VGA, SVGA, XGA và SXGA, HD, Full HD là gì?
Đây là các chuẩn cho độ phân giải của máy tính được quy định bởi Hiệp hội điện tử (VESA). Nó là một chuẩn công nghiệp cho độ phân giải của máy tính cá nhân. Cụ thể độ phân giải của VGA là 640 x 480, SVGA là 800 x 600, XGA là 1020 x 768 và SXGA là 1280 x 1024 pixel
Đây là những chuẩn chính về độ phân giải. Độ phân giải (resolution) là số các ảnh điểm (pixel) mà máy chiếu có thể hiển thị. Ảnh điểm là các điểm riêng lẻ tạo nên hình ảnh trên máy tính.
VGA, XGA, SXGA... là các thuật ngữ mô tả các độ phân giải sử dụng bởi máy tính và máy chiếu. Bảng dưới đây cho thấy số ảnh điểm được hiển thị ở các độ phân giải khác nhau.
VGA, XGA, SXGA... là các thuật ngữ mô tả các độ phân giải sử dụng bởi máy tính và máy chiếu. Bảng dưới đây cho thấy số ảnh điểm được hiển thị ở các độ phân giải khác nhau.
- VGA: VGA là độ phân giải hiện thị 640 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 480 pixel chiều dọc khung hình. VGA cho tổng số 307.000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. VGA có tỷ lệ khung hình là 4:3
- SVGA: SVGA là độ phân giải hiện thị 800 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 600 pixel chiều dọc khung hình. SVGA cho tổng số 480,000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. SVGA có tỷ lệ khung hình là 4:3
- WVGA: WVGA cùng lớp với VGA với độ phân giải rộng đủ để tạo nên một khung hình 16:9. WVGA có 854 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 480 pixel chiều dọc khung hình
- WXGA: WXGA cùng lớp với XGA hiển thị với độ phân giải rộng đủ để tạo nên một khung hình 16:9. Độ phân giải là số điểm ảnh (Pixel) hiển thị sử dụng để tạo nên hình ảnh. WXGA có 1366 đến 1280 pixel chiều ngang và 768 đến 720 pixel chiều dọc khung hình
- XGA: XGA là độ phân giải hiện thị 1024 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 768 pixel chiều dọc khung hình. XGA cho tổng số 786,432 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. XGA có tỷ lệ khung hình là 4:3
- UXGA: UXGA là độ phân giải hiện thị 1600 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 1200 pixel chiều dọc khung hình. UXGA cho tổng số 1.920.000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. UXGA có tỷ lệ khung hình là 4:3
- SXGA: SXGA là độ phân giải hiện thị 1280 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 1024 pixel chiều dọc khung hình. SXGA cho tổng số 1,310,720 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. UXGA có tỷ lệ khung hình là 5:4
- SXGA+: SXGA+ là độ phân giải hiện thị 1400 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 1050 pixel chiều dọc khung hình. SXGA+ cho tổng số 1,470,000 điểm ảnh độc lập trên toàn bộ khung hình. SXGA+ có tỷ lệ khung hình là 4:3
- WSXGA: WSXGA cùng lớp với SXGA hiển thị với độ phân giải rộng đủ để tạo nên một khung hình 16:9. WSXGA có 1920 đến 1600 pixel chiều ngang và 1080 đến 900 pixel chiều dọc khung hình
- QXGA: QXGA là độ phân giải hiện thị 2048 pixel (điểm ảnh) chiều ngang và 1536 pixel chiều dọc khung hình. Độ phân giải của QXGA gấp 4 lần so với XGA
- HD: Độ phân giải HD 1280 × 720 pixels bắt nguồn từ truyền hình độ nét cao (HDTV), nó sử dụng 60 khung hình mỗi giây. HD có tỷ lệ khung hình là 4:3. Do đó HD có độ nét gấp 3 lần so với VGA.
- FHD: FHD hay Full HD có độ phân giải 1920 × 1080 điểm ảnh với tỷ lệ khung khung hình 16:9 đã được phát triển giống HDTV.
Điều này áp dụng cho máy chiếu như thế nào?
Mỗi máy chiếu có một độ phân giải thực (native resolution, true resolution). Đó là số ảnh điểm tối đa mà máy chiếu thực sự có thể hiển thị. Như thế một máy chiếu SVGA chỉ có thể hiển thị 480.000 ảnh điểm một lúc.
Nghe có vẻ nhiều, nhưng nếu chiếu lên một màn chiếu rộng 2 m, mỗi ảnh điểm sẽ chiếm 0,25 cm. Trong khi đó, với một máy chiếu XGA, mỗi ảnh điểm chỉ chiếm nhỏ hơn 0,2 cm, và số ảnh điểm được hiển thị nhiều hơn 60%. Có nghĩa là hình ảnh sẽ nét và rõ hơn khi được chiếu với máy chiếu XGA.
Như vậy có phải độ phân giải chỉ ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh?
Không. Nó còn ảnh hưởng đến sự tương thích giữa máy chiếu và máy tính. Nếu máy tính gởi tín hiệu XGA đến máy chiếu SVGA, sẽ có vấn đề xảy ra. Phần lớn các máy chiếu đều có kỹ thuật nén (compression), và ta vẫn thấy hình ảnh, nhưng chất lượng hình ảnh bị giảm
Nên xem xét vấn đầu tư lâu dài khi mua máy chiếu. Phần lớn máy tính hiện nay chạy ở chế độ XGA, SVGA ít thông dụng hơn. Do đó sẽ bị giới hạn khi sử dụng máy chiếu SVGA.
Nếu máy tính chạy ở chế độ SXGA, nên thay đổi độ phân giải này khi sử dụng máy chiếu, vì giá của máy chiếu SXGA cao hơn nhiều lợi ích thu được
Nếu máy tính chạy ở chế độ SVGA, sử dụng máy chiếu XGA vẫn tốt hơn. Vì máy chiếu XGA xử lý tốt hình ảnh SVGA, hình ảnh không bị biến dạng; và có thể sử dụng cho các độ phân giải khác nhau. Tuy nhiên, đối với một số người dùng, các lợi ích này không cân bằng với việc trả thêm tiền để mua máy chiếu XGA.
Mỗi máy chiếu có một độ phân giải thực (native resolution, true resolution). Đó là số ảnh điểm tối đa mà máy chiếu thực sự có thể hiển thị. Như thế một máy chiếu SVGA chỉ có thể hiển thị 480.000 ảnh điểm một lúc.
Nghe có vẻ nhiều, nhưng nếu chiếu lên một màn chiếu rộng 2 m, mỗi ảnh điểm sẽ chiếm 0,25 cm. Trong khi đó, với một máy chiếu XGA, mỗi ảnh điểm chỉ chiếm nhỏ hơn 0,2 cm, và số ảnh điểm được hiển thị nhiều hơn 60%. Có nghĩa là hình ảnh sẽ nét và rõ hơn khi được chiếu với máy chiếu XGA.
Như vậy có phải độ phân giải chỉ ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh?
Không. Nó còn ảnh hưởng đến sự tương thích giữa máy chiếu và máy tính. Nếu máy tính gởi tín hiệu XGA đến máy chiếu SVGA, sẽ có vấn đề xảy ra. Phần lớn các máy chiếu đều có kỹ thuật nén (compression), và ta vẫn thấy hình ảnh, nhưng chất lượng hình ảnh bị giảm
Nên xem xét vấn đầu tư lâu dài khi mua máy chiếu. Phần lớn máy tính hiện nay chạy ở chế độ XGA, SVGA ít thông dụng hơn. Do đó sẽ bị giới hạn khi sử dụng máy chiếu SVGA.
Nếu máy tính chạy ở chế độ SXGA, nên thay đổi độ phân giải này khi sử dụng máy chiếu, vì giá của máy chiếu SXGA cao hơn nhiều lợi ích thu được
Nếu máy tính chạy ở chế độ SVGA, sử dụng máy chiếu XGA vẫn tốt hơn. Vì máy chiếu XGA xử lý tốt hình ảnh SVGA, hình ảnh không bị biến dạng; và có thể sử dụng cho các độ phân giải khác nhau. Tuy nhiên, đối với một số người dùng, các lợi ích này không cân bằng với việc trả thêm tiền để mua máy chiếu XGA.
- HD: High Definition (độ phân giải cao - độ nét cao) hay HDTV( High Definition Televison) - "truyền hình với độ nét cao", là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện (movies, audio, game...) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC). Độ phân giải cao giúp hình ảnh trung thực, chi tiết hơn rất nhiều tuy nhiên cũng vì thế yêu cầu năng lực nguồn phát, khả năng trình chiếu ( playback) của thiết bị tiếp nhận cũng như băng thông của hệ thống. Lịch sử HD theo Wiki bắt đầu từ một dự án trong quân đội Liên Xô năm 1958 đã tạo ra một hê thống có khả năng trình chiếu khung hình 1125 dòng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên chương trình phát sóng thương mại đầu tiên thuộc về người Nhật năm 1969 nhưng vì "lý do kỹ thuật" nên ko thể trở thành một xu hướng mới trong phát sóng. Thuật ngữ HDTV như hiện nay được giới thiệu lần đầu ở Mỹ năm 1996 và chương trình phát sóng đầu tiên ở Mỹ vào năm 1998 , cho đến nay các chương trình HDTV đã chiếm 30% ở Mỹ.
- Full: Loại cao nhất của HD, cụ thể như sau:
720p
Đây là độ phân giải thấp nhất trong số các độ phân giải được coi là HD, với kích thước hình ảnh được quy định là 1280x720. Độ phân giải phù hợp với chuẩn màn ảnh rộng (16:9) đang dần trở thành tiêu chuẩn, thay thế cho chuẩn hình ảnh tỉ lệ 4:3.
So với độ phân giải của chuẩn hình ảnh dưới HD (lớn nhất là 720x480) thì sự gia tăng đột biến của số lượng điểm ảnh có thể hiện thị trên màn hình mang lại hình ảnh chi tiết hơn nhiều lần so với trước.
1080i
Ra đời cùng một lúc so với 720p, tuy mang độ phân giải hiển thị là 1960x1080 nhưng do độ phân giải này phải hiển thị với phương thức đan xen (với ký hiệu i sau số dòng quét ngang) nên trong một số trường hợp hình ảnh mang lại hơi kém chi tiết hơn so với 720p. Số đông các hãng sản xuất được coi là trend-setter của ngành công nghiệp giải trí đánh giá độ phân giải 720p cao hơn độ phân giải này.
1080p
Với độ phân giải quy định lên tới 1920x1080, đây là độ phân giải lớn nhất trong thời điểm hiện tại thuộc chuẩn hình ảnh HD. Tất nhiên với độ phân giải này, cùng việc ứng dụng phương thức hiển thị Progressive Scan (với ký hiệu p sau số dòng quét ngang) thì mức độ trung thực của hình ảnh được mang lại là lớn nhất.
Trên tivi các bạn thường thấy có một thông số rất quan trọng đó là độ phân giải, vậy nó là gì và hình ảnh được chiếu trên tivi có liên quan gì đến độ phân giải màn hình, và tại sao lại có những thuật ngữ như TV HD, TV Full HD, và các chuẩn hình ảnh HD khác nhau ....
Độ phân giải màn hình – Display Resolution, chính là chỉ số của các điểm ảnh được biểu hiện trên màn hình. Đối với loại màn hình CRT thì bạn hoàn toàn có thể điều chỉ con số này lên xuống tùy ý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, đối với màn hìn LCD thì điều này không đúng.
Như các bạn đã biết, hình ảnh cấu tạo từ những điểm ảnh được gọi với cái tên chính thức là Pixel. Bạn nên biết rằng tất cả các hình ảnh trên máy tính đều được thể hiện trên bề mặt 2D của chiếc màn hình dựa trên thông số điểm ảnh. Chính vì lẽ đó mà mỗi khi thay đổi tăng hoặc giảm độ phân giải màn hình, số lượng điểm ảnh được sử dụng để biểu thị hình ảnh cũng thay đổi theo. Nếu bạn để độ phân giải màn hình cao, số lượng điểm ảnh nhiều thì hình ảnh sẽ mượt mà, chi tiết. Ngược lại, nếu điều chỉnh độ phân giải xuống thấp thì số lượng điểm ảnh biểu thị hình sẽ giảm xuống, khiến hình ảnh xấu đi.
Mình sẽ không giới thiệu lại về các loại màn hình vì đã có bài nói về những loại màn hình đó, ở đây mình sẽ nói về sự khác nhau khi hiển thị độ phân giải trên các loại màn hình.
Với loại màn hình CRT, sử dụng hùynh quang để hiển thị hình ảnh. Một ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn hình huỳnh quang để thể hiện các điểm ảnh mong muốn. Mà trong đó mỗi một màu được xác định bằng cách ghép ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh dương.
