Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Người thông minh sẽ biết điểm dừng, kẻ khôn vặt chỉ giỏi mưu mô

Trong cuốn sách “Ngừng học” của nhà nho học thời Tùy tên Vương Đạo có một câu rất nổi tiếng: “Thông minh biết điểm dừng, khôn vặt chỉ giỏi mưu mô, trí tuệ của một người sẽ có lúc cạn kiệt, nhưng thiên đạo thì không có điểm kết thúc”.
Trong sách “Mặc Tử” sớm đã nói rằng: “Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu”, ý rằng biết đủ thì không bị nhục nhã, biết dừng thì không gặp nguy hiểm, có thể được lâu bền. Cuộc sống con người tuy có ham muốn, nhưng quý ở chỗ “biết dừng”, ý nói là biết dừng đúng lúc.
Chỉ khi lấy “biết dừng” làm mở đầu, thì mới có thể kết thúc bằng “có được”. Người xưa thường giảng: “Hữu quyền bất khả sử tẫn, hữu phúc bất khả hưởng tẫn”, tức là có quyền không được dùng hết, có phúc không được hưởng hết. Đây đều là những lời vàng ý ngọc trong đạo lý đối nhân xử thế, cũng là quy phạm dạy làm người hết sức trọng yếu.
Tất nhiên, chữ “止 – Chỉ” (dừng) trong hóa Trung Quốc không chỉ có nghĩa là “dừng lại”, mà còn có nghĩa là “cư, tại” (sống, ở). Cuộc sống trên thế gian này, khi chúng ta đối mặt với các mối quan hệ xã hội, đầu tiên nên cố gắng tìm được vị trí của riêng mình, rồi đóng tốt vai trò đó.
Ngay trong sách “Đại Học” đã có một đạo lý về biết điểm dừng của mọi việc: “Vi nhân quân, chỉ vu nhân; vi nhân thần, chỉ vu kính; vi nhân tử, chỉ vu hiếu; vi nhân phụ, chỉ vu từ; dư quốc nhân giao, chỉ vu tín”. Tạm dịch: Làm người cai trị, phải biết dừng ở nhân từ; làm quần thần, phải biết dừng ở tôn kính; làm con cái, phải biết dừng ở lòng hiếu thảo; làm một người cha, phải biết độ lượng; giao lưu với nước khác phải biết dừng ở chỗ thành tín.
Trong “Đại Học” còn giảng: “Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc”, ý rằng, biết đến cùng rồi mới định được, định mới có thể tĩnh, tĩnh rồi mới có thể suy nghĩ tinh tường, suy nghĩ tinh tường rồi mới có thể lĩnh ngộ được.
Tất cả những con bạc khôn ngoan đều biết cách rút lui đúng lúc theo đạo lý này. Khi một người đã đạt được đủ thành công – cho dù không có nhiều thành công hơn nữa – họ cũng thấy như vậy là tốt rồi. Bởi vì chuỗi may mắn luôn luôn đáng ngờ, khi may mắn đến quá nhanh và quá nhiều, nếu bạn không thận trọng, rất có thể bạn sẽ bị quật ngã bất cứ lúc nào.
Năm 1866, “Tể tướng máu sắt” Otto von Bismarck của nước Phổ (Prussia) đã tuyên bố chiến tranh chống lại Áo để đạt được sự thống nhất của Đế quốc Đức. Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, Bismarck đã lấy cớ cho rằng Áo quản lý không tốt Stein nên đã đưa ra cáo buộc chống lại Áo. Áo đương nhiên là không thể chịu đựng được, nên cuối cùng đã dẫn đến bùng nổ chiến tranh vào ngày 14/6/1866.
Ngày 3/7, hai đội quân Áo – Phổ quyết chiến tại Sadova, vì Phổ đã chuẩn bị đầy đủ trước khi chiến tranh, nên đã có ưu thế hơn trên chiến trường, toàn quân Áo bại trận, quân Phổ đã giành được đại thắng.
Chiến thắng của quân Phổ đã làm thay đổi hoàn toàn thái độ bảo thủ của vua William I và các tướng lĩnh Bộ Tổng tham mưu trước chiến tranh, tướng sĩ quân Phổ ý chí cao ngất, nhất trí quyết định thừa thắng xông lên, tiếp tục chiếm lĩnh các quốc gia phía Nam lân cận, trực tiếp chèn ép thủ đô Vienna của Áo, buộc Áo phải nhượng lãnh thổ bồi thường, để thể hiện sự trừng phạt.
Tại thời điểm này, Bismarck lại không nghĩ như vậy, ông muốn kiềm chế lại cuộc chiến. Là một chính trị gia có tầm nhìn xa trông rộng, ông làm như vậy cũng có phân tích hợp lý của mình trong đó. Ông nhận thức rằng việc đánh bại Áo hoàn toàn không phải là mục tiêu cuối cùng của cuộc chiến, mà mục đích cuối cùng là hoàn thành sự thống nhất của Đế quốc Đức.
Bismarck (1815-1898) là người đã thống nhất các tiểu bang Đức nhỏ lẻ thành một đế quốc Đức hùng mạnh, và trở thành thủ tướng đầu tiên của đế chế này. (Ảnh qua Famous People)
Người Pháp vì lợi ích riêng của họ, nên không bao giờ muốn có một mối đe dọa đối với an ninh xung quanh nếu như Đế quốc Đức hùng mạnh có thể thống nhất nằm ở bên cạnh, vì vậy Pháp sẽ ra sức cản trở sự thống nhất của Đế quốc Đức. Bismarck đã dựa vào điều này suy ra được, sẽ không thể tránh khỏi trận chiến giữa Phổ và Pháp, và cuộc chiến với Pháp có liên quan đến các bước quan trọng để Phổ có thể thống nhất toàn nước Đức.
Nếu thực hiện quá nhiều sự xâm lăng ở Áo và các bang miền Nam, thì sẽ kéo dài cuộc chiến, nó có thể dẫn đến sự can thiệp vũ trang của Pháp, như vậy sẽ rơi vào kế sách của Napoleon III, khiến nước Phổ rơi vào thảm khốc, những thành quả chiến thắng đã có được của Phổ sẽ bị cướp mất hết.
Bởi vậy, ông cho rằng hiện tại nên thấy đủ và dừng lại, để lại một số vùng đất nhất định cho Áo, Áo sẽ e dè trước sức mạnh của Phổ, mà không dám manh động, có thể duy trì trạng thái trung lập trong cuộc chiến tiếp theo của Phổ với Pháp.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó nhiều tướng lĩnh đã choáng ngợp, mờ mắt trước sự thành công, nên đã kiên quyết phản đối quyết định đình chiến của Bismarck, yêu cầu tàn phá thủ đô Vienna, nắm lấy cơ hội để tiêu diệt Áo. Một cơ hội tốt như vậy tuyệt đối không thể bỏ qua.
Bismarck đã chống lại tất cả các ý kiến đó, một mực kiên trì chiến lược tiết chế, và không ngừng thuyết phục nhà vua William I của Phổ, đến nỗi nước mắt đầm đìa, ông nói những lời cuối cùng tha thiết với vua rằng, nếu nhà vua không ra lệnh đình chiến, ông sẽ đệ đơn từ chức và nghỉ hưu về quê.
Sau mọi nỗ lực thuyết phục của Bismarck, William I cũng đã buộc phải nhượng bộ, trên bản tấu duyệt mà Bismarck nhận được viết rằng: “Trước cánh cổng Vienna, ta không thể không vui mừng sau chiến thắng rực rỡ của đội quân ta như vậy mà vẫn nhượng bộ cho quân bạn, chấp nhận một nền hòa bình sỉ nhục”.
Bismarck cuối cùng đã thắng vòng này, và ký một thỏa thuận đình chiến với Áo vào ngày 20/7. Ngoài việc yêu cầu Áo trả một khoản tiền bồi thường nhỏ, thì không cắt giảm 1 phân lãnh thổ nào của Áo. Sự tiết chế cao độ và uy lực mạnh mẽ này trong chiến lược của Bismarck đã xóa bỏ được nỗi lo của ông cho bước phát động chiến tranh tiếp theo giữa Pháp và Phổ.
Năm 1867, Phổ giành thắng lợi trong cuộc chiến với Pháp, thành lập ra Liên bang Bắc Đức, đặt một nền tảng quan trọng cho sự thống nhất của toàn nước Đức, bước đầu thống nhất nước Đức cơ bản đã hoàn thành.
