Tấm bản đồ từ Sở Địa Chất Mỹ Quốc này cho thấy diện tích bao phủ của tro bụi núi lửa sau sự kiện phun trào núi lửa lớn nhất Vườn Quốc Gia Yellowstone khoảng 2.1 triệu năm trước đây. “Những vụ phun trào này sẽ để lại đằng sau các miệng núi lửa rất lớn gọi là “hõm chảo” và phun ra một lượng lớn tro bụi núi lửa bao phủ phần lớn Bắc Mỹ,” tấm bản đồ chỉ ra. “Nếu một vụ phun trào nùi lửa hình thành hõm chảo với quy mô lớn như vậy xảy ra một lần nữa ở vùng Yellowstone, ảnh hưởng có thể sẽ mang tính toàn cầu. Các lớp tro bụi núi lửa dày đặc sẽ bao trùm một vùng diện tích vô cùng lớn của Hoa Kỳ, và một thể tích lớn tro bụi núi lửa như vậy một khi thải ra ngoài bầu khí quyển sẽ có thể có tác động mạnh mẽ đến khí hậu toàn cầu. May mắn thay, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy quần thể núi lửa Yellowstone sẽ phun trào trong tương lai gần. Trên thực tế, xác suất để một vụ phun trào núi lửa như vậy diễn ra ở Yellowstone trong vài nghìn năm tiếp theo là cực kỳ thấp.
Khả năng phun trào của ngọn núi lửa nằm dưới Vườn Quốc Gia Yellowstone đang là chủ đề nóng hiện nay, đặc biệt khi một vụ động đất với cường độ 4.8 độ Richter vừa xảy ra và trên mạng đang lưu truyền các video cho thấy các loài động vật đang chạy trốn khỏi vườn quốc gia này.
Ngọn núi lửa dưới vườn quốc gia cực kỳ rộng lớn và có khả năng phun trào với cường độ cực mạnh nên thường được gọi là siêu núi lửa.
Các cơn động đất xảy ra thường xuyên ở khu vực này, với khoảng từ 1.000 đến 2.000 cơn động đất mỗi năm bởi tính chất kiến tạo và tính chất sôi sục của núi lửa trong khu vực này.
Chiều Hướng Gia Tăng Các Cơn Động Đất
Theo Sở Địa Chất Hoa Kỳ, cơn động đất có cường độ 4.8 độ Richter là cơn động đất lớn nhất ghi nhận được từ tháng hai 1980, và là hậu quả của hoạt động chuyển dịch lên trên của các hoạt động địa chấn trong thời gian gần đây, gây ra bởi chuyển động hướng lên trên của lớp đá nóng chảy bên dưới vỏ Trái Đất.
Số lượng các cơn động đất ở khu vực Yellowstone đang có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm qua.
Điều cần chú ý là mặc dù một cơn động đất với cường độ 4,8 Richter là mạnh hơn bình thường nhưng thật ra một cơn động đất mạnh hơn nhiều đã làm rung chuyển khu vực này vào tháng tám 1959.
Một cơn động đất với cường độ 7,5 độ Richter đã đánh vào bang Montana, làm rung chuyển khu vực Yellowstone và làm chết 28 người.
Những nhà địa chấn học thuộc Đại Học Utah đã nhấn mạnh rằng cơn động đất gần đây không báo hiệu trước thảm họa phun trào siêu núi lửa Yellowstone, hay còn gọi là Hõm Chảo Yellowstone.
Hõm chảo là một miệng núi lửa được tạo ra bởi các vụ nổ có cường độ khủng khiếp.
Đã có ba vụ nổ dẫn đến hình thành nên miệng núi lửa này, bắt đầu với vụ phun trào Dãy Núi Việt Quất (Huckleberry Ridge ) vào khoảng 2,1 triệu năm trước đây. Vụ phun trào Thác Nước Núi Đỉnh Bằng (Mesa Falls) diễn ra khoảng 1,3 triệu năm trước đây. Vụ phun trào Lạch Dung Nham (Lava Creek) diễn ra vào khoảng 640.000 năm trước. Một số hõm chảo khác cũng được hình thành từ các vụ nổ này.
(Đại Học Bang Oregon)
Biểu đồ này cho thấy cách magma (đá nóng chảy) ít đậm đặc hơn di chuyển lên phía trên từ các bể chứa ở sâu dưới lòng đất và đẩy bề mặt của hõm chảo lên trên, từ đó tạo ra các vết nứt và gây động đất. (USGS)
Khu vực Yellowstone là một trong những khu vực có cường độ hoạt động địa chấn lớn nhất Mỹ Quốc, đồ thị này cho thấy số lượng núi lửa trong một năm và chiều hướng gia tăng các cơn động đất trong khoảng thời gian gần 30 năm trở lại đây. (USGS)
Các cơn động đất gần đây cho đến ngày 2 tháng Tư 2014. (Đại Học Utah)
Phải Chăng Sẽ Không Có Vụ Phun Trào Núi Lửa Trong Thời Đại Của Chúng Ta?
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng siêu núi lửa Yellowstone sẽ phun trào lần nữa, bao gồm cả Ilya Bindeman, phó giáo sư khoa địa chất trường đại học Oregon.
“Yellowstone là một trong những siêu núi lửa lớn nhất trên thế giới,” ông nói trong một phân tích được phát hành bởi trường đại học Oregon. “Đôi lúc nó phun trào một cách thầm lặng kèm theo các dòng chảy dung nham, nhưng cứ khoảng một hoặc hai lần sau mỗi triệu năm, nó lại phun trào rất mạnh mẽ, hình thành nên các hõm chảo lớn,” vốn là các miệng núi lửa rất lớn với đường kính cả chục kilomet.
Nếu một vụ phun trào khổng lồ như vậy xảy ra một lần nữa, giống như ba vụ phun trào lớn trong khoảng hai triệu năm trở lại đây, ông nói rằng vụ phun trào đó sẽ phá sạch vùng lân cận xung quanh với bán kính hơn 150 km và bao phủ phần còn lại của Mỹ và Canada bằng lớp tro bụi dày hàng nhiều centimet. Một sự kiện phun trào núi lửa như vậy “chưa từng xảy ra trong thời kỳ nền văn minh hiện đại của chúng ta hôm nay,” ông nói.
Một biều đồ cho thấy phạm vi phá hoại dự kiến nếu siêu núi lửa thật sự bùng nổ. (Đại Học Wisconsin Eau Claire)
Tuy nhiên, Binderman nói rằng ông không nghĩ rằng kiểu phun trào núi lửa này sẽ xảy ra trong tương lai gần. Ông nói rằng vụ phun trào sẽ không xảy ra trong ít nhất một triệu năm nữa.
“Nghiên cứu của chúng tôi về mô hình của các hiện tượng núi lửa đã từng xảy ra tại hai cụm hõm chảo ‘hoàn chỉnh’, lâu đời hơn ở Yellowstone đã cho phép chúng ta dự đoán rằng núi lửa Yellowstone đang nằm ở giai đoạn tàn lụi, chứ không phải ở giai đoạn gia tăng hoạt động trong chu kỳ của nó,” ông nói.
Những hõm chảo này hình thành do sự tương tác giữa “điểm nóng” của núi lửa Yellowstone (một cột manti nóng dâng lên bên dưới bề mặt trái đất) và mảng kiến tạo Bắc Mỹ, hình thành nên các dòngmagma mới sau khoảng hai triệu năm “nghỉ ngơi”
“Yellowstone trông giống như một dây băng chuyền của các cụm hõm chảo,” ông nói. “Bằng cách nghiên cứu mô hình hoạt động của hai chu kỳ đã hoàn thành của hõm chảo trước đó, chúng ta có thể phỏng đoán rằng núi lửa Yellowstone đang nằm ở giai đoạn lụi tàn trong chu kỳ tuần hoàn của nó.
“Sẽ cần một khoảng thời gian dài để tích tụ được các bể chứa magma trong lớp vỏ trái đất. Chúng tôi đã phát hiện ra một mô hình nhất quán: quá trình hoạt động của núi lửa sau này là sự kết hợp giữa sản xuất ra lượng magma mới và sự tái sử dụng các chất liệu đã bị phóng ra bên ngoài theo sự phun trào của núi lửa, bao gồm dung nham và đá túp ,” một loại đá cấu thành bởi tro bụi núi lửa đã được cô đặc, ông nói.
Bằng cách so sánh Yellowstone với các chu kỳ đã hoàn thành của hõm chảo, “chúng ta có thể phát hiện ra rằng điểm nóng của Yellowstone đang tái sử dụng các chất liệu từng bị phun trào và chôn vùi, hơn là sản xuất ra lượng magma mới,” ông nói. “Hoặc là lớp vỏ trái đất dưới khu vực Yellowstone đang biến đổi thành loại đá bazan khó nóng chảy, hoặc là bởi vì chuyển động của mảng kiến tạo Bắc Mỹ đã chuyển dịch hệ thống ống dẫn magma ra khỏi khu vực Yellowstone này, hoặc là cả hai lý do trên.”
Ilya Bindeman. (Đại Học Oregon)
Mặt khác, không có cách nào để biết được chính xác thời điểm núi lửa sẽ bùng nổ
Ba vụ phát nổ với quy mô lớn đã từng xảy ra tính cho tới thời điểm hiện nay–2,06 triệu năm trước, 1,3 triệu năm trước, và 640,000 năm trước–đã khiến các nhà nghiên cứu phải tự hỏi rằng lẽ nào có thể núi lửa phun trào cách nhau cứ 700,000 năm, và nếu vậy thì nó sẽ diễn ra vào thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhanh chóng nhấn mạnh rằng chuỗi thời điểm này không có ý nghĩa về thống kê rằng có một quy luật ở đây.
“Không thể kết luận về khoảng thời gian cách quãng của mỗi đợt phun trào trở lại chỉ với hai giá trị như ở trên. Nó không có ý nghĩa thống kê…” USGS ( trung tâm báo cáo địa chất Mỹ) phát biểu trên một bài đăng trên blog. “Với những ai vẫn còn hoài nghi…hãy thử làm một phép tính. Đợt phun trào gần đây nhất là vào 0,64 triệu năm trước đây, ám chỉ rằng chúng ta vẫn còn khoảng 90.000 năm nữa cho đến thời điểm phun trào hình thành hõm chảo lần tiếp theo của núi lửa Yellowstone. Suy cho cùng, chúng ta không thể phủ nhận khả năng tồn tại một đợt phun trào như vậy vào lúc nào đó trong tương lai, dựa vào lịch sử của vùng núi lửa Yellowstone và sự xuất hiện liên tục của magma bên dưới hõm chảo Yellowstone này.”
Trong bất kỳ trường hợp nào, luôn có hàng tá các nhà khoa học giám sát chặt chẽ vườn quốc gia này hàng ngày và họ tuyên bố rằng họ rất hy vọng có thể đưa ra cảnh báo đến công chúng nếu có một đợt phun trào núi lửa sắp tới.
“Các dấu hiệu hoạt động của núi lửa Yellowstone được giám sát bởi các nhà khoa học thuộc Đài Quan Sát Núi Lủa Yellowstone và họ phát hiện ra các cơn động đất bằng máy ghi địa chấn và máy đo chấn động mặt đất dùng công nghệ GPS (hệ thống định vị toàn cầu),” USGS nói. Đồng thời nhấn mạnh rằng không thể dự đoán trước được thời điểm xảy ra các cơn động đất, nhưng các thiết bị này “giúp các nhà khoa học hiểu được trạng thái stress của lớp vỏ trái đất, là căn nguyên các cơn động đất cũng như sự dịch chuyển của magma .”
Nếu có một vụ nổ tương tự như ba vụ nổ lớn trong vòng 2,1 triệu năm trở lại đây,Greg Breining, tác giả cuốn sách “Siêu Núi Lửa: Quả Bom Hẹn Giờ Bên Dưới Vườn Quốc Gia Yellowstone,” đã miêu tả nó như sau:
“Hãy thử tưởng tượng một khối đá trải dài 12 kilomet chiều dài với 12 kilomet chiều ngang ở bề mặt đáy, và hơn 12 kilomet chiều cao—một ngọn núi to lớn hơn cả Everest—phóng ra từ bên trong trái đất, bay như tên lửa hơn 30 kilomet vào trong khí quyển của tầng bình lưu, sau đó đổ ập xuống rìa núi, vỡ tan thành mảnh nhỏ, nóng chảy, và biến đổi lại trở thành đá.”