Màn hình LCD (tinh thể lỏng) thì được thiết kế dựa trên cấu trúc điểm ảnh cố định. Chính vì vậy mà nếu muốn có hình ảnh đạt chức lượng tốt nhất bạn phải để độ phân giải do nhà sản xuất quy định. Nếu bạn điều chỉnh độ phân giải màn hình xuống mức thấp hơn do nhà sản xuất quy định thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm xuống.
Các màn hình CRT truyền thống có tỷ lệ 4:3. Ngày nay, các màn hình rộng (widescreen) thường sử dụng tỉ lệ tương đương như màn hình ở rạp chiếu phim, với tỉ lệ 16:9 hay 16:10. Màn hình LCD thường có tỷ lệ khung hình là 16:9, hay thường được gọi là màn hình HD (High Definition – Độ phân giải cao).
HD:(High Definition) hay HDTV( High Definition Televison) hiểu nôm na "truyền hình với độ nét cao", là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện (movies, audio, game...) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC)
Full HD (Full High Definition): Là một định dạng hiển thị đặc biệt vượt trội về chất lượng phim và độ sắt nét của chất lượng hình ảnh gốc ở định dạng cao nhất của định dạng độ nét cao nhất là 1920 x 1080 pixels.
Hầu hết các dòng TV bây giờ đều có chất lượng hình ảnh từ HD cho tới Full HD, và các chuẩn này về độ nét sẽ khác nhau.
Phổ biến nhất hiện nay vẫn là chuẩn 720p (với mỗi khung hình có độ phân giải 1280 x 720 pixel) và chuẩn 1080i (độ phân giải 1920 x 1080 pixel).
- Chữ “p” biểu thị cho công nghệ "progressive scan" (quét liên tục) hay có nghĩa là hình ảnh được “vẽ” lên một cách liên tục theo chiều quét của màn hình.
- Chữ "i" viết tắt cho từ "interlaced" (trộn lẫn), có nghĩa các nửa của toàn bộ hình ảnh được chiếu lên màn hình với tốc độ 60 lần/giây nhưng mắt của chúng ta sẽ tự động gộp chúng lại và “tái sản xuất” thành những hình ảnh với tốc độ 30 khung hình/giây.
Với cùng một độ phân giải, chế độ quét liên tục (p) sẽ cho hình ảnh đẹp hơn chế độ trộn lẫn (i).
Ngày nay, công nghệ phát sóng truyền hình vẫn chỉ dừng lại ở chuẩn 720p và 1080i trong khi một số công nghệ mới như Blu-ray đã có thể phát hình ảnh ở chuẩn 1080p.
Độ nén và băng thông truyền tải hình ảnh cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh điều này lý giải vì sao khi xem bằng đĩa Blu-ray, hình ảnh có vẻ đẹp hơn khi xem bằng truyền hình cáp cho dù chúng có cùng nội dung và độ phân giải.
Khi chọn mua TV HD, hãy nhớ: 1080p là chuẩn cao nhất, 720p và 1080i cũng chỉ tương đương nhau (nhưng giá tiền sẽ không tương đương) và tất cả những chuẩn khác ngoài 3 chuẩn này là chuẩn của tivi thông thường trước đây.
Rõ ràng, đã bỏ tiền ra mua TV HD ai cũng muốn mua chuẩn 1080p nhưng nên lưu ý rằng với độ phân giải này, bạn phải mua những màn hình có kích thước tối thiểu là 32 inch trở lên mới có thể cảm nhận được sự khác biệt.
Tất nhiên là với những dòng TV 1080p, giá bán sẽ đắt hơn nhưng theo các chuyên gia, nếu sự chênh lệch mức giá giữa 1080p và các chuẩn khác là khoảng 100 USD (khoảng 2 triệu VND) thì bạn nên cố gắng mua TV 1080p.
Lại phải nhắc lại một lần nữa rằng chỉ những màn hình lớn trên 32 inch mới tạo ra sự khác biệt giữa 720p và 1080p và nếu bạn chỉ xem TV thông thường thì 720p là vừa đủ.
- See more at: http://vn.fulltechreview.com/2011/12/o-phan-giai-man-hinh-hd-va-full-hd-la.html#sthash.m5UqDzA5.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét