Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Tổng thống Putin: Nga sẽ bán thiết bị quân sự hiện đại cho VN

Trường Sơn - theo Trí Thức Trẻ | 12/11/2013 22:50

(Soha.vn) - Tổng thống Putin khẳng định rằng Nga sẽ tiếp tục tăng cường cung cấp các thiết bị quân sự hiện đại cho Quân đội Việt Nam.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có những cuộc thảo luận về nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau, trong đó bao gồm hợp tác về các thiết bị quân sự công nghệ cao - Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời phóng viên Anna Forostenko ở Hà Nội cho biết hôm 12/11.
"Trong cuộc họp song phương của chúng tôi, chúng tôi đã nói chi tiết về hầu hết tất cả các lĩnh vực hợp tác, bao gồm cả những vấn đề rất nhạy cảm, đó là hợp tác quốc phòng và kỹ thuật - quân sự", ông Putin nói với Đài Tiếng nói nước Nga.
Theo ông Putin, Nga và Việt Nam đang tăng cường hợp tác cùng nhau trong rất nhiều dự án quan trọng như chế tạo máy, hàng không, thăm dò không gian và hỗ trợ nhân đạo.
"Nga và Việt Nam đang có mối quan hệ hợp tác đặc biệt. Mối quan hệ của chúng tôi thậm chí còn trên cả tầm chiến lược. Chúng tôi đã chia sẻ một lịch sử hào hùng trong công cuộc xây dựng và đấu tranh, bao gồm cả cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam", ông Putin nói.
"Hợp tác giữa hai nước có triển vọng rất tốt", ông Putin nói thêm.
Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga sẽ cung cấp thêm những thiết bị quân sự hiện đại cho Việt Nam
Tổng thống Putin khẳng định nước Nga sẽ cung cấp thêm những thiết bị quân sự hiện đại cho Việt Nam
Tổng thống Nga Putin cũng khẳng định rằng, nước Nga sẽ tiếp tục tăng cường cung cấp các thiết bị quân sự hiện đại cho Quân đội Việt Nam. Trong đó, hôm 12/11, hai bên đã ký kết một thỏa thuận quân sự mới về việc Nga sẽ huấn luyện cho hải quân và các lực lượng vũ trang của Việt Nam.
Cần lưu ý rằng, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Việt Nam, hôm 11/11, Báo Độc lập của Nga tiết lộ thông tin rằng, một số hợp đồng quân sự quan trọng có thể được ông Putin ký kết trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/11. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là bài báo đề cập tới việc Việt Nam đàm phán mua máy bay chiến đấu thế hệ mới Su-35.
Báo Độc lập nhấn mạnh rằng, đây là chuyến thăm thứ ba tới Việt Nam của người đứng đầu nhà nước Nga Vladimir Putin, mà theo bộ phận truyền thông của điện Kremlin, sự kiện này sẽ mở ra "một trang tươi sáng trong lịch sử quan hệ hữu nghị giữa 2 nước". Dự kiến, hai bên sẽ ký kết 16 nghị định hợp tác, thảo luận về quan hệ song phương, tình hình chính trị ở Đông Nam Á, đồng thời mở ra những ngày văn hóa Nga ở Việt Nam.

Năm kỹ sư Nga “hộ tống” tàu ngầm Kilo về Cam Ranh

theo VietnamPlus | 19/11/2013 11:06

Thông tin từ nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi cho biết, trong hành trình về Việt Nam của tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ có sự hộ tống của năm kỹ sư người Nga.

 

  Tàu ngầm Kilo Hà Nội được đưa lên phương tiện chuyên chở để vận chuyển về Việt Nam
Tàu ngầm Kilo Hà Nội được đưa lên phương tiện chuyên chở để vận chuyển về Việt Nam
Ngày 15/11 vừa qua, tại nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi, tàu ngầm Kilo HQ182 Hà Nội - tàu ngầm hiện đại đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam đã được đưa lên phương tiện chuyển chở để lên đường về Việt Nam.
Trước đó, phát biểu tại lễ ký kết văn kiện tiếp nhận tàu ngầm Kilo Hà Nội, ngày 7/11, Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam, Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh, nói: “Hôm nay chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh quyết định đúng đắn của mình khi lựa chọn các nhà đóng tàu uy tín và chất lượng cho việc xây dựng loạt tàu ngầm hiện đại đâu tiên cho đất nước chúng tôi - chính là các bạn Nga và nhà máy Admiraltei Verfi
Theo lời Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh, được truyền thông Nga trích dẫn, “từ ý tưởng xây dựng đến việc đàm phán ký kết hợp đồng và hoàn thành chiếc tàu ngầm đầu tiên đã diễn ra trong khoảng thời gian chưa đầy năm năm. Đây là khoảng thời gian ngắn kỷ lục. Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với tiến độ xây dựng và chất lượng của đơn hàng này”.
Các chuyên gia và lãnh đạo nhà máy Admiraltei Verfi đều nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc hoàn thành xây dựng chiếc tàu ngầm đầu tiên cho Hải quân Việt Nam.
Phát biểu trước khi lên đường cùng với tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam, kỹ sư Aleksandr Beliy, chuyên gia của nhà máy Admiraltei Verfi, cho biết: “Mặc dù doanh nghiệp này đã có nhiều kinh nghiệm đối với những chuyến vận tải đơn hàng tàu ngầm cho các đối tác trên quãng đường rất xa xôi, nhưng chuyến đi lần này (về Việt Nam) vẫn được chuẩn bị hết sức chu đáo vì ý nghĩa quan trọng đặc biệt của chuyến hàng này đối với quốc gia đặt hàng”.
Ông Beliy là một trong số năm chuyên gia của nhà máy sẽ hộ tống tàu ngầm Hà Nội về tới căn cứ ở Việt Nam.
Ngoài những vật liệu cần thiết cho chuyến đi, chúng tôi còn mang theo một cơ số sơn đặc biệt để sẽ sử dụng đến khi tàu ngầm được vận chuyển về căn cứ ở Việt Nam. Khi đó chúng tôi sẽ trang điểm lại cho con tàu để nó sẽ trở nên cực kỳ đẹp mắt và hoành tráng trong buổi lễ tiếp nhận” ông Beliy nói.
Ông Boris Beresov, kỹ sư trưởng của xưởng số 6, đơn vị phụ trách đóng tàu ngầm HQ 182 Hà Nội nhấn mạnh, “việc hoàn thành thành công xây dựng chiếc tàu ngầm đầu tiên cho đối tác Việt Nam là một sự kiện trọng đại không chỉ đối với các kỹ sư, công nhân trực tiếp thực hiện công việc, mà cả nhà máy. Đội ngũ những người Admiraltei đã tạo nên một trong những con tàu xuất sắc nhất!”
Vị kỹ sư giàu kinh nghiệm của nhà máy Admiraltei Verfi không quên chúc cho “đứa con tinh thần” của mình lên đường về căn cứ thành công và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong tương lai.
Về phía lãnh đạo nhà máy, Tổng giám đốc nhà máy Admiraltei Verfi, ông Aleksandr Buzakov, nhấn mạnh: “Việc hoàn thành đơn hàng xuất khẩu đầu tiên là một thành tích lao động đặc biệt lớn lao đối với tập thể nhà máy. Chúng tôi không chỉ tự hào là những người tạo nên nền móng cho hạm đội tàu ngầm hiện đại đầu tiên của đối tác, mà sẽ đi vào lịch sử và là biểu tượng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia”.

Tàu ngầm Kilo được vận chuyển trên biển như thế nào?

Nhật Huy - Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ | 10/11/2013 10:59

(Soha.vn) - Với kích thước khoang hàng hóa lớn, tàu Eide Transporter có thể chở cùng lúc 2 chiếc tàu ngầm Kilo hoặc 2 tàu pháo Svetlyak, 2 tàu tên lửa Molniya...

Hai phương án chuyển giao tàu ngầm
Có một số phương án có thể được dùng để di chuyển tàu ngầm từ nước bán về nước mua. Một trong số đó là thuỷ thủ đoàn của nước mua có thể điều khiển con tàu về nước. Đây thường là những kíp thuỷ thủ đã được nước bán đào tạo hoặc nước bán cũng có thể gửi một số sĩ quan, thuỷ thủ kinh nghiệm đi kèm để hỗ trợ.
Do tàu ngầm diesel-điện có kích thước nhỏ, tốc độ hành trình thấp, những phương án này thường được dùng nếu khoảng cách không quá lớn hoặc nếu có các mối đe doạ về an ninh. Israel là trường hợp tiêu biểu. Do bị bao quanh bởi các quốc gia thù địch, hầu như mọi tàu ngầm mà họ mua đều được thuỷ thủ đoàn Israel đưa về.
Những hành trình như vậy có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm, như trường hợp của chiếc INS Dakar. mà Israel mua lại từ Hải quân Anh. Nó bị chìm trên biển Địa Trung Hải ngày 28/01/1968 trên đường về Israel. Nguyên nhân vụ chìm tàu đến giờ vẫn là bí ẩn. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn người Israel bị thiệt mạng trong tai nạn đó.
Một phần tàu Dakar được trục vớt và trở thành đài tưởng niệm vụ tai nạn
Một phần tàu Dakar được trục vớt và trở thành đài tưởng niệm vụ tai nạn
Vì vậy, với tàu ngầm diesel-điện, phương án thường được dùng là thuê các tàu vận tải dân sự chuyên dụng để chuyên chở từ nước bán về nước mua.
Thông thường tàu ngầm hạt nhân ít khi được di chuyển trên phương tiện khác, vì chúng có vận tốc hành trình và kích thước lớn hơn nhiều so với tàu ngầm diesel-điện. Tuy nhiên, không phải là không có ngoại lệ.
Quy trình đưa tàu ngầm xuống tàu vận tải
Trên thực tế, việc di chuyển là khâu khá đơn giản, việc đưa tàu ngầm lên và xuống tàu chuyên dụng mới là phần việc khó khăn. Vì thế, người ta thường sử dụng các phương án sau:
1. Tàu chuyên dụng có khoang dằn
Ngày 11/11 tới, tàu ngầm Hà Nội, chiếc đầu tiên trong tổng số 6 chiếc tàu ngầm Kilo Đề án 636 mà Việt Nam đặt mua của Nga, sẽ được tàu vận tải đưa về Việt Nam.
Đối với những tàu ngầm có tải trọng lớn như chiếc Kilo, cách thường dùng nhất là sử dụng những tàu vận tải chuyên dụng có trang bị các khoang dằn.
Trước đây, các tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9, tàu pháo Svetlyak và tàu tên lửa cao tốc Molniya đều được chở về Việt Nam bằng tàu chuyên dụng Eide Transporter số hiệu đăng ký IMO 8030130 của hãng Eide Marine Services (Na Uy).
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được vận chuyển trên tàu đang chuẩn bị về Việt Nam.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được vận chuyển trên tàu đang chuẩn bị về Việt Nam.
Thực chất đây là một loại ụ tàu nửa chìm, nửa nổi, có khả năng tự di chuyển. Tàu được thiết kế với các khoang để bơm nước vào cho tàu chìm xuống hoặc xả ra để nổi lên tương tự như tàu ngầm. Tàu được trang bị 3 máy bơm công suất lớn có khả năng bơm tới 4.000m3 nước/h.
Để đưa các loại hàng hóa đặc biệt như tàu chiến mặt nước hay tàu ngầm lên tàu vận tải, hệ thống các máy bơm sẽ bơm đầy nước vào các khoang bên dưới cho tàu chìm xuống ở độ sâu vượt quá độ mớn nước của chiếc tàu cần chở. Sau đó, các tàu kéo chuyên dụng sẽ đẩy chiếc tàu đó vào bên trong khoang hàng hóa phía sau của tàu vận tải.
Khi tàu hàng hóa đã được đưa đúng vào vị trí, các máy bơm sẽ xả nước ra ngoài cho tàu vận tải nổi lên, chiếc tàu hàng hóa sẽ được cố định trên mặt boong của tàu vận tải để vận chuyển đến khách hàng. Việc đưa tàu ra khỏi tàu vận tải cũng được thực hiện tương tự như khi đưa tàu vào.
Tàu Eide Transporters có khả năng chở cùng lúc tới 2 chiếc tàu ngầm Kilo.
Tàu Eide Transporter có khả năng chở cùng lúc tới 2 chiếc tàu ngầm Kilo.
Với kích thước khoang hàng hóa lớn, tàu Eide Transporter có thể chở cùng lúc 2 chiếc tàu ngầm Kilo hoặc 2 tàu pháo Svetlyak, 2 tàu tên lửa Molniya hoặc 1 tàu khu trục nhỏ có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn.
Khoang hàng hóa phía sau được thiết kế với 2 bức tường chắn có tổng chiều cao 16,5 mét, chiều cao tính từ sàn tàu là 9,2 mét, giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa bên trong. Tường chắn này cũng có tác dụng tránh những con mắt tò mò khi chở những hàng hóa đặc biệt như tàu chiến.
Tàu ngầm hạt nhân cũng có thể được di chuyển lên tàu chuyên dụng với cách thức tương tự. Năm 2006, hãng Docwise (Hà Lan) đã được Hải quân Nga thuê để di chuyển 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân cũ đến nơi phá dỡ, gồm 2 chiếc thuộc lớp Viktor I, chiếc còn lại thuộc lớp November.
  Tàu ngầm hạt nhân lớp November đang được di chuyển
Tàu ngầm hạt nhân lớp November đang được di chuyển
Phương tiện được sử dụng là tàu Transshelf dài 173m, rộng 40m, tàu được trang bị những thùng dằn để có thể chìm 1 phần dưới nước. Tàu ngầm sau đó sẽ được kéo vào vị trí bên trên sàn tàu Transshelf. Nước trong các khoang dằn khi đó sẽ được bơm ra ngoài để sàn tàu nổi lên khỏi mặt nước, chở theo tàu ngầm bên trên.
Tháng 7/2009, hải quân Nga tiếp tục thuê tàu Transshelf của Dockwise để chuyên chở 2 tàu ngầm hạt nhân cũ khác, thuộc lớp Viktor III, đi đến nơi phá dỡ.
Video: Hai tàu ngầm hạt nhân Viktor III được đưa lên tàu chuyên dụng có khoang dằn của Dockwise:
 
2. Cần cẩu
Sử dụng cần cẩu để đưa tàu ngầm lên tàu chuyên dụng là một cách phổ biến, nhất là với những tàu có kích thước nhỏ hoặc trung bình, lượng giãn nước dưới 1.000 tấn. Đây là cách Đan Mạch sử dụng khi cần đưa tàu ngầm Salen S-323 từ Địa Trung Hải về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 vào tháng 11/2003.
Tàu S-323 đang vào vị trí chuẩn bị được cẩu lên tàu vận tải Grietje, Đức
S-323 là 1 trong 3 chiếc thuộc lớp Tumleren, có tải trọng chỉ khoảng gần 400 tấn
S-323 là 1 trong 3 chiếc thuộc lớp Tumleren, có lượng giãn nước chỉ khoảng gần 400 tấn
S-323 được đưa về cảng nhà tại Fredrikshavn từ cảng Manama, Bahrain
S-323 được đưa về cảng nhà tại Fredrikshavn từ cảng Manama, Bahrain
Nhiệm vụ của S-323 tại khu vực này đã kéo dài trong 385 ngày
Nhiệm vụ của S-323 tại khu vực này đã kéo dài trong 385 ngày
Một trong những cần cẩu nổi bật nhất được sử dụng cho công việc này Yoshida, một cần cẩu nổi do hãng Mitsubishi chế tạo, có khả năng nâng tải trọng tối đa đến 3.700 tấn. Nó từng được dùng để nâng tàu ngầm SS-600 Mochishio, và là chiếc cuối cùng trong 11 chiếc thuộc lớp tàu ngầm Oyashio. Đây là loại tàu ngầm diesel-điện cỡ lớn, có kích thước tương đương tàu ngầm Kilo.
Chiếc Mochishio tại xưởng đóng tàu Kobe Kawasaki được nâng lên bằng cần cẩu
Chiếc Mochishio tại xưởng đóng tàu Kobe Kawasaki được nâng lên bằng cần cẩu
Một trong những thách thức kỹ thuật khi sử dụng cần cẩu để nâng tàu ngầm, ngoài vấn đề tải trọng, là việc đảm bảo không gây hư hại cho lớp vỏ ngoài. Do một số tàu có cấu trúc thân kép, bao gồm 1 lớp vỏ cứng bên trong và 1 lớp mềm hơn bên ngoài. Phần không gian giữa lớp vỏ ngoài và lớp vỏ cứng bên trong là cho các khoang dằn. Vì vậy nếu gắn dây cáp nâng trực tiếp vào tàu sẽ gây hư hại cho lớp vỏ ngoài. Thay vào đó, con tàu được đặt trên một bộ khung đặc biệt. Bộ khung này ôm bên dưới phần sống tàu, là nơi vững chắc của lớp vỏ ngoài. Và các dây cáp được gắn vào bộ khung đó.
Tàu ngầm Ouessant S623 chuẩn bị được đưa lên tàu để di chuyển từ Pháp về Malaysia
Tàu ngầm Ouessant S623 chuẩn bị được đưa lên tàu để di chuyển từ Pháp về Malaysia
Bộ khung nâng được chế tạo riêng cho con tàu
Bộ khung nâng được chế tạo riêng cho con tàu
Tàu ngầm S623 sau khi đã được đặt lên tàu vận tải
Tàu ngầm S623 sau khi đã được đặt lên tàu vận tải
Ngoài ra, xe rơ-moóc cũng có thể được sử dụng khi cần di chuyển từ tàu vận tải sang xưởng chế tạo, sửa chữa hoặc ngược lại.
Tàu Chicoutimi khi được đưa từ tàu Tern sang xưởng sửa chữa
Tàu ngầm HMCS Chicoutimi của hải quân Canada được đưa từ tàu vận tải chuyên dụng Tern sang xưởng sửa chữa
Một tàu ngầm thuộc lớp Scorpene, Pháp, đang được di chuyển lên xà lan
Một tàu ngầm thuộc lớp Scorpene, Pháp, đang được di chuyển lên xà lan

Việt Nam đã chế tạo được tàu ngầm công nghệ tối tân nhất thế giới?

Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ | 22/08/2013 14:34

(Soha.vn) - Việc một công ty cơ khí trong nước giới thiệu tàu ngầm mini tự chế mang tên Trường Sa 1 đang gây bão trên các trang mạng.

Theo thông tin được giới thiệu trên trang mạng của công ty này, tàu ngầm mini do họ tự chế tạo có lượng giãn nước khi lặn 12 tấn, lượng giãn nước khi nổi 9,2 tấn. Tàu ngầm này có thể lặn sâu tối đa 50m, có thể di chuyển hay nằm im sát dưới đáy biển, bán kính hoạt động của tàu lên đến 800km.
Cũng theo giới thiệu trên trang web này, tàu ngầm Trường Sa 1 được trang bị 2 động cơ công suất 90 mã lực, thời gian lặn liên tục khoảng 15 giờ đồng hồ nhờ được trang bị động cơ AIP Việt Nam sản xuất. Tốc độ di chuyển tối đa của tàu khi lặn lên đến 40 hải lý/giờ (khoảng 73km/h).
Toàn bộ tàu ngầm Trường Sa 1 đã cơ bản được hoàn thành, tàu ngầm này có thể chở từ 1-2 người.
Toàn bộ tàu ngầm Trường Sa 1 đã cơ bản được hoàn thành, tàu ngầm này có thể chở từ 1-2 người.
Đọc qua thông số kỹ thuật của tàu quả thật rất ấn tượng, tuy nhiên, ít nhất có 2 thông tin liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu khiến nhiều người đặt câu hỏi. Đầu tiên, điều được cư dân mạng chú ý hơn cả là thông tin tàu ngầm mini Trường Sa 1 được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP (Air Independent Propulsion).
Động cơ AIP là loại động cơ có thể hoạt động mà không phụ thuộc vào không khí ở bên ngoài môi trường. Động cơ AIP được cung cấp không khí bằng một nguồn khép kín. AIP thuộc loại động cơ giấu nhiệt, lại rất ít tiếng ồn khi hoạt động nên nó có thể giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn dưới nước, đảm bảo được tính bí mật trong các nhiệm vụ.
Tuy nhiên, để sản xuất động cơ AIP cần những  công nghệ thuộc hàng tối tân bậc nhất thế giới mà chỉ có một số quốc gia làm chủ được. Hiện nay trên thế giới chỉ có Đức, Pháp, Thụy Điển là đã chế tạo thành công động cơ AIP để trang bị cho tàu ngầm. Ngay cả với Nga, quốc gia có công nghệ chế tạo tàu ngầm hàng đầu thế giới, vẫn đang trong quá trình phát triển loại động cơ siêu hạng này.
Dựa vào tính chất phức tạp của công nghệ động cơ AIP so với nền tảng công nghệ khoa học kỹ thuật trong nước thì thông tin tàu ngầm do Việt Nam tự chế được trang bị động cơ AIP khiến nhiều người hoài nghi về tính chân thật của nó.
 Phần thân trên của tàu ngầm Trường Sa 1 khi đang được hoàn thiện
Phần thân trên của tàu ngầm Trường Sa 1 khi đang được hoàn thiện
Điều thứ 2 khiến nhiều người hoài nghi là tốc độ của tàu, theo giới thiệu tốc độ di chuyển tối đa của tàu ngầm Trường Sa 1 tới 40 hải lý/giờ (khoảng 73km/h). Đây có thể coi là tốc độ kinh hoàng mà chưa một loại tàu ngầm nào trên thế giới đạt được.
Tốc độ di chuyển trung bình của các tàu ngầm trên thế giới chỉ khoảng trên 10 hải lý/giờ (khoảng 20km/h). Với tốc độ tới 40 hải lý/giờ thì tàu ngầm này đã chạm đến tốc độ của một quả ngư lôi. Một số cư dân mạng đã cho rằng, công ty này hơi “nổ” khi giới thiệu tàu ngầm do mình tự chế.
Các cánh ổn định và bánh lái của tàu còn khá thô sơ, nhiều khả năng tàu ngầm này sẽ được trang bị 2 chân vịt.
Các cánh ổn định và bánh lái của tàu còn khá thô sơ, nhiều khả năng tàu ngầm này sẽ được trang bị 2 chân vịt.
Mặt khác, theo quan sát các bức ảnh được đăng tải, thiết kế thủy động lực học của tàu ngầm Trường Sa 1 không có gì đặc biệt, hệ thống ổn định và bánh lái của tàu còn khá thô sơ. Một vấn đề nữa trong thiết kế thủy động lực học của tàu ngầm này là  hệ thống chân vịt.
Các tàu ngầm trên thế giới đều có chân vịt nằm ở phần nhỏ nhất cuối đuôi tàu nhưng tàu ngầm Trường Sa lại có phần đuôi khá tù, phía đuôi có 3 ống thừa ra với 2 ở phía dưới và 1 ở phía trên. 2 ống phía dưới có thể là vị trí lắp chân vịt, còn ống phía trên không rõ để làm gì?
Thiết kế thủy động lực học của các tàu ngầm trên thế giới phần lớn theo kiểu hình giọt nước để giảm lực cản của nước khi lặn nhưng tàu ngầm Trường Sa lại có thiết kế hình trụ, phần cánh ổn định và bánh lái ở gần đuôi tạo ra lực cản nước tương đối lớn, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ di chuyển của tàu. Do đó, tốc độ di chuyển của tàu khó lòng đạt được con số 40 hải lý/ giờ như công ty này giới thiệu.
Tuy vậy, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng bởi ngày càng có nhiều cá nhân và đơn vị quan tâm đến việc chế tạo tàu ngầm phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khoa học, thử nghiệm công nghệ, tiến đến việc chế tạo các tàu ngầm hoàn chỉnh phục vụ cho mục đích quốc phòng.
Trước đó, truyền thông trong nước đã giới thiệu các tàu ngầm "made in Vietnam" do ĐH Nha Trang, ĐH Bách Khoa HN, và Việt kiều Phan Bộ An nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một đơn vị cơ khí chế tạo máy chuyên nghiệp tham gia chế tạo tàu ngầm, điều đó góp phần làm tăng tính khả thi của các dự án chế tạo tàu ngầm.

Báo Nga viết gì về tàu ngầm tự chế đầu tiên của Việt Nam?

theo Tiếng nói nước Nga | 26/08/2013 21:00

“Tàu ngầm Trường Sa 1 là cái tên yêu nước mà ông Nguyễn Quốc Hòa đặt cho tác phẩm của mình. Ông đã tự thiết kế và dự định trong vòng một năm chế tạo một chiếc tàu ngầm mini.”, tờ Tiếng nói nước Nga viết.

Ông Hòa bên chiếc tàu ngầm tự chế. Ảnh: Nhân dân.
Ông Hòa bên chiếc tàu ngầm tự chế. Ảnh: Nhân dân.
Hôm 26/8, tờ Tiếng nói nước Nga đã có một bài viết về ông Nguyễn Quốc Hòa (56 tuổi), Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa, cụm công nghiệp Phong Phú, TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) - người đang chuẩn bị xuất xưởng một tàu ngầm mini tự chế.
Với nhan đề “Người Việt có tàu ngầm tự chế đầu tiên”, tờ Tiếng nói nước Nga viết: “ông Nguyễn Quốc Hòa, một doanh nhân ở tỉnh Thái bình, Việt Nam, đã tự thiết kế và dự định trong vòng một năm chế tạo một chiếc tàu ngầm mini, trở thành kết cấu tàu ngầm đầu tiên được chế tạo theo thiết kế Việt Nam. Chiếc tàu ngầm mang cái tên yêu nước là “Trường Sa 1”….”.
Tiếng nói nước Nga cũng nêu “cấu hình” chiếc tàu ngầm mini tự chế của ông Hòa: “Chiếc tàu vỏ đơn này được thiết kế cho thủy thủ đoàn từ một đến hai người. Chiều dài thân 8,8m, chiều cao theo phần buồng lái là 3m.
Theo tính toán lạc quan của nhà thiết kế Hòa, tàu có khả năng di chuyển dưới nước đến 15 giờ và đạt tốc độ 20-25 hải lý trong khi lặn. Trường Sa 1 có thể lặn sâu đến 50m với phạm vi hoạt động là 800km, thời gian hoạt động độc lập trên biển lên đến 15 ngày. Việc thử nghiệm trên biển cho tàu dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 11”.
Tờ Tiếng nói nước Nga thông tin thêm: “Nhà phát minh 56 tuổi này coi "Trường Sa 1" chỉ như một con tàu thử nghiệm và hy vọng dựa trên cơ sở đó thiết kế những tàu ngầm khác lớn hơn, được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và có khả năng góp sức cả trong việc bảo vệ quần đảo Trường Sa”.

Mổ xẻ công nghệ 'tối tân nhất TG' của tàu ngầm 'made in Vietnam'

Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ | 03/09/2013 06:42

(Soha.vn) - Thông tin ông Nguyễn Quốc Hòa chế tạo tàu ngầm Trường Sa 1 vẫn đang gây tranh cãi. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về công nghệ AIP được ông Hòa công bố.

Gần đây, thông tin về tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 1 do ông Nguyễn Quốc Hòa (56 tuổi, Giám đốc công ty cơ khí Quốc Hòa, Thái Bình) chế tạo đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Đặc biệt hơn cả, theo ông Hòa, tàu ngầm Trường Sa 1 được trang bị động cơ AIP do Việt Nam chế tạo. Điều này càng làm cho con tàu được quan tâm nhiều hơn.
Việt Nam đã chế tạo được công nghệ AIP? Vậy công nghệ này cần những yếu tố nào và Việt Nam có đủ khả năng để làm điều đó hay không?
Tàu ngầm Trường Sa 1 được cho là
Tàu ngầm Trường Sa 1 được cho là trang bị động cơ AIP do Việt Nam chế tạo.
AIP (Air Independent Propulsion) tạm dịch là “động cơ sử dụng không khí độc lập” được phát minh bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha ông Narcís Monturiol i Estarriol vào năm 1867. Ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học. Thành công này đã mở ra khả năng ứng dụng lớn trong việc phát triển động cơ cho tàu ngầm.
Năm 1908, Hải quân đế quốc Nga đã phát triển thành công một tàu ngầm chạy bằng động cơ xăng sử dụng khí nén. Oxy cho động cơ được cung cấp qua 45 chai khí nén, tương đương với 9,9 m3, hệ thống khí nén này có thể giúp tàu hoạt động liên tục dưới nước với quãng đường 52km. Tuy nhiên, tàu ngầm này không đủ độ an toàn cũng như phạm vi hoạt động đủ lớn để phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự.
Type XVIIB tàu ngầm AIP đầu tiên của thế giới được thiết kế cho mục đích quân sự của Đức quốc xã.
Type XVIIB tàu ngầm AIP đầu tiên của thế giới được thiết kế cho mục đích quân sự của Đức quốc xã.
Đến năm 1930, tiến sĩ Helmuth Walter, một kỹ sư xuất sắc của Đức đã phát triển thành công một động cơ AIP mới, sử dụng chất hydrogen peroxide (H2O2) tinh khiết cao làm chất oxy hóa để tạo ra không khí cho động cơ. Trong hệ thống mới của Walter, hydrogen peroxide được phân hủy bằng cách sử dụng một chất xúc tác có tên là permanganat. Phản ứng hóa học này tạo ra hơi nước ở nhiệt độ cao và oxy tự do, kết hợp với nhiên liệu diesel để quay tuabin.
Mẫu tàu ngầm thử nghiệm V80 đạt tốc độ lên đến 28,1 hải lý/giờ ở trạng thái ngập nước, trong khi các tàu ngầm khác chỉ có tốc độ 10 hải lý khi lặn. Dựa trên mẫu thử nghiệm V80, Đức đã phát triển thành công tàu ngầm lớp Type XVIIB có tải trọng ngập nước đến 300 tấn, tàu được trang bị hai động cơ tuabin công suất 2500 mã lực, tàu ngầm này có thể đạt tốc độ tới 20,25 hải lý/giờ.
Tuy nhiên, nền công nghiệp của Đức thời đó không thể đảm bảo được số lượng hydrogen peroxide cần thiết. Một vấn đề nữa là hydrogen peroxide không ổn định trong môi trường khép kín, hệ thống động cơ này tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn, dự án tàu ngầm AIP này chìm theo sự sụp đổ của Đức quốc xã.
Động cơ AIP chu trình MESMA  của Pháp một trong số ít những động cơ AIP thành công trên thế giới.
Động cơ AIP chu trình MESMA của Pháp - một trong số ít những động cơ AIP thành công trên thế giới.
Vào những năm 1950, Liên Xô tiếp tục nỗ lực của mình trong việc phát triển động cơ AIP, khái niệm động cơ diesel chu trình khép kín được phát triển trước đó đã cho những kết quả rất khả quan. Khái niệm công nghệ này sử dụng các bình chứa oxy hóa lỏng, cùng một bộ lọc không khí để tái sinh lại khí thải của động cơ, nhằm tạo ra không khí cung cấp cho động cơ hoạt động.
Tàu ngầm đề án 615 lớp Quebec được xem là dự án tàu ngầm AIP đầu tiên của thế giới được chế tạo ở quy mô lớn, 30 chiếc loại này đã được chế tạo từ năm 1953-1957. Không may thay, khái niệm công nghệ có vẻ khả thi này lại tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường.
Oxy hóa lỏng rất dễ bị bay hơi theo thời gian và quan trọng hơn cả là các bình chứa oxy lỏng này như những quả bom nổ chậm, có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Ngày 26/09/1957, các bình chứa nhiên liệu oxy lỏng của tàu ngầm M-256 lớp Quebec đã bất ngờ phát nổ làm toàn bộ thủy thủ đoàn 35 người thiệt mạng, không lâu sau đó, tàu ngầm M-351 cũng phát nổ. May mắn là không có ai bị thương.
Hai vụ tai nạn nghiêm trọng đã làm lung lay tính khả thi của dự án, các thủy thủ Liên Xô đặt cho tàu ngầm này biệt danh “bật lửa Zippo” bởi sự nguy hiểm khôn lường của nó. Đến năm 1970, dự án này bị đình chỉ hoàn toàn.
Động cơ AIP chu trình đóng Stirling của Thụy Điển, đến quốc gia như Nhật Bản còn phải nhập khẩu động cơ này để trang bị cho tàu ngầm nói gì đến Việt Nam.
Động cơ AIP chu trình đóng Stirling của Thụy Điển, đến quốc gia như Nhật Bản còn phải nhập khẩu động cơ này để trang bị cho tàu ngầm, nói gì đến Việt Nam.
Năm 1952, Liên Xô đã cố gắng phát triểm một tàu ngầm AIP dựa trên khái niệm của tiến sĩ Helmuth Walter, tàu ngầm project 617 đi vào phục vụ năm 1958, tuy nhiên, một vụ nổ lớn đã chấm dứt chương trình vào năm 1959.
Mỹ và Anh, hai quốc gia có công nghệ tàu ngầm hàng đầu thế giới, cũng đã từng thử sức mình với công nghệ AIP dựa trên khái niệm của tiến sĩ Helmuth Walter. Tuy nhiên họ sớm nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro mặt khác quan điểm tác chiến của họ không sử dụng tàu ngầm nhỏ nên không tiếp tục theo đuổi công nghệ này.
Tại Đức, các kỹ sư vẫn tiếp tục phát triển công nghệ động cơ AIP trên cơ sở khái niệm của tiến sĩ Helmuth Walter và đã đạt được những thành công nhất định. Hãng Siemens của Đức đã phát triển khái niệm tế bào nhiên liệu sử dụng cho các loại tàu ngầm Type-209/214.
Tế bào nhiên liệu chuyển đổi năng lượng hóa học từ nhiên liệu thành điện năng thông qua một phản ứng hóa học với oxy và các khí tự nhiên như hydrocarbon, ethanol hoặc methanol đôi khi cũng được sử dụng, nhưng phổ biến nhất là hydrogen. Điện năng tạo ra từ phản ứng hóa học này sẽ được sử dụng cho động cơ đẩy của tàu hoặc sạc pin. Ưu điểm của tế bào nhiên liệu là nhiệt độ hoạt động khá thấp khoảng 80 độ C, nhiệt thải tương đối ít.
Tàu ngầm Trường Sa-1 được trang bị động cơ AIP do Việt Nam chế tạo thực sự là một dấu hỏi lớn.
Tàu ngầm Trường Sa 1 được trang bị động cơ AIP do Việt Nam chế tạo thực sự là một dấu hỏi lớn.
Đức trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển thành công tàu ngầm AIP với độ tin cậy cũng như hiệu suất đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của tàu ngầm. Pháp tuy tham gia muộn hơn vào công nghệ AIP nhưng cũng đã có được thành công với động cơ chu trình MESMA được trang bị trên tàu ngầm lớp Scorpene và trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới chế tạo thành công tàu ngầm AIP.
Quốc gia thứ 3 trên thế giới đạt được thành công với công nghệ AIP là Thụy Điển. Động cơ chu trình đóng Stirling được trang bị trên tàu ngầm lớp Archer do nước này sản xuất. Liên Xô, quốc gia được xem là đi tiên phong trong công nghệ AIP, đã 2 lần thất bại, song họ vẫn tiếp tục phát triển một động cơ AIP mới. Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang thử sức mình với loại công nghệ đầy thách thức này.
Lịch sử phát triển của động cơ AIP cho thấy đây là một loại công nghệ cực kỳ phức tạp. Một trong những vấn đề lớn nhất đối với công nghệ này là độ an toàn khi hoạt động. Bên cạnh đó, nó còn đòi hỏi những công nghệ hiện đại trong chiết xuất và chưng cất nhiên liệu oxy lõng, hydrogen, ethanol.. cũng như các công nghệ chế tạo vật liệu độ bền cao.
Trong khi đó, với nền tảng khoa học kỹ thuật của Việt Nam hiện nay thì những công nghệ trên đều nằm ngoài tầm tay ít nhất là trong vòng 10 năm tới. Như vậy việc tàu ngầm Trường Sa 1 được giới thiệu là sử dụng động cơ AIP là không thực sự chính xác và công ty này đã “quá nổ” khi giới thiệu về thông số kỹ thuật của tàu ngầm này.

Tàu Molniya mới của Việt Nam vượt trội so với thế hệ trước

Tuân Việt - theo Trí Thức Trẻ | 30/10/2013 16:15

(Soha.vn) - Tàu tên lửa Molniya dự án 12418 có hệ thống vũ khí vô cùng mạnh mẽ, mạnh hơn rất nhiều so với dự án 1241RE.

Tàu tên lửa dự án 1241 Molniya (định danh NATO Tarantul) là một lớp tàu hộ tống mang tên lửa được xây dựng vào những năm 1979–1996 để trang bị cho lực lượng Hải quân Xô Viết.
Tàu tên lửa dự án 1241 được thiết kế chế tạo để tiêu diệt các chiến hạm, tàu vận tải và các loại tàu xuồng đổ bộ, tăng cường năng lực phòng không của các đơn vị binh chủng hợp thành, bảo vệ các cụm tàu chiến, tàu phóng lôi, tàu tên lửa chống lại các phương tiện tấn công đường không tầm thấp, đồng thời chi viện hỏa lực bảo vệ các lực lượng chống lại các phương tiện tấn công đường biển hạng nhẹ của đối phương.
  Tàu tên lửa Molnya dự án 1241.1 của Nga.
Tàu tên lửa Molniya dự án 12411 của Nga.
Kể từ khi thế hệ đầu tiên được bắt đầu phát triển năm 1977, đã có nhiều biến thể tàu tên lửa Molniya được thiết kế chế tạo phục vụ cho nhu cầu của quân đội Liên Xô và xuất khẩu. Trong số đó, 12411 là biến thể tàu tên lửa Molniya với tên lửa chống tàu Moskit được thiết kế dành riêng cho Hải quân Nga (chiếc đầu tiên gia nhập Hải quân Liên Xô năm 1981); 1241RE với tên lửa P-20M và 12418 với tên lửa Uran-E là các biến thể dành cho xuất khẩu.
Dự án 1241RE
Dự án 1241RE là biến thể tàu tên lửa Molniya được chế tạo để xuất khẩu cho các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Các tàu này được đóng tại hai nhà máy là Rybinsk và Yaroslavl.
  Tàu tên lửa cao tốc Molnya dự án 1241RE số hiệu HQ-373 của Hải quân Việt Nam.
Tàu tên lửa cao tốc Molniya dự án 1241RE số hiệu HQ-373 của Hải quân Việt Nam.
Theo thống kê của Nga, tính đến năm 1991, đã có khoảng 22 chiếc 1241RE được xây dựng. Nhằm tăng cường sức mạnh hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế biển, những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã đặt hàng và đưa vào trang bị trong Hải quân một số tàu hộ tống tên lửa hiện đại thuộc dự án 1241RE.
  Hệ thống vũ khí và radar trên tàu dự án 1241RE của Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.
Hệ thống vũ khí và radar trên tàu dự án 1241RE của Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.
Con tàu có lượng giãn nước khoảng 455 tấn, dài 56 m, thủy thủ đoàn 44 người. Tàu trang bị động cơ tuốc bin khí CODOG cho phép đạt tốc độ tối đa 41 hải lý/h và có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 10 ngày đêm.
Hệ thống vũ khí của con tàu bao gồm pháo hạm 76mm AK-176 với tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn tối đa 15,5 km, 2 tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Ak-630 và tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M. Hệ thống tên lửa chống hạm của con tàu gồm 2 bệ phóng với 4 tên lửa hành trình chống tàu P-20M bố trí hai bên thân tàu.
  Lăp tên lửa Termit cho tàu dự án 1241RE của Hải quân Việt Nam.
Lăp tên lửa Termit cho tàu dự án 1241RE của Hải quân Việt Nam.
P-20M là biến thể xuất khẩu của tên lửa P-15 Termit, loại tên lửa chống hạm được phát triển bởi viện thiết kế Raduga của Liên Xô những năm 1950. Tên lửa hành trình P-20M có trọng lượng phóng 2,3 tấn, chiều dài 5,8 m, đường kính thân 0,76 m và sải cánh 2,4 m. P-20M có khả mang đầu đạn nặng tới 454kg, tầm bắn tối đa 80 km và bay cách mặt nước biển khoảng 200-300m.
Hiện nay, trong biên chế của Hải quân nhân dân Việt Nam có 6 tàu tên lửa cao tốc thuộc dự án 1241RE đó là các tàu mang số hiệu HQ-371, HQ-372, HQ-373, HQ-374, HQ-377 và HQ-378.
Dự án 12418
12418 là biến thể dành riêng cho xuất khẩu, chủ yếu cho Việt Nam và Ấn Độ. Đối với biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ, pháo hạm AK-176 được thay bằng pháo hạm 76mm OTO SRGM của Pháp, còn biến thể xuất khẩu cho Việt Nam sử dụng hoàn toàn vũ khí và các hệ thống điện tử của Nga.
  Tàu tên lửa Molnya dự án 1241.8 số hiệu HQ-375 của Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.
Tàu tên lửa Molnya dự án 12418 số hiệu HQ-375 của Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.
Có thể dễ dàng phân biệt các tàu thuộc dự án 12418 và 1241RE của Việt Nam khi nhìn vào cột anten radar và hệ thống tên lửa đối hạm của hai loại chiến hạm này.
Trong khi cột anten của 1241RE hình tròn hơi nghiêng về phía sau thì cột anten của 12418 lại có dạng hình tháp thẳng đứng.
Dự án 12418 được trang bị radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630, radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Garpun-E và radar tìm kiếm, phát hiện và bám mục tiêu MR 352 Positiv-E (tàu tên lửa dự án 1241RE không được trang bị loại radar này).
  Hệ thống radar trên tàu tên lửa dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống radar trên tàu tên lửa dự án 12418 của Hải quân Việt Nam.
Tàu tên lửa dự án 12418 có hệ thống vũ khí vô cùng mạnh mẽ, mạnh hơn rất nhiều so với dự án 1241RE. Tàu được trang bị pháo hạm 76 mm AK-176M với cơ số đạn 316 viên, hai pháo phòng không 30 mm AK-630M1-2 với cơ số 4000 viên đạn, 16 tên lửa chống hạm cận âm Uran-E, được bố trí thành 4 module phóng 2 bên thân tàu với 4 tên lửa Kh-35E mỗi module và 12 tên lửa phòng không Igla-1M.
Tên lửa diệt hạm Kh-35E trang bị trên chiến hạm 12418 có trọng lượng 600 kg, chiều dài 3,75m và sải cánh 930mm. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145 kg với tầm bắn 130km và tốc độ lên tới 1.100 km/h.
  Hệ thống tên lửa Uran-E trên tàu tên lửa dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống tên lửa Uran-E trên tàu tên lửa dự án 12418 của Hải quân Việt Nam.
Do mang nhiều tên lửa hơn, nên biến thể 12418 có lượng giãn nước lớn hơn dự án 1241RE (550 tấn so với 455 tấn). Con tàu có thủy thủ đoàn 44 người, và có thể làm việc liên tục trong thời gian 10 ngày đêm.
Hiện trong biên chế của Hải quân Việt Nam có 2 chiếc tàu tên lửa thuộc dự án 12418 đó là các tàu mang số hiệu HQ-375 và HQ-376 được Nga xây dựng theo hợp đồng trị giá 1 tỉ USD cung cấp 6 chiến hạm lớp này ký kết trong năm 2006. Sáu chiếc 12418 còn lại thuộc hợp đồng trên được đóng tại nhà máy Ba Son (TP. Hồ Chí Minh theo giấy phép của Nga), trong đó hai chiếc đầu tiên đã được hạ thủy trong tháng 3 và tháng 4 và hiện đã bắt đầu chạy thừ nghiệm trên biển.

Bệnh viêm gan B biến mất nhờ niềm tin đối với Pháp Luân Công

[MINH HUỆ 30-09-2013] Năm này tôi 28 tuổi, tôi sống tại thành phố Văn Đăng, tỉnh Sơn Đông. Khoảng ba năm trước, tôi cảm thấy không khỏe và đến bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ chẩn đoán tôi mắc bệnh viêm gan B. Kết quả sau nhiều lần kiểm tra tiếp theo vẫn y như vậy.
Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến công việc, nhưng tôi cảm thấy không khỏe và cảm giác cuộc sống không còn được như trước đây. Mẹ tôi đặc biệt lo lắng cho sức khỏe của tôi.
Trong lần nhập viện gần đây, rất ngạc nhiên bác sĩ nói rằng vi-rút viêm gan B đã biến mất. Tôi không thể tin được.
Khi tôi nói với mẹ tôi, bà cũng không tin điều đó. Mẹ tôi nghĩ rằng các bác sĩ có thể đã nhầm lẫn và yêu cầu tôi kiểm tra lại. Tôi quay trở lại bệnh viện một lần nữa và vẫn được chẩn đoán là sức khỏe tốt. Mẹ tôi đã rất hạnh phúc.
Lấy lại sức khỏe nhờ có thái độ tích cực với Pháp Luân Công
Tôi có một người dì đã tu luyện Pháp Luân Công trong nhiều năm. Dì rất khỏe mạnh kể từ khi dì bắt đầu tu luyện.
Khi cha tôi đang trong tình trạng nguy kịch, dì đã nói về lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Công cho gia đình tôi. Nhưng cha tôi không tin điều đó. Ông nói: “Bệnh viện với các trang thiết bị hiện đại thậm chí còn không chữa khỏi một số loại bệnh. Làm sao đọc một cuốn sách [Chuyển Pháp Luân] hay tập một số bài tập này có thể chữa bệnh?” Bố tôi đã qua đời sau khi chịu đựng rất nhiều đau đớn.
Dì thường bảo chúng tôi nhớ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Vào dịp lễ hội năm mới hai năm trước, dì đã giúp mẹ tôi thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Dì cũng đã giúp tôi thoái Đảng năm ngoái và tặng tôi một bùa hộ mệnh của Pháp Luân Đại Pháp để trong xe ô tô. Nếu ai đó hỏi, tôi sẽ giải thích sự thật về Pháp Luân Công cho họ.
Khi tôi nói với dì của tôi về kết quả kiểm tra tại bệnh viện của tôi, dì đã nói: “Bởi cháu đã công nhận Pháp Luân Công và treo lá bùa trong xe hơi của cháu, nên cháu đã đắc phúc báo đó.”
Dì của tôi đã kể với tôi một câu chuyện khác. Cách đây không lâu, dì giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho một người bạn. Người đó hiểu rằng Pháp Luân Công là tốt và thêm đó cũng muốn có một cuốn Cửu Bình (chín bài bình luận về Đảng Cộng sản). Sau khi đọc cuốn sách, bệnh đau lưng 13 năm của người bạn đó đã biến mất.
Tôi tin rằng điều tương tự như vậy cũng đã xảy ra với tôi. Tôi biết rằng các học viên Pháp Luân Công tin vào Thần Phật và họ là những người trung thực và tốt bụng.
Tin tưởng Pháp Luân Công thật là tốt! Nếu các học viên Pháp Luân Công tặng bạn các tài liệu thông tin, bạn nhất định không được cự tuyệt. Bạn sẽ có một tương lai tốt đẹp nếu bạn để nó trong tâm.

