việt Nam thì những tình huống nào sẽ xảy ra, tình hình khu vực, thế giới sẽ tác động như thế nào đến cuộc chiến và do vậy cuộc chiến sẽ kết thúc theo cách nào, hậu quả để lại ra sao…luôn là những yếu tố đặt ra trong đầu của những lãnh đạo Bắc Kinh.
Nhưng dù tính toán, phân tích giỏi mấy cũng chỉ đúng được yếu tố “hữu hình”, còn những nhân tố “vô hình” thì không bao giờ. Và, chính điều này, Trung Quốc đã có quá nhiều bài học xương máu của thời xưa và thời hiện đại của Mỹ, một cường quốc quân sự mà hiện tại Trung Quốc chưa thể so nổi, khi gây chiến với Việt Nam.
Trong tình hiện nay, Trung Quốc, liệu có thể tạo cớ để gây xung đột quân sự, đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam hay không?
Giới quân sự cho rằng, ai chiếm được Trường Sa là khống chế được Biển Đông.
Trường Sa thuộc Việt Nam thì vô hại với lợi ích của Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và tất các các quốc gia có tuyến đường vận tải qua Biển Đông. Nhưng nếu Trường Sa lọt vào tay Trung Quốc, một quốc gia hung hăng, bành trướng, bá quyền với tư tưởng dân tộc cực đoan, ôm mộng bá chủ thế giới thì là điều vô cùng nguy hại cho các quốc gia trên. Ít nhất Nhật Bản là quốc gia đầu tiên bị Trung Quốc “bóp cổ họng”. Nhật Bản cũng quá hiểu điều đó.
Do đó, việc đầu tiên là Trung Quốc phải tính đến là khả năng can thiệp của họ, đặc biệt là của Mỹ, sự can thiệp trực tiếp sẽ và gián tiếp sẽ xảy ra khi nào và mức độ ra sao…
Quan điểm của Mỹ, theo giáo sư Donald Weatherbee từ đại học South Carolina: “Lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ là tự do hàng hải. Thời điểm mà Trung Quốc thách thức Mỹ bằng cách đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác, thì vấn đề không còn là lợi ích quốc gia của Philippines hay Indonesia… mà sẽ là vấn đề lợi ích quốc gia của Mỹ”.
Chắc chắn Mỹ, Nhật Bản, Nga… sẽ can thiệp, nhưng gián tiếp. Hỗ trợ cho Việt Nam đối đầu với Trung Quốc là thượng sách.
Thực ra, Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc mạnh mẽ, tài giỏi trong cái nhìn, suy nghĩ của giới “diều hâu”, giới quá khích Trung Quốc mà thôi. Trong con mắt của Nhật, Nga, Mỹ…thậm chí của giới lãnh đạo trí tuệ Bắc Kinh thì chưa là gì, chưa thể đem ra để dọa dẫm ai.
Một lần nữa, địa quân sự, địa kinh tế bắt buộc Việt Nam phải đương đầu với nước lớn, hùng mạnh, dù không bao giờ muốn.
Địa quân sự, địa kinh tế bắt buộc Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều thách thức. (Ảnh Vũ Anh Tuấn/Thời nay)
Địa quân sự, địa kinh tế bắt buộc Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều thách thức. (Ảnh Vũ Anh Tuấn/Thời nay)
Việc thứ hai Trung Quốc phải tính đến là khả năng tự vệ của Việt Nam.
Đây là yếu tố quyết định nhất nhưng tiếc thay và do đó nguy hiểm thay, Trung Quốc hình như không cho đó là quan trọng( bệnh cố hữu mà).
Trong mưu đồ chiếm trọn biển Đông, trước mắt Trung Quốc chỉ có người khổng lồ hùng mạnh Mỹ mới đáng do dự, quan tâm, thử phép này phép kia…để đoán phản ứng của Mỹ. Họ rất sợ phải đối đầu với Mỹ.
Họ quên mất một điều, trước tiên muốn chiếm trọn biển Đông thì phải vượt qua Việt Nam hoặc có thể họ coi Việt Nam chỉ là “đồ chơi để trong túi”.
Binh đao, lửa đạn rất dễ xảy ra bởi sự đánh giá chủ quan của những kẻ hiếu chiến, thiếu tỉnh táo. Và, để rồi, khi có những cuốn hồi ký viết về sai lầm của mình thì đã muộn, không biết bao nhiêu máu xương đã đổ.
Trung Quốc nên biết rằng, Trường Sa là của Việt Nam. Đánh chiếm Trường Sa là xâm lược chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Sự chuẩn bị một cách bài bản, bình tĩnh, tự tin đến lạnh lùng của Việt Nam để bảo vệ Tổ quốc khiến chưa lúc nào Việt Nam mạnh như ngày nay.
Việt Nam bảo vệ Tổ quốc không phải bắt đầu bằng “cuốc thuổng gậy gộc” như thời chống Pháp, chống Mỹ mà có đủ vũ khí trang bị hiện đại cho riêng mình, đủ sức làm cho kẻ xâm lược phải trả giá.
Việt Nam được tất cả các nước lớn ủng hộ, đây là nguồn sức mạnh tinh thần và vật chất khi cần mà trong các cuộc chiến tranh giữ nước thời hiện đại Việt Nam chưa từng có. Việc Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…đứng về phía Việt Nam là hy hữu, chứng tỏ hành động của Trung Quốc gây căng thẳng vừa qua là không sáng suốt, manh động.
“Chỉ khi nào Việt Nam hết cỏ mới hết người Việt Nam đánh quân xâm lược”, “Thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc”. Tư tưởng của quan, dân nước Việt đã ngấm vào máu thịt như vậy thì không thể nào và chưa bao giờ có kẻ xâm lược nào đè bẹp được ý chí và sự phản kháng của Việt Nam.
Do vậy gây chiến tranh với Việt Nam, ít nhất sa lầy là điều chắc chắn.
Nếu vậy, điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc khi sa lầy, chưa nói đến thất bại, trong một cuộc chiến tranh do mình gây ra thì Bắc Kinh hiểu hơn ai hết.
Ảnh nóng: Tàu ngầm lớp Kilo sẽ về Việt Nam ngay trong năm nay?
  • Lê Ngọc Thống

Trung Quốc không tỉnh táo sẽ giống Liên Xô cũ

(Cách đánh) - Trung Quốc thường tố cáo Mỹ dở bài “chiến tranh lạnh” ra với mình. Thực ra, điều này hơi oan cho Mỹ.



Thế giới đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn nửa thế kỷ giữa Liên Xô và Mỹ trên 3 mặt trận chính trị tư tưởng, kinh tế và quân sự. 
Gọi là “lạnh” bởi trên mặt trận quân sự nó không có tiếng nổ của súng đạn, tên lửa, bởi cả hai bên đều hiểu khi mà lực lượng quân sự đang ở thế cân bằng thì sẽ cùng chết nếu như nó nổ ra.
Do đó, chạy đua vũ trang để chiếm ưu thế và qua đó làm sụp đổ nền kinh tế đối phương là mục đích của mặt trận này.
Nhưng trên mặt trận chính trị tư tưởng và kinh tế thì xảy ra hết sức gay gắt, nóng bỏng, quyết liệt, một mất một còn. Cả hai đều triển khai toàn lực không nương tay vì kết quả sẽ cho ra “kẻ thắng, người thua” chứ không phải cả hai cùng chết như trên mặt trận quân sự.
Đối với Trung Quốc, trên mặt trận chính trị tư tưởng, nếu như quan điểm “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước của giới lãnh đạo, thì Trung Quốc, đương nhiên, chẳng có hệ tư tưởng, Trung Quốc chỉ có mục đích. 
Vì thế, sẽ không có hay nếu có thì mức độ chẳng gay gắt, quyết liệt kiểu “ai thắng ai” trên mặt trận này giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trên mặt trận kinh tế, sự phụ thuộc vào nhau quá lớn, đến mức khi “Trung Quốc hắt hơi thì thế giới cũng sổ mũi”, cho nên Mỹ và đồng minh chẳng dại gì “đốt nhà ông hàng xóm để cả hai cùng cháy”.
Trên mặt trận quân sự, khác với Liên Xô trước đây, Mỹ và đồng minh có một lực lượng quân sự vượt trội so với Trung Quốc. Đây là sự khác biệt và chính sự khác biệt này để thế giới phải công nhận vai trò bá chủ thế giới của Mỹ.
Vậy, nếu có cuộc “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Trung Quốc thì chỉ có thể xảy ra trên mặt trận này, nhưng theo kiểu gì?.
Cái có thì Mỹ đã có, Mỹ không muốn ai thách thức cái đã có của mình, cho nên, với sức mạnh quân sự vượt trội, họ sử dụng để kiềm chế quốc gia nào có ý đồ “chiếm ngai vàng” là tất nhiên. 
Mỹ muốn Trung quốc giàu nhưng không được mạnh. Và đây chính là mục đích để Mỹ triển khai các chiến lược bao vây, kiềm chế để Trung Quốc luôn là một thị trường, một công trường của thế giới. Những vấn đề này, xem ra không giống với khái niệm “chiến tranh lạnh” như trước đây mà Xô-Mỹ tiến hành.
Trung Quốc đừng ngạc nhiên khi hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ và đồng minh đã ngay trước cửa nhà, đừng ngạc nhiên khi Mỹ “xía” vô Biển Đông và các nơi nhạy cảm khác như Ấn Độ, Myanma…Trung Quốc đừng cay cú khi các tử huyệt năng lượng của mình bị Mỹ khống chế…
Thực tế là tại khu vực châu Á-TBD đang có cuộc chạy đua vũ trang mà Trung Quốc là quốc gia cầm đầu.
Trung Quốc khi có nhiều tiền thì họ tăng ngân sách quân sự (hiện nay chỉ sau Mỹ). Nếu như để đối đầu với Mỹ, muốn phá vỡ thế độc tôn của Mỹ, thì không nói làm gì, đằng này, cùng với tăng cường tiềm lực quân sự, Trung Quốc tuyên bố thêm các khu vực có “lợi ích cốt lõi” khác, mạnh bạo, quyết đoán trong tranh chấp biển Đông với láng giềng đến mức ngang ngược, bất chấp pháp luật quốc tế.
Cho nên, hành động của Trung Quốc khiến các nước nhỏ lo lắng, bắt buộc họ cũng phải tăng cường tiềm lực quân sự để phòng thủ. 
Cũng phải công nhận rằng, khi Mỹ và đồng minh cài thế, tăng cường lực lượng ở châu Á-TBD để bao vây kiềm chế Trung Quốc thì Trung Quốc không thể ngồi yên, hơn nữa trong khi mục tiêu của Trung Quốc là truất ngôi Mỹ để bá chủ thế giới thì lại càng không thể. 
Nhưng, phải chăng, đây là con đường dẫn Trung Quốc đi đến…Liên Xô mà chính Trung Quốc tự mình chứ không phải Mỹ?
Trước hết, đua với Mỹ để đạt mục tiêu vươn tới là các loại vũ khí mới nhất của Mỹ với phương châm: "Những gì Mỹ có thì Trung Quốc nhất định phải có” là sai lầm mang tính chủ quan, duy ý chí.
Thực tế GDP của Trung Quốc chỉ sau Mỹ, nhưng các ngành nghề tạo nên chất lượng GDP của Trung Quốc thì không như Mỹ, Nhật Bản…vì thế nền công nghiệp Trung Quốc nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng có một nền tảng thấp kém.
Nếu như những sản phẩm quân sự thuộc hàng công nghệ cao còn phụ thuộc vào nước ngoài, như động cơ máy bay chẳng hạn…, thì hãy khoan nói đến “đua” với đối thủ mà chỉ phấn đấu cố gắng “đuổi cho kịp” là vĩ đại lắm rồi. 
Tiếc thay, hiện nay, trong khi Mỹ đang tinh gọn lực lượng quân sự của mình thì Trung Quốc, do mục đích chiến lược quá lớn (không dám nói là tham vọng) nên họ phải hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình với tốc độ nhanh và tất nhiên, ở trên một nền tảng công nghiệp như vậy thì khi đó, nó chỉ có ý nghĩa về mặt số lượng.
Sản xuất chế tạo vũ khí trang bị, xây dựng lực lượng phải phục vụ cho chiến thuật, cho chiến lược. Nhưng nếu như chiến lược đề ra dựa vào ảo tưởng, tham vọng, duy ý chí, thì vũ khí trang bị sẽ trở nên vô bổ với thực tế, dùng để tác chiến thì sẽ không phù hợp về chiến thuật, rất mạo hiểm và rất không đáng tin cậy.
Thực tế đã chứng minh. Trong chiến tranh, dù cho hình thức tác chiến kiểu gì, thì chỉ khi có sự xuất hiện người lính trên chiến trường, cuộc chiến mới được giải quyết trọn vẹn. Bởi thế, không khó hiểu khi Mỹ xây dựng và có một lực lượng lính thủy đánh bộ hùng mạnh nhất thế giới.
Đây là lực lượng triển khai nhanh mọi nơi trên ven bờ đại dương bằng các tàu đổ bộ lớn LHD (tàu mẹ) và loại tàu con LCAC…, gây uy hiếp lớn, thực sự, lên đối phương của Mỹ.
Trung Quốc còn cho ra đời kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng
Trung Quốc còn cho ra đời kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng

Trung Quốc cũng muốn như Mỹ với lực lượng lính thủy đánh bộ của mình, họ xây dựng và đóng nhiều tàu loại LHD, LCAC… nhưng nhóm tàu loại LHD, thay vì được bảo vệ bởi tàu sân bay, tàu ngầm …hiện đại của Mỹ và chỉ xuất hiện khi khả năng chống trả của đối phương bị tê liệt thì của Trung Quốc lại không được như thế vì khả năng hạn chế.
Đã thế, Trung Quốc còn cho ra đời kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng (thời bình thì vận tải, thời chiến thì chở quân và xe lội nước) chở được 2000 quân và 300 xe mà vận tốc chỉ dưới 20M/h để chứng tỏ có tàu đổ bộ lớn hơn Mỹ…thì quả là chạy đua.
Nhưng, khi mà chính Trung quốc và thực tế cũng như vậy, đã xác định hải quân TQ (PLAN) chưa đủ sức tác chiến ngoài khu vực châu Á-TBD; tàu sân bay Thi Lang chỉ để huấn luyện, thì nhóm tàu LHD (Type 071) và Ro-Ro liệu có khả dụng trong vùng biển chật hẹp, địa hình phù hợp cho kiểu tác chiến phi đối xứng của một đối phương mà sự chống trả vô cùng quyết liệt? 
Lực lượng tàu ngầm, nếu đúng như giới quân sự Mỹ và phương Tây đánh giá về khả năng tác chiến, tính năng kỹ chiến thuật, thì 60 tàu ngầm trong PLAN phải “nuôi” nó quả là rất tốn kém.
Lực lượng này quá lạc hậu khi phải đối đầu với Mỹ và đồng minh nhưng lại quá nhiều, không cần thiết cho việc răn đe khi tranh chấp biển đảo với các nước nhỏ trong khu vực. Vân vân và vân vân.
Vậy, giới quân sự tinh anh, các học giả uyên bác, chẳng lẽ không phát hiện ra những vấn đề trên? Tất nhiên, nhưng, nhìn thấy sai lầm là một chuyện và ngăn chặn được hay không lại là chuyện khác.
Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group - ICG) đã từng chỉ ra rằng, trên biển Đông, Trung Quốc có đến 9 cơ quan chấp pháp (9 con rồng), cạnh tranh sức mạnh bằng hành động hiếu chiến để được phân bổ nhiều ngân sách, để tăng trưởng vì lợi ích cục bộ…
Đồng thời, khi nền công nghiệp vũ khí của Trung Quốc đã chuyển đổi với việc ra đời khu công nghiệp quân sự riêng, trong đó yếu tố tư nhân đóng vai trò chính thì mối quan hệ “khăng khít”, “kẻ tung, người hứng” của giới hiếu chiến đầy thế lực-“giới diều hâu đầy lông măng” hò hét, phê phán chính phủ “bạc nhược”, “đớn hèn” đòi “phải cứng rắn với Mỹ”, “sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược…” với các nhà tài phiệt quân sự là không tránh khỏi và gây lên chính phủ một áp lực không phải là nhỏ. 
Phương châm: “Những gì Mỹ có thì Trung Quốc nhất định phải có”, đã cho ra đời hàng loạt những sản phẩm “nhái”, sao chép, mang yều tố tấn công nhất, đồ sộ nhất… thì, hình như vừa mang tính chủ quan, duy ý chí, đua đòi, vừa thiếu định hướng khả năng sử dụng, bất chấp chiến thuật, nó chỉ là biểu tượng hoành tráng sức mạnh, hữu dụng trong diễu võ dương oai hơn là tác chiến. 
Rõ ràng, các nhà tài phiệt vũ khí được lợi, nhóm “diều hâu” được “lên đời”, còn tính mạng người lính? 
Sách lược của Trung Quốc và cả ngay giới hiến chiến đều tránh đối đầu với Mỹ, đến mức họ chỉ cho “tàu cá lên tuyến đầu, thay vì hải quân…để khỏi mắc mưu Mỹ”, nên sẽ không đối đầu với Mỹ đâu mà lo. 
Ngoài Mỹ ra thì “9 con rồng đang khuấy nước trên biển”, giới hiếu chiến “lên đời”, các nhà tài phiệt quân sự, chẳng nể sợ ai hết, khu vực càng căng thẳng, càng nóng, càng được phân bổ kinh phí hoạt động, càng có nhiều dự án đặt hàng, càng lợi nhuận.
Rốt cuộc, hơn 250 triệu dân Trung Quốc đang sống dưới mức nghèo khổ và quyết tâm “Mỹ có gì Trung Quốc phải có nấy” mới là nội dung của một cuộc “chiến tranh lạnh” mà Trung Quốc phải đối phó.
Ai tạo ra? Đương nhiên không phải Mỹ. Mỹ không đua vì Mỹ đã vượt trội, Mỹ chỉ ngăn cản, kiềm chế Trung Quốc mà thôi. 
Chỉ có “ma đưa lối, quỹ dẫn đường”, chỉ có tham vọng lớn vượt ra ngoài khả năng mà vẫn quyết tâm đeo đuổi thì điểm đến cuối cùng của con đường đó mới là…Liên Xô cũ.
  • Lê Ngọc Thống

Tại sao Trung Quốc không xử rắn với Nhật Bản?

(Cách đánh)- Tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại rộ lên căng thẳng lần thứ hai. Nhưng lần nào cũng thế, Trung Quốc biểu tình phản đối quyết liệt, làm căng thẳng quan hệ ngoại giao, còn Nhật Bản thì hành động cứng rắn, kiên quyết khi ngăn chặn, bảo vệ chủ quyền và xử lý hậu quả thì rất mềm mỏng, hạn chế tối đa căng thẳng trong quan hệ ngoại giao. Câu hỏi đặt ra, tại sao?


Biểu tình chỉ biểu hiện thế yếu trước đối thủ
Tại Trung Quốc, trước sự kiện này có nhiều cuộc biểu tình với hàng nghìn người hô vang khẩu hiệu chống Nhật, bài Nhật, đã thế lại còn đập phá những cái gì thuộc Nhật mà người khác, cũng là dân Trung Quốc, sở hữu, gây thiệt hại cho tài sản quốc gia. Đúng như một số tờ báo của Trung Quốc bình luận, coi đó là hành động ngu xuẩn.
Vụ tranh chấp Scarborough với Philipines của Trung Quốc cũng rất căng thẳng. Dân Philipines thì biểu tình, Trung Quốc thì không. Lực lượng tàu cá và Hải giám của họ theo chiến thuật “lấy thịt đè người” đã xua tàu cá của Philipines ra khỏi vòng chiến.
Đã thế, Trung Quốc còn cho 4 tàu khu trục mang theo 48 quả tên lửa xuất phát, đồng thời, quân khu này, quân khu kia sẵn sàng đợi lệnh…đe dọa “thổi bay” Philipines.
Vụ tranh chấp trên biển Đông với Việt Nam. Ngay sau khi Luật biển Việt Nam được công bố, Trung Quốc cũng không phản đối theo kiểu biểu tình hò hét.
Họ hành động ngang ngược, bất chấp thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa…”, huy động hàng ngàn tàu cá khiêu khích, đánh bắt trái phép trong EEZ của Việt Nam…
Qua 3 vụ tranh chấp chủ quyền với Nhật, Việt Nam và Philipines, giới quan sát dễ nhận ra là với Việt Nam và Philipines thì Trung Quốc chỉ có hành động, hành động tỏ ra hung hăng, ngang ngược, riêng với Nhật Bản thì Trung Quốc mới biểu tình rầm rộ với thái độ hết sức kích động, sôi sục.
Việt Nam cũng đã từng biểu tình để chống quân thù, nhưng biểu tình trực tiếp trước họng súng của quân xâm lược, trước gầm xích xe tăng giặc. Lớp người này ngả xuống lớp sau xông lên khiến quân thù khiếp sợ, chùn bước.
Đó là sự thể hiện bản lĩnh, khí phách của một dân tộc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Liệu những người biểu tình Trung Quốc đó trước họng súng đen ngòm sẵn sàng nhả đạn, xích xe tăng nghiến trèo trẹo trên đường của lực lượng phòng vệ Nhật Bản họ có dám hung hăng, sục sôi hay không?

Thật ra, biểu tình ở ngay nơi nước mình để “thể hiện lòng yêu nước”, chống lại một nước khác, lại được nhà cầm quyền khuyến khích thì chẳng đâu vào đâu.
Biểu tình dù có đông hàng triệu người, sôi sục mấy đi chăng nữa thì sức nặng của nó cũng như chiếc lông hồng. Thế yếu mới có cách biểu tình, hành xử như vậy, có tác dụng như xả stress mà thôi.
Đương nhiên, Philipines không phải là Nhật Bản, cho nên, sẽ trở nên trò cười cho thiên hạ nếu như có kẻ nào dù là “diều hâu” mấy đi chăng nữa, hung hăng mấy chăng nữa cũng không thể đe dọa kiểu “quân khu này đợi lệnh”, “thổi bay Nhật Bản”…bởi lẽ, “đẳng cấp của Nhật Bản là vĩnh viễn”.
Nhật Bản, một con hổ đói đang ngủ
Điều đáng sợ nhất mang tên Nhật Bản của Trung Quốc không phải là hiện tại bắt đầu của một cuộc xung đột quân sự từ Senkaku/Điếu Ngư khi Trung Quốc hành động cứng rắn theo kiểu của ông tướng văn phòng “diều hâu” La Viện.
Tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại rộ lên căng thẳng lần thứ hai.
Tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại rộ lên căng thẳng lần thứ hai.
Hiện tại các nhà phân tích quân sự đã so sánh thế, lực của 2 bên nếu như cuộc chiến Trung – Nhật xảy ra, rằng, Trung Quốc nhiều về số lượng nhưng kém về chất lượng, Nhật thì ít nhưng tinh nhuệ, hiện đại và thiện chiến hơn, có thế trận thuận lợi hơn…Nói chung Nhật vẫn ở cửa trên Trung Quốc.
Tất cả những điều trên không đáng sợ lắm cho Trung Quốc. Trung Quốc vẫn có thể khắc phục bằng “chiến thuật biển người” (Ông La Viện đã sẵn sàng tung ra 100 tàu chiến cơ mà) và trong chiến tranh thế trận có thể chuyển biến không lường trước nên chưa khẳng định thắng thua.
Điều không những Trung Quốc mà cả châu Á đáng sợ nhất ở Nhật Bản là kích hoạt trạng thái chiến tranh của Nhật Bản.
Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự và gia tăng hoạt động của hạm đội hải quân với ý đồ ngày càng lộ rõ không cần che giấu.
Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự và gia tăng hoạt động của hạm đội hải quân với ý đồ ngày càng lộ rõ không cần che giấu.
Sau 30 năm phấn đấu, nền kinh tế Trung Quốc mới đuổi kịp Nhật năm 2010 và cùng với kinh tế, Trung Quốc không ngần ngại tăng cường quân sự cho “tương xứng với siêu cường kinh tế”, đồng thời mở rộng “lợi ích cốt lõi” cho “tương xứng với siêu cường quân sự”, trong khi đó, nền kinh tế Nhật đã tồn tại như vậy nửa thế kỷ nay, chỉ sau Mỹ.
Hơn ai hết, người Nhật đã hiểu thế nào là hung hăng, hiếu chiến, kiểu “ngựa non háu đá” và hậu quả của tư tưởng bành trướng bá quyền sẽ ra sao.
Người Nhật không thích hoanh hoang, khua môi múa mép với súng ống nhưng tư duy về chiến tranh, tầm nhìn xa của họ về chiến lược, về tổ chức xây dựng lực lượng đối phó với những thách thức về an ninh có thể xảy ra… cũng chẳng kém Trung Quốc.
Vì vậy, chẳng có gì là ngạc nhiên nếu như có ai đó phát hiện ra rằng, nền công nghiệp hiện đại của Nhật Bản đã tích trữ một thế năng cực lớn cho công nghiệp quốc phòng.
Hiện tại, Tokyo đã có trong tay gần như toàn bộ khí tài quân sự để thành lập một quân đội hiện đại và quy mô lớn, chỉ có một số yếu tố còn thiếu, nhưng có thể dễ dàng bổ sung trong một thời gian rất ngắn trước khi dấu hiệu của cuộc chiến có thể nổ ra.
Trên thực tế đang diễn ra sự khôi phục sức mạnh hải quân của Nhật bản và có thể không phải nghi ngờ là người Nhật chẳng quên cái gì và chẳng tha thứ cho ai. Dân tộc này biết phải làm gì khi một ai đó động đến lợi ích quốc gia.
Một con hổ đang ngủ, đánh thức nó dậy đã nguy hiểm không lường thì đánh thức một con hổ đói đang ngủ còn nguy hiểm cực kỳ hơn.
Đánh thức nó dậy làm gì, nếu như không muốn làm mồi cho nó?
Ai đang vội vàng, chủ quan, đánh thức con hổ này?
Sẽ là phạm sai lầm khủng khiếp nếu bỏ qua, coi thường, vai trò của Nhật Bản ở biển Đông. Trên biển Đông hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua Biển Đông.
Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự và gia tăng hoạt động của hạm đội hải quân với ý đồ ngày càng lộ rõ không cần che giấu. Đó là, độc chiếm biển Đông.
Nếu ý muốn này thành hiện thực thì khi cần thiết, Trung Quốc chẳng ngại ngần gì phong tỏa yết hầu giao thông của Nhật Bản trên Biển Đông khi cần thiết để có lợi thế trong việc giải quyết tranh chấp với Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư, thực hiện tiếp kế hoạch “chuỗi đảo thứ nhất”.
Đương nhiên, Nhật Bản làm sao lại ngồi nhìn lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia bị thách thức như vậy khi để Trung Quốc chiếm trọn biển Đông, huống chi Trung Quốc lại còn đòi chủ quyền ở Senkaku thì ngoài sự kiềm chế của Nhật Bản. Đã đến lúc Nhật Bản phải vào cuộc.
Phải chăng, Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân chính làm cho con hổ đói thức giấc?
 
  • Lê Ngọc Thống

Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại châu Á-TBD?

(Cách đánh)- Những tưởng vụ Scarborogh, biển Đông mà Trung Quốc làm cho dậy sóng tạm lắng xuống thì tranh chấp biển đảo ở Hoa Nam nổi lên quyết liệt giữa Nhật Bản-Hàn Quốc, Nhật Bản-Đài Loan là 3 đồng minh của Mỹ và nóng nhất là Nhật Bản-Trung Quốc. Điều gì đang xảy ra?



Nhiều người cho rằng với Trung Quốc, Mỹ giống như kẻ “thả gà ra để đuổi bắt”. Nghĩa là dung dưỡng cho Trung Quốc phát triển hơn 30 năm nay, giờ thấy Trung Quốc lớn mạnh mới hốt hoảng kiềm chế, đối phó…, rằng, đã quá muộn cho Mỹ khi phát hiện ra Trung Quốc có ý đồ truất ngôi bá chủ…Nhầm to đấy, chê Mỹ như vậy chẳng khác nào chê “gái... không biết vén váy”.

Mỹ được mệnh danh là thực dụng, điều này nói lên tính khoa học và tính thực tiễn của Mỹ. Mỹ làm điều gì cũng phải có lợi, đúng lúc, đúng nơi.
Mỹ trở lại châu Á-TBD là do Trung Quốc và các nước trong khu vực này “mời” Mỹ đến đấy chứ! Ai bảo tàu Cheonan bị chìm làm chi (té ra bị chìm là do chính mìn của Hàn Quốc); ai bảo Trung Quốc vào tháng 10/2011 định ăn tươi nuốt sống Nhật Bản trong vụ Nhật bắt gã thuyền trưởng vô danh tiểu tốt xâm phạm Senkaku làm chi…

Mỹ trở lại châu Á-TBD mới chỉ bằng tuyên bố, trong đó hùng hồn nhất là sẽ điều 60% lực lượng hải quân sang châu Á-TBD, đồng thời tiến hành một vài hoạt động cài thế, nhưng khu vực châu Á-TBD này đã nổi sóng.
Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?
Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?
“Tội” nhất là Nhật Bản. Bỗng dưng, Nhật Bản phải lao vào vòng tranh chấp chủ quyền biển đảo gay gắt, quyết liệt với Nga, Trung Quốc và ngay cả 2 đồng minh là Hàn Quốc và Đài Loan, đặc biệt là Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc lại quyết liệt như vậy?

Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố mua lại 3 hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân, mà vốn trước đây là cho thuê. Việc quốc hữu hóa mấy hòn đảo bị Bắc Kinh gọi là phi pháp và không có hiệu lực, đồng thời đe dọa thi hành biện pháp tùy thuộc theo sự phát triển tình hình.

Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản cũng quan tâm khai thác chủ đề yêu nước, bởi rất cần phải xả van, hóa giải những dồn nén của công luận xã hội bắt nguồn từ những vấn đề chính trị trong nước.

Đồng thời quan trọng nhất là đã đến lúc Nhật Bản được “cởi trói”, được tự mình tái vũ trang để chống lại “kẻ bắt nạt” (tất nhiên không phải là Hàn Quốc và Đài Loan) một cách “danh chính ngôn thuận”.

Nhật Bản tái vũ trang, không phải là chuyện đùa cho bất cứ quốc gia nào ở châu Á, nhất là Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà vị Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản tuyên bố: “Cần giữ nhà máy điện hạt nhân để răn đe…”.

Điều này ai cũng hiểu và không có một chút nghi ngờ về khả năng, công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân trong tầm tay của Nhật Bản. Nhật Bản muốn là có.

Nhật Bản tái vũ trang, Trung Quốc phải cẩn thận, phải “suy nghĩ 2 lần”. Khu vực châu Á-TBD, Trung Quốc không thể muốn gì được nấy.

Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?

Trung Quốc đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để trục lợi, nhưng quá đà. Nếu không có những kẻ quá khích nhảy xổ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiêu khích. Nếu như không có hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc, xé cờ Nhật, chặn xe đại sứ quán… kích hoạt, hun nóng máu dân tộc Nhật  thì Nhật Bản chưa có cơ hội để quốc hữu hóa.

Đến đây, dư luận có một câu hỏi mà không đặt ra thì không hiểu được bản chất của một vấn đề, rằng, Mỹ ở đâu và có vai trò gì?

Còn nhớ sự kiện ngày 16/3/2012 khi Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng vệ tinh vào ngày 12-16/4. Ngay lập tức Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đánh chặn nếu nó bay sang không phận.

Không như các lần trước, lần này họ không chỉ nói suông. Nhật Bản từ ngày 6/4 đã triển khai xong hệ thống đánh chặn ở phía đông gồm rất nhiều bệ phóng.

 Hàn Quốc cũng thế, triển khai xong các hệ thống đánh chặn phía tây với một tinh thần “nếu tên lửa Triều Tiên xâm phạm không phận của họ dù chỉ 1cm sẽ tiêu diệt”.

Còn Mỹ thì đem thi thố sử dụng trang bị cực kỳ hiện đại trong dò tìm phát hiện tên lửa như radar X-Band và chia sẻ thông tin cho Nhật, Hàn…Sự chuẩn bị của 3 nước này có vẻ rất chi là “hồ hởi”.

Vệ tinh thì phóng không thành công, nhưng cái “của nợ” mà Mỹ, Nhật, Hàn và Đài Loan đã triển khai thì còn tồn tại hay không và nếu tồn tại thì để làm gì, với ai… chỉ có Trung Quốc mới trả lời được.

Thế trận ở châu Á-TBD, Mỹ và đồng minh đã cài xong.

 Còn bây giờ? Đương nhiên Mỹ và đồng minh phải tăng cường lực. Nếu Trung Quốc cho rằng, Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng thì sẽ yếu đi, lúc đó Trung Quốc có quyền mơ ước. Có thể đúng, nhưng, Mỹ cũng có nhiều nước cờ hay để chơi với Trung Quốc.

“Cởi trói” cho Nhật Bản để chia sẻ trách nhiệm cũng đủ kiềm chế Trung Quốc. Nhật Bản tái vũ trang chỉ là vấn đề thời gian.

Té ra thế giới cũng lắm người tài. Trung Quốc rất giỏi lợi dụng thời cơ thì Mỹ, Nhật, Hàn cũng thế, nhưng họ trên Trung Quốc một bậc bởi họ không chỉ thụ động lợi dụng mà còn giỏi tạo ra thời cơ để lợi dụng.

Trung Quốc sẽ làm gì khi về thế, Mỹ và đồng minh đã cài xong, về lực cũng đã được tăng cường, và, trong khi chính cái thế trận này Trung Quốc đang bị bao vây là chắc chắn?

Xem ra ý tưởng dùng thuốc nổ cài vào tàu cá để tấn công hải quân Mỹ của ông tướng Hải quân Trung Quốc nào đó; dùng sức mạnh hải quân bắt nạt, đe dọa, lấn lướt các nước nhỏ để tranh dành vài hòn đảo không người trên biển… của các nhà chiến lược, học giả uyên thâm, những “đại trượng phu” của Trung Quốc sao quá tầm thường so với ý tưởng chiến lược của Mỹ và đồng minh trên khu vực châu Á-TBD.

Chẳng lẽ có được mấy hòn đảo giữa biển, Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển hay sao?

Theo ông trung tướng Lưu Á Châu, tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: “Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả”.

Và ông Lưu Á Châu phản bác: Vậy, Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?”

Chưa dừng ở đó, ngày nay nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng Biển Đông là “sinh mạng của Trung Quốc” nữa cơ…thì quả là một sự ngụy biện cực đoan nguy hiểm.

Nhìn diễn biến thời sự, nhiều người lo ngại cuộc chiến Trung – Nhật sẽ xảy ra.  Xin đừng tốn giấy mực để bàn luận chuyện này. Không đời nào xảy ra.
  • Lê Ngọc Thống