Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

16 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

Sau 12 năm nghiên cứu, phân tích hơn 12.000 người, bao gồm cả doanh nhân thành đạt và người bình thường, Napoleon Hill – tác giả của cuốn sách “Suy nghĩ và làm giàu” bán chạy nhất mọi thời đại – đã rút ra 16 đặc điểm chung của những người thành công.
Napoleon Hill là một nhà báo lớn người Mỹ, ông là một trong những người tiên phong sáng lập nên thể loại văn học mới mang tên “thành công học”. Ông đã dành nhiều năm nghiên cứu đạo đức làm việc của những người nổi tiếng như Thomas Edison và Henry Ford. Sau đó, ông thu thập những kinh nghiệm của họ, viết thành những tác phẩm báo chí, viết sách hoặc giảng dạy cho những người muốn đạt được thành công. “Suy nghĩ và làm giàu” là một cuốn sách như thế. Cuốn sách này đã tạo nên một cơn sốt tại các nhà sách ngay sau khi phát hành và trở thành cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại. Dưới đây là 16 đức tính của những người thành công được Napoleon Hill đúc kết trong cuốn “Suy nghĩ và làm giàu”.
16 đặc điểm của người thành công
Cuốn sách “Suy nghĩ và làm giàu” của Napoleon Hill
1. Họ có một mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống.
Trong cuốn sách nổi tiếng, Napoleon Hill ví những người muốn chinh phục thành công mà không có mục tiêu rõ ràng chỉ là những con tàu không bánh lái.
Ông viết: “Hãy nhớ rằng cả mục tiêu và kế hoạch để đi tới thành công đều có thể thay đổi theothời gian… Điều bạn cần thực hiện ngay bây giờ đó là hiểu được tầm quan trọng và xác định được mục tiêu đúng đắn trước mắt trong nhận thức và thực hiện nó bằng một kế hoạch cụ thể”.
Người thành công luôn gây dựng cho mình một kế hoạch mỗi ngày để thực hiện mục tiêu họ đã đề ra. Mục tiêu có thể rất lớn nhưng cần phải phù hợp với chính bản thân họ. Họ thường xác định mục tiêu dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, nhờ vậy họ mới đi đúng đường dẫn tới thành công.
2. Họ tự tin.
Để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng đã đặt ra trước đó, bạn cần tin rằng bản thân mình có thể làm được. Và khi bạn tin tưởng chính mình, những người khác cũng sẽ có xu hướng tin rằng bạn làm tốt.
16 đặc điểm của người thành công
Bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng và lên kế hoach hành động cụ thể
3. Họ luôn đưa ra những sáng kiến hay.
Cách duy nhất để vươn lên trong công việc hoặc đạt được bước tiến trong kinh doanh là đưa ra những ý tưởng mới. Bên cạnh việc hoàn thành tốt những nhiệm vụ thường xuyên được giao thì vận dụng đầu óc linh hoạt và đưa ra một sáng kiến hay là điểm cộng giúp bạn thăng tiến.
4. Họ giàu trí tưởng tượng.
Thiếu động lực sáng tạo và sức mạnh sáng tạo của trí tưởng tượng là “lý do chính khiến 95% số người trưởng thành trên thế giới không có mục đích rõ ràng trong cuộc sống”. Và Napoleon Hill cho rằng đó cũng là lý do khiến 95% này luôn đi theo lối mòn và không thể thành công.
5. Họ đang hành động.
Việc có trong tay nhiều bằng cấp của các trường đại học danh tiếng hay đã đọc qua hàng chục cuốn sách hay nhất trong lịch sử sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không biến kiến thức đã lĩnh hội từ những việc làm đó thành hành động. Người thành công là người luôn hành động thực tế, chứ không phải chỉ ngồi ba hoa với mớ lý thuyết suông.
16 đặc điểm của người thành công
Sáng tạo là điều vô cùng cần thiết để thành công
6. Họ nhiệt tình.
Hãy làm những gì bạn yêu thích, nếu không, bạn sẽ thiếu năng lượng để thực sự bước tới thành công. Đó là điều ông Hill đã nhìn thấy ở những người thành công và đúc kết trong cuốn sách nổi tiếng của mình.
7. Họ biết tự kiểm soát bản thân.
Trước khi trở thành một nhà báo lớn ở Mỹ, Hill từng là một cậu bé mồ côi nghèo. Chính cuộc sống cơ cực đã làm tính cách ông có phần nổi loạn và bất trị. Hill nói rằng ông không thể bước vào con đường đi tới thành công cho đến khi ông nhận ra ông đang làm những việc chống lại chính bản thân mình mỗi khi tức giận hay kiêu ngạo.
Ông Hill viết: “Bạn không bao giờ có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi và được lòng người khác cho tới khi bạn học được cách kiềm chế bản thân, thông qua việc tự kiểm soát các hành động của mình”.
Hành động nông nổi trong cơn nóng giận hoặc tự cao tự đại chính là những việc bạn đang tự hủy hoại thành công của bản thân.
8. Họ luôn học hỏi và cố gắng tiến xa hơn những gì được cho là “vừa đủ”
Những người thành công luôn là những người có khả năng tìm tòi, học hỏi không ngừng. Họ cảm thấy không hài lòng với những gì người khác cho là “vừa đủ”. Họ cảm thấy thích thú khi tìm hiểu sâu xa về một vấn đề. Họ luôn mang lại cho bản thân những cạnh tranh, những trải nghiệm mới, và họ không sợ thất bại.
16 đặc điểm của người thành công
Cố gắng thôi chưa đủ, bạn phải biết tự kiểm soát bản thân
9. Họ là người dễ mến.
Khi bạn đã có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, bạn cần nuôi dưỡng mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Khi đã gây dựng được một “mạng lưới” những mối quan hệ tốt, những người này sẽ sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn mà không toan tính thiệt hơn.
Tất nhiên, để đạt được điều này cũng là cả một quá trình, và yếu tố quan trọng nhất xuất phát từ cái tâm của bạn. Bạn thân thiện và tốt bụng bao nhiêu thì sẽ nhận lại được những mối quan hệ thân thiết bấy nhiêu.
10. Họ biết làm thế nào để xác định sự thật.
Nhận thức được hành động của mình có ảnh hưởng tới người khác như thế nào, những nhà lãnh đạo hiểu rằng họ không thể có được sự thật khi nghe từ một phía. Biết cách lắng nghe từ nhiều bên và tìm hiểu sự thật từ nhiều phía là một trong những đặc điểm cần có của một nhà lãnh đạo thành công.
11. Họ tập trung.
Người thành công luôn tập trung tất cả năng lượng và kỹ năng của bản thân để hướng tới mục tiêu đã đặt ra trước đó. Họ phải tìm cách để không bị phân tâm tới những vấn đề không liên quan xung quanh con đường họ đi.
16 đặc điểm của người thành công
Đường tới thành công luôn nhiều chông gai, bạn cần phải kiên trì
12. Họ kiên trì.
Kiên trì là một đức tính vô cùng cần thiết của một người thành công. Nó giúp họ không chùn bước trước những thách thức liên tiếp của công việc hay không nản lòng trước thất bại khó tránh trên con đường đi tới đích. Những người này thường xác định được rằng thành công không phải là đích đến dễ dàng và để đạt được nó họ phải kiên trì.
13. Họ biết cách vượt qua chán nản.
Napoleon Hill viết: “Khi bạn bắt đầu nhận ra thất bại là một phần thiết yếu trong thành công của một người, bạn sẽ không sợ hãi hay lo lắng trước nó nữa! Điều đầu tiên bạn đạt được sau nhận thức đó, bạn sẽ thấy mình gặp ít thất bại hơn. Người nào không chán nản, bi quan trước đòn đau của thất bại sẽ trở nên mạnh mẽ và khôn ngoan hơn”.
14. Họ biết lắng nghe và chia sẻ.
Trong cuốn “Suy nghĩ và làm giàu”, Hill cho biết không phải ngẫu nhiên mà những tên bạo chúa và độc tài trong lịch sử bị lật đổ. Ông nói, các nhà lãnh đạo chỉ đạt được thành công khi biết làm việc hài hòa với nhân viên của mình, chứ không phải cai trị họ.
15. Họ làm việc chăm chỉ.
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại chẳng dễ thực hiện chút nào. Nếu muốn thành công, bạn không được phép cho bản thân lười biếng, kể cả khi đã đạt được mục tiêu đặt ra trước đó. Điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng, luôn phải hối thúc bản thân để tiến lên phía trước, nếu không muốn một chút lười nhác kéo chính bạn về điểm xuất phát ban đầu.
16. Họ đồng cảm.
Châm ngôn yêu thích của Napoleon Hill chính là “những nguyên tắc vàng” trong triết học, trong đó nêu rằng: “Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được người khác đối xử với mình”. Hill sử dụng câu châm ngôn này như nấc thang cuối cùng để bước tới thành công thực sự.
(Theo Business Insider)

Có người từng nói "Hãy làm những gì bạn nên làm vào thời điểm cần phải làm cho dù bạn có thích hay không". Tự kỷ luật chính là chìa khoá của thành công. Nếu muốn thành công, bạn phải biết chấp nhận trả giá. Bạn phải làm những điều mà người khác không thích làm, biết đi xa hơn và phải đấu tranh với chính bản thân để rèn tính tự kỷ luật

 
 
10 ĐẶC TÍNH CỦA DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT
 
Không có một công thức nào cho thành công, tuy nhiên hầu hết các doanh nhân thành đạt đều đồng ý với 10 đặc tính sau đây:
 

1. Luôn nghĩ tới thành công


Để tiến tới thành công như mong muốn, bạn cần phải có những hoài bão lớn. Mọi câu chuyện thành công đều bắt đầu từ những hoài bão, mơ ước lớn đó. Bạn cần có tầm nhìn rõ ràng về những điều bạn muốn đạt được. Nhưng nếu chỉ mơ ước thôi thì không đủ.

Bạn nên hình dung cụ thể thành công đó trong tâm trí mình để bạn có thể cảm nhận được nó và luôn giữ nó trong tầm tay của bạn. Và trong mọi lúc, mọi thời điểm bạn đều phải luôn nghĩ tới, hướng tới thành công.

Một doanh nhân đã từng nói về việc luôn nghĩ tới thành công của mình: "Mỗi khi leo lên cầu thang, ở các bậc tôi lại nhẩm lại mục tiêu mình đã đặt ra. Cách này đã giúp tôi luôn giữ được những mục tiêu đã đề ra tận trong ý thức.

 

2. Hứng thú với những gì mình làm


Mọi thành công sẽ đến dễ dàng với bạn nếu bạn luôn thích thú với tất cả những gì mình đã làm. Bởi vì nếu bạn ưa thích công việc kinh doanh hiện tại, chắc chắn bạn sẽ kiên quyết theo đuổi nó đến cùng. Nếu bạn chán ghét, liệu bạn có thể đạt được thành công không?

Chắc chắn là không, cho dù bạn có đầy đủ khả năng và trình độ để đạt được điều đó. Bạn sẽ đạt hiệu suất cao nhất và làm tất cả những gì bạn phải làm để tiến tới thành công chỉ khi bạn luôn thích thú và quan tâm đến công việc kinh doanh của mình.

Các doanh nhân thành đạt có thể bỏ ra từ 15h đến 18h một ngày tập trung vào kinh doanh mà không thấy mệt mỏi là bởi vì họ hoàn toàn yêu thích công việc đó.

 

3. Tập trung vào sức mạnh của bạn


Con người không một ai là toàn diện đến mức hoàn hảo. Bất kỳ ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy bạn cần phải nhận biết được điểm mạnh của mình và tập trung vào đó. Cơ hội thành công của bạn sẽ lớn hơn nếu bạn có thể hướng nỗ lực của mình vào những lĩnh vực mình mạnh nhất.

Ví dụ, nếu bạn nhận thấy mình tài năng trong lĩnh vực marketing thì hãy khai thác, tận dụng tối đa điều đó. Tìm kiếm sự hỗ trợ ở những mặt bạn còn yếu. Muốn biến điểm yếu thành sức mạnh, cần phải chú ý rèn luyện, khắc phục điểm yếu đó.

 

4. Đừng bao giờ bận tâm đến khả năng bị thất bại


Là một doanh nhân, bạn cần phải tin tưởng hoàn toàn vào mục tiêu đã đề ra và khả năng có thể đạt được những mục tiêu đó. Bạn nên có một niềm tin mãnh liệt vào chính mình, vào khả năng đạt được thành công. Niềm tin càng lớn, bạn càng nhanh chóng đi đến thành công.

Tuy nhiên, bạn cần phải cân bằng giữa niềm tin đó với sự dự tính trước những rủi ro có thể xảy đến khi bạn đạt được những thành công lớn hơn. Những doanh nhân thành đạt luôn là những người biết phân tích và tối thiểu hóa rủi ro khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Họ luôn luôn nói "Không có can đảm, không có vinh quang.

 

5. Lập kế hoạch phù hợp


Muốn đạt thành công, bạn cần phải cụ thể hoá các mục tiêu để hình thành bàn đạp hướng tới thành công đó. Bạn cần phải lập kế hoạch sao cho mọi hoạt động trong từng ngày đều nhằm hướng tới thành công dự tính trước.

Một kỹ năng để thành công chính là việc lập ra các mục tiêu và các kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu đó. Bạn hãy luôn nhớ rằng không có kế hoạch rõ ràng thì thất bại là điều hoàn toàn chắc chắn.

 

6. Làm việc chăm chỉ


Mọi sự thành đạt trong kinh doanh đều cần sự làm việc tận tụy, chăm chỉ, cần mẫn hết mình. Một doanh nhân đã từng nói "Bạn làm việc 8 giờ một ngày là để tồn tại; còn làm việc hơn 8 giờ một ngày là để đạt được thành công".

Khi bạn hỏi bất kỳ một doanh nhân thành đạt nào về thời gian làm việc lúc khởi nghiệp, họ sẽ trả lời ngay với bạn rằng họ phải làm việc hơn 60 giờ một tuần.

Bạn cần phải chấp nhận từ bỏ những thói quen như đi uống nước sau khi tan sở hàng ngày hay các kỳ nghỉ cuối tuần. Nếu bạn đang trong thời kỳ tạo dựng, bạn cần phải "sống", "ăn", "uống" với công việc kinh doanh cho đến khi đứng vững được.

 

7. Tận dụng, tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài


Công việc kinh doanh luôn đòi hỏi những sự trợ giúp cần thiết. Nhiều khi một người phụ nữ bạn gặp ở một tổ chức thương mại có thể cung cấp cho bạn những nguồn tài chính đảm bảo hay một người đàn ông bạn gặp ở một cuộc họp có thể chia sẻ với bạn những kinh nghiệm quản lý quý báu.

Điều quan trọng là bạn nên thiết lập sự hợp tác với những người có thể giúp đỡ bạn hoặc ngược lại. Để thành công, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và sự nhanh nhạy mở rộng các mối quan hệ.

 

8. Sẵn sàng học hỏi


Không phải có bằng MBA hay Master là đảm bảo được sự thành công trong kinh doanh. Thực tế có rất nhiều những doanh nhân thậm chí không tốt nghiệp cả bậc trung học. Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các triệu phú đi lên từ hai bàn tay trắng đều có chỉ số thông minh ở mức trung bình.

Tuy vậy, những người này vẫn đạt được những mục tiêu trong kinh doanh với tất cả khả năng của mình bởi vì họ luôn sẵn sàng học hỏi. Muốn thành công, bạn phải luôn biết học hỏi, lắng nghe, tiếp nhận những kiến thức mới nhất là trong thời kỳ công nghệ và cách thức kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng ngày nay.

 

9. Giữ vững niềm tin


Con đường đi đến thành công không bao giờ là dễ dàng cả. Ngay cả khi bạn có định hướng đúng và làm việc cần mẫn thì đôi khi vẫn gặp thất bại. Một vài doanh nhân đã từng gặp phải khó khăn, thất bại thậm chí là phá sản nhưng đã nhanh chóng đứng dậy và đạt được thành công đáng kinh ngạc.

Sự kiên cường trong khó khăn và khả năng hồi phục sau những thất bại trước mắt sẽ đảm bảo cho thành công của bạn. Bạn cần phải học cách tự đứng dậy và làm lại từ đầu. Tính bền bỉ chính là thước đo niềm tin của bạn. Hãy nhớ rằng, nếu bạn kiên định, thì không một cái gì có thể cản trở được bạn

 

10. Tự kỷ luật

Có người từng nói "Hãy làm những gì bạn nên làm vào thời điểm cần phải làm cho dù bạn có thích hay không". Tự kỷ luật chính là chìa khoá của thành công. Nếu muốn thành công, bạn phải biết chấp nhận trả giá. Bạn phải làm những điều mà người khác không thích làm, biết đi xa hơn và phải đấu tranh với chính bản thân để rèn tính tự kỷ luật
Bài của Tĩnh Viễn
[MINH HUỆ 6-3-2015]
Tiếp theo Phần 5
Dẫn dụ tà dâm phải chịu ác báo
Toàn Như Ngọc là một nho sinh ở Bột Hải, tuy gia cảnh bần hàn nhưng luôn hành thiện, nỗ lực chép lại các sách khuyến thiện nhằm hóa đạo thế nhân. Thấy người khác hành thiện, anh cũng hết sức tán thành.
Trong một lần anh đi biển, thuyền bị gió lốc thổi đến một vùng ven núi, anh đã thấy một vị đạo sỹ từ trong rừng bước ra, nói với anh rằng: “Thế gian đầy những giả dối, mà Thượng Đế thì thích những ai có tâm chân thành, ngươi bình sinh khuyến nhân hành thiện, truyền bá sách thiện, lại thành tâm không cầu người khác biết mà công nhận, cho nên công đức rất lớn.” Toàn Như Ngọc khiêm tốn nói: “Quả thực là không dám.”
Vị đạo sỹ lại nói: “Nho sinh đọc sách có tài trí thông minh, nếu như không tán dương thánh hiền nghĩa sĩ, trái lại soạn ra dâm thư tà thuyết, sẽ khiến người ta chịu hại, loại người này sẽ phải vào địa ngục chịu vô lượng thống khổ, vĩnh viễn không có ngày nào thoát. Ta sẽ đưa ngươi đi xem, sẽ biết họ phải chịu tội gì, cũng đồng thời thấy được công đức của ngươi.”
Đạo sỹ dẫn Toàn Như Ngọc đến địa ngục, và nói: “Viết ra dâm thư tà thuyết, hại người hại đời, gây độc cho cả trời đất, coi thường thần minh, tội ác cực đại.” Có hai sai dịch dẫn Toàn Như Ngọc đến một nơi, thấy một số người, hoặc phải chịu đao chém, hoặc phải chịu cày xới, giày xéo hay là bị nướng. Mỗi lần chịu tội hoàn tất, những người này rất nhanh khôi phục nguyên hình. Toàn Như Ngọc hỏi: “Những người này là thế nào?” Sai dịch giải thích: “Đây là những người đã viết sách tà tâm.“ Toàn Như Ngọc lại hỏi: “Phải chịu tội nghiệp đến khi nào?” Sai dịch đáp: “Vạn kiếp trầm luân.”
Toàn Như Ngọc vô cùng kinh hãi, sai dịch đưa anh quay trở lại điện Sâm La, đạo sỹ cùng Toàn Như Ngọc cáo từ Diêm Vương rời đi. Đạo sỹ lại đưa anh trở lại ven núi. Sau khi trở về, Toàn Như Ngọc đã nói lại cho mọi người những gì bản thân thấy được, cũng không ngừng khuyên nhủ thế nhân hành thiện trừ ác.
Duyên vợ chồng là Thiên định, cổ nhân xem trọng luân lý và danh tiết, đối với quan hệ phu thê vô cùng coi trọng, đối với vấn đề sắc và dục vọng cũng vô cùng coi trọng, luôn tránh làm ra những chuyện thất lễ bất nghĩa, kỳ thực đó chính là quy phạm mà Thần cấp cho con người. Loạt bài này nhằm cảnh tỉnh con người, nhất định không được mắc sai lầm ở phương diện sắc dục, không nên làm chuyện xấu, không thể có ác niệm, bởi mỗi niệm xuất ra Thần đều biết, Thiên thượng luôn dõi theo nhân tâm, đen trắng phân minh. Cổ ngữ có câu “vạn ác dâm vi thủ”, chỉ một niệm dâm dục, sẽ dẫn khởi nhiều ác niệm, làm ra những chuyện không còn liêm sỉ, đi ngược luân lý, các loại ác nghiệp từ đó mà sinh ra. Truyền bá những ngôn luận tà dâm, tà niệm, kích động tư dục tham tâm của người khác, chính là gây tội nghiêm trọng, sẽ phải đả nhập địa ngục, khi nghiệp báo đến thì có hối cũng chẳng kịp. Vậy thì hà cớ gì mà còn chưa tỉnh ngộ?

Đăng ngày 11-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Phân loại rủi ro trong kinh doanh

“Trên đời chỉ có duy nhất một thứ đáng sợ, đó chính là bản thân nỗi sợ hãi”
(F. Roosevelt)


Khi bắt đầu 1 dự án, một trong những việc đầu tiên là phải xác định và đánh giá rủi ro, dựa theo bảng phân loại rủi ro được liệt kê dưới đây
Sự cảnh giác luôn là công cụ hữu hiệu để lường trước các tình huống rủi ro.

Rủi ro về xã hội, chính trị:

Các tình huống khủng hoảng:
- Khủng hoảng kinh tế, lạm phát
- Bạo động, khủng bố, chiến tranh

Sự xuất hiện hay chỉnh sửa các văn bản pháp luật:
- Xuất hiện các loại thuế mới
- Thay đổi các bộ tiêu chuẩn (DĐVN chẳng hạn) hay các quy tắc kĩ thuật
- Thay đổi các quy tắc về phân bổ viện trợ, chính sách hỗ trợ của nhà nước

Rủi ro về thị trường:

Rủi ro cạnh tranh:
- Xuất hiện các bằng sáng chế, thương hiệu, mẫu mã được bảo vệ.
- Xuất hiện một sản phẩm mới cạnh tranh trên thị trường

Rủi ro marketing:
- Ngộ nhận về nhu cầu thị trường
- Đánh giá quá mức về quy mô của thị trường
- Định giá quá cao sản phẩm

Rủi ro về nhà cung cấp:
- Thất bại thỏa thuận với một nhà cung cấp chính
- Giá nguyên liệu tăng cao

Rủi ro về tài chính:
- Biến động lãi suất
- Biến động tỷ giá
- Tín dụng

Rủi ro về môi trường:
- Hoạt động của các nhà bảo vệ môi trường
- Khó khăn trong việc tới cơ sở (tắc đường, thi công…)
- Thời tiết xấu (ngành hàng không)

Rủi ro khách hàng:

Hủy hợp đồng:
- Vì lý do bất khả kháng
- Vì lý do vi phạm điều khoản (thời hạn,…)

Một số rủi ro trong quản lý dự án:

Mục tiêu phi thực tế:
- Thời hạn không đủ
- Ngân sách không đủ
- Kết quả quá tham vọng
- Nhiều công nghệ không thể có được

Sai lầm trong đánh giá:
- Đánh giá quá thấp độ phức tạp của dự án
- Không đánh giá đầy đủ con người, tài nguyên, kĩ thuật để tiến hành

Lựa chọn sai lầm phương pháp:
- Chọn 1 kiểu thiết kế, một kĩ thuật hay 1 quy trình không hiệu quả

Chỉ đạo dự án không hiệu quả:
- Kém cỏi trong việc quản lý chất lượng, thông tin tiến trình dự án
- Có những quyết định sai lầm

Trên đây là những rủi ro thường gặp khi làm kinh doanh. Từng loại rủi ro trên đây cần được xác định một cách cẩn thận, chi tiết, dựa trên những kinh nghiệm để có thể đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả. Để đánh giá tốt một rủi ro, cần phải lưu ý 2 đặc điểm chính của nó là: Hậu quả mang lại và xác suất rủi ro xảy ra. Có những rủi ro có xác suất cực thấp, nhưng hậu quả lại vô cùng to lớn (vụ 11/9 chẳng hạn), ngược lại có những rủi ro có xác suất cao, nhưng hậu quả thì không nghiêm trọng (trễ thời hạn trong một số trường hợp…)


Có 4 cách chính để quản lý rủi ro :

Từ chối rủi ro: Khi rủi ro là quá lớn, chi phí giải quyết rủi ro là quá cao, thì tốt nhất là không tiến hành những dự án mà sẽ gặp những rủi ro đó

Chuyển giao rủi ro (chia sẻ rủi ro): hợp đồng với các cơ quan bảo hiểm để khi rủi ro xảy ra, họ sẽ là người gánh chịu. Hoặc chia sẻ rủi ro với khách hàng, các đối tác.

Chấp nhận rủi ro: Khi hậu quả xảy ra không nghiệm trọng hoặc trong tầm kiểm soát của công ty, công ty có thể dự trù sẵn một khoản kinh phí để giải quyết hậu quả và vẫn tiến hành dự án đó.

Giảm thiểu rủi ro: Áp dụng các bộ tiêu chuẩn, các giải pháp để giảm thiểu rủi ro (ví dụ áp dụng ISO 9001 cho quản lý chất lượng, thực hiện sao lưu hồ sơ tài liệu để tránh nguy cơ bị mất trong trường hợp hỏa hoạn…)

Khi đề ra giải pháp cần chú ý đến yếu tố “chi phí / lợi ích”, vì nói cho cùng không thể tồn tại một dự án mà hoàn toàn không có tí rủi ro nào.



Cần hiểu đúng về chức năng R&D

Nguyễn Hữu Long 

Phóng to 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè
Minh họa: Khều.
(TBKTSG) - R&D (Research and Development), thường được dịch là “nghiên cứu và phát triển”, là cụm từ rất thường được dùng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Nếu như cách đây vài năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam thì thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có một bộ phận (hoặc phòng) R&D. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Cũng chính vì sự “áp đặt” nhiệm vụ khá hạn hẹp này mà nhiều phòng R&D của doanh nghiệp Việt Nam chưa làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và phát triển theo đúng nghĩa, dẫn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế, bó hẹp trong khuôn khổ sản phẩm thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực doanh nghiệp.
Trên thế giới, chức năng nghiên cứu và phát triển không chỉ giới hạn ở việc cho ra đời sản phẩm mới. Một bộ phận R&D chuyên nghiệp trong một tập đoàn đa quốc gia thường “bao sân” đồng thời nhiều chức năng dưới đây.
Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D)
Đây là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Chẳng hạn, sản phẩm nước mắm làm từ cá hồi, bột nêm làm từ rong biển, trà thảo mộc đóng chai, cửa nhựa uPVC… Hoạt động nghiên cứu và phát triển này thường chú trọng nhiều đến công thức sản phẩm, thành phần cấu tạo, màu sắc, hương vị, chất liệu, kiểu dáng sản phẩm… Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn bao gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có.
Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, chức năng này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới với nội dung mới, đem lại lợi ích mới. Chẳng hạn như các tour du lịch đến những địa điểm mới, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp sử dụng chất liệu chiết xuất từ thiên nhiên, dịch vụ tắm bùn trong khu resort…
Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D)
Ngoài việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bộ phận R&D còn có chức năng nghiên cứu, phát triển các loại chất liệu bao bì mới (khác với thiết kế kiểu dáng, màu sắc, trang trí, in ấn bao bì - thường do bộ phận marketing đảm nhiệm).
Chẳng hạn một công ty trong ngành nước giải khát tung ra các sản phẩm trà xanh đóng chai, được chiết rót ở nhiệt độ cao, buộc phải có một loại chai nhựa làm bằng chất liệu chịu nhiệt mà không bị biến dạng, không độc hại. Bộ phận R&D của công ty phải nghiên cứu để chọn một loại chất liệu phù hợp với chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm mới này. Còn phần kiểu dáng sản phẩm, nhãn mác, việc trang trí gian hàng trưng bày đẹp, bắt mắt là do bộ phận tiếp thị đảm nhiệm. Đôi khi, việc nghiên cứu, phát triển bao bì còn nghiên cứu luôn cả các kiểu dáng đặc biệt của bao bì (ví dụ hộp sữa bằng giấy có hình bánh ú, hình chóp…), cũng như cách thức đóng gói bao bì tối ưu.
Việc nghiên cứu và phát triển bao bì đóng góp rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều khi, chỉ cần thay đổi chất liệu bao bì, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, chất lượng, số lượng sản phẩm bên trong, mức tiêu thụ sản phẩm đã có thể tăng lên nhiều lần. Bao bì cho các sản phẩm mì ăn liền là một ví dụ. Khi chuyển từ bao bì giấy sang bao bì nhựa, các sản phẩm mì gói của doanh nghiệp Việt Nam, vốn được định vị là bình dân, đã có thể cạnh tranh ngang ngửa với các sản phẩm của nước ngoài, mặc dù chất lượng bên trong chưa thay đổi nhiều.
Nghiên cứu - phát triển công nghệ (Technology R&D)
Việc nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm (cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành tối ưu cũng là một trong những chức năng quan trọng của bộ phận nghiên cứu và phát triển. Ví dụ, công nghệ lên men tự nhiên khác với công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước tương, công nghệ sản xuất bia tươi khác với bia “luộc”, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức uống…
Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”, nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình.
Nghiên cứu - phát triển quá trình (Process R&D)
Bản chất của chức năng này là nghiên cứu, tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành, phối hợp… tối ưu, được thể hiện bằng các quy trình cụ thể mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu suất và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Điển hình cho hoạt động này là việc nghiên cứu để cải tiến, phát triển các quy trình sản xuất (đối với sản phẩm), quy trình phục vụ (đối với dịch vụ), quy trình vận hành (đối với máy móc)… Hoạt động này có thể được xem là hoạt động nghiên cứu - phát triển “phần mềm” của sản phẩm, khác với “phần cứng” là chất liệu, công thức, bao bì sản phẩm, công nghệ sản xuất, chế biến…
Công tác nghiên cứu, phát triển “phần mềm” này thường bị xem nhẹ hoặc bỏ qua, trong khi hiệu quả mang lại có khi còn cao hơn cả “phần cứng”. Đặc biệt, đối với các loại hình dịch vụ, việc nghiên cứu, phát triển các quy trình phục vụ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là có tính quyết định trong sự thành công hay thất bại của loại hình dịch vụ đó.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D không thể không chú trọng đến một quy trình thật khoa học, thật hợp lý cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, thường được đặt cho một tên gọi rất rõ ràng là “quy trình nghiên cứu - phát triển”. Quy trình này quy định trình tự các bước thực hiện trong hoạt động nghiên cứu - phát triển, mô tả sự phối hợp giữa bộ phận R&D với các bộ phận khác trong doanh nghiệp như marketing, sản xuất, kiểm soát chất lượng, tài chính…; từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân tích, sản xuất thử, đến sản xuất hàng loạt...
Như vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển cần được hiểu rộng ra, không giới hạn trong khuôn khổ thuần túy và cứng nhắc của sản phẩm hoặc dịch vụ. Với cách hiểu này, chức năng của một phòng R&D sẽ được mở rộng, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, phát triển để nhờ đó doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực và tiết kiệm chi phí.