Sức mạnh 'quái thú' Pantsir-S1 mà Việt Nam nhắm tới
Theo TPO | 03/04/2013 12:25Gần đây, một vài nguồn tin quân sự Nga đã hé lộ về việc Việt Nam cử học viên sang Nga đào tạo chuyển loại, làm chủ một số trang bị vũ khí hiện đại của Nga như tổ hợp Pantsir, Tor, Buk...
Đây là những tổ hợp phòng không thế hệ mới của Nga, rất hữu dụng cho phòng không cấp chiến thuật và phòng thủ điểm. Các tổ hợp phòng không di động trang bị cả tên lửa, pháo, thiết bị tác chiến điện tử tinh vi có thể tiêu diệt các mục tiêu như máy bay tầm thấp, máy bay không người lái, tên lửa hành trình...
Pantsir-S1 (NATO gọi là SA-22 Greyhound), là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không kết hợp, có thể tiêu diệt hiệu quả hầu hết các mục tiêu trên không trong tầm ngắn và tầm trung. Pantsir-S1 được phát triển với 2 biến thể chính, đặt trên khung gầm bánh xích và khung gầm xe bánh lốp. Tuy nhiên, hiện nay biến thể Pantsir-S1 đặt trên khung gầm bánh lốp đang được cả quân đội Nga và các đối tác nước ngoài ưa thích hơn.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.
Tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những ưu điểm vượt trội của nó. Theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.
Hệ thống pháo - tên lửa Pantsir-S1 vô cùng lợi hại trong phòng không chiến thuật, là sự bổ sung cần thiết cho hệ thống phòng thủ tầm trung và tầm xa.
1/Thành phần trong tổ hợp "Pantsir-S1":
- Xe chiến đấu (trong tiểu đoàn "Pantsir-S1" gồm 6 xe).
- Trạm điều khiển chung.
- Tên lửa phòng không có điều khiển.
- Hệ thống pháo tự động 2A38 30mm.
- Máy móc phương tiện nạp đạn (Trong tiểu đoàn "Pantsir-S1" có 2 xe).
- Hệ thống ra đa .
- Phương tiện huấn luyện đào tạo.
- Phương tiện phục vụ kỹ thuật.
2/ Hệ thống rada trong tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1:
Hệ thống theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR bao gồm 2 trạm, trạm thứ nhất tiếp nhận tín hiệu từ tên lửa. Với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha có số ít phần tử, tiến hành đo 3 tọa độ của tên lửa và ở khu vực đầu ra của tên lửa trên cơ sở định vị biểu đồ.
Trạm thứ hai cũng với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha nhưng đa phần tử với chế độ là việc nhận- chuyển (nhận tín hiểu mục tiêu và chuyển lệnh đến tên lửa).
Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa 1RS2-E.
Ăng ten mảng pha.
Việc đưa vào ứng dụng ăng tên mảng pha cho phép thực hiện bắn tới 3 kênh, với 3 mục tiêu cùng lúc, trong mọi điều kiện thời tiết. Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không 96K6 "Pantsir-S1" có thể cùng lúc phóng loạt 2 tên lửa vào cùng 1 mục tiêu.
Hệ thống theo dõi mục tiêu và tên lửa (SSTSR), cung cấp radar định vị dẫn tên lửa với sự trợ giúp của ăng ten mảng pha từ vùng khuếch tán hình thành từ khu vực bay không điều khiển của tên lửa lúc ban đầu. Việc sử dụng radar định vị dẫn tên lửa cải thiện tích cực tính năng đạn đạo của tên lửa với việc sử dụng năng lượng lớn các hỗn hợp nhiên liệu đẩy.
3/Trạm Rada định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR
Cùng 1 thời gian theo dõi mục tiêu bằng góc tọa độ, radar theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR đo 3 tọa độ tên lửa (2 góc độ và 1 cự li). Đồng thời Radar SSTSR nhận tín hiệu từ tên lửa và chuyển lệnh điều khiển từ trạm điều khiển tới tên lửa.
Radar định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa SSTSR làm việc trong phạm vi sóng ngắn, cung cấp chính xác thay đổi góc tọa độ, với chế độ định vị mục tiêu bay tầm thấp.
Để bắn mục tiêu mặt đất và mục tiêu bay tầm thấp, trạm radar SSTSR sử dụng hệ thống quang điện tử theo dõi mục tiêu và tên lửa. Hệ thống quang điện tử được bố trí một trạm quang học độc lập cho phép hướng trục quang học từ hệ thống máy tính trung tâm tới mục tiêu ở phạm vi góc: Góc phương vị 90o, góc vị trí: -5 đến +82o.
Hệ thống quang điện tử cho phép thực hiện tìm kiếm mục tiêu bằng dữ liệu chiếu xạ mục tiêu từ hệ thống máy tính trung tâm, tự động theo dõi và khóa mục tiêu. Theo dõi mục tiêu thực hiện trong phạm vi hồng ngoại 3-5 micron. Cự li tự động theo dõi mục tiêu đối với tiêm kích F-16 là: 17-26km, đối với tên lửa chống rada "Harm" là 13-15km.
Tên lửa 57E6-1 sử dụng trong tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir-S1"(mẫu 2006) ngắm bắn mục tiêu bằng hồng ngoại ngắn, trong phạm vi quang phổ 0,8 micron. Giai đoạn hành trình của tên lửa ngắm mục tiêu bằng xung động tín hiệu quang học, cung cấp khả năng chống nhiễu động cao từ các bẫy nhiệt giả.
1-Bộ cảm ứng mục tiêu , 2- Ngòi nổ tiếp xúc , 3- Vỏ(bộ phận sẽ bị phá hủy) , 4- Vật liệu nổ , 5-Bánh lái , 6- Bộ điện , 7- Con quay hồi chuyển tọa độ , 8- Khối nguồn , 9-Tín hiệu radio , 10-Tín hiệu quang học .
Tên lửa 57E6-1:
- Thời gian bay xuất phát ngắn : 2,4s , với vận tốc tối đa : 1300m/s.
- Tính cơ động cao.
- Giảm tốc ít khi bay đạn đạo trong cự li 1km không động cơ đẩy không lớn, giảm 40m/s.
- Mở rộng khu vực phá hủy cự li bắn đến 20km trần bắn 10km.
- Đầu đạn lớn : 20kg , trong khi trọng lượng tên lửa trước khi phóng chỉ có 75,7kg.
- Việc ứng dụng đầu đạn với các nguyên tố phá hủy cơ bản, cung cấp chắc chắn khả năng mở rộng đánh bại nhiều chủng mục tiêu.
- Các thiết bị trên tên lửa siêu nhỏ.
Tại triển lãm hàng không và vũ khí phòng không quốc tế lần thứ 8 được tổ chức tại Bangalore, Ấn Độ, các nhà chế tạo vũ khí quân sự Nga đã công khai giới thiệu các Modul tên lửa vác vai Igla-S (phiên bản mới).
Theo tuyên bố của nhà sản xuất, đây là phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không tầm thấp Strelets (Modul được gắn trên xe chiến đấu), là phiên bản hội tụ nhiều tính năng ưu việt hơn các phiên bản vác vai hay gắn trên xe dã chiến trước đó, đặc biệt là khả năng dò tìm và bám bắt mục tiêu v.v.....
Lực lượng phòng không Nga ngày nay được trang bị cả tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005 và phiên bản 2006. Cũng như tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản năm 2006 , "Pantsir-S1" phiên bản năm 2005 được trang bị 2 Blok mỗi Blok 6 tên lửa 9M335. Bề ngoài và cách bố trí giống như tên lửa 9M311 trong tổ hợp "Tunguska" (9M335 có tầm bắn đến 12km, trần cao phá hủy mục tiêu tối đa là 8km).
Trong tên lửa phòng không có điều khiển 9M335 được trang bị 1 động cơ mạnh, trọng lượng đầu đạn lớn hơn so với tên lửa 9M311, đường kính lên tới 90mm. Tuy nhiên khoang chứa thiết bị của tên lửa 9M335 vẫn giữ nguyên như ở tên lửa 9M311 (76mm). Động cơ tên lửa được bố trí ở tầng thứ 2, trọng lượng vật liệu nổ trong tên lửa là 20kg, tên lửa sử dụng dẫn động bằng khí động học. Hệ thống dẫn đường cho tên lửa bằng lệnh radio, cùng lúc có thể dẫn bắn cho 3 tên lửa.
Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 được trang bị 2 pháo tự động 30mm 2A72. Đạn cho pháo 2A72 có 4 chủng loại: Đạn nổ phân mảnh gây cháy , đạn xuyên giáp, đạn vạch đường và đạn với thanh xuyên dưới cỡ.
Các chủng đạn cho pháo tự động 2A72 30mm. Từ trái sang phải đạn nổ mảnh gây cháy , đạn nổ vạch đường , đạn vạch đường xuyên giáp và đạn thanh xuyên dưới cỡ.
Modul chiến đấu được gắn trên xe MZTK 7930( do Belarus sản xuất), hoặc Kamaz 6350 hoặc cũng có thể trên xe MAN. Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 được trang bị trạm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu, ngoài ra tổ hợp còn có 1 kênh quang học điều khiển hỏa lực.
Trạm radar định vị và theo dõi mục tiêu "Roman" 1L36-01 được phát triển bởi OAO "Fazatron" (Thuộc viện nghiêm cứu radar -tp Tula). Radar định vị và theo dõi mục tiêu "Roman" 1L36-01 làm việc với 2 tần số (Cm và mm). Trên cơ sở trạm radar làm việc 2 tần số (Cm và Mm) nên tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2005 có khả năng làm việc ở mọi lúc , mọi nơi, trong mọi điều kiện thời tiết, thậm chí khi đang di chuyển.
Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không "Pantsir-S1" phiên bản 2006 được cải tiến mạnh mẽ với trang bị tên lửa 57E6-1 (trong phiên bản 2005 là tên lửa 9M335). Tầm bắn của tên lửa 57E6-1 trong phiên bản 2006 đã tăng lên tới 20km (phiên bản 2005 là 12km). Ngoài ra với việc đưa vào trang bị rada mảng pha làm tăng đáng kể khả năng phát hiện bám bắt mục tiêu cũng như ổn định trước hoạt động áp chế radar của đối phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét