Tòa án Tây Ban Nha lại ra trát bắt Giang Trạch Dân
[Chanhkien.org] Ngày 18-11-2013, Tòa án Tây Ban Nha lại một lần nữa ra trát bắt cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cùng bốn người khác với tội danh chống lại loài người. Thư khởi tố cũng được đệ trình lên Đại sứ quán Trung Quốc ở Madrid.
Theo Đài Tiếng nói Tây Tạng (Voice of Tibet), tổ chức Tây Tạng ở Tây Ban Nha đã bắt đầu đề xuất tố tụng pháp luật đối với Giang Trạch Dân cùng sáu quan chức khác từ năm 2005, và đã nhiều lần kiện họ tội ác phản nhân loại lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha. Ngày 10-10-2013, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã thụ lý vụ án này.
Ông Thubten Wangchen, nghị viên khu vực Châu Âu của Nghị viện Nhân dân Tây Tạng trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Tây Tạng: “Cục thế Tây Tạng đang biến đổi ngày càng nhanh. Nhiều năm qua chúng tôi đã đệ đơn kiện các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc về tội ác tại Tây Tạng, nhưng lần này mới đạt thành quả. Đây có thể coi là đem sự thật Tây Tạng nói rộng ra khắp thế giới”.
Ông Thubten Wangchen cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang trong thời khắc rất quan trọng. Hiểu biết của các bên đối với vấn đề Tây Tạng đang không ngừng tăng cao, đặc biệt hiện nay đang có không ít người Tây Tạng tự thiêu phản đối sự thống trị của Trung Cộng. Đây đều là những bằng chứng sống kêu gọi mọi người chú tâm đến vấn đề Tây Tạng, đồng thời đề xuất tố tụng pháp luật [như lên tòa án Tây Ban Nha]“.
Được biết từ tháng 2 năm 2009, một chuỗi sự kiện người Tây Tạng tự thiêu đã xảy ra ở Trung Quốc, bên trong khu vực sinh sống truyền thống của người Tây Tạng. Tới tháng 10 năm 2013, đã có ít nhất 121 nhà sư, ni cô hoặc nông dân du mục tự thiêu bên trong lãnh thổ Tây Tạng, trong đó ít nhất 103 người tử vong.
Pháp Luân Công truy tố Giang Trạch Dân tội diệt chủng cùng các tội khác
Trung tuần tháng 11 năm 2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha từng khởi tố Giang Trạch Dân trong tổng số năm bị cáo khác với tội ác tra tấn và diệt chủng các học viên Pháp Luân Công, theo đó Giang bị coi là người chịu trách nhiệm chính. Tán thành nội dung cáo trạng của bảy nguyên cáo, tòa đã thụ lý khởi tố năm bị can gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính, với cáo buộc tội tra tấn, diệt chủng, cùng các tội ác nghiêm trọng khác. Không có bào chữa, tòa sẽ phát lệnh bắt giữ và áp dụng điều ước dẫn độ.
Theo luật sư của nguyên cáo vụ án này: “Dưới sự giới thiệu của luật sư Carlos Iglesias trong Hiệp hội Pháp luật Nhân quyền, ngày 15-10-2003, bảy học viên Pháp Luân Công và người nhà họ đã khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha với tội danh ‘dùng cực hình’ và ‘diệt chủng quần thể’ (Giang Trạch Dân đã mất quyền miễn trừ của nguyên thủ từ bảy tháng trước). Ngày 28-11-2007, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha chính thức thụ lý vụ án, đồng thời tuyên bố Giang Trạch Dân và La Cán nhất định phải chịu điều tra của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha về tội ác diệt chủng và tra tấn”.
Sau hai năm điều tra và thu thập chứng cứ của tòa, đến tháng 11 năm 2009, thẩm phán Ismael Moreno của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha mới chính thức đưa ra phán quyết.
Luật sư Carlos Iglesias nói: “Chỉ cần những bị cáo này – bao gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Giả Khánh Lâm, Ngô Quan Chính và Bạc Hy Lai – đặt chân lên đất Tây Ban Nha hoặc bất cứ quốc gia nào khác ở Châu Âu, hoặc bất cứ quốc gia nào có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, thì chúng tôi sẽ trực tiếp yêu cầu thẩm phán của nước bạn bắt giữ họ. Quan tòa sẽ ban hành lệnh truy nã quốc tế để bắt những người này về Tây Ban Nha xét xử”.
Sở dĩ Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha có thể đưa ra phán quyết này là căn cứ theo một nguyên tắc gọi là “thẩm quyền phổ quát” (universal jurisdiction). Tây Ban Nha là một nước có hệ thống pháp luật rất đặc thù. Theo “Công ước Phòng chống và Trừng phạt Tội Diệt chủng” và “Công ước Chống Tra tấn” đã được ký, Tây Ban Nha không chỉ thừa nhận và tuân thủ hai công ước mang tính quốc tế này, mà còn đưa các hình luật này vào hình pháp của nước nhà. Năm 1985, hệ thống tư pháp Tây Ban Nha tiến thêm một bước nữa, xác nhận bất cứ ai trên thế giới, dù ở bất cứ xó xỉnh nào, nếu phạm phải tội diệt chủng hoặc tra tấn thì đều sẽ bị Tòa án Tây Ban Nha điều tra và xét xử, tức bất chấp người đệ đơn và người bị hại có mang quốc tịch Tây Ban Nha hay không.
Cơ quan tư pháp tối cao của Tây Ban Nha – Tòa Hiến pháp tuyên bố rằng, tội ác chống lại loài người không chỉ ảnh hưởng bản thân người bị hại, mà còn ảnh hưởng cả nhân loại, đặc biệt các tội hành này đang phát sinh ở những nước khó bị trừng phạt; do đó, thẩm quyền vượt biên giới là nhằm mục đích truy xét và trừng phạt những kẻ gây ra tội ác tra tấn và diệt chủng, từ đó bảo vệ chính nghĩa cho nhân loại.
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha còn đặc biệt nhấn mạnh: “Trung Quốc chưa hề ký hiến pháp quốc tế thông qua Hiệp ước Rome, tuy nhiên thực tế chỉ rõ nhất định phải có sự can thiệp của thể thức tư pháp quốc gia khác mới có thể chấm dứt cuộc diệt chủng này, bởi vì ở trong nước Trung Quốc chưa thể tiến hành điều tra một tội ác xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy”.
Theo tin tức từ trang mạng Minh Huệ, kể từ năm 1999, Giang Trạch Dân đã tự đặt mình trên cả hiến pháp Trung Quốc, thao túng tài nguyên xã hội và bộ máy hành chính của cả một quốc gia để tiến hành chủ nghĩa khủng bố quốc gia, diệt tuyệt quần thể, “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện khí công ôn hòa. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ phi pháp, lao động cải tạo, kết án phi pháp, cưỡng chế đưa vào bệnh viện tâm thần, bị đánh đập đến chết, khiến gia đình ly tán, lưu lạc khắp nơi; hàng trăm triệu thân thuộc, bạn bè, đồng nghiệp của các học viên Pháp Luân Công cũng phải chịu liên đới, nhân dân toàn Trung Quốc bị “tẩy não” bởi những lời dối trá bịa đặt lan tràn khắp nơi.
Cơ cấu và tổ chức bức hại Pháp Luân Công bao gồm Phòng “610″ các cấp trực tiếp bức hại Pháp Luân Công, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công an, tòa án, trại lao động, hệ thống bệnh viện, các kênh truyền thông, v.v. Bằng cách dùng bạo lực đàn áp hay ngụy tạo các tin tức giả để vu khống, các cơ quan này đã trực tiếp hoặc gián tiếp bức hại Pháp Luân Công và người thân của họ về cả kinh tế, thân thể lẫn tinh thần.
Hiện nay, Giang Trạch Dân và các hung thủ khác trong cuộc đàn áp như La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Bạc Hy Lai, v.v. tổng cộng hơn 60 quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị kiện ở Liên Hợp Quốc cũng như trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á với các tội danh “tra tấn”, “diệt chủng”, và “tội ác chống lại loài người”, trong đó mình Giang Trạch Dân bị khởi tố ở ít nhất 21 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xem thêm:
>> FDI: Tòa án Tây Ban Nha truy tố các lãnh đạo cộng sản cấp cao vì tội tra tấn và diệt chủng Pháp Luân Công
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/19570
Theo Đài Tiếng nói Tây Tạng (Voice of Tibet), tổ chức Tây Tạng ở Tây Ban Nha đã bắt đầu đề xuất tố tụng pháp luật đối với Giang Trạch Dân cùng sáu quan chức khác từ năm 2005, và đã nhiều lần kiện họ tội ác phản nhân loại lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha. Ngày 10-10-2013, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã thụ lý vụ án này.
Ông Thubten Wangchen, nghị viên khu vực Châu Âu của Nghị viện Nhân dân Tây Tạng trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Tây Tạng: “Cục thế Tây Tạng đang biến đổi ngày càng nhanh. Nhiều năm qua chúng tôi đã đệ đơn kiện các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc về tội ác tại Tây Tạng, nhưng lần này mới đạt thành quả. Đây có thể coi là đem sự thật Tây Tạng nói rộng ra khắp thế giới”.
Ông Thubten Wangchen cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang trong thời khắc rất quan trọng. Hiểu biết của các bên đối với vấn đề Tây Tạng đang không ngừng tăng cao, đặc biệt hiện nay đang có không ít người Tây Tạng tự thiêu phản đối sự thống trị của Trung Cộng. Đây đều là những bằng chứng sống kêu gọi mọi người chú tâm đến vấn đề Tây Tạng, đồng thời đề xuất tố tụng pháp luật [như lên tòa án Tây Ban Nha]“.
Được biết từ tháng 2 năm 2009, một chuỗi sự kiện người Tây Tạng tự thiêu đã xảy ra ở Trung Quốc, bên trong khu vực sinh sống truyền thống của người Tây Tạng. Tới tháng 10 năm 2013, đã có ít nhất 121 nhà sư, ni cô hoặc nông dân du mục tự thiêu bên trong lãnh thổ Tây Tạng, trong đó ít nhất 103 người tử vong.
Pháp Luân Công truy tố Giang Trạch Dân tội diệt chủng cùng các tội khác
Trung tuần tháng 11 năm 2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha từng khởi tố Giang Trạch Dân trong tổng số năm bị cáo khác với tội ác tra tấn và diệt chủng các học viên Pháp Luân Công, theo đó Giang bị coi là người chịu trách nhiệm chính. Tán thành nội dung cáo trạng của bảy nguyên cáo, tòa đã thụ lý khởi tố năm bị can gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính, với cáo buộc tội tra tấn, diệt chủng, cùng các tội ác nghiêm trọng khác. Không có bào chữa, tòa sẽ phát lệnh bắt giữ và áp dụng điều ước dẫn độ.
Theo luật sư của nguyên cáo vụ án này: “Dưới sự giới thiệu của luật sư Carlos Iglesias trong Hiệp hội Pháp luật Nhân quyền, ngày 15-10-2003, bảy học viên Pháp Luân Công và người nhà họ đã khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha với tội danh ‘dùng cực hình’ và ‘diệt chủng quần thể’ (Giang Trạch Dân đã mất quyền miễn trừ của nguyên thủ từ bảy tháng trước). Ngày 28-11-2007, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha chính thức thụ lý vụ án, đồng thời tuyên bố Giang Trạch Dân và La Cán nhất định phải chịu điều tra của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha về tội ác diệt chủng và tra tấn”.
Sau hai năm điều tra và thu thập chứng cứ của tòa, đến tháng 11 năm 2009, thẩm phán Ismael Moreno của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha mới chính thức đưa ra phán quyết.
Luật sư Carlos Iglesias nói: “Chỉ cần những bị cáo này – bao gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Giả Khánh Lâm, Ngô Quan Chính và Bạc Hy Lai – đặt chân lên đất Tây Ban Nha hoặc bất cứ quốc gia nào khác ở Châu Âu, hoặc bất cứ quốc gia nào có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, thì chúng tôi sẽ trực tiếp yêu cầu thẩm phán của nước bạn bắt giữ họ. Quan tòa sẽ ban hành lệnh truy nã quốc tế để bắt những người này về Tây Ban Nha xét xử”.
Sở dĩ Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha có thể đưa ra phán quyết này là căn cứ theo một nguyên tắc gọi là “thẩm quyền phổ quát” (universal jurisdiction). Tây Ban Nha là một nước có hệ thống pháp luật rất đặc thù. Theo “Công ước Phòng chống và Trừng phạt Tội Diệt chủng” và “Công ước Chống Tra tấn” đã được ký, Tây Ban Nha không chỉ thừa nhận và tuân thủ hai công ước mang tính quốc tế này, mà còn đưa các hình luật này vào hình pháp của nước nhà. Năm 1985, hệ thống tư pháp Tây Ban Nha tiến thêm một bước nữa, xác nhận bất cứ ai trên thế giới, dù ở bất cứ xó xỉnh nào, nếu phạm phải tội diệt chủng hoặc tra tấn thì đều sẽ bị Tòa án Tây Ban Nha điều tra và xét xử, tức bất chấp người đệ đơn và người bị hại có mang quốc tịch Tây Ban Nha hay không.
Cơ quan tư pháp tối cao của Tây Ban Nha – Tòa Hiến pháp tuyên bố rằng, tội ác chống lại loài người không chỉ ảnh hưởng bản thân người bị hại, mà còn ảnh hưởng cả nhân loại, đặc biệt các tội hành này đang phát sinh ở những nước khó bị trừng phạt; do đó, thẩm quyền vượt biên giới là nhằm mục đích truy xét và trừng phạt những kẻ gây ra tội ác tra tấn và diệt chủng, từ đó bảo vệ chính nghĩa cho nhân loại.
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha còn đặc biệt nhấn mạnh: “Trung Quốc chưa hề ký hiến pháp quốc tế thông qua Hiệp ước Rome, tuy nhiên thực tế chỉ rõ nhất định phải có sự can thiệp của thể thức tư pháp quốc gia khác mới có thể chấm dứt cuộc diệt chủng này, bởi vì ở trong nước Trung Quốc chưa thể tiến hành điều tra một tội ác xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy”.
Theo tin tức từ trang mạng Minh Huệ, kể từ năm 1999, Giang Trạch Dân đã tự đặt mình trên cả hiến pháp Trung Quốc, thao túng tài nguyên xã hội và bộ máy hành chính của cả một quốc gia để tiến hành chủ nghĩa khủng bố quốc gia, diệt tuyệt quần thể, “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện khí công ôn hòa. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ phi pháp, lao động cải tạo, kết án phi pháp, cưỡng chế đưa vào bệnh viện tâm thần, bị đánh đập đến chết, khiến gia đình ly tán, lưu lạc khắp nơi; hàng trăm triệu thân thuộc, bạn bè, đồng nghiệp của các học viên Pháp Luân Công cũng phải chịu liên đới, nhân dân toàn Trung Quốc bị “tẩy não” bởi những lời dối trá bịa đặt lan tràn khắp nơi.
Cơ cấu và tổ chức bức hại Pháp Luân Công bao gồm Phòng “610″ các cấp trực tiếp bức hại Pháp Luân Công, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công an, tòa án, trại lao động, hệ thống bệnh viện, các kênh truyền thông, v.v. Bằng cách dùng bạo lực đàn áp hay ngụy tạo các tin tức giả để vu khống, các cơ quan này đã trực tiếp hoặc gián tiếp bức hại Pháp Luân Công và người thân của họ về cả kinh tế, thân thể lẫn tinh thần.
Hiện nay, Giang Trạch Dân và các hung thủ khác trong cuộc đàn áp như La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Bạc Hy Lai, v.v. tổng cộng hơn 60 quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị kiện ở Liên Hợp Quốc cũng như trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á với các tội danh “tra tấn”, “diệt chủng”, và “tội ác chống lại loài người”, trong đó mình Giang Trạch Dân bị khởi tố ở ít nhất 21 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xem thêm:
>> FDI: Tòa án Tây Ban Nha truy tố các lãnh đạo cộng sản cấp cao vì tội tra tấn và diệt chủng Pháp Luân Công
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/19570
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét