Vì sao Việt Nam tự tin vào không quân?
Khả năng chiến đấu trên biển được đánh giá rất cao
Được bạn bè quốc tế đánh giá cao
Với những hợp đồng khủng hiện nay về thương vụ máy bay chiến đấu, tàu ngầm hiện đại, không có gì khó để nước Nga xác định Việt Nam là một nước tiềm năng để bán vũ khí. Đó là chưa kể từ trước nay quan hệ ngoại giao giữa hai nước rất tốt đẹp.
Đồng thời, Nga đánh giá Việt Nam mua vũ khí cho mục đích hòa bình hơn là tìm kiếm đối trọng trong khu vực.
Do đó, Nga gần như không ngần ngại với các hợp đồng vũ khí, thậm chí là chuyển giao công nghệ đóng tàu chiến cho Việt Nam.
Cận cảnh tàu ngầm HQ-183 mang tên TP. Hồ Chí Minh mà Nga đóng cho Việt Nam
Còn vào thời điểm năm 2011, tờ The Asian Age và Deccan Chronicle của Ấn Độ từng đưa tin, BrahMos Aerospace - nhà sản xuất tên lửa hành trình BrahMos, đang xem xét khả năng bán tên lửa này cho Việt Nam, quốc gia đối tác chiến lược của Ấn Độ.
Siêu tên lửa BrahMos
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được thiết kế với nhiều biến thể khác nhau, phóng từ bệ phóng cơ động trên mặt đất, trên tàu chiến nổi, tàu ngầm và trên máy bay.
Đặc trưng của siêu tên lửa này là tốc độ bay siêu âm cao (lên đến Mach 2.8), tầm bắn xa 290 km và mang được tải trọng chiến đấu mạnh mẽ (250 kg) cũng như có thể “tàng hình” với tín hiệu radar.
Theo các chuyên gia, trên thế giới chưa có loại tên lửa nào đạt được khả năng tương tự như vậy (về tốc độ và cự li tấn công).
Tên lửa BrhaMos sở hữu những thông số đáng nể
Việt Nam đã được đưa vào danh sách được Hội đồng chung Nga-Ấn thông qua cho phép mua tên lửa BrahMos.
Tên lửa BrahMos nếu được lắp trên "Hổ mang chúa" Su-30MK2V thì gần như không có đối thủ
Việt Nam vẫn có thể trở thành quốc gia đầu tiên ngoài liên minh Nga-Ấn sở hữu loại “siêu tên lửa” này nếu tên lửa này được phép xuất khẩu.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc BrahMos có thể được trang bị cho không quân Việt Nam, khiến lực lượng này nghiễm nhiên vượt lên trên một bậc so với bất kỳ kẻ thù nào.
Mỹ chấp nhận bán siêu vũ khí cho Việt Nam
Ngày 14/4 dẫn bài viết trên trang mạng “Jane’s Defense Weekly” của Anh có nhan đề “Mỹ xem xét bán máy bay săn ngầm trên biển P-3 cho Việt Nam”.
Đồng thời, hãng Lockheed Martin cũng đã chào hàng Việt Nam mua máy bay săn ngầm trên biển P-3C tiên tiến nhất và hãng có thể sẽ cung cấp hệ thống vũ khí khi quan hệ giữa hai nước được cải thiện.
Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát.
Khi phát biểu tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Brazil năm 2013 (tại Rio de Janeiro), giám đốc điều hành chương trình tuần tra trên biển của hãng Lockheed Martin, ông Clay Fearnow cho biết, Hải quân Việt Nam muốn mua 6 máy bay săn ngầm trên biển P-3 để tuần tra gần 3.500 km đường bờ biển và vùng đặc quyền kinh tế trên biển của mình.
Máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập săn ngầm
Fearnow cho rằng, nếu bán máy bay săn ngầm trên biển P-3 cho Việt Nam, thì trước hết đó là phiên bản không được trang bị vũ khí, nhưng sẽ lắp thiết bị tuần tra, giám sát tàu ngầm trên biển riêng. Ông cũng cho biết khi quan hệ Việt-Mỹ tiếp tục không ngừng cải thiện, qua một thời gian Mỹ sẽ cung cấp các hệ thống vũ khí tiên tiến cho Việt Nam.
Khả năng chiến đấu trên biển của P-3 được đánh giá rất cao
Thỏa thuận ngầm
Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.
Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng. Ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.
Su-30MK2V có thể mang nhiều vũ khí khủng
Trong đó, tính đến năm 2012, không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển.
Xét về đơn giá, Việt Nam đã mua máy bay Su-27SK với giá khoảng 31,5 triệu USD/chiếc. Đơn giá này cao hơn khoảng 3 triệu USD so với giá bán cho các quốc gia khác.
Không quân Việt Nam tuần tra Trường Sa
Tương tự trong hợp đồng mua Su-30MK2V, khi phiên bản dành cho Su-30MKK của Trung Quốc chỉ điều khiển được 6 tên lửa gắn trên cánh của máy bay thì Su-30MK2V của Việt Nam có thể điều khiển 10 tên lửa ở cánh và cả tên lửa nằm dưới bụng máy bay nhằm tấn công cả hàng không mẫu hạm.
Đồng thời, một số tính năng khác phiên bản Su-30MK2V của Việt Nam cũng tỏ ra ưu việt hơn hẳn.
Phiên bản Su-30MKK của Trung Quốc được đánh giá kém hơn phiên bản của Việt Nam
Tuy nhiên, điểm sáng giá nhất trên Su-30MK2V của Việt Nam là hệ thống quang điện tử tối tân hiện đại nhất hiện nay. Nó được thừa hưởng từ chính Su-35 và Su-30SM của Không quân Liên bang Nga.
Đây là một sự ưu ái cho Việt Nam bởi những lý do về an ninh nên trước đó, không một quốc gia nào khác có được hệ thống nguyên mẫu từ người Nga.
Phi đội Su-30MK2V tại sân bay quân sự ở Ninh Thuận
Điều đó, đồng nghĩa với việc mua vũ khí và trang bị từ Nga của Việt Nam luôn có một thỏa thuận ngầm đầy ưu ái mà rất ít quốc gia có được. Cũng chính vì thế, Việt Nam luôn ưu tiên chọn nâng cấp lợi thế quân sự đặc biệt này.
Tôn Văn (Nhịp Cầu Đầu Tư)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét