Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Tại sao TQ "chê" biến thể tên lửa đối hạm Moskit của Nga?

 | http://soha.vn/quan-su/tai-sao-tq-che-bien-the-ten-lua-doi-ham-moskit-cua-nga-20130222193700721.htm

(Soha.vn) - Theo truyền thông Trung Quốc, vào giữa năm 2000, Trung Quốc đã ký một hợp đồng để mua hơn 200 tên lửa chống tàu siêu âm Kh-41 Moskit của Nga.

Diễn đàn quân sự China-defense.com gần đây đã đặt ra vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là Trung quốc mua các tên lửa đối hạm Moskit của Nga để làm gì và tại sao nước này lại không mua biến thể phóng từ trên không của loại tên lửa này.
Câu trả lời nhận được là 200 tên lửa chống tàu loại này được thiết kế để bổ sung đạn dược cho bốn tàu khu trục dự án lớp Sovremeny Project 956E/EM được Nga xây dựng và hiện đang phục vụ trong Hải quân Trung Quốc.
Tàu khu trục lớp Sovremeny Project 956E/EM được thiết kể để tiêu diệt các tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hỗ trợ, làm nhiệm vụ phòng không và đánh chặn tên lửa, bảo vệ các biên đội tàu chiến và tàu vận tải đồng thực hiện nhiệm vụ tuần tra và các nhiệm vụ chiến đấu khác.
Khu trục hạm Project 956E/EM của Hải quân Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc là nước duy nhất ngoài Nga được trang bị các tàu thuộc Project 956E/EM, tất cả đều đã được biên chế cho Hạm đội Đông Hải của nước này, gồm: Hangzhou (số hiệu 136, thuộc Project 956), Fuzhou (số hiệu 137, thuộc Project 956), Taizhou (số hiệu 138, thuộc Project 956EM) và Ningbo (số hiệu 139, thuộc Project 956EM).
Các khu trục hạm thuộc Project 956E/EM được trang bị 2 pháo 130mm có thể diệt các mục tiêu như tàu nổi, mục tiêu trên bờ, pháo phòng không 6 nòng AK-630M tốc độ 4500 viên/phút điều khiển bằng radar hoặc kính ngắm quang học, 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không SA-N-7 Gadfly (956E) hoặc SA-N-12 Grizzly, 4 pháo phòng không 6 nòng 30mm AK 630M (20.000 viên), 2 cụm ống phóng tên lửa Moskit với 4 ống mỗi bên (8 tên lửa), 2 ống phóng kép dùng cho ngư lôi cỡ 533mm (4 quả) và 2 hệ thống bom chống ngầm RBU-1000 (48 quả). Ngoài ra tàu còn được trang bị trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28: mang ngư lôi và tên lửa chống ngầm.
Trở lại với vẫn đề được đưa ra trên diễn đàn quân sự China-defense.com, tại sao Trung Quốc lại không muốn sở hữu biến thể phóng từ trên không của tên lửa đối hạm Moskit?
 
Như chúng ta đã biết, tên lửa chống tàu Moskit có khối lượng trên 4 tấn, vì vậy mỗi tiêm kích như Su-27 chỉ có thể mang được duy nhất một tên lửa dưới bụng (ảnh trên). Còn các máy bay chiến đấu của Trung Quốc được trang bị các tên lửa đối không nhỏ gọn hơn YJ-91 (Ying-jeou 91 - Ưng Kích-91), có trọng lượng chỉ khoảng 610 kg và do đó máy bay có thể mang tới 6 tên lửa). Những tên lửa này được thiết kế để trang bị cho các máy bay chiến đấu - ném bom như JH-7, J-8B và J-10.
Tên lửa diệt ham Kh-31 trang bị trên chiến đấu cơ.
Bí ẩn tên lửa diệt hạm YJ-91 "made in China"
Báo Nga cho rằng, vào những năm 90 của thế kỷ trước, Nga đã xuất khẩu cho Trung Quốc các tên lửa chống bức xạ và chống hạm Kh-31P. Ngay sau đó, Trung Quốc đã nhập công nghệ, bắt đầu được phép sản xuất loại tên lửa này, đồng thời đặt tên là YJ-91. Dựa vào sức mạnh cộng với tiềm lực của mình, Trung Quốc đã không ngừng nghiên cứu cải tiến để hoàn thiện tính năng của tên lửa YJ-91, trong đó có tăng tầm phóng lên trên 150 km.
Các tên lửa Ưng Kích-91 đã được đưa vào trang bị cho hầu hết các máy bay chiến đấu của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc.
Có lẽ đây chính là lý do Trung Quốc chỉ quan tâm đến các biến thể tên lửa Moskit trang bị cho tàu chiến mà không muốn sở hữu biến thể phóng từ máy bay của loại tên lửa này, vì họ đã có YJ-91 – Kh-31 “made in China”.
Thông số kỹ thuật của tên lửa Moskit:
Dài: 9,385 m
Đường kính thân: 0,8 m
Sải cánh: 2,1 m
Trọng lượng: 4.5 tấn
Tầm bắn (Tối thiểu/tối đa): 10/120km
Tốc độ tên lửa: 2.800 km/h.
Độ cao đường bay của tên lửa: 20 m.
Phóng từ trên tàu với bệ phóng nghiêng: ± 60 độ.
Đầu đạn loại xuyên giáp hay hạt nhân.
Trọng lượng đầu đạn là 300 kg.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét