[MINH HUỆ 03-12-2013] Một cảnh tượng gây sốc phía trước toà nhà hội sinh viên trong khuôn viên của Trường Đại học Cardiff đã thu hút nhiều người qua đường: Một người đang nằm trên tấm ga đẫm máu của bàn phẫu thuật với nội tạng được phơi ra ngoài. Một y tá và vài bác sĩ đang nói chuyện với các sinh viên và giảng viên. Phía trên bàn mổ là một biểu ngữ với dòng chữ “Hãy giúp chúng tôi ngăn chặn nạn mổ cướp nội tạng”.
Đây là buổi thu thập chữ kí thỉnh nguyện do Hiệp hội Ân xá Quốc tế Cardiff tổ chức vào ngày 28 tháng 11. Các thành viên của Hiệp hội đã tái hiện lại cảnh mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc, phơi bày nó ra cho công chúng và kêu gọi giúp đỡ để ngăn chặn tội ác này.
Tái hiện cảnh mổ cướp nội tạng và thu thập chữ kí
Chuyên gia thần kinh Amber Ruguski, Chủ tịch của Hiệp hội Ân xá Quốc tế Cardiff, là người đã khởi xướng hoạt động này. Cách đây hai tuần, tổ chức Bác sĩ Chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng DAFOH đã có bài thuyết trình về “Mổ cướp nội tạng phi đạo đức ở Trung Quốc” tại Quốc hội xứ Wales.
Amber và một vài thành viên tham dự hội thảo đã bị sốc trước sự thật tàn bạo này. Họ đã quyết định hành động ngay lập tức. Trong hai tuần, các thành viên của Hiệp hội Ân xá Quốc tế Cardiff đã thiết kế tờ rơi, biểu ngữ cho sự kiện, và làm các đạo cụ để tái hiện tội ác mổ cướp nội tạng.
Hưởng ứng chiến dịch thỉnh nguyện của DAFOH, các nhà tổ chức cũng thu thập chữ kí, kêu gọi ngay lập tức chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nhận thức đầy đủ về sự cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề, Amber và những người bạn của cô đã scan những chữ kí thu thập được và gửi chúng cho DAFOH ngay sau sự kiện.
Có rất nhiều sinh viên Trung Quốc theo học ở Đại Học Cardiff thuộc thành phố Cardiff, thủ phủ của xứ Wales. Trong 5 giờ thu thập chữ kí, rất nhiều người trong số họ đã dừng lại để xem cảnh mổ cướp nội tạng mô phỏng này. Đối diện với sự thật tàn bạo này, và chứng kiến những tình nguyện viên trẻ tuổi xứ Wales đang kêu gọi giúp đỡ người Trung Quốc, một số sinh viên Trung Quốc cảm thấy vô cùng xúc động. Họ đã nói chuyện với các tình nguyện viên, và mạnh dạn kí tên vào đơn thỉnh nguyện. Một sinh viên đã thoái xuất khỏi Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.
Mọi người kí tên vào đơn thỉnh nguyện
Anh Lane, một sinh viên năm cuối, đang nói chuyện với các tình nguyện viên
Anh Lane, một sinh viên năm cuối đang tìm hiểu về các cuộc biểu tình đường phố, đã xem cảnh tái hiện này một lúc lâu, và sau đó kí tên vào đơn thỉnh nguyện. Anh đã thấy hoạt động của các học viên Pháp Luân Công ở Cardiff trong suốt những năm qua. Anh ca ngợi các thành viên của Hiệp hội Ân xá Quốc tế Cardiff về việc sử dụng đạo cụ để tái hiện lại cảnh mổ cướp nội tạng và giúp nâng cao nhận thức. Anh cũng thích cách các tình nguyện viên nói chuyện với người qua đường, và cách họ mặc trang phục của y tá, bác sĩ. Anh tin rằng đó là một cách hiệu quả để giúp cho nhiều người hơn nữa biết về tội ác mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc.
Các thành viên của Hiệp hội Ân xá Quốc tế Cardiff đã đóng vai y tá, bác sĩ để khiến một chủ đề nặng nề trở nên tương tác và lôi cuốn.
Amber đã thiết kế tờ rơi cho sự kiện này, trên đó có ghi: “Các học viên Pháp Luân Công ôn hoà đang bị giết để lấy nội tạng”; “hãy tham gia biểu tình cùng chúng tôi!” Cô cũng là người đề nghị tái hiện lại cảnh mổ cướp nội tạng.
Tờ rơi do Amber thiết kế
Laura, đang theo học chuyên ngành lịch sử và khoa học chính trị, Kez, sinh viên y khoa dự bị, Emily, chuyên ngành âm nhạc, và Fiona, sinh viên dược, cùng tất cả các thành viên của Hiệp hội Ân xá Quốc tế, đã mặc trang phục của các bác sĩ, y tá, và nói chuyện với những người qua đường, khuyến khích họ kí tên vào đơn thỉnh nguyện.
“Y tá” Fiona muốn trở thành một bác sĩ trong tương lai. Mẹ của cô, một y tá chuyên nghiệp, đã nghe Fiona kể về nạn mổ cướp nội tạng. Câu chuyện khiến bà cảm thấy vừa sốc vừa lo lắng, và chính bà đã chỉ cho Fiona cách làm các mô mình nội tạng để tái hiện lại cảnh mổ cướp này.
Fiona nói: “Chúng tôi muốn tái hiện lại cảnh tượng gây sốc này, bởi vì mổ cướp nội tạng là một tội ác đáng sợ và tàn ác. Nhiều người chưa từng nghe nói về nó, vì thế chúng tôi muốn giúp họ cảm nhận được. Chúng tôi tin rằng một khi họ biết về nó, họ sẽ thật sự chấn động. Đó là mục đích của sự kiện này. Đối với một số người thì việc này thật khó tin vì làm sao một tội ác tàn bạo như mổ cướp nội tạng lại có thể diễn ra. Vì vậy, chúng tôi cố gắng nói cho họ biết rằng nó hiện vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Mọi người đã rất sốc, và hỏi chúng tôi xem liệu họ có thể giúp được gì.”
Các tình nguyện viên của Hiệp hội Ân xá Quốc tế Cardiff kêu gọi chấm dứt mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc: Laura (trên – trái); Kez (trên – phải); Amber (giữa), Emily (dưới – trái), và Fiona (dưới – phải)
Hiệp hội Ân xá Quốc tế đã có buổi họp hàng tháng vào tối vận động thu thập chữ kí. Hai học viên Pháp Luân Công đã được mời đến để biểu diễn các bài công pháp và trình chiếu đoạn video 8 phút do Đài truyền hình Tân Đường Nhân sản xuất – “Giết người cướp nội tạng – Quốc doanh bí mật của Trung Quốc”. Cuối buổi họp, Amber đề nghị mỗi thành viên tham dự viết một bức thư kêu gọi các thành viên Quốc hội và các nhà lập pháp của họ lên án tội ác mổ cướp nội tạng của chính phủ Trung Quốc.
Những người tham dự đã lên án mạnh mẽ cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Kez Rose nói: “Chuyện người ta bị bắt vì tu luyện thật là vô lý. Thật khó để người phương Tây có thể hiểu được chuyện này, vì nó là quyền cơ bản của con người.” Cô nói: “Cuộc đàn áp này tồi tệ y như nạn diệt chủng của Đức quốc xã. Nếu không có ai có hành động gì để ngăn chặn chuyện này, thì đến khi nào nó mới kết thúc? Xã hội quốc tế không nên làm ngơ trước tội ác này.”
Amber tin rằng cuộc đàn áp còn khủng khiếp hơn cảnh giết chóc diễn ra trong các cuộc chiến tranh. Cô nói rằng: “Đó là tội ác diệt chủng, và chúng ta không có lý do gì để dung thứ cho nó.”
Tại cuộc họp hàng tháng của họ, các thành viên Hiệp hội Ân xá Quốc tế đã viết thư cho các nhà lập pháp để kêu gọi giúp đỡ ngăn chặn nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.
Để kịp hạn nộp đơn thỉnh nguyện của DAFOH lên Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc trong hai tuần tới, sau cuộc họp, Amber đã lập tức scan những chữ kí thu thập được, và gửi chúng cho DAFOH. Lá thư thỉnh nguyện từ các thành viên của Hiệp hội Ân xá Quốc tế Cardiff cũng sẽ sớm được gửi đi.
Trường Đại học Cardiff, được thành lập vào năm 1883, là trường đại học lâu đời thứ hai ở xứ Wales. Nó có ba ngành học: Nghệ thuật, Nhân văn và Khoa học xã hội; Y sinh và Khoa học đời sống; và Khoa học Vật lý và Công trình. Nó là một thành viên của Russell, hiệp hội các trường đại học nghiên cứu hàng đầu ở Anh.

Đăng ngày 22-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.