Những công nghệ quân sự mà Nga - Mỹ yếu kém nhất
(Genk.vn) - Mặc dù là 2 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới trong một thời gian dài, nhưng cả Mỹ và Nga không phải lúc nào cũng là nước dẫn đầu trong công nghệ quân sự.
- Nga hoàn thiện tên lửa “siêu sát thủ” trang bị chiến cơ thế hệ 5
- Uy lực súng phóng lựu chống 'biển người' Milkor MGL
- Điểm mặt những khẩu tiểu liên nổi tiếng nhất từ trước tới nay (Phần I)
- Beretta ARX-160: Siêu súng trường tấn công của người lính tương lai
Mặc dù là 2 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới trong 1 thời gian dài, nhưng cả Mỹ và Nga không phải lúc nào cũng là nước dẫn đầu trong công nghệ quân sự. Sau đây là một số lĩnh vực tiêu biểu mà 2 siêu cường này không thể nắm giữ vị trí số 1.
Dưới đây là một số lĩnh vực tiêu biểu mà 2 siêu cường này không thể nắm giữ vị trí số 1:
1. Súng ngắn
Trong gần như suốt thế kỷ 20, mẫu súng ngắn tiêu chuẩn của quân đội Mỹ là khẩu M1911, một thiết kế của người Mỹ. Tuy nhiên, từ đầu những năm 90, M1911 bị thay thế bởi khẩu M9 của Beretta, một hãng sản xuất vũ khí cá nhân của Ý ra đời từ năm 1526, nghĩa là còn lâu đời hơn chính nước Mỹ. So với M1911, M9 có thiết kế hiện đại và nhẹ hơn. Nó sử dụng loại đạn 9mm có sức công phá thấp hơn của M1911, nhưng nhờ vậy cũng làm tăng độ chính xác do sức giật thấp hơn. Ngoài ra, hộp tiếp đạn của M9 có thể chứa 15 viên, thay vì 7 viên của M1911.
Beretta M9
Ngoài Beretta, châu Âu còn có nhiều hãng danh tiếng khác với những mẫu súng ngắn được sử dụng rộng rãi trong các lực lượng quân đội và cảnh sát toàn thế giới, như SIG Sauer, H&K của Đức, Glock của Áo, FN của Bỉ.
Vừa qua Nga có ý định đặt mua các mẫu Glock 17 và Glock 26 để trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm của mình. Tuy nhiên phi vụ này đã trở thành một scandal lớn khi truyền thông phát hiện ra giá trị của hợp đồng lên đến 6.000 USD một khẩu, trong khi thông thường con số này chỉ khoảng 1.500 USD. Báo giới nước này gọi đây là những khẩu súng làm bằng vàng. Bộ Quốc Phòng Nga sau đó đã phải hủy bỏ kế hoạch này và phó giám đốc phụ trách các hợp đồng quốc phòng, Alexander Dombrowsk, phải từ chức.
Glock 17 là một trong những mẫu súng ngắn được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới
Pháo tự hành
Loại pháo tự hành mà Mỹ đang sử dụng hiện nay, M109 Paladin, được thiết kế từ những năm 60 của thế kỷ trước, và mặc dù đã được nâng cấp nhiều lần nhưng nhìn chung là đã khá lạc hậu. Nga hiện đang sử dụng pháo tự hành MSTA-S 2S19. Nó ra đời sau M109 khá lâu, từ năm 1989, và vẫn là một loại vũ khí đáng sợ, như đã được chứng minh trong các cuộc chiến ở Chechnya. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều hạn chế khi so với những mẫu pháo tự hành hiện đại ra đời sau này, đặc biệt là tại châu Âu.
MSTA-S 2S19
Một đặc điểm của pháo tự hành hiện đại là khả năng bắn liên tiếp nhiều phát đạn nhưng sẽ đến mục tiêu cùng lúc, bằng cách thay đổi góc bắn và lượng thuốc đẩy sau mỗi lần khai hỏa. Viên đạn được bắn với góc cao hơn sẽ mất nhiều thời gian để đến mục tiêu hơn. Tiêu biểu là PzH 2000 do Đức sản xuất. Nó có thể bắn ra 5 viên đạn đến mục tiêu cùng lúc. Hay như Archer của Thụy Điển và G6 của Nam Phi, chúng có thể bắn phá mục tiêu với 6 phát đạn cùng lúc.
PzH 2000 tác chiến tại Afghanistan
Một xu hướng mới khác hiện nay là phát triển pháo tự hành trên bánh hơi thay vì bánh xích. Tiêu biểu là mẫu Archer, Caesar của Pháp, và G6 của Nam Phi. Xe bánh hơi tất nhiên có khả năng vượt địa hình kém hơn xe bánh xích. Nhưng ngược lại nó có chi phí vận hành thấp và gọn nhẹ hơn, giúp tăng tính cơ động. Một khẩu Caesar có trọng lượng chỉ 18 tấn, cho phép nó có thể được chuyên chở bên trong một chiếc C-130.
Pháo tự hành Archer
Ngoài ra, những mẫu pháo tự hành hiện nay được ứng dụng nhiều công nghệ tự động, cho phép giảm quy mô tổ lái chỉ còn từ 3-4 người, thay vì 5 như ở MSTA-S 2S19.
Pháo tự hành Caesar tham chiến tại Afghanistan
3. Súng tiểu liên
Loại nổi tiếng nhất trong thời kì sau Thế chiến thứ 2 chắc chắn là khẩu Uzi của Israel. Với ưu điểm nhỏ gọn, đơn giản, dễ chế tạo và sửa chữa, Uzi nhanh chóng trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới, và được sử dụng rộng rãi trong các lực lượng quân đội, an ninh, cảnh sát của trên 90 quốc gia, với trên 10 triệu khẩu đã được xuất khẩu.
Mật vụ Mỹ với khẩu Uzi khi Tổng thống Reagan bị bắn ngày 30/03/1981
Các hãng sản xuất súng quen thuộc ở châu Âu cũng chiếm