Bismarck biết dừng đúng lúc, không phải là yếu đuối, mà là một chiến lược có tầm nhìn xa trông rộng. Vào thời điểm đó tình hình quốc tế ở châu Âu vô cùng phức tạp, tất cả các cường quốc thường liên kết với nhau, Bismarck có thể hiểu biết thấu đáo như vậy trong một tình hình phức tạp lúc bấy giờ, và cuối cùng đã thống nhất được đất nước, quả là rất đáng khen ngợi.
Trong các cuộc đọ sức giữa người và người, ngay cả khi bạn có thực lực có thể giành chiến thắng, cũng nên chú ý đừng dùng đến cạn kiệt sức mạnh, không nên dùng hết những ưu thế, nó giống như một sợi dây cao su chỉ có thể kéo dãn đến một mức độ nhất định, mặc dù nó có khả năng đàn hồi rất tốt, nhưng một khi vượt quá giới hạn, nó sẽ bị kéo đứt.
Khi cạnh tranh với người khác cũng vậy, phải biết thế nào là đủ, nếu như cứ đuổi mãi không dừng, đưa đối phương vào đường cùng, thì có thể khiến cho họ “rơi vào chỗ chết mà tái sinh”, bật lên khả năng kháng cự mạnh mẽ, một khi sức mạnh như vậy được sinh ra, e rằng rất khó để trở thành đối thủ của họ, đến lúc đó tất cả những thành quả mà bạn đạt được sẽ đổ sông đổ bể.
Phải biết thế nào là đủ, thế nào là thỏa mãn. (Ảnh qua Huffington Post)
Chỉ khi một người đã xác định rõ mình nên ở đâu, thì người đó mới có thể không bối rối và do dự, và sau đó mới có thể bình tĩnh để suy nghĩ về các vấn đề, lập kế hoạch cho cuộc sống, và cuối cùng có được một kết thúc viên mãn.
Xem ra câu nói “thông minh biết điểm dừng”, không chỉ là bài học khuyên ta biết hài lòng với mọi chuyện, mà còn là nền tảng để tâm trí trở nên bình lặng trong các hoàn cảnh mê muội mờ mịt. Đằng sau 2 chữ “biết dừng”, là sự phản ánh sâu sắc về một loại tư tưởng thuần tịnh, một loại tôn trọng đạo đức, biết yêu thương, trân trọng người và vật.
Bình tĩnh hơn một chút khi đứng trước danh lợi, thản nhiên hơn một chút khi đứng trước sự tiến thoái, đứng ở vị trí thích hợp trong từng việc khác nhau, đó mới chính là sự thông minh tuyệt vời trong cuộc sống này.

Đoàn nghệ thuật Shen Yun đã phục sinh nghệ thuật cổ điển như thế nào?

Những năm trở lại đây, Shen Yun xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặc biệt của nghệ thuật thế giới. Với mong muốn phục hưng nghệ thuật Thần truyền 5000 năm mà con người từ lâu đã lãng quên, cùng với những bước nhảy điêu luyện, mềm mại; những tiếng ca cao vút, trong trẻo cùng những bài học ý nghĩa lịch sử trong lồng ghép vào mỗi bài biểu diễn, chỉ trong thời gian ngắn ngủi Shen Yun đã tỏa sáng và gây ấn tượng mạnh khắp 4 châu lục.
Từ khi tiến nhập vào kỷ nguyên mới, nhân loại chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự đổi mới, phát triển đáng kinh ngạc của khoa học và công nghệ. Tuy vậy, không phải mọi thứ đều theo chiều hướng phát triển tích cực. Rất nhiều thứ, đặc biệt là nền văn hóa nghệ thuật đang có chiều hướng đi “giật lùi”.
Nghệ thuật chân chính phải có thể biểu đạt nên vẻ đẹp chân, thiện, là phương tiện truyền đạt tình cảm, cảm xúc và nội tâm người nghệ sĩ đến những người xung quanh. Sự kỳ diệu của nghệ thuật chính là nó có thể kết nối mọi người lại với nhau. Đây chính là sự thần thánh, thiêng liêng của nghệ thuật cổ điển.
Vì vậy, nghệ thuật cổ điển vẫn luôn được tôn vinh là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Nó chứng kiến mọi sự hưng thịnh, suy giảm, tồn vong rồi lại phát triển của cả xã hội.
nghệ thuật shen yunNghệ thuật chân chính có thể biểu đạt nên vẻ đẹp chân, thiện, nhẫn; đưa cuộc sống con người hướng đến sự tốt đẹp. Ảnh: Shen Yun Performing Arts
Những loại hình nghệ thuật cổ điển được vinh danh nhất, như nhạc giao hưởng, nhạc opera, múa ballet, hội họa, kiến trúc v.v. cho đến những năm thế kỷ 19 đã bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào. Không phải là không còn sự sáng tạo nghệ thuật nữa, cũng xuất hiện rất nhiều các nghệ sĩ tài năng với các tác phẩm xuất sắc, thành lập nên các công ty âm nhạc quản lý một cách có hệ thống, khoa học. Nhưng chỉ có một số ít các tác phẩm cũng như nghệ sĩ có thể gây được tiếng vang như các bậc tiền bối đã làm được trong quá khứ.
Ngày xưa, các nghệ sĩ họ đưa bản thân mình hòa nhập cùng với nghệ thuật, đưa nghệ thuật làm phương tiện đưa cuộc sống con người hướng đến sự tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau người nghe, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, mọi cung bậc cảm xúc khán giả. Nghệ thuật cổ điển luôn mang trong đó nét đẹp chân chính của sự lương thiện, đó chính là điều các nghệ sĩ xa xưa đã và vẫn luôn làm được.
Nhưng ngày nay, các tác phẩm không còn mang những thông điệp tích cực được như trước, mà nó còn trở thành phương tiện để trút bỏ mọi sự tuyệt vọng, và những mặt tối nhất của con người. Từ lúc nào đó, khán giả đã không thể cảm nhận được sự thăng hoa tâm hồn trong mỗi tác phẩm nghệ thuật nữa.
Đưa nghệ thuật cổ điển tái sinh trên sân khấu
Những năm trở lại đây, Shen Yun xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặc biệt của nghệ thuật thế giới. Được thành lập vào năm 2006 ở New York, nguyên ban đầu chỉ là một đoàn diễn nhỏ, cũng không được quảng bá rầm rộ. Nhưng với mong muốn phục hưng nghệ thuật Thần truyền 5000 năm mà con người từ lâu đã lãng quên, cùng với những bước nhảy điêu luyện, mềm mại; những tiếng ca cao vút, trong trẻo cùng những bài học ý nghĩa lịch sử trong lồng ghép vào mỗi bài biểu diễn, chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã tỏa sáng và gây ấn tượng mạnh khắp 4 châu lục.
Chương trình nghệ thuật thu hút không chỉ giới nghệ sĩ nổi tiếng mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy và nhận thức của khán giả. Khi được hỏi cảm nghĩ về buổi biểu diễn, rất nhiều người dường như chỉ có thể lặp lại những từ “hay, hoàn hảo và thần thánh”. Nhiều người cảm thấy vô cùng ngạc nhiên trước các bài biểu diễn đỉnh cao, từ âm nhạc, sự phối hợp nhịp nhàng cũng như những bước nhảy uyển chuyển của các vũ công, sự tương tác của nghệ sĩ cũng như choáng ngợp bởi sự tỉ mỉ trong bước trang trí sân khấu.
nghệ thuật shen yunSân khấu nổi 3D với sự phối cảnh, phối khí hoàn hảo. Ảnh: Shen Yun Performing Arts
Sự kỳ công chuẩn bị các tiết mục biểu diễn cũng như sự tinh tế, sâu sắc của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun dường như mở ra một cánh cổng mới, dẫn khán giả trở về với nền văn hóa cổ xưa, sự đằm thắm nhẹ nhàng của nghệ thuật Đông phương 5000 năm và sự mạnh mẽ, trong trẻo của âm nhạc Tây phương.
Không thể không thừa nhận, nghệ thuật Shen Yun, sự kết tinh của thành tựu âm nhạc cổ điển nhân loại, đã và đang hồi sinh lại nền nghệ thuật cổ điển.
Những bước nhảy uyển chuyển, mềm mại mà tràn trề sức mạnh
Chúng ta vẫn luôn biết, từ lâu, ballet đã được coi là môn khiêu vũ thanh lịch, toàn diện và có độ khó cao nhất ở Tây phương. Vì thế, một bài nhảy hoàn chỉnh không chỉ đem đến cho khán giả một tiết mục tinh tế mà còn mang theo những câu chuyện riêng.
Còn múa cổ điển Trung Hoa, tuy có nền tảng 5000 năm văn phát triển, nhưng trải qua thời gian cũng như sự phá hoại mạnh mẽ của ĐCSTQ, đã khiến nó dần dần bị con người, thậm chí là người Trung Quốc lãng quên. Ngày nay, không có quá nhiều người còn nhớ đến múa cổ điển Trung Hoa. Tuy vậy, nhờ có Shen Yun, loại múa này đang dần xuất hiện trở lại.
Múa cổ điển Trung Hoa vốn có các động tác vũ đạo phong phú, có thể biểu hiện các loại tình cảm con người, dù là vui vẻ hay bi thương cho đến tính cách nhân vật và tình tiết cố sự, vì vậy, múa cổ điển Trung Hoa về số lượng động tác thật ra phong phú hơn so với múa ballet. Đây còn là loại hình nghệ thuật dựa vào “ý dẫn động hình thể”, nghĩa là do tự nội tâm dẫn đến động tác hình, như vậy thể mới có thể đạt được triển hiện đầy đủ của vũ đạo.
nghệ thuật shen yunKết hợp với trang phục múa, các nghệ sĩ múa thực hiện động tác xoay, bạn sẽ chỉ nhìn thấy chiếc váy xòe xoay rộng như một bông hoa lớn đẹp khôn cùng. Ảnh: Shen Yun Performing Arts
Nhờ sự đa dạng các động tác, mà mỗi điệu múa đều được các nghệ sĩ biên soạn để thể hiện một ý nghĩa riêng. Các tiết mục dựa trên các điển tích là một trong những cách mà Shen Yun miêu tả các phương diện của văn hóa truyền thống phương Đông, từ những sự kiện lịch sử đến những câu chuyện văn hóa tiếp cận đến khán giả nhiều hơn.
Qua đấy, Shen Yun đã đưa nghệ thuật múa truyền thống Trung Hoa đến gần với nhiều người hơn nữa.
Bên cạnh đó, Shen Yun có dàn nghệ sĩ múa trẻ đẹp, được tôi luyện từ nhỏ, làm cho người xem trầm trồ trước những màn biểu diễn thuần thục và kĩ thuật cao.
Các nghệ sĩ múa gạo cội thế giới đã nhận xét “Shen Yun có dàn nghệ sĩ chuyên nghiệp nhất thế giới”, những vũ công và ca sĩ phải có quá trình tập luyện rất gian khổ, quá trình đào tạo bài bản ngay từ khi còn rất nhỏ, từng tiết mục múa đều toát lên vẻ đẹp hình thể và thần thái qua mỗi động tác uyển chuyển.
nghệ thuật shen yunCác vũ công phải có quá trình tập luyện rất gian khổ và có quá trình đào tạo bài bản ngay từ khi còn rất nhỏ. Ảnh: Shen Yun Performing Artsnghệ thuật shen yunVũ công Elsie Shi và Olivia Chang của Đoàn nghệ thuật Shen Yun tập duyệt lần cuối trước khi lên biểu diễn ở Đài Loan. Ảnh: Shen Yun Performing Arts
Sự kết hợp hoàn hảo của dàn nhạc giao hưởng phương Tây và các nhạc cụ truyền thống phương Đông
Một điều gây ấn tượng sâu sắc với khán giả về buổi diễn Shen Yun chính là dàn nhạc kết hợp tinh hoa của Đông và Tây. Dàn nhạc cổ điển phương Tây với đầy đủ nhạc khí mang đến năng lượng và sự huy hoàng, trong khi đó các nhạc cụ Trung Quốc làm nổi bật mối liên hệ khác biệt của nền văn hóa nghìn năm tuổi của Trung Quốc.
Người nghe có thể nghe được tiếng đàn nhị hòa âm theo lối phương Tây hùng tráng độc nhất vô nhị hay tiếng đàn cello chơi theo những thang bậc cảm xúc của đàn nhị…
nghệ thuật shen yunNghệ sĩ chơi đàn hai dây bên cạnh dàn nhạc giao hưởng. Ảnh: Shen Yun Performing Arts
Một dàn nhạc vốn được coi là hoàn thiện, nhưng Shen Yun đem nó mở rộng và phát triển hơn trước, đặt vào đó những nhạc cụ Đông phương, vốn chính là một nét đặc biệt trong hệ thống âm nhạc của Shen Yun. Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng chia sẻ: “Nét đặc biệt của Shen Yun chính là có sự kết hợp giữa hai nền văn hóa. Trước đây các nhạc sỹ chủ yếu tập trung đến kỹ thuật âm nhạc, coi nốt nhạc như phương tiện để kết hợp giữa Đông và Tây, nhưng ở Shen Yun thì đó chính là sự kết hợp văn hóa.”
Một nét đặc sắc khác nữa ở Shen Yun chính là kỹ thuật xử lý âm vực đỉnh cao bel canto của các ca sĩ.
nghệ thuật shen yunGiọng ca nữ vực cao Cảnh Hạo Lam trong buổi biểu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun. Ảnh: Shen Yun Performing Arts
Bel canton vốn đã gần như biến mất trong nền nghệ thuật âm nhạc cả ở Trung Quốc cùng với phương Tây, nhưng Shen Yun đã tìm ra và phát triển mới lại một lần nữa.
Những ca khúc với ca từ mang hơi thở Á Đông nhưng lại thể hiện bằng giọng hát Opera cổ điển của Ý với kĩ thuật xử lí âm vực đỉnh cao, những nghệ sĩ Opera nổi tiếng như Cảnh Hạo Lam hay Quan Quý Mẫn khi cất lên giọng hát đầy nội lực, đã chinh phục ngay lập tức khán giả bằng các cách xử lí hơi đầy kĩ thuật, đưa giọng hát lên cao vút và thanh trong.
Về kĩ thuật thanh nhạc, các ca sĩ tại Shen Yun được đánh giá là đứng đầu thế giới về hát Bel canto. Họ đã thực sự giải quyết được hạn chế kỹ thuật trong khi hát âm cao. Hiện tại trên toàn thế giới rất khó có thể tìm được kỹ thuật và phương pháp huấn luyện chính thống như vậy đối với giọng hát tenor (giọng bel canto nam cao) và soprano (giọng bel canto nữ cao).
nghệ thuật shen yunMỗi khi cất lên giọng hát đầy nội lực đã chinh phục ngay lập tức khán giả đang có mặt tại thính phòng. Ảnh: Shen Yun Performing Arts
Từng lời ca trong bài hát đều được viết bằng chính trái tim người nghệ sĩ, mang những ý nghĩ về sinh mệnh, nhân sinh và cuộc đời. Dùng lời ca mở ra một thế giới tinh thần mới cho người nghe, tác động vào thâm tâm họ.
Người hát trên sân, người nghe bên dưới, nhưng lại như có sợi dây liên kết họ lại, cùng bước vào một không gian mà người nghệ sĩ mang đến, gửi cho người nghe.
Từ phông nền cho đến sự kỳ công chuẩn bị trang phục đều làm chấn động mỗi khán giả bên dưới
Mỗi tiết mục Shen Yun đều nhằm mang văn hóa 5000 năm trở lại với con người, vì vậy, từ trang phục cho đến thiết kế phông nền đều mang đậm phong cách truyền thống Trung Hoa.
Shen Yun có yêu cầu vô cùng cao về tiêu chuẩn trang phục. Trang phục trong các tiết mục của Shen Yun đều có màu sắc tươi sáng, toát lên sự huy hoàng tráng lệ. Từ “Nghê thường vũ y khúc” của triều đại nhà Đường cho đến long bào, mũ phượng, quan phục; từ áo mũ của quan văn cho đến mũ chiến và áo giáp của quan võ; từ Hán phục cổ chéo truyền thống cho đến trang phục dân tộc của người Mãn Châu, Tây Tạng, Thái, Mông Cổ, Duy Ngô Nhĩ.
nghệ thuật shen yunHán phục khiến thần thái và cử chỉ có hàm súc, thận trọng đoan chính, mang khí chất thoát tục phóng khoáng. Ảnh: Shen Yun Performing Arts
Đạo cụ gồm các khăn tay rực rỡ, trống, quạt, đũa, hoặc những chiếc khăn lụa. Mỗi một cảnh trong Shen Yun được đặt trong một bối cảnh phông nền điện tử rất lớn, hòa hợp với nội dung vở vũ kịch. Từ những thảo nguyên Mông Cổ mênh mông rộng lớn, cung điện, làng quê cổ xưa, chùa hoặc núi.
nghệ thuật shen yunẢnh: Shen Yun Performing Arts
Cùng với đó, là sự đầu tư kỹ lưỡng với phông nền sân khấu. Đem đến những tiết mục biểu diễn văn hóa truyền thống, nhưng không vì thế mà Shen Yun đi chậm so với sự phát triển công nghệ.
Việc áp dụng công nghệ hiện đại tối tân cùng với một số kỹ thuật đồ họa đặc biệt, cho phép nghệ sĩ có thể tương tác trực tiếp với phông nền. Phông nền hỗ trợ cho các tiết mục, thể hiện những cảnh tượng mây uốn lượn quanh cung điện thiên quốc nguy nga tráng lệ, sự uy nghi tao nhã của triều đại nhà Đường, khí phách phi phàm của đất nước Trung Hoa rộng lớn, cảnh điền viên xanh biếc như thi như họa, cảnh chiến trường khói lửa…
Những phông nền kỹ thuật số này được thiết kế riêng cho từng tiết mục, tính toán đến các khía cạnh như nhân vật, trang phục, vũ đạo, ánh sáng, tình tiết câu chuyện, và thậm chí cả hiệu ứng âm thanh, nhằm bổ sung một cách hoàn hảo và mở rộng không gian cho sân khấu, khiến cho khán giả như lạc vào một thế giới khác.
Nét đẹp truyền thống đang được hồi sinh và vẫn sẽ tiếp tục tồn tại…
Sự phát triển và thành công nhanh chóng của Shen Yun, từ một đoàn diễn nhỏ vô danh đến trở thành đoàn nghệ thuật biểu diễn số 1 thế giới chỉ trong vòng 13 năm ngắn ngủi, đã minh chứng sự khát vọng tìm về với giá trị truyền thống tốt đẹp của con người.
Shen Yun không chỉ tiếp tục các giá trị nghệ thuật cổ điển đã từng phát triển rực rỡ vào những năm Phục Hưng của phương Tây, mà còn làm sống lại cả một nền văn hóa đồ sộ 5000 năm của Trung Hoa.

Văn hóa thần truyền: Hoàng đế Khang Hy dạy con đọc thuộc sách 120 lần


[MINH HUỆ 25-12-2008] Vào đầu triều đại nhà Thanh, Hoàng đế Khang Hy có một phương pháp giáo dục con cháu của ngài vô cùng đặc biệt. Vị Hoàng đế có tất cả 35 người con trai, 20 người con gái và 97 người cháu.
Vậy bằng cách nào mà Khang Hy giáo dục các hoàng tử hoàng tôn của ông? Ông sử dụng nhiều phương pháp để dạy các con cháu của mình. Lấy phương pháp sau làm ví dụ. Ông thường đưa các hoàng tử hoàng tôn đi cùng ông trong những cuộc đi săn bắn, thị sát, hay thậm chí là cả những trận tác chiến. Chỉ qua những kinh nghiệm thực tiễn như vậy, ông mới có thể nuôi nấng và giáo dục con cháu của mình. Ngoài ra ông cũng sử dụng các lớp học để dạy dỗ chúng.
“Thượng thư phòng” là nơi mà Hoàng đế dạy học cho con cháu Hoàng tộc. Trong thời Hoàng đế Khang Hy, Thượng thư phòng được đặt tại “Vô Dật Trai” (Phòng học không có sự an dật) ở Trường Xuân Viên. Việc đưa trẻ con vào những lớp học này sẽ khiến chúng không trở nên ham chơi đùa, cầu an dật, ưa thoải mái hay lười biếng. Chi tiết về việc dạy học của Hoàng đế được mô tả trong tác phẩm “Khang Hy khởi cư chú” và một số tác phẩm khác.
Hãy lấy một ngày điển hình để khám phá xem con cháu của Hoàng đế đã học tập như thế nào.
Vào ngày đặc biệt này, từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, các hoàng tử phải ôn lại bài học ngày hôm trước. Hoàng thái tử, lúc đó mới 13 tuổi, thậm chí còn dậy sớm hơn để chuẩn bị bài học. Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, các lão sư tới Vô Dật Trai. Lão sư dạy Mãn văn (tiếng Mãn châu) Đạt Cáp Tháp và lão sư dạy Hán văn Phó Thang Bân cùng kiểm tra bài tập về nhà của các hoàng tử sau khi lễ quy bái hoàn tất. Sau đó, các hoàng tử phải ghi nhớ bài học, đọc to bài, và phải thật cẩn thận để không đọc sai chữ nào. Và rồi vị lão sư dạy Hán văn giao cho chúng đoạn kinh thư kế tiếp để học thuộc.
Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, Hoàng đế Khang Hy rời khỏi Hoàng cung để kiểm tra việc học tập của con trẻ. Khang Hy chọn ngẫu nhiên một đoạn kinh thư để bọn trẻ đọc thuộc lòng. Chúng phải đọc một cách hoàn hảo và không có lỗi nào. Khang Hy nói: “Khi ta còn trẻ ta có thể đọc to một cuốn sách 120 lần, và sau đó là đọc thuộc lòng nó 120 lần. Không phải ta đọc thuộc một đoạn rồi chuyển sang đoạn khác mà ta đọc tất cả cùng một lúc.” Một đại thần hỏi: “Liệu đọc thuộc 100 lần có khả dĩ không ạ?” Khang Hy trả lời rằng phải đúng 120 lần. Rồi ông hỏi các lão sư về tình hình học tập của các hoàng tử. Vài lão sư nói rằng thái tử rất thông minh và học thuộc bài rất tốt. Khang Hy nói: “Các ngươi không nên biểu dương chúng như vậy mà hãy phê bình chúng nhiều hơn nữa. Có như vậy chúng mới không tỏ ra kiêu ngạo.” Và rồi Hoàng đế rời đi để xử lý việc chính sự.
Vì lúc ấy là mùa hè nên thời tiết khá nóng. Những đứa trẻ không được phép cầm quạt tay hay là tự quạt, chúng vẫn phải ngồi thẳng lưng. Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng, chúng luyện tập thư pháp, và được yêu cầu viết mỗi chữ 100 lần. Bữa trưa bắt đầu vào lúc 11 giờ trưa và kết thúc vào lúc 1 giờ chiều. Sau bữa trưa, chúng tiếp tục việc học tập. Từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều, chúng đi ra ngoài sân để luyện tập các kỹ năng như cưỡi ngựa và bắn cung.
Từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều, Khang Hy lại tới Vô Dật Trai để kiểm tra việc học tập của con trẻ lần nữa. Ông lại nghe chúng đọc thuộc các bài học. Các hoàng tử xếp thành một hàng và thay phiên nhau đọc thuộc cho Hoàng đế nghe. Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ chiều, mọi người ra ngoài sân tập bắn cung. Các hoàng tử đi trước, và từng người một bắn tên vào mục tiêu. Rồi tới lượt các lão sư. Cuối cùng, đích thân Hoàng đế Khang Hy bắn vào mục tiêu. Theo các ghi chép lịch sử, hết lần này tới lần khác, Khang Hy đều “bách phát bách trúng.” Bài tập bắn cung là bài học cuối cùng trong ngày. Mỗi ngày, theo lịch, việc học tập đều bắt đầu từ 3 giờ sáng đến tận 7 giờ chiều và không ngừng nghỉ trong suốt cả mùa hè và mùa đông.
Chúng ta có thể thấy rằng Hoàng đế Khang Hy giáo dục trẻ nhỏ hết sức nghiêm khắc. Dưới sự giám hộ của ông, các hoàng tử hoàng tôn đều phát triển rất nhiều loại tài năng. Tài năng hàng đầu là chính trị. Con của Khang Hy là Ung Chính đã trở thành vị Hoàng đế kế tiếp. Cháu của ông, Càn Long sau này cũng trở thành Hoàng đế. Cả Ung Chính và Càn Long đều là những Hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Từ đó người ta có thể thấy phương pháp giáo dục của Khang Hy đã rất thành công như thế nào.
Tài năng kiệt xuất thứ hai là khả năng về học giả. Hoàng tam tử của Khang Hy, Dận Chỉ là một khoa học gia xuất chúng. Ông là người biên tập bộ sách “Cổ kim đồ thư tập thành” gồm 10.000 cuốn.
Tài năng kiệt xuất thứ ba được phát triển là các kỹ năng nghệ thuật. Một số hoàng tử tỏ ra rất xuất sắc về thư pháp và hội họa.
Tài năng kiệt xuất thứ tư đó là “kỹ năng sống”. Mẫu thân của một số hoàng tử có địa vị không cao trong hậu cung, do đó họ không có khả năng tranh giành ngôi vị Hoàng đế. Tuy nhiên họ vẫn chấp nhận một cuộc sống bình an và hữu ích.
Nhờ phương pháp giáo dục vô cùng thành công của Khang Hy mà con cháu của ông không bao giờ trở thành một kẻ lười biếng, ham chơi hay xấu ác.
Ngày 25-12-2008

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/25/192228.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2009/1/31/104414.html