Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Nga "mách" Mỹ cách duy nhất vô hiệu hóa tên lửa DF-21D Trung Quốc


Ly Vy - theo Trí Thức Trẻ | 15/12/2013 10:02

(Soha.vn) - Một bài viết trên trang tin Phân tích quốc phòng Nga (RMA) cho hay, cách duy nhất để vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của TQ là gây nhiễu điện tử.

Tên lửa đạn đạo DF-21D
Tên lửa đạn đạo DF-21D
Bài viết giải thích rằng các hệ thống phòng không có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ cao, như tàu tuần dương USS Lake Erie lớp Ticoderoga của Mỹ đã từng bắn hạ vệ tinh USA-193 bằng tên lửa SM-3 ở độ cao 247km trong cuộc thử nghiệm ở Thái Bình Dương vào năm 2008. Sở dĩ tàu USS Lake Erie có thể làm được điều đó là nhờ được cung cấp rất nhiều thông tin về quỹ đạo của vệ tinh trước khi bắn hạ nó.
Tuy nhiên, trong thực tế chiến trường, việc nắm được thường xuyên địa điểm phóng của tên lửa gần như là không thể nên cách duy nhất để vô hiệu hóa DF-21D là gây nhiễu điện tử. Điều này sẽ giúp các tàu chiến của Hải quân Mỹ tránh được cuộc tấn công từ tên lửa DF-21D bằng cách thay đổi quỹ đạo bay của nó. Bài viết nhấn mạnh thêm rằng hiện tại, không có cách nào khác để tàu sân bay Mỹ có thể tự bảo vệ mình trước tên lửa DF-21D.
DF-21D là tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công tác loại tàu lớn bao gồm cả tàu sân bay. DF-21D dài gần 11m, với tầm bắn 1450km và tốc độ lên đến Mach 10.
Trước đó, trang mạng Topwar của Nga đã đăng tải bài viết nhận định về sức mạnh đáng sợ của loại tên lửa này.
Theo đó, dù hệ thống đánh chặn của Mỹ có tên lửa RIM-161 SM-3 với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở quỹ đạo thấp thì vẫn không đủ độ tin cậy để chống lại DF-21D. Có quá ít thời gian để hệ thống Aegis của Mỹ có thể phát hiện tên lửa DF-21D ngay khi nó vừa được phóng lên. Tên lửa chỉ mất khoảng 10 phút để chạm mục tiêu ở cự ly xa nhất, với thời gian như vậy là quá ngắn đối với bất kỳ hệ thống đánh chặn nào.
Ngay cả khi tàu sân bay Mỹ chạy hết tốc độ tối đa 56km/h thì thời gian vẫn không đủ để làm lệch vị trí của nó so với vị trí mà tên lửa DF-21D đã nhắm mục tiêu từ trước.


(Soha.vn) - Báo Nga cho rằng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D thực sự rất đáng sợ chứ không đơn giản chỉ là sự phô trương hay ảo tưởng của Trung Quốc.

Trong khi giới phân tích quân sự phương Tây tỏ ra hoài nghi về khả năng của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc thì giới phân tích quân sự Nga lại có một cái nhìn khác về loại tên lửa này. Trang Topwar của Nga đã đăng tải bài viết của tác giả Oleg Kaptsov cho thấy điều đó.
Tác giả cho rằng, sự phát triển của DF-21D rất giống với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung chiến lược MGM-31C Pershing II của Mỹ, được triển khai để đối phó với Liên Xô vào năm 1983. Đây là một tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn hai giai đoạn được chế tạo với công nghệ hàng đầu thế giới vào thời điểm đó.
Báo Nga đánh giá cao tính năng của tên lửa đạn đạo DF-21D.
Báo Nga đánh giá cao tính năng của tên lửa đạn đạo DF-21D.
Tên lửa Pershing II có tầm bắn 1.770km, điểm tạo nên sự đáng sợ của loại tên lửa này là tốc độ rất nhanh và độ chính xác cao. Tên lửa chỉ mất 10 phút để tấn công Moscow với bán kính lệch mục tiêu CEP chỉ khoảng 30m.
MGM-31C Pershing II có cơ chế dẫn hướng rất phức tạp và tinh vi, giai đoạn đầu tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính. Tên lửa sẽ đạt độ cao khoảng 300km sau đó sẽ quay trở lại bầu khí quyển. Hệ thống dẫn hướng con quay laser hồi chuyển sẽ tiếp tục hướng tên lửa đến mục tiêu.
Khi ở độ cao cách mặt đất 15km, tên lửa sẽ kích hoạt radardẫn đường kỹ thuật số để khóa mục tiêu. Sự đáng sợ của tên lửa Pershing II đã trở thành chủ đề nóng trong các cuộc đàm phán Xô-Mỹ những năm 1980. Tên lửa này sau đó đã được loại bỏ khỏi nhiệm vụ sau khi Mỹ-Xô ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung INF vào năm 1988.
Trung Quốc không hề ảo tưởng
Ngày nay tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc cũng có thiết kế và công nghệ dẫn hướng tương tự như MGM-31C Pershing II. Mặc dù có thể DF-21D có thể không tinh vi bằng Pershing II nhưng điều đó cho thấy rằng Trung Quốc không hề lừa gạt.
Loại tên lửa như vậy đã xuất hiện cách đây 30 năm và đã chứng tỏ khả năng ứng dụng thực tế rất cao. Ý tưởng tạo ra loại tên lửa đạn đạo chống hạm được phát sinh trong quá trình nâng cấp tên lửa DF-21 vào năm 1996. Các báo cáo của Lầu Năm Góc cho thấy, chương trình phát triển DF-21D được triển khai theo hướng của chương trình Pershing II những năm 1980.
Hình ảnh được cho là kết quả thử nghiệm đánh trúng mục tiêu với độ chính xác rất cao của tên lửa DF-21D tại một căn cứ ở sa mạc Gobi.
Hình ảnh được cho là kết quả thử nghiệm đánh trúng mục tiêu với độ chính xác rất cao của tên lửa DF-21D tại một căn cứ ở sa mạc Gobi.
DF-21D sử dụng hệ thống dẫn hướng tương tự như Pershing II của Mỹ với dẫn hướng quán tính ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa được dẫn hướng kết hợp với hệ thống con quay laser hồi chuyển và giai đoạn cuối sử dụng radar dẫn đường kỹ thuật số. Tên lửa có chiều dài khoảng 10 mét, trọng lượng phóng khoảng 15 tấn, tầm bắn khoảng 1.450km, bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng 40 m.
Chương trình DF-21D đã tạo ra những thách thức rất lớn cho hệ thống đánh chặn trên các chiến hạm của Mỹ. Một tên lửa đạn đạo di chuyển trong không gian gần của trái đất thường có tốc độ rất, cao gấp 7-8 lần vận tốc âm thanh. Mặc dù tầm bắn khá xa nhưng thời gian để đến mục tiêu nhanh hơn nhiều so với tên lửa hành trình.
Điểm đáng sợ nữa là một tên lửa đạn đạo tầm trung với tốc độ siêu thanh nên gần như không thể đánh chặn. Dù hệ thống đánh chặn của Mỹ có tên lửa RIM-161 SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở quỹ đạo thấp, nhưng vẫn không đủ độ tin cậy để chống lại DF-21D của Trung Quốc. Lý do rất đơn giản là có quá ít thời gian để hệ thống Aegis của Mỹ có thể phát hiện tên lửa DF-21D ngay khi nó vừa được phóng lên. Tên lửa chỉ mất khoảng 10 phút để chạm mục tiêu ở cự ly xa nhất, với thời gian như vậy là quá ngắn đối với bất kỳ hệ thống đánh chặn nào.
Ngay cả trong điều kiện lý tưởng, các tàu sân bay của Mỹ chạy hết tốc độ tối đa 56km/h thì thời gian vẫn không đủ để làm lệch vị trí của mình so với vị trí mà tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã nhắm mục tiêu từ trước.
Hệ thống dẫn đường cho DF-21D cũng đang được Trung Quốc hoàn thiện. Theo các số liệu của tình báo Mỹ, từ năm 2006 đến nay Bắc Kinh đã đưa 18 vệ tinh vào hoạt động. Hàng loạt các radar khẩu độ tổng hợp mới đã được đưa vào sử dụng cùng các hệ thống quang điện tinh vi.
Hệ thống giám sát không gian này có thể cung cấp hình ảnh về các mục tiêu di chuyển trên biển. Các hệ thống radar giám sát có thể độc lập phát hiện mục tiêu trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Những hệ thống này là những đôi mắt sắc bén dẫn đường cho DF-21D.
Chớ coi thường Trung Quốc
Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nói riêng và công nghiệp của đất nước này nói chung đang có những bước phát triển vượt bậc. Họ đã xây dựng cảng biển lớn nhất, hiện đại nhất thế giới ở Thượng Hải, mở đường sắt tốc độ cao xuyên qua Tây Tạng, xây dựng những tòa nhà chọc trời.
Cơ chế dẫn đường của DF-21D tương tự như tên lửa đạn đạo Pershing II của Mỹ nên không thể xem thường loại tên lửa này.
Cơ chế dẫn đường của DF-21D tương tự như tên lửa đạn đạo Pershing II của Mỹ nên không thể xem thường loại tên lửa này.
Về mặt công nghệ quốc phòng, họ đã sao chép thành công S-300, Su-33, Su-27SK, Su-30MK2 của Nga, sao chép tính năng của tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, hoàn thành việc cải tạo tàu sân bay Varyag của Liên Xô, xây dựng tàu ngầm hạt nhân chiến lược, khởi động tàu vũ trụ và robot.
Họ đã gần đạt đến mức công nghệ của Mỹ và châu Âu, họ là nước gia công linh kiện điện tử hàng đầu thế giới cho các tập đoàn lớn trên thế giới như Apple, IBM.. Họ sao chép gần như mọi thứ trên thế giới này lấy đó làm cơ sở để tạo ra những sản phẩm riêng của mình.
Nếu họ đã sao chép được gần như mọi thứ thì không có lý do gì họ không sao chép được tính năng của tên lửa Pershing II trong thiết kế của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét