Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Microsoft đã kẹp Nokia đến “ngộp thở”

(GenK.vn) - Vậy là cổ đông Nokia đã đồng ý bán bộ phận di động của hãng cho Microsoft. Với tỷ lệ ủng hộ lên tới 97%, các cổ đông hầu hết đồng thuận vụ mua bán này. Tuy có những cổ đông đòi “ăn tươi nuốt sống” cựu CEO Stephen Elop, nhưng bánh xe lịch sử đã quay và không thể ngăn cản việc Nokia thuộc về Microsoft.

Microsoft đã kẹp Nokia đến “ngộp thở”
 
Một lần nữa, những nghi vấn trong giới công nghệ về việc Microsoft dìm hàng Nokia để công ty này lụn bại và mua về với giá rẻ mạt. Những nghi vấn như trên không phải là không có cơ sở. Khi mà sau khi thương vụ Microsoft – Nokia được công bố ít lâu, Microsoft đã “mở cửa” cho Windows Phone với hàng loạt tính năng cần thiết.
Là công ty phần mềm số 1 thế giới, nên việc Microsoft không cung cấp được những tính năng đơn giản và cần thiết cho Windows Phone như Đóng ứng dụng nhanh, khóa xoay màn hình, cài nhạc chuông tin nhắn, email,… là một điều khó hiểu. Phải mất 3 năm cho những tính năng rất đơn giản?
Vì thế nhiều người tự đặt ra câu trả lời rằng việc chậm nâng cấp nằm trong chuỗi âm mưu mà Microsoft đã tốn công chuẩn bị để đưa về cho hệ điều hành Windows Phone chiến tướng Nokia nhiều kinh nghiệm.
Thực tế thì Nokia lúc chuyển đổi sang Windows Phone đang rất khó khăn và dường như WP là lựa chọn tốt nhất cho Nokia. Tại sao? Android có quá nhiều đối thủ và Samsung, HTC lúc ấy đang vươn lên sẵn sàng khiến tên tuổi Nokia chìm vào trong “biển” Android. Thêm nữa, sức mạnh của Nokia đang chuyển dịch từ smartphone (Symbian) và dumbphone như 110i, giờ chỉ còn lại mỗi dumbphone. Mảnh đất Featurephone lúc ấy Nokia đang gặp khó khăn cực lớn với việc cạnh tranh của điện thoại Trung Quốc và Samsung. Có lẽ các nhà lãnh đạo Nokia khi ấy không muốn cạnh tranh quá lớn ở mảng smartphone.
Trong khi điểm yếu chí tử của Android khi đó là phải chạy trên máy cấu hình cao mới có sự ổn định và mượt mà nhất định. Vì thế Nokia đã nhảy vào Windows Phone để có thể tiếp tục cuộc chiến ở mảng featurephone, và những thành công của smartphone chuyển tiếp như Lumia 520 hiện nay là lời khen ngợi đến quyết định này.
Một điểm cần lưu ý là nếu Nokia không “về với đội Microsoft” thì hãng sẽ gánh chịu một vụ kiện tụng không nhỏ tới từ Microsoft và phải chi một khoản phí bản quyền để được bán điện thoại Android. Hãy nhìn lại, chúng ta sẽ thấy hầu hết các nhà sản xuất Android lớn đều phải chịu một vụ kiện từ Microsoft. Và sau đó, các nhà sản xuất này ngoan ngoãn nộp một khoản phí bản quyền cho mỗi máy Android bán ra. Đơn cử, HTC phải chi mỗi năm 5 USD cho mỗi máy Android bán được.
Theo ước tính của nhà phân tích Rick Sherlund của Nomura Equity Research, số tiền Microsoft kiếm từ Android hàng năm ước tính là 2 tỉ USD.
  Microsoft đã kiếm được hàng tỷ USD từ Android để "nuôi" Windows Phone
Microsoft đã kiếm được hàng tỷ USD từ Android để "nuôi" Windows Phone
Có thể CEO Stephen Elop đã không “bán mình” cho Microsoft, nhưng Microsoft đã chờ choNokia “vào lưới” rồi sau đó khép cửa bằng cách chậm nâng cấp những tính năng cơ bản cho Windows Phone để kìm kẹp sự phát triển của Nokia.
Một trong những lý do mà Nokia chịu bán cho Micrsoft là nghi vấn công ty này sắp hết tiền mặt để kinh doanh. Bằng chứng là kế hoạch cắt giảm hơn 10.000 nhân sự cho tới cuối năm 2013, khiến cho tổng nhân sự của Nokia chỉ còn khoảng 44.000 người, mức nhỏ nhất từ năm 1998; hay việc tài sản ròng (net assets) của Nokia giảm tới 2,1 tỷ USD, tính tới tháng 3/2012.
Dẫu được Microsoft bơm 1 – 2 tỷ USD mỗi năm nhưng Nokia bán được ngày càng nhiều Windows Phone khiến số tiền mà hãng phải trả mỗi năm cho Microsoft ngày càng cao và số tiền hàng tỷ USD kia cũng theo đó mà teo tóp. Số tiền ấy chủ yếu gồm phí bản quyền Windows Phone cho mỗi chiếc máy bán ra, được cho là từ 5 – 15 USD/máy, tùy loại.
Tuy nhiên, nhìn ở chiều hướng ngược lại, việc bán bộ phận di động cho Microsoft có khi lại là một chuyện tốt cho thương hiệu Nokia. Ít nhất thì người dùng sẽ hưởng lợi khi họ được sử dụng những chiếc smartphone Lumia chạy Windows Phone có sự kết hợp phần cứng và phần mềm hoàn hảo. Lợi thế này của Lumia dưới tay Microsoft chỉ iPhone là có được.
Hai nữa là, Microsoft là người có tiền, đủ sức để nuôi bộ phận di động tới ngày hái quả. Hãy nhìn vào Bing, công cụ tìm kiếm của Microsoft lỗ ròng suốt mấy năm qua, và vừa rồi, sau khi đốt vài ba tỷ USD cho Bing, thị phần tìm kiếm của Bing đã đạt 18% ở Mỹ, một con số có thể khiến đối thủ Google bắt đầu phải chú ý. Bởi theo phân tích, chỉ cần Bing đạt tới thị phần 30%, Microsoft và đồng minh Yahoo có thể chiếm khoảng 40% thị phần tìm kiếm tại Mỹ, bắt đầu đạt quy mô đủ lớn để đe dọa mảng quảng cáo qua tìm kiếm của Google.
Ít nhất thì tới năm 2016, chúng ta có thể có 3 nhà sản xuất sử dụng thương hiệu Nokia trên smartphone (theo thỏa thuận nhượng quyền). Nếu Microsoft không nâng tầm được thương hiệu Nokia, mong rằng sẽ có những người tâm huyết với thương hiệu Phần Lan đưa Nokia lên tầm cao mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét