Trung Quốc không tỉnh táo sẽ giống Liên Xô cũ
(Cách đánh) - Trung Quốc thường tố cáo Mỹ dở bài “chiến tranh lạnh” ra với mình. Thực ra, điều này hơi oan cho Mỹ.
Gọi là “lạnh” bởi trên mặt trận quân
sự nó không có tiếng nổ của súng đạn, tên lửa, bởi cả hai bên đều hiểu
khi mà lực lượng quân sự đang ở thế cân bằng thì sẽ cùng chết nếu như nó
nổ ra.
Do đó, chạy đua vũ trang để chiếm ưu thế và qua đó làm sụp đổ nền kinh tế đối phương là mục đích của mặt trận này.
Nhưng trên mặt trận chính trị tư
tưởng và kinh tế thì xảy ra hết sức gay gắt, nóng bỏng, quyết liệt, một
mất một còn. Cả hai đều triển khai toàn lực không nương tay vì kết quả
sẽ cho ra “kẻ thắng, người thua” chứ không phải cả hai cùng chết như
trên mặt trận quân sự.
Đối với Trung Quốc, trên mặt trận
chính trị tư tưởng, nếu như quan điểm “mèo trắng hay mèo đen không quan
trọng, miễn là bắt được chuột” xuyên suốt trong quá trình phát triển đất
nước của giới lãnh đạo, thì Trung Quốc, đương nhiên, chẳng có hệ tư
tưởng, Trung Quốc chỉ có mục đích.
Vì thế, sẽ không có hay nếu có thì mức độ chẳng gay gắt, quyết liệt kiểu “ai thắng ai” trên mặt trận này giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trên mặt trận kinh tế, sự phụ thuộc
vào nhau quá lớn, đến mức khi “Trung Quốc hắt hơi thì thế giới cũng sổ
mũi”, cho nên Mỹ và đồng minh chẳng dại gì “đốt nhà ông hàng xóm để cả
hai cùng cháy”.
Trên mặt trận quân sự, khác với Liên
Xô trước đây, Mỹ và đồng minh có một lực lượng quân sự vượt trội so với
Trung Quốc. Đây là sự khác biệt và chính sự khác biệt này để thế giới
phải công nhận vai trò bá chủ thế giới của Mỹ.
Vậy, nếu có cuộc “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Trung Quốc thì chỉ có thể xảy ra trên mặt trận này, nhưng theo kiểu gì?.
Cái có thì Mỹ đã có, Mỹ không muốn ai
thách thức cái đã có của mình, cho nên, với sức mạnh quân sự vượt trội,
họ sử dụng để kiềm chế quốc gia nào có ý đồ “chiếm ngai vàng” là tất
nhiên.
Mỹ muốn Trung quốc giàu nhưng không
được mạnh. Và đây chính là mục đích để Mỹ triển khai các chiến lược bao
vây, kiềm chế để Trung Quốc luôn là một thị trường, một công trường của
thế giới. Những vấn đề này, xem ra không giống với khái niệm “chiến
tranh lạnh” như trước đây mà Xô-Mỹ tiến hành.
Trung Quốc đừng ngạc nhiên khi hệ
thống lá chắn tên lửa của Mỹ và đồng minh đã ngay trước cửa nhà, đừng
ngạc nhiên khi Mỹ “xía” vô Biển Đông và các nơi nhạy cảm khác như Ấn Độ,
Myanma…Trung Quốc đừng cay cú khi các tử huyệt năng lượng của mình bị
Mỹ khống chế…
Thực tế là tại khu vực châu Á-TBD đang có cuộc chạy đua vũ trang mà Trung Quốc là quốc gia cầm đầu.
Trung Quốc khi có nhiều tiền thì họ
tăng ngân sách quân sự (hiện nay chỉ sau Mỹ). Nếu như để đối đầu với Mỹ,
muốn phá vỡ thế độc tôn của Mỹ, thì không nói làm gì, đằng này, cùng
với tăng cường tiềm lực quân sự, Trung Quốc tuyên bố thêm các khu vực có
“lợi ích cốt lõi” khác, mạnh bạo, quyết đoán trong tranh chấp biển Đông
với láng giềng đến mức ngang ngược, bất chấp pháp luật quốc tế.
Cho nên, hành động của Trung Quốc khiến các nước nhỏ lo lắng, bắt buộc họ cũng phải tăng cường tiềm lực quân sự để phòng thủ.
Cũng phải công nhận rằng, khi Mỹ và
đồng minh cài thế, tăng cường lực lượng ở châu Á-TBD để bao vây kiềm chế
Trung Quốc thì Trung Quốc không thể ngồi yên, hơn nữa trong khi mục
tiêu của Trung Quốc là truất ngôi Mỹ để bá chủ thế giới thì lại càng
không thể.
Nhưng, phải chăng, đây là con đường dẫn Trung Quốc đi đến…Liên Xô mà chính Trung Quốc tự mình chứ không phải Mỹ?
Trước hết, đua với Mỹ để đạt mục tiêu
vươn tới là các loại vũ khí mới nhất của Mỹ với phương châm: "Những gì
Mỹ có thì Trung Quốc nhất định phải có” là sai lầm mang tính chủ quan,
duy ý chí.
Thực tế GDP của Trung Quốc chỉ sau
Mỹ, nhưng các ngành nghề tạo nên chất lượng GDP của Trung Quốc thì không
như Mỹ, Nhật Bản…vì thế nền công nghiệp Trung Quốc nói chung và công
nghiệp quốc phòng nói riêng có một nền tảng thấp kém.
Nếu như những sản phẩm quân sự thuộc
hàng công nghệ cao còn phụ thuộc vào nước ngoài, như động cơ máy bay
chẳng hạn…, thì hãy khoan nói đến “đua” với đối thủ mà chỉ phấn đấu cố
gắng “đuổi cho kịp” là vĩ đại lắm rồi.
Tiếc thay, hiện nay, trong khi Mỹ
đang tinh gọn lực lượng quân sự của mình thì Trung Quốc, do mục đích
chiến lược quá lớn (không dám nói là tham vọng) nên họ phải hiện đại hóa
lực lượng quân sự của mình với tốc độ nhanh và tất nhiên, ở trên một
nền tảng công nghiệp như vậy thì khi đó, nó chỉ có ý nghĩa về mặt số
lượng.
Sản xuất chế tạo vũ khí trang bị, xây
dựng lực lượng phải phục vụ cho chiến thuật, cho chiến lược. Nhưng nếu
như chiến lược đề ra dựa vào ảo tưởng, tham vọng, duy ý chí, thì vũ khí
trang bị sẽ trở nên vô bổ với thực tế, dùng để tác chiến thì sẽ không
phù hợp về chiến thuật, rất mạo hiểm và rất không đáng tin cậy.
Thực tế đã chứng minh. Trong chiến
tranh, dù cho hình thức tác chiến kiểu gì, thì chỉ khi có sự xuất hiện
người lính trên chiến trường, cuộc chiến mới được giải quyết trọn vẹn.
Bởi thế, không khó hiểu khi Mỹ xây dựng và có một lực lượng lính thủy
đánh bộ hùng mạnh nhất thế giới.
Đây là lực lượng triển khai nhanh mọi
nơi trên ven bờ đại dương bằng các tàu đổ bộ lớn LHD (tàu mẹ) và loại
tàu con LCAC…, gây uy hiếp lớn, thực sự, lên đối phương của Mỹ.
Trung Quốc còn cho ra đời kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng |
Trung Quốc cũng muốn như Mỹ với lực lượng lính thủy đánh bộ của mình, họ xây dựng và đóng nhiều tàu loại LHD, LCAC… nhưng nhóm tàu loại LHD, thay vì được bảo vệ bởi tàu sân bay, tàu ngầm …hiện đại của Mỹ và chỉ xuất hiện khi khả năng chống trả của đối phương bị tê liệt thì của Trung Quốc lại không được như thế vì khả năng hạn chế.
Đã thế, Trung Quốc còn cho ra đời
kiểu tàu đổ bộ Ro-Ro lưỡng dụng (thời bình thì vận tải, thời chiến thì
chở quân và xe lội nước) chở được 2000 quân và 300 xe mà vận tốc chỉ
dưới 20M/h để chứng tỏ có tàu đổ bộ lớn hơn Mỹ…thì quả là chạy đua.
Nhưng, khi mà chính Trung quốc và
thực tế cũng như vậy, đã xác định hải quân TQ (PLAN) chưa đủ sức tác
chiến ngoài khu vực châu Á-TBD; tàu sân bay Thi Lang chỉ để huấn luyện,
thì nhóm tàu LHD (Type 071) và Ro-Ro liệu có khả dụng trong vùng biển
chật hẹp, địa hình phù hợp cho kiểu tác chiến phi đối xứng của một đối
phương mà sự chống trả vô cùng quyết liệt?
Lực lượng tàu ngầm, nếu đúng như giới
quân sự Mỹ và phương Tây đánh giá về khả năng tác chiến, tính năng kỹ
chiến thuật, thì 60 tàu ngầm trong PLAN phải “nuôi” nó quả là rất tốn
kém.
Lực lượng này quá lạc hậu khi phải
đối đầu với Mỹ và đồng minh nhưng lại quá nhiều, không cần thiết cho
việc răn đe khi tranh chấp biển đảo với các nước nhỏ trong khu vực. Vân
vân và vân vân.
Vậy, giới quân sự tinh anh, các học
giả uyên bác, chẳng lẽ không phát hiện ra những vấn đề trên? Tất nhiên,
nhưng, nhìn thấy sai lầm là một chuyện và ngăn chặn được hay không lại
là chuyện khác.
Nhóm Khủng hoảng Quốc tế
(International Crisis Group - ICG) đã từng chỉ ra rằng, trên biển Đông,
Trung Quốc có đến 9 cơ quan chấp pháp (9 con rồng), cạnh tranh sức mạnh
bằng hành động hiếu chiến để được phân bổ nhiều ngân sách, để tăng
trưởng vì lợi ích cục bộ…
Đồng thời, khi nền công nghiệp vũ khí
của Trung Quốc đã chuyển đổi với việc ra đời khu công nghiệp quân sự
riêng, trong đó yếu tố tư nhân đóng vai trò chính thì mối quan hệ “khăng
khít”, “kẻ tung, người hứng” của giới hiếu chiến đầy thế lực-“giới diều
hâu đầy lông măng” hò hét, phê phán chính phủ “bạc nhược”, “đớn hèn”
đòi “phải cứng rắn với Mỹ”, “sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược…”
với các nhà tài phiệt quân sự là không tránh khỏi và gây lên chính phủ
một áp lực không phải là nhỏ.
Phương châm: “Những gì Mỹ có thì
Trung Quốc nhất định phải có”, đã cho ra đời hàng loạt những sản phẩm
“nhái”, sao chép, mang yều tố tấn công nhất, đồ sộ nhất… thì, hình như
vừa mang tính chủ quan, duy ý chí, đua đòi, vừa thiếu định hướng khả
năng sử dụng, bất chấp chiến thuật, nó chỉ là biểu tượng hoành tráng sức
mạnh, hữu dụng trong diễu võ dương oai hơn là tác chiến.
Rõ ràng, các nhà tài phiệt vũ khí được lợi, nhóm “diều hâu” được “lên đời”, còn tính mạng người lính?
Sách lược của Trung Quốc và cả ngay
giới hiến chiến đều tránh đối đầu với Mỹ, đến mức họ chỉ cho “tàu cá lên
tuyến đầu, thay vì hải quân…để khỏi mắc mưu Mỹ”, nên sẽ không đối đầu
với Mỹ đâu mà lo.
Ngoài Mỹ ra thì “9 con rồng đang
khuấy nước trên biển”, giới hiếu chiến “lên đời”, các nhà tài phiệt quân
sự, chẳng nể sợ ai hết, khu vực càng căng thẳng, càng nóng, càng được
phân bổ kinh phí hoạt động, càng có nhiều dự án đặt hàng, càng lợi
nhuận.
Rốt cuộc, hơn 250 triệu dân Trung
Quốc đang sống dưới mức nghèo khổ và quyết tâm “Mỹ có gì Trung Quốc phải
có nấy” mới là nội dung của một cuộc “chiến tranh lạnh” mà Trung Quốc
phải đối phó.
Ai tạo ra? Đương nhiên không phải Mỹ. Mỹ không đua vì Mỹ đã vượt trội, Mỹ chỉ ngăn cản, kiềm chế Trung Quốc mà thôi.
Chỉ có “ma đưa lối, quỹ dẫn đường”,
chỉ có tham vọng lớn vượt ra ngoài khả năng mà vẫn quyết tâm đeo đuổi
thì điểm đến cuối cùng của con đường đó mới là…Liên Xô cũ.
- Lê Ngọc Thống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét