Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Burnaby, Canada - Người dân đánh giá cao sự tham gia của các học viên Pháp Luân Đại Pháp

Burnaby, Canada: Người dân địa phương đánh giá cao sự tham gia của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong lễ diễu hành “Ngày Ngả Mũ”


Bài viết của Trương Nhiễm, phóng viên báo Minh Huệ ở Canada
[MINH HUỆ 10-06-2014] Trong lễ diễu hành “Ngày Ngả Mũ” (Hats Off Day) hôm Chủ nhật 7/6/2014 ở thành phố Burnaby, các phần đường dành cho người đi bộ đã trở nên chật cứng khi đoàn diễu hành của các học viên Pháp Luân Công Vancouver xuất hiện.
Là một trong 80 đoàn tham gia sự kiện, Pháp Luân Đại Pháp bao gồm Thiên Quốc Nhạc Đoàn, thuyền Chân-Thiện-Nhẫn, nhóm biểu diễn các bài công pháp và một đội trống lưng.
Uỷ viên hội đồng thành phố Paul McDonell đã cảm ơn các học viên vì sự đóng góp tích cực của họ cho cộng đồng.
Các học viên Vancouver tham gia diễu hành
Thiên Quốc Nhạc Đoàn
Đội trống lưng
Thuyền Pháp Luân Đại Pháp
Ông Paul McDonell, uỷ viên hội đồng thành phố Burnaby, chụp ảnh cùng một thành viên của Thiên Quốc Nhạc Đoàn
Ông Paul McDonell cột một quả bóng bay vào cổ tay của một thành viên trong Thiên Quốc Nhạc Đoàn
Đoàn Pháp Luân Đại Pháp mang đến năng lượng tích cực
“Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tham gia diễu hành hàng năm và tôi đã quen với sự có mặt của họ,” Maria, một phóng viên lâu năm tham gia diễu hành, nói: “Sự góp mặt của họ chắc chắn đã mang lại giá trị to lớn cho buổi lễ.” Cô nói rằng người dân Canada tự hào về xã hội đa văn hoá và tôn trọng di sản văn hoá của họ.
“Các học viên Pháp Luân Đại Pháp là một phần của Canada, họ rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Trang phục vàng kim của đội trống lưng tỏa sáng như ánh mặt trời, mang lại năng lượng tích cực và truyền cảm hứng cho mọi người,” Maria nhận xét.
Cô nói thêm: “Tôi cảm ơn các học viên Pháp Luân Đại Pháp vì đã mang vẻ đẹp của họ đến cho cộng đồng.”
Một khán giả khác tên là Nina nói rằng cô biết về Pháp Luân Đại Pháp vì có đồng nghiệp là một học viên. Lần đầu tiên chứng kiến cuộc diễu hành của các học viên, cô rất ấn tượng. Cô thích âm nhạc, trang phục cũng như động tác hoà ái của các bài công pháp, cô nói rằng Pháp Luân Đại Pháp thật xứng danh.
Uỷ viên hội đồng thành phố cảm ơn các học viên
Ông Paul McDonell, uỷ viên hội đồng thành phố Burnaby, cho biết cuộc diễu hành đã mang mọi người trong cộng đồng đến gần nhau hơn. Ông nói rằng Pháp Luân Đại Pháp với âm nhạc sống động và các màu sắc tuyệt vời đã có đóng góp to lớn. Âm nhạc đã mang lại ý nghĩa cho buổi diễu hành và đưa hạnh phúc đến với khán giả, ông nói thêm.

Đăng ngày 17-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Tội ác cùng cực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Luật sư nhân quyền: Nạn mổ cướp nội tạng vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc


Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Canada
[MINH HUỆ 01-06-2014] Theo luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas, nạn mổ cướp nội tạng với sự hậu thuẫn của nhà nước vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Tuy nhiên, liên quan đến chỉ trích lấy nội tạng từ các tù nhân, Trung Quốc đã thay đổi cách trả lời vào năm 2013 và tuyên bố nước này sẽ kết hợp nội tạng của các tử tù và của những người hiến tạng tự nguyện trong một hệ thống phân phối nội tạng kiểm soát bằng máy tính.
Tại một diễn đàn gần đây ở trường Đại học Toronto vào ngày 28 tháng 05, ông Matas đã phân tích rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có hai cách phản ứng trước những lời chỉ trích: cứng rắn và mềm mỏng.
Cứng rắn là giải pháp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công: “Bản thân cuộc đàn áp bị phủ nhận. Nhưng sự phủ nhận này đi kèm những lời lăng mạ đối với Pháp Luân Công đến mức nó giống như xúi giục đàn áp, điều này cho thấy cuộc đàn áp có tồn tại.”
Còn giải pháp “mềm mỏng” được ông Matas gọi là “đạo đức giả”, theo đó ĐCSTQ đáp lại những chỉ trích về việc lấy nội tạng từ tử tù như sau: “Về nguyên tắc chúng tôi đồng ý. Chúng tôi sẽ thay đổi. Hãy cho chúng tôi thời gian. Hãy giúp chúng tôi.”
“Miễn là ba chữ Pháp Luân Công không được đề cập đến và những lời chỉ trích chỉ giới hạn với việc nội tạng được lấy từ các tù nhân, thì phản ứng của Đảng/Nhà nước rất mềm mỏng,” ông nói.
Ông Matas kết luận: “Sự khác nhau giữa hai cách trả lời, sự cứng rắn và mềm mỏng, chỉ là bề mặt chứ không phải cốt lõi. Trong cả hai trường hợp đều không có sự thay đổi nào.”
Luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas phát biểu tại một diễn đàn tại trường Đại học Toronto vào ngày 28/5/2014
Ông Matas đã chia sẻ phương pháp dùng trong cuộc điều tra tiến hành bởi ông và David Kilgour – cựu Quốc vụ khanh và công tố viên của Canada. Là một luật sư bảo vệ người tị nạn, ông Matas không lạ gì với khó khăn khi phải chứng minh hoặc phủ định câu chuyện của thân chủ với rất ít bằng chứng ban đầu.
Ông và Kilgour đã tuân theo bốn nguyên tắc trong cuộc điều tra của mình: không bao giờ dựa vào tin đồn, không dựa vào thông tin từ phía thủ phạm, tập trung vào các thông tin công khai, và tránh rút ra kết luận từ một phương pháp hay một bằng chứng duy nhất.
Các cuộc gọi cho bác sĩ ở Trung Quốc đã xác nhận nguồn nội tạng là các học viên Pháp Luân Công còn sống.
Thời gian chờ nội tạng ngắn, cụ thể là 2 tuần, ở Trung Quốc, so với hàng tháng hoặc hàng năm ở các nước có hệ thống hiến tạng hoàn thiện, dẫn đến lời giải thích duy nhất là phải có một nguồn nội tạng sống khổng lồ.
Các học viên Pháp Luân Công được xét nghiệm máu và kiểm tra nội tạng một cách hệ thống trong khi bị giam giữ, và các phạm nhân khác không phải làm như vậy. Trong cuộc đàn áp có quy mô quốc gia này, việc thu lợi từ các học viên Pháp Luân Công sẽ không phải chịu hậu quả nào trước pháp luật.
Kết luận của cuộc điều tra độc lập là nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống thực sự đã xảy ra và vẫn đang tiếp diễn. Tại diễn đàn ngày 28 tháng 05 và trên khắp thế giới, Kilgour và Matas đã chia sẻ về cuộc điều tra và các kết quả thu được.
Nhiều chính trị gia và chuyên gia y tế cho rằng cuộc điều tra có tính thuyết phục. Kết quả là Liên minh châu Âu EU đã thông qua một nghị quyết vào tháng 12 năm 2013 nhằm lên án tội ác mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc. Ủy Ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra một nghị quyết tương tự (Nghị quyết Hạ viện số 281) trong cùng tháng đó. Các diễn đàn và phiên điều trần đã được tổ chức ở các quốc hội khắp các nước châu Âu: Slovakia, Ý, Israel, Thụy Điển, Vương Quốc Anh, Pháp và các nước khác.
Hạ Viện tiểu bang Illinois đã thông qua một nghị quyết vào tháng 02 năm 2014, thúc giục “chính phủ và Tổng thống Hoa Kỳ hãy điều tra vấn đề ghép tạng ở Trung Quốc và tiến hành các bước cần thiết để chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.”
Vào ngày 31 tháng 05, Tổ chức Cộng đồng y khoa ở Virginia đã thông qua một nghị quyết lên án tội ác mổ cướp nội tạng và ủng hộ nghị quyết đang được xem xét của Quốc hội.
Ông George Marcello, người sáng lập và CEO của Hiệp hội Ghép tạng Step by Step
Ông George Marcello, người sáng lập và CEO của Hiệp hội Ghép tạng Step by Step, đã làm việc trong ngành ghép tạng 20 năm và thực hiện nhiều dự án cho các cộng đồng châu Á tại Canada.
“Nếu bạn định đến Trung Quốc để nhận nội tạng, thì bạn đang tham gia vào một vụ giết người, chỉ có điều bạn không phải là người kéo cò súng, vậy thôi,” ông nói.
Ông khuyến khích mọi người đã nhận nội tạng ở Trung Quốc hãy bắt đầu phản đối và ủng hộ cho sự thay đổi: “Hãy nhìn vào gương và tự hỏi: bạn có thể sống với lương tâm sau khi biết có người đã bị giết để bạn được sống?”

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/1/国际人权律师-中共强摘器官仍在持续-292868.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2014/6/5/1521.html
Đăng ngày 17-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Hội nghị quốc tế về cấy ghép nội tạng

Hội nghị Quốc tế về Cấy ghép Nội tạng năm 2014: Các chuyên gia y tế lên án nạn mổ cướp nội tạng và ký tên vào đơn thỉnh nguyện năm 2014 của Hiệp hội Bác sĩ Chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) gửi đến Liên Hợp quốc


 
Bài viết của Đường Minh Tú, phóng viên báo Minh Huệ ở Luân Đôn
[MINH HUỆ 06-06-2014] Ông Howard P. Monsour, Jr., M.D., Giám đốc Khoa Huyết học của Bệnh viện Methodist Houston, thành phố Houston, bang Texas, phát biểu về vấn đề mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc như sau: “Đây là một tội ác chống lại nhân loại. Nó chống lại nhân quyền. Và nó cần phải chấm dứt!” “Tôi nghĩ rằng mọi người đã nhận thức được chuyện gì đang diễn ra, tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng nó được chấm dứt.”
Bác sỹ Monsour, một trong nhiều người tham dự Hội nghị Quốc tế năm 2014 về Cấy ghép Nội tạng, đã lên tiếng ủng hộ việc chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Ông cũng đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện của Hiệp hội Bác sĩ Chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) gửi đến Liên Hợp Quốc.
Một số chuyên gia y tế cho biết họ đã biết về tội ác này, và đánh giá cao cơ hội mà các học viên Pháp Luân Công cung cấp bên ngoài điểm tổ chức hội nghị để họ có thể tích cực tham gia vào việc hỗ trợ chấm dứt tội ác này.
Đơn thỉnh nguyện mới nhất của Hiệp hội Bác sĩ Chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) được xây dựng dựa trên động lực của chiến dịch thành công năm 2013, trong đó thu thập được 1.5 triệu chữ ký trên toàn cầu. Đợt thỉnh nguyện này tiếp tục kêu gọi Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tội ác phản nhân loại này và mở rộng các cuộc điều tra.
Ba bác sỹ đến từ Brazil tìm hiểu về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc và không do dự ký tên vào đơn thỉnh nguyện của DAFOH.
Những người tham dự Hội nghị Quốc tế năm 2014 đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện năm 2014 của DAFOH.
Bác sỹ Howard P. Monsour, Giám đốc Khoa Huyết học tại Bệnh viện Methodist Houston ở thành phố Houston, bang Texas.
Bác sỹ Ruchi Sharme đến từ Ấn Độ
Bác sỹ phẫu thuật Ruchi Sharme, hiện đang làm việc tại một khoa huyết học và cấy ghép gan ở Ấn Độ, đã nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công để tìm hiểu sự thật.
Bác sỹ Sharme cương quyết chống lại tội ác mổ cướp nội tạng: “Đây là hành động vô nhân đạo. Không có ai đáng bị đối xử theo cách này. Không ai có quyền mổ cướp nội tạng từ người khác mà không được sự đồng ý từ họ. Đó là điều không thể chấp nhận được và nó phải chấm dứt.”
Bà nói thêm: “Truyền rộng nhận thức về vấn đề này là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi con người nhận thức ra, họ mới có thể hành động để chấm dứt nó.”
Bác sỹ Ilka Voin đến từ Brazil nói: “Để tất cả mọi người lên tiếng chống lại hành động này [mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc] là điều vô cùng quan trọng… Đây là hành động chống lại nhân loại.”
Bác sỹ Misur đến từ Auckland, New Zealand, đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện của DAFOH mà không một chút do dự. Bà cũng nói với các học viên Pháp Luân Công rằng bà và các người đồng nghiệp của mình đã lên tiếng ủng hộ cho các học viên tại một hội nghị cấy ghép nội tạng ở quê nhà.
Hai bác sỹ người Mỹ đã nghe về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc trước đó.
Có khá nhiều bác sỹ người Trung Quốc tham dự hội nghị. Một số đã lắng nghe các học viên Pháp Luân Công và nhận tài liệu của họ để tìm hiểu thêm về cuộc điều tra độc lập xác nhận sự tồn tại của nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc. Một người đã ký vào đơn thỉnh nguyện của DAFOH và nói rằng ông đảm bảo sẽ không dính líu đến chuyện này.
Hội nghị Quốc tế năm 2014 được phối hợp tổ chức bởi Hiệp hội Cấy ghép Gan Quốc tế (ILTS), Hiệp hội Cấy ghép Ruột và Gan Châu Âu (ELITA), và Nhóm Chuyên Chăm sóc Gan Châu Âu (LICAGE) tại Trung tâm Hội nghị Nữ hoàng Elizabeth II từ ngày 04 đến ngày 07 tháng 06.
Cuối tuần trước, Hiệp hội Y tế Virginia đã thông qua một nghị quyết lên án nạn mổ cướp nội tạng có hệ thống được nhà nước phê chuẩn ở Trung Quốc và bày tỏ sự ủng hộ đối với nghị quyết 281 đang chờ được Quốc hội Mỹ thông qua.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/6/国际移植大会代表反对中共强摘器官-293100.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2014/6/7/1550.html
Đăng ngày 17-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.