Đăng ngày 11-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Trong não có tám khối u, nhờ Đại Pháp đã cải tử hoàn sinh

Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-08-2013] Tôi đến từ một ngôi làng ở huyện Thẩm Châu, tỉnh Hà Nam, năm nay 22 tuổi. Một vài năm trước, tôi theo ba mẹ đến thành phố Tây An để làm việc và phải vào bệnh viện nhiều lần vì sức khỏe kém. Các bác sĩ nói rằng hệ thần kinh của tôi có vấn đề.
Vào ngày 20 tháng 02 năm 2013, toàn thân tôi bất ngờ bị tê cứng rồi bất tỉnh nhân sự. Tôi được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thương và sau đó bác sĩ khám và xác định tôi bị căng trương lực – một dạng tâm thần phân liệt. Bệnh viện không thể chữa được bệnh này nên tôi đã phải rời khỏi bệnh viện. Sau khi ba mẹ tôi kiên quyết nài nỉ, bệnh viện đồng ý chụp X-quang, và lần này họ phát hiện tôi bị u máu thể hang – một loại dị tật mạch máu não.
Cha mẹ tôi cũng mang kết quả chụp X-quang đi bệnh viện khác để tìm phương pháp chữa trị từ các chuyên gia. Họ nói có đến tám khối u trong não của tôi, hai trong số đó ở trong tiểu não. Những khối u ở rất gần da thì có thể loại bỏ qua phẫu thuật. Nhưng hai cái trong tiểu não thì không thể lấy được vì rất rủi ro. Nếu cuộc phẫu thuật thất bại, thì tôi nếu không chết cũng sẽ trở thành người thực vật. Nếu thành công, khối u cũng có thể phát triển trở lại. Cha mẹ tôi vô cùng đau lòng. Họ là nông dân nghèo. Làm sao có thể trang trải được chi phí phẫu thuật tốn hàng trăm nghìn nhân dân tệ như vậy? Không còn lựa chọn nào khác, mẹ tôi đành nói: “Hãy đưa con về nhà thôi”.
Cha mẹ tôi bất chợt nghĩ đến người dì đang tập Pháp Luân Công. Họ gọi dì đến bệnh viện để nói về bệnh của tôi. Người dì vội vàng chạy đến bệnh viện và nói với cha mẹ tôi rằng Đại Pháp có thể cứu tôi. Dì nói: “Tại sao chị lại gọi cho em thay vì gọi cho những người họ hàng khác? Đó là vì từ trong tâm mình, chị biết Sư phụ của em có thể cứu con chị. Đại Pháp có thể cứu sống nó! Từ hôm nay, tất cả chúng ta phải giúp nó niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”
Cha tôi không thấy thuyết phục lắm. Ông nói: “Anh không thể nghĩ ra cách gì khác, nên thôi chúng ta cứ thử”. Dì tôi đến bên giường và khóc khi nhìn thấy tôi bất động như một người chết. Dì quỳ xuống kế bên tôi và nói vào tai tôi: “Này con, dì biết con vẫn hiểu những gì đang diễn ra. Con hãy thành tâm niệm: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo?’ thì con sẽ được cứu.”
Dì tôi nhìn thấy nước mắt tôi chảy ra từ khóe mắt.
Bởi vì bệnh viện không thể giúp tôi nên họ đã bắt tôi xuất viện. Cha mẹ tôi đưa tôi đến nơi chúng tôi ở thuê. Dì tôi và mẹ ở bên giường tôi niệm ”Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo” cho đến tận 1h sáng.
Đến ngày thứ tư, dì tôi quay lại để tiếp tục niệm. Đến đêm, dì và mẹ tôi giúp tôi niệm. Lúc đó, tôi bắt đầu lấy lại một chút cảm giác. Tôi cảm thấy rất thương dì vì đã rất cực khổ để giúp tôi. Tôi không muốn làm khổ dì nữa. Nghĩ vậy, tôi liền gắng sức ngồi dậy và nói: “Hãy để dì vào phòng nghỉ ngơi đi”. Gia đình tôi vô cùng vui mừng khi nhìn thấy tôi có thể ngồi dậy. Lòng tin của họ vào Đại Pháp trở nên mạnh mẽ và họ cảm thấy Đại Pháp thật tốt. Trước khi dì tôi rời đi, dì tôi gắn bùa hộ thân “Pháp Luân Đại Pháp hảo” ở trước ngực tôi. Sáu ngày tiếp theo, cả nhà tôi đều niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo” và tôi đã hoàn toàn tỉnh táo lại.
Trải nghiệm sinh tử của tôi cũng là một minh chứng cho sự phi thường của Đại Pháp. Tại đây, tôi muốn trân trọng kể với mọi người, những người có duyên đang đọc bài chia sẻ này rằng: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp!”.
Kỹ thuật viên máy tính: “Tôi đã trở về từ cõi chết và càng trân trọng cuộc sống của mình hơn”
Cháu tôi có một đồng nghiệp tên là Vương, là một kỹ thuật viên máy tính của một công ty. Anh ấy 41 tuổi, là người từ Hồ Bắc lên Bắc Kinh làm việc. Trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, anh ta đã biết về Pháp Luân Đại Pháp. Một vài năm trước, tôi bắt đầu mở một điểm sản xuất tài liệu Pháp Luân Công nhỏ và anh ta đã giúp tôi xử lý các vấn đề kỹ thuật. Cứ khi nào tôi có vấn đề kỹ thuật với máy tính của tôi là tôi lại xin anh ta lời khuyên. Anh ấy rất ủng hộ Đại Pháp.
Anh ta đã tuyên bố thoái đảng nhiều năm trước và luôn đeo bùa hộ thân Đại Pháp trên người. Anh ấy cũng đọc rất nhiều tài liệu Đại Pháp. Anh ấy có vấn đề ở cột sống và thường cảm thấy choáng váng. Tôi bảo anh ấy hãy luyện công, nhưng anh ấy nói rằng anh quá bận rộn và sẽ thử trong tương lai.
Một buổi sáng vào khoảng giữa tháng 01 năm 2013; anh Vương bất ngờ té xuống và bất tỉnh trong lúc đang đánh răng. Người chủ nhà và hàng xóm đã nhanh chóng gọi xe cứu thương và hai tiếng sau, anh được đưa vào bệnh viện. Sau một vài kiểm tra và chạy NMR, anh bị chẩn đoán mắc chứng nhồi máu não. Các bác sĩ đã viết lưu ý đây là ca bệnh nghiêm trọng. Có thể anh ta sẽ không tỉnh dậy, hoặc sẽ được cứu sống nhưng sẽ có nhiều di chứng sau này bởi vì tế bào não của anh đã bị chết và chúng không thể tái tạo lại.
Năm tiếng đồng hồ sau, anh Vương đã tỉnh lại. Các bác sĩ và y tá xung quanh anh thảy đều kinh ngạc, hỏi chuyện, một vài người bắt tay và kéo chân anh. Cuối cùng, họ đều nhận định rằng đó không phải chỉ là dấu hiệu về tinh thần, mà anh còn nói chuyện rõ ràng và có thể cử động tay chân của mình. Mọi người đều nói đây quả là phép màu. Anh Vương đã ở lại trong bệnh viện vài ngày. Vợ anh đã nhanh chóng đến chăm sóc và đưa anh về quê. Các lãnh đạo và đồng nghiệp của anh cho rằng dù anh không phải chịu di chứng nào thì não của anh cũng sẽ bị ảnh hưởng và anh sẽ không thể làm kỹ thuật viên được nữa.
Tuy nhiên, hai tháng sau, anh Vương đã quay lại làm việc. Anh đã được kiểm tra kỹ tại bệnh viện và mọi thứ đều bình thường. Kể cả bệnh cao huyết áp trước đây cũng đã trở lại bình thường, và các bác sĩ nói rằng đây quả thật là kỳ diệu. Chưa từng ai bị tình trạng như vậy mà không hề bị di chứng gì. Giờ anh Vương đã khỏe và quay lại làm việc.
Một vài ngày trước, anh đến gặp tôi. Nhìn anh thật không thể nói rằng đã bị nhồi máu não. Anh cũng rất vui vẻ và nói: “Tôi thật sự cảm giác được rằng Đại Pháp đã bảo hộ cho tôi bởi vì tôi đã không bao giờ gỡ bùa hộ thân Đại Pháp ra khỏi người, dù chỉ là một lúc. Tôi đã trở về từ cõi chết và bây giờ cảm thấy trân quý sinh mệnh của mình nhiều hơn”. Anh nói muốn bắt đầu luyện tập Pháp Luân Công và hỏi một số phần mềm giúp vượt qua tường lửa trên Internet để có thể đọc sách Đại Pháp trên mạng. Tôi đã đưa cho anh các bài giảng của Sư phụ và đĩa luyện các bài công pháp, và một vài tài liệu khác. Tôi cũng tặng anh một máy MP3 và nói với anh rằng anh có cơ duyên tiền định với Đại Pháp và khuyên anh nên nhanh chóng bắt đầu tu luyện.

Đăng ngày 21-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Chuyện người xưa lựa chọn hiền tài ?

Lịch sử mạn đàm: Vua Nghiêu tuyển quan



Bài viết của Trọc Thế Thanh Liên (Bông sen tinh khiết giữa dòng đời vẩn đục)
[MINH HUỆ 05-12-2013] Vua Nghiêu trị quốc, điều ông áp dụng rộng rãi là “đại đạo của Thiên địa”. Nhưng Thiên địa không lời, đại đạo đó thế nhân không rõ, làm thế nào để có thể tuân theo? Cho nên vua Nghiêu coi việc xây dựng Pháp Lịch là đại sự hàng đầu quan trọng nhất của quốc gia, biến những quy luật Thiên đạo mà con người không dễ nhận biết thành thời tiết Pháp lịch mà cung kính tuân theo, từ đó khiến thời tiết trong Pháp Lịch hòa nhập vào lời nói việc làm những điều tai nghe mắt thấy hàng ngày, trở thành những câu thúc tâm pháp mà mỗi người tự giác tuân theo.
Vậy thì, Thiên đạo đã minh, thời tiết Pháp Lịch đã chính, vậy ai sẽ hiệp trợ vua Nghiêu mở rộng thực hiện thiên đạo, dẫn dắt vạn dân hướng đạo đây? Đương nhiên là quân vương và quan lại các cấp. Vua Nghiêu hiểu rõ: “Vi chính tại nhân, nhân tồn chính cử, nhân vong chính tức” (Triều chính tồn tại là vì con người, người còn triều chính còn, người mất triều chính cũng tan); “Nhất nhân nhân, nhất quốc hưng nhân, nhất nhân nhượng, nhất quốc hưng nhượng, nhất ngôn phẫn sự, nhất nhân định quốc (Một người nhân đức, cả nước nhân đức, một người nhường nhịn, cả nước nhường nhịn, một lời bại sự, một người định quốc). Do đó, sau khi sắp sếp xong đại sự hàng đầu là việc lập Pháp Lịch, ông lại coi “Vi thiên hạ đắc nhân” (Tìm người tài trị thiên hạ) cũng lại là một việc quan trọng. Trong câu chuyện thứ hai được ghi chép tại “Nghiêu Điển, Thượng Thư”, có nói đến việc vua Nghiêu tuyển quan, đặc biệt là quá trình chọn lọc kỹ lưỡng thử thách người kế vị. Những lời vi diệu hàm xúc đó đã được thể hiện trong những ký sự ghi chép lại việc này.
Trong “Nghiêu Điển” có ghi lại: Vua Nghiêu để cho thủ lĩnh bốn phương tiến cử người có thể kế thừa ngôi vị hoàng đế, các vị đại thần tiến cử Đan Chu, con trai của Nghiêu. Nghiêu cho rằng con mình nói lời không chân thành, tính tình hiếu thắng, không được. Thiên địa chí chân chí thành, người không chân thành là trái với thiên đạo, không được. Hồng thủy tràn lan, dân sinh khổ nạn, Nghiêu trưng cầu ý kiến tìm người trị thủy, chúng dân tiến cử Cổn, Nghiêu cho rằng ông ta làm trái thiên ý, không tuân theo giáo mệnh, hủy hoại thị tộc, không được. Đại thần cho rằng có thể dùng thử, Nghiêu vẫn tôn trọng ý kiến chúng thần, thử lệnh cho Cổn trị thủy. Cổn trị thủy chín năm sau cũng thất bại cáo chung.
Từ nguyên nhân mà Nghiêu phủ định ý kiến đại thần có thể thấy được nguyên tắc tuyển chọn quan viên của vua Nghiêu coi trọng nhất là có tôn kính, thuận theo Thiên thượng, tuân theo Thiên đạo hay không. Những người đi ngược lại với Thiên đạo, ông liền thẳng thừng phủ quyết, tuyệt đối không tin dùng. Dùng lời của hậu nhân là tín dụng người hiền, ranh giới giữa người hiền và không hiền là có thể kính thuận Thiên thượng, tuân thủ Thiên đạo hay không. Hơn nữa vua Nghiêu tuyển quan và chọn lọc người kế vị, hoàn toàn xuất phát từ nghĩa công, không luận thân sơ xa gần, nhất loạt đều dùng tiêu chuẩn kính thuận Thiên thượng, hiếu thuận thuần chính, đức dày mà có lợi cho trăm dân thiên hạ, không hề mang chút tư lợi cá nhân. Đại thần tiến cử Đan Chu con trai ông, vua Nghiêu cho rằng Đan Chu con trai mình không thể thành vật quý, nhượng ngôi cho Đan Chu, người trong thiên hạ ắt chịu thiệt hại, còn một mình Đan Chu hưởng lợi, vì lợi ích của một mình Đan Chu mà tổn hại đến đại đạo Thiên thượng và người trong thiên hạ, vua Nghiêu quyết không làm.
Vua Nghiêu lại trưng cầu ý kiến những vị thủ lĩnh tứ phương nói: “Ta tại vị đã 70 năm, các ngươi ai có thể thuận theo Thiên ý, tiếp quản chức vị của ta?” Các vị thủ lĩnh nói: “Chúng tôi vô đức, không xứng tiếp quản vương vị.” Nghiêu nói: “Các vị cũng có thể minh xét và tiến cử những bậc hiền giả cấp dưới ẩn cư.” Chúng thần nhao nhao tiến cử với vua Nghiêu rằng: “Có một vị nam tử độc thân ẩn cư tại nhân gian, gọi là Ngu Thuấn.” Vua Nghiêu nói: “Được! Ta cũng từng nghe nói đến người này. Ông ta thế nào?” Các vị thủ lĩnh nói: “Ông ấy là con trai của nhạc sư Cổ Tẩu. Phụ thân ngoan cố ngu xuẩn, mẹ kế ăn nói hỗn xược, huynh đệ ngạo mạn hung ác, Thuấn cũng có thể dùng hiếu lễ sống hòa hợp với bọn họ, dùng đức sáng cung kính, sáng suốt lo liệu việc nhà chu toàn, trong lòng không hề có bất kỳ tà niệm nào.” Vua Nghiêu nói: “Ta muốn thử ông ta xem! Gả con gái cho ông ta, khảo nghiệm xem đạo đức mà ông dùng để chung sống với hai con gái ta.” Nên bèn lệnh cho hai người con gái đến bến Cô Nhuế gả làm vợ Thuấn.
Ngu Thuấn xuất thân hèn kém, ẩn cư tại nhân gian. Vua Nghiêu nghe nói ông thông minh, hiền tài, vốn định nhường ngôi vị hoàng đế cho ông, bèn gả hai cô con gái cho Thuấn, thử xem phẩm cách đạo đức và tài năng lo liệu việc nhà của ông thế nào, còn phong chức quan cho Thuấn, nhiều lần giao việc khó làm cho ông, đồng thời cử chín nam tử cùng ông chung sống, quan sát nguyên tắc hành sự triều chính của ông, và dặn ông phải dốc lòng tận hết trách nhiệm. Thuấn trồng trọt tại Lịch Sơn, người Lịch Sơn đều nhường nhau mốc giới thửa ruộng; ông đánh cá tại Lôi Trạch, mọi người xung quanh đều nhường nhau chỗ ở; ông làm gốm sứ bên dòng sông Hoàng Hà, gốm sứ do người dân bên dòng sông sản xuất ra không thô ráp, vỡ hỏng. Nơi Thuấn ở, một năm đã biến thành thôn trang, hai năm thành thị trấn, ba năm thành đô thị. Nên Nghiêu ban thưởng cho ông y phục và đàn, cho ông sửa kho chứa, ban tặng trâu dê.
Phụ mẫu, huynh đệ của Thuấn muốn giết Thuấn, Thuấn mấy lần dùng trí huệ trốn thoát. Sau khi trở về, Thuấn lại càng hiếu thuận với phụ mẫu, thiện đãi huynh đệ. Nên Nghiêu bèn cho ông đi phổ truyền ngũ giáo, lệnh cho ông tán dương đạo đức tốt đẹp nhân luân ngũ thường, nghiêm khắc dùng năm đạo đức luân lý là “nghĩa phụ, ơn mẫu, huynh hữu, đệ kính, tử hiếu” là quy phạm dẫn dắt bách tính. Khi bách tính đều có thể tuân theo năm quy phạm đạo đức này, vua Nghiêu liền lệnh cho Thuấn tới phủ các quan làm việc. Thuấn đều làm rất tốt. Ba năm sau vua Nghiêu truyền ngôi cho Ngu Thuấn.
Thời thượng cổ bậc hiền giả rất nhiều, vua Nghiêu vì cớ gì lại xem trọng một người cung kính hiếu lễ như Ngu Thuấn? Còn lệnh cho ông phổ truyền đạo đức nhân luân ngũ thường giáo hóa bách tính? Những hàm nghĩa sâu sắc trong những lời hàm xúc đó thật sâu xa làm sao!
Lão tử nói rằng: “Nhân pháp địa, địa pháp Thiên.” Thiên địa chí tôn chí chính, đại địa chí thuận chí trinh; thiên thượng sáng tạo vạn vật, đại địa thuận thừa Thiên thượng mà nuôi dưỡng vạn vật. Nhân pháp Thiên tắc địa, hơn nữa trời cao đất thấp, là đạo của thiên địa, còn nguyên tắc của quân thần là quân nhân (nhân từ) thần trung, nguyên tắc phụ tử là phụ nghĩa tử hiếu. Như vậy “Quân hành quân đạo, thần tận thần trách, phụ hành phụ nghĩa, tử tận tử hiếu” (Vua làm theo đạo vua, thần tận trách nhiệm làm thần, cha làm nghĩa làm cha, con tận hiếu làm con). Đạo thiên địa nếu từ trên xuống dưới đều thông suốt như một cái trục lớn, quân thần phụ tử, chí sỹ hiền nhân và vạn dân trong thiên hạ, đều quy định vị trí của mình trên trục lớn đó, ai an phận nấy, ai giữ đạo nấy, cùng hoạt động vận hành đồng bộ với thiên địa theo sự dẫn động của cái trục đó, người người đều tự giác cung kính Thiên đạo. Nếu như vậy, thiên tử quân thần sẽ không phải lao tâm tổn sức, sắc mặt thần thái có thể sai khiến người khác, thuận theo đó mà trị thiên hạ. Nếu không tu cương thường luân lý, nghĩa phụ tử không minh, người người không tu thân, nhà nhà không lo liệu, mà muốn thiên hạ không loạn mới là không thể!
Đại đạo chí giản chí dị. Dùng đại đạo Thiên địa trị quốc, thiên hạ có thể nắm vững trong lòng bàn tay, đơn giản dễ làm như vậy! Vua Nghiêu quả không hổ là thánh vương anh minh, không chỉ hiểu biết sâu sắc về đại đạo trị quốc, đích thân lo liệu, mà còn có huệ nhãn quan sát tinh tường, tuyển chọn, bồi dưỡng cho Ngu Thuấn có thể tự mình giữ gìn và biểu dương đạo này, đem đại đạo thiên địa cụ thể hóa thành ngũ thường nhân luân “phụ nghĩa, mẫu từ, huynh hữu, đệ kính, tử hiếu” phổ biến rộng rãi cùng vạn dân vạn hộ trong thiên hạ. Con người là thành viên của gia đình, gia đình là đơn vị cấu thành cơ bản của xã hội, gia hòa vạn sự hưng. Lấy đạo đức luân lý và phương thức tề gia phổ truyền rộng rãi, trở thành phép tắc trị quốc bình thiên hạ. Người người tu thân mà gia tự tề (Nhà tự lo liệu ổn thỏa), nhà nhà gia tề mà quốc tự trị, thiên hạ tự thái bình.
Ngoài ra, khi vua Nghiêu và các đại thần nghị luận đại sự thiên hạ, các đại thần đều thoải mái phát biểu điều muốn nói, hầu như đều là “không phải lo lắng” điều gì, thuận lời thì đáp, không phải che giấu suy nghĩ, không pha lẫn tư tâm. Quân thần trên dưới, không hề phải phòng bị cảnh giác, chí thành chí tín. Đối mặt với Hoàng đế hiển hách, các vị đại thần nói: “Chúng thần vô đức, không xứng tiếp quản vương vị.” Những người dễ xúc động quả thực muốn rơi nước mắt! Câu trả lời thuần phác biết bao, chân thành biết bao, có trách nhiệm biết bao! Chẳng trách “Nghiêu soái thiên hạ dĩ đạo nhi dân tòng chi” (Nghiêu dùng đạo thống lĩnh thiên hạ mà lòng dân theo), có những thần tử đại đức chí thành chí tín, vô tư vô tà, nhất tâm như vậy tại vị, sao phải lo vạn dân không theo mà thiên hạ không thể thái bình đây?
Xem xét toàn bộ quá trình vua Nghiêu tuyển quan và bồi dưỡng Ngu Thuấn mới thấy ông thận trọng nghiêm cẩn biết bao! Mới chính đại, quang minh, vô tư nhường nào! Chẳng trách Khổng Tử ca ngợi ông không ngớt: “Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công” nhi “tâm hướng vãng chi.” (Hành đại đạo, công bình với thiên hạ mà lòng người hướng theo)
“Mạnh Tử” nói rằng: “Vi thiên hạ đắc nhân giả vị chi nhân.” (Được lòng thiên hạ gọi là nhân) Vua Nghiêu thật nhân từ làm sao! Nghiêu làm vương mới lớn lao làm sao!

Đăng ngày 10-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Nguyên nhân của tai họa diệt vong

Sự diệt vong của Pompeii

[MINH HUỆ 02-11-2013] Buổi trưa ngày 24 tháng 08 năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía Đông miền Nam Italia phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích…
Tranh sơn dầu: Núi lửa Pompeii phun trào
Trải qua khai quật kéo dài 200 năm đến nay, Pompeii đã không ngừng triển hiện sự kinh hoàng trong thảm họa và cảnh cuống cuồng tháo chạy thoát thân của con người trước khi tử vong. Các nhà khảo cổ dùng thạch cao đổ vào vỏ cứng từ tro núi lửa, phục hồi lại từng người từng người đang chạy thoát thân một cách sống động bị bao bọc ở bên trong. Hình thể sống động triển hiện sự khủng bố và khát vọng cầu sinh vào ngày diệt vong, tại thời khắc vĩnh hằng đó.
“Cái thành trì có tội ác đáng chết này!” “Tội ác dẫn đến diệt vong!” Đây là có người trước khi chết đã dùng đá viết lên tường di ngôn vội vàng để cảnh tỉnh hậu thế. Vậy là tội ác gì mà hủy diệt Pompeii?
Vạn ác dâm vi thủ. Thành Pompeii đầy rẫy các loại bích họa rất khó coi, tập thể loạn tính và đồng tính luyến ái có thể thấy ở khắp nơi. Pompeii có 2 vạn nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện, toàn xã hội túng dục loạn tính, tạo thành tội ác của toàn xã hội. Năm 1819, quốc vương Napoli là Francis lúc cùng vợ tham quan bích họa ở Pompeii, cảm thấy xấu hổ không chấp nhận được, liền đóng cửa triển lãm. Đến tận năm 2000 mới mở cửa lại – bởi vì xã hội hiện nay loạn tính càng hơn thế, cho nên cảm thấy không có gì, nhưng điều này lại cho thấy đạo đức hôm nay đã trượt dốc còn vượt quá mức của Pompeii.
Ngược đãi nô lệ thảm hại vô nhân tính cũng là một tội ác lớn của Pompeii. Sự giàu có của Pompeii, bộ phận quan trọng nhất khi mậu dịch với bên ngoài không phải hàng hóa, mà là nô lệ. Những người nô lệ tham gia vào lao động nặng nhọc, ở “đấu trường” bị dã thú cắn xé, người ta vẫn cứ hưng phấn hò hét. Những người giàu thậm chí dùng nô lệ vừa bị giết để nuôi lươn biển, bởi vì như thế mới cho mùi vị tươi ngon…
“Hãy tận tình hưởng thụ cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước.” Câu này được khắc vào cốc uống nước bằng bạc, nghĩa là Pompeii chỉ nhìn trước mắt, phóng túng không tính đến hậu quả mà vẽ ra, sự dụ hoặc của hiện thực trở thành vạn ác mà thôi thúc bàn tay [vẽ ra], khiến người ta không ngừng sa đọa.
Tranh sơn dầu: Ngày diệt vong của Pompeii
Trung Quốc Đại Lục hiện nay, trong sự dẫn hướng bởi khí thế của Trung Cộng, sự loạn tính đã vượt xa Pompeii. Lao động nô lệ của Trung Cộng bị Trung Cộng áp bức tàn khốc, thậm chí ngược đãi đến chết một cách tàn khốc, ngay cả Pompeii cũng không bì kịp.
Trại lao động cải tạo của Trung Cộng, trong nhà ngục, trừ phạm nhân ra, còn có rất nhiều người vô tội bị hàm oan, hầu hết là các học viên Pháp Luân Công và phóng viên vô tội, bị áp bức mỗi ngày làm việc quá cường độ từ 16-20 giờ đồng hồ, không có ngày nghỉ. Đồ ăn là rau nát bột mốc, hơi không hợp ý [lính canh] liền bị đánh đập sốc điện. Học viên Pháp Luân Công không từ bỏ tín ngưỡng, phóng viên không từ bỏ báo chí, liền bị cực hình hành hạ, thậm chí ngược đãi đến chết. Cảnh sát, quan chức kiên trì đảng tính mà táng tận nhân tính, so với nhân tính trên đấu trường ở Pompeii nào có khác gì? Khi chân tướng được tiết lộ ra, sự tê dại và dửng dưng của một vài con người thế gian, so với nhân tính trong xã hội Pompeii nào có khác gì?
Từ ngày Trung Cộng thành lập chính quyền đến nay, các chiến dịch trấn áp phản cách mạng, cải cách ruộng đất, tam phản, ngũ phản, túc phản, chống cánh hữu, Đại nhảy vọt, nạn đói lớn, thanh trừng bè lũ bốn tên, Cách mạng Văn hóa, “Lục tứ” (sự kiện ngày 04 tháng 06 năm 1989) thảm sát học sinh sinh viên, bức hại Pháp Luân Công, v.v., mỗi lần đều huy động tàn hại nhân dân, bức hại trên một nửa gia đình ở Trung Quốc, tạo nên cái chết oan của 80 triệu đồng bào, vượt quá cả tổng số người chết của hai lần đại chiến thế giới cộng lại. Mà Trung Cộng ngày nay, ra vẻ đạo mạo, nhưng lại bí mật mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc, tiến hành cấy ghép nội tạng một cách dày đặc nhằm thu lợi lớn, bị phương Tây gọi là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”, đây là tội ác leo thang cùng cực đối với nhân loại.
Bi kịch của Pompeii ngày hôm qua đã dự báo bi kịch cho sự thống trị của Trung Cộng vào ngày mai. Những năm gần đây, thiên tai nhân họa liên tiếp xảy ra, đã là sự mở màn của bi kịch.
Thức tỉnh trong chân tướng, không đi theo Trung Cộng, từ đó ngăn chặn tội ác, quy chính đạo đức, mới là sự lựa chọn sáng suốt từ bài học lịch sử.

Đăng ngày 19-11-2013: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.