Động cơ lượng tử Nga đang phát triển "khủng" như thế nào?
Với động cơ lượng tử đạt tốc độ 1.000 km/giây, máy bay Nga từ Moscow tới New York chỉ mất 1 giờ, xe ôtô nạp 1 kg nhiên liệu chạy được 10 triệu km và nhiều kỷ lục khủng khiếp khác khi ứng dụng động cơ này.
Hiệu suất gấp 5.000 lần động cơ tên lửa
Vladimir Leonov - nhà khoa học từng nhận giải thưởng Chính phủ Nga và cũng là người sáng lập ra lý thuyết Siêu liên kết - đã đưa khoa học cơ bản Nga trở thành một trong những đầu tàu trên thế giới.
Gần đây, nhà khoa học này đã tiết lộ với truyền thông Nga về kết quả của các cuộc thử nghiệm loại động cơ lượng tử đã diễn ra từ năm 2009.
Tên lửa Proton-M của Nga. Ảnh: Sputnik
Tới tháng 6/2014, phương tiện được gắn động cơ lượng tử cất cánh theo phương thẳng đứng đã được thử nghiệm theo tiêu chuẩn thành công. Khi trọng lượng của phương tiện này 54 kg lực đẩy theo phương thẳng đứng của nó đạt 500 - 700 kg (kg lực) với một công suất điện chỉ 1 kW. Thiết bị này cất cánh theo phương thẳng đứng với thiết bị dẫn đường. Các thử nghiệm đã đặt ra những thách thức đối với các thí nghiệm về trọng lực và xác nhận sự tồn tại của lý thuyết Siêu liên kết.
Dựa trên thang điểm thử nghiệm như vậy, động cơ lượng tử bản nguyên mẫu (CD) vào năm 2014 có công suất chỉ 1 kW nhưng có thể tạo ra lực đẩy 5000 Newton (500 kg)/nhịp. Trong khi đó động cơ tên lửa hiện đại (RD) với công suất 1 kW thì chỉ tạo ra lực đẩy 1 Newton (0,1 kg). Như thế, nếu tính theo nhịp thì động cơ CD có hiệu suất cao gấp 5.000 lần so với động cơ RD. CD không giống như RD, không làm nóng khí quyển và đốt nhiên liệu mà sử dụng năng lượng điện.
Tạo cuộc cách mạng động cơ và công nghệ vũ trụ
Theo Vladimir Leonov, ngày nay các động cơ phản lực (RD) của tàu vũ trụ đã đạt tới những giới hạn kỹ thuật. Trải qua 50 năm động, thời gian xung lực của loại động cơ này từ 220 giây (với loại V-2 của Đức) cũng chỉ tăng được gấp đôi lên tới 450 giây (với loại Proton của Nga). Trong khi xung lực của động cơ lượng tử không phải hàng trăm giây và mất nhiều năm tiến hóa như thế.
Theo Vladimir Leonov, ngày nay các động cơ phản lực (RD) của tàu vũ trụ đã đạt tới những giới hạn kỹ thuật. Trải qua 50 năm động, thời gian xung lực của loại động cơ này từ 220 giây (với loại V-2 của Đức) cũng chỉ tăng được gấp đôi lên tới 450 giây (với loại Proton của Nga). Trong khi xung lực của động cơ lượng tử không phải hàng trăm giây và mất nhiều năm tiến hóa như thế.
Nếu một tên lửa mang động cơ RD nặng 100 tấn, thì tải thêm được 5 tấn (5%). Trong khi một thiết bị động cơ lượng tử nặng 100 tấn thì chỉ chỉ cần động cơ nặng 10 tấn và tải theo được 90 tấn, tức là đạt hiệu suất tải 900%, nhiều hơn rất nhiều so với 5% của động cơ RD.
Không những thế động cơ lượng tử còn tạo ra một thế hệ tàu sân bay mới. Tốc độ tối đa của tàu sân bay gắn động cơ lượng tử có thể đạt tốc độ tối đa từ 1.000 km/s tới 18 km/s vào lúc phóng lên. Nhưng điều quan trọng nhất là, vòng nhịp của thiết bị mang động cơ CD có thể dịch chuyển theo gia tốc. Ví dụ, một chuyến bay tới sao Hỏa trong một tàu sân bay mang động cơ lượng tử thế hệ mới trong chế độ gia tốc ± 1g chỉ mất có 42 giờ, và vươn tới Mặt trăng chỉ mất có 3,6 giờ. Đó chính là một kỷ nguyên mới trong công nghệ vũ trụ.
Chạy bằng năng lượng nhiệt hợp hạch lạnh
Kỹ sư người Ý Andrea Rossi - người đang nghiên cứu nickel - tiết lộ, nguồn năng lượng hứa hẹn nhất dùng cho động cơ lượng tử là loại hợp hạch lạnh (CNF). Xét về khả năng bảo tồn năng lượng, NCF tương tự như vòng quay của hạt nhân nickel, tức là cao gấp 1 triệu lần so với nhiên liệu hóa học. Nếu theo phép tính đó thì 1 kg nickel CNF cho phép cung cấp sức mạnh cho động cơ tương đương với 1 triệu kg xăng.
Nhà khoa học Vladimir Leonov. Ảnh: Earth-chronicles.com
Tuy nhiên, Vladimir Leonov cho biết Nga có thiết kế của riêng mình. Hiện nay các nhà khoa học Nga đang gặt hái được loại năng lượng nhiệt hợp hạch lạnh theo hình thức năng lượng hydrocarbon với giá thành thấp.
Máy bay Nga từ Moscow tới New York chỉ mất 1 giờ
Việc tạo ra một loại động cơ phổ biến, có thể dùng trong không gian, khí quyển, trên mặt đất và dưới nước luôn là một chủ đề ưu tiên của khoa học cơ bản.
Để đáp ứng yêu cầu này thì động cơ lượng tử cũng không phải ngoại lệ. Ví dụ, một máy bay chở khách gắn động cơ phản lực tăng áp chạy bằng nhiên liệu phản lực có thể vượt qua giới hạn độ cao trong không khí tới 10-12 km và nếu cao quá hơn nữa thì sẽ không bay được nữa. Nhưng nếu gắn động cơ CD thì máy bay có thể bay ở độ cao từ 50-100 km, và lúc đó nó có thể bay theo quán tính.
Chuyển sang máy bay dùng nhiên liệu CNF còn có thể bay nhiều năm mà không cần nạp nhiên liệu. Bằng việc tăng tốc độ, máy bay mang động cơ này có thể bay từ Moscow tới New York chỉ còn 1 giờ thay vì 10 giờ như loại máy bay thông thường.
Nạp 1 kg nhiên liệu CNF, ôtô chạy được 10 triệu km
Sẽ không có gì là viễn tưởng, bởi lý thuyết Siêu liên kết đã đặt ra những nền tảng vật lý cho các loại nhiệt hạch hợp mới CNF và động cơ lượng tử, hoạt động theo các quy luật vật lý mới.
Cũng theo nhà khoa học Vladimir Leonov, khi ứng dụng động cơ lượng tử cho xe hơi sẽ tạo ra sự thay đổi triệt để.
Cũng theo nhà khoa học Vladimir Leonov, khi ứng dụng động cơ lượng tử cho xe hơi sẽ tạo ra sự thay đổi triệt để.
Nga có thể ứng dụng động cơ lượng tử làm xe tăng bay. Ảnh: X-true.info
Chỉ cần phần thân xe gắn trên các bánh xe và động cơ CD mà không cần hệ thống truyền thộng. CD có thể cung cấp lực kéo, di chuyển các bánh xe khổng lồ. Chỉ cần đổ 1 kg nickel trong lò phản ứng CNF cho phép một chiếc xe chở khách chạy được hơn 10 triệu km mà không cần nạp nhiên liệu, gấp gần 25 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng.
Chiếc ôtô đó giống như một thiết bị “vĩnh cửa” có thể phục vụ suốt 50-100 năm. Ngoài ra còn có thể ứng dụng vào các ôtô bay để thắng được trọng lực trong không khí và lực cản của hơi nước.
Vladimir Leonov tin rằng, thế giới sẽ chạy đua để phát triển sản xuất các phương tiện, máy bay và lò phản ứng mới. Đây chính là nguyên tắc của sự thành công về thương mại. Nước Nga cũng không còn cách nào khác để phát triển, ngoài con đường tiến bộ về khoa học.
Văn Biên (theo X-true.info)