Vụ nổ Thiên Tân: Hé lộ âm mưu động trời của Giang Trạch Dân
Theo trang Đại Kỷ Nguyên (phiên bản tiếng Trung) ngày 15/08/2015, vụ nổ Thiên Tân có liên quan đến việc ám sát Tập Cận Bình bị bại lộ, sự việc này dẫn đến hành động đặt kíp nổ tại nhà kho thuốc súng khu Tân Hải, Thiên Tân để tiêu hủy chứng cứ nhằm phi tang.
Đại Kỷ Nguyên cho hay, vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặt công khai mâu thuẫn giữa phe ông Giang và phe Chủ tịch Tập, vốn mang tính chất một mất một còn.
Đơn vị liên quan đến vụ việc là Công ty TNHH Tiếp vận Quốc tế Thụy Hải (gọi tắt: Công ty Thụy Hải), trong nhà kho có chỗ chứa số lương lớn là thuốc súng, thuốc nổ và những kim loại dễ bắt lửa…
Sau vụ ám sát lãnh đạo cấp cao thất thủ, đặt kíp nổ nhằm phi tang
Ngày 14/8, Bowen Press công bố nguồn tin cho biết, việc này có liên quan đến vụ ám sát đương kim lãnh đạo Trung Quốc, sự việc bại lộ dẫn đến việc đặt kíp cho nổ kho thuốc súng. Theo nguồn tin này, những chất hóa học nguy hiểm tồn trữ trong kho chứa có số lượng lớn là sản phẩm quân – dân dụng, trong đó bao gồm: lượng lớn thành phẩm đến bán thành phẩm, nguyên liệu như Ammonium Nitrate, Potassium Nitrate, toluen…
Theo nguồn tin từ một người nắm tình hình tiết lộ: “Kíp nổ dùng để nổ nhà kho lần này là sử dụng xe tải chở kíp nổ. Đêm khuya cùng ngày, lợi dụng khi nhân viên trực ca đêm mệt mỏi và buồn ngủ, chiếc xe ngay lập tức đỗ tại địa điểm gần vị trí kho chứa vật phẩm gây nổ. Những nhân viên trên xe này nhanh chóng rời khỏi hiện trường (ước chừng hơn 10 phút sau khi kích nổ xe tải), làm cho nhà kho phát sinh nổ lớn liên hoàn”.
Người này còn cho biết, “Mục đích của việc kích nổ là tiêu hủy chất nổ chứa trong kho. Nguyên kế hoạch là đang lúc chờ khi hội nghị Bắc Đới Hà của ĐCSTQ kết thúc, các quan chức cao cấp trên đường quay trở về, họ sẽ làm nổ đường ray xe lửa trên đường Tân Ký. Thế nhưng, không rõ nguyên nhân vì sao mà các quan chức cao cấp của Đảng đột nhiên thay đổi hành trình, dẫn đến vô ý làm lộ tin tức. Thế nên, cách giải quyết hiệu quả nhất là tiêu hủy chứng cứ”.
Bài viết còn phân tích rằng: “Theo đoạn video do một người trên mạng ghi hình lúc vụ nổ xảy ra trong chớp mắt, ngọn lửa vụ nổ lần thứ hai cao đến trên 100m, hơn nữa sóng xung kích làm vỡ tan cửa sổ cách đó hơn 2 cây số. Theo đó, trừ phi là kho đạn cỡ lớn phát nổ, chứ chất hóa học thông thường không thể nào gây ra một vụ nổ quy mô lớn như thế. Vì thế, hiện trường sau khi dập tắt lửa chắc chắn ẩn chứa rất nhiều nghi vấn”. Ngoài ra, vụ nổ còn tạo ra một hố đen cực lớn tại hiện trường.
Theo bài báo này, người lãnh đạo ĐCSTQ sau khi kết thúc hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm, thường đi đường vòng ghé qua Thiên Tân để khảo sát cũng như truyền đạt lại tuyên bố nội dung đạt được trong hội nghị Bắc Đới Hà.
Bài báo cho biết, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18, Tập Cận Bình đã trải qua 6 lần ám sát hụt, với các kết quả điều tra đều cho thấy người trong nội bộ ĐCSTQ đã thuê người thực hiện.
Công ty liên quan dự trữ chất gây nổ
Ngày 15/8, theo Nhân dân Nhật báo, 10 giờ buổi sáng cùng ngày, tại cảng Thiên Tân, kho chứa hóa chất nguy hiểm kí hiệu 8•12 được nhắc đến qua bốn lần công bố thông tin về vụ nổ. Phó cục trưởng Cục Kiểm tra An toàn thành phố Thiên Tân là Cao Hoài Hữu bày tỏ, theo điều tra sơ bộ, những hóa chất nguy hiểm chủ yếu tập trung tại khu thùng hàng và khu xếp dỡ.
Những chất hóa học nguy hiểm ở khu thùng hàng có thể có: Ka, Natri (Na), xút (NaOH), NaClO3, Na2S, H4CaSi2, C2HCl3, C10H16Cl4IN.
Những chất hóa học nguy hiểm ở khu xếp dỡ có thể có: Ammonium Nitrate, NaCN, DNBP 4-6, C8H11N 2-4, C6H15Al …
Ngoài ra, căn cứ vào các thông tin được đưa ra, công ty Thụy Hải trong tháng gần đây nhất đã xuất khẩu chất hóa học nguy hiểm với số lượng khá lớn, gồm có Ma-giê (Mg), Natri, Nitrate Celulose, Calcium Nitrate (Ca(NO3)2), Ammonium Nitrate, Sodium Cyanide (NaCN), Sodium Sulfide (Na2S), Sodium Hydrosulfide (NaHS), Sodium Chlorate (NaClO3)…
Tập Cận Bình nổi giận
Người tiếp cận với Trung Nam Hải tiết lộ cho Đại Kỷ Nguyên biết, sau vụ nổ Thiên Tân ngày 12/8, Tập Cận Bình cả hai đêm không ngủ được. Tuy nhiên, ông Tập đã tạm thời khống chế cha con Giang Trạch Dân, bởi vụ nổ lớn lần này của Giang đã bức Tập Cận Bình phải ra tay. Trước đây Đại Kỷ Nguyên từng đưa tin, Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng từng âm mưu ám sát Tập Cận Bình, cho nên ông Tập nhất định sẽ tìm cách bắt giữ ông Giang và ông Tăng.
Theo nguồn tin này, ngày 15/8, Tập Cận Bình tạm thời đã có hành động áp chế Giang Trạch Dân và hai con trai, bằng cách giới hạn các hoạt động tự do của họ, Tăng Khánh Hồng cũng bị khống chế tại nhà. Tập vốn không có ý định xử lý Giang Trạch Dân vào thời điểm này, nhưng vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặc công khai mâu thuẫn giữa họ. Đây vốn là mâu thuẫn mang tính một mất một còn.
Ông Tập trước vụ nổ Thiên Tân, vốn dự tính trong 6 tháng cuối năm để xử lý vấn đề kinh tế và thị trường chứng khoán. Thế nhưng, khi sự kiện Thiên Tân phát sinh, Tập Cận Bình tức giận muốn nhảy dựng lên, hai đêm liền không ngủ. Hiện tại Giang đã bức Tập Cận Bình hạ thủ. Nguồn tin cho biết, điều Tập lo lắng chính là nếu như không thực hiện điều này ngay lập tức, ông không thể biết những sự việc kinh hoàng hơn có thể sẽ phát sinh vào 6 tháng cuối năm. Ban đầu, ông Tập dự định đánh bật ông Giang từng bước, nhưng sau sự việc này, ông buộc phải tăng tốc độ khẩn trương. Tập Cận Bình có thể tạm thời bỏ qua Tăng Khánh Hồng mà trực tiếp bắt Giang.
Ông trùm giấu mặt đằng sau công ty xảy ra sự cố là thông gia của Trương Cao Lệ
Theo báo đưa tin, ông trùm giấu mặt của công ty Thụy Hải xảy ra sự cố là thông gia của thường ủy Trương Cao Lệ, thuộc phe cánh của Giang.
Nguồn tin cho hay, thành viên hội đồng quản trị pháp nhân của công ty Thụy Hải, trên bề mặt đều là dân thường, thế nhưng người điều hành thực sự là thông gia của Trương Cao Lệ. Trong thời gian Trương Cao Lệ làm chủ chính trường Thiên Tân, thông gia của ông này đã lấy được giấy phép thiết lập nhà kho tồn trữ hóa chất, thông qua đó cho phép lách qua giám sát thẩm tra của bộ bảo vệ môi trường.
Theo bài báo này, điều lệ quy định của Bộ Ngoại vụ ban bố, việc thiết lập xí nghiệp tồn trữ chất hóa học nguy hiểm, phải nộp đơn xin Ngành Quản lý Mậu dịch Kinh tế cấp một của tỉnh và Phòng Giám sát An toàn cấp thành phố của khu vực đó, do hai đơn vị này tổ chức chuyên gia tiến hành kiểm tra. Thế nhưng, công ty Thụy Hải lại không có được giấy phép chứng nhận kinh doanh sản phẩm hóa học nguy hiểm của Phòng Giám sát An toàn địa phương, nguyên nhân bởi vì ông chủ của công ty là thông gia của Trương Cao Lệ.
Trương Cao Lệ là thường ủy thuộc phe ông Giang. Năm 2006, khi đảm nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông, từng vì Giang Trạch Dân mà cấm người dân không cho tham quan núi Thái Sơn, nhờ “nịnh hót” mà nổi danh. Trương Cao Lệ cũng tích cực theo Giang bức hại Pháp Luân Công. Ông hiện đang bị xếp vào danh sách điều tra của “Tổ chức quốc tế điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công”.
Những vụ tham ô những khoản lớn và nhiều vụ bê bối chính trị của Trương Cao Lệ không ngừng được đưa ra ánh sáng. Có hãng tin cho biết, Trương Cao Lệ đã bị xếp vào danh sách “có thể bị hạ đài”, một danh sách tuyệt mật của Chủ tịch Tập Cận Bình.
- Đừng tự biến mình thành đồng lõa của Giang Trạch Dân
- Giang Trạch Dân – Cựu độc tài bị “tố” nhiều nhất trên thế giới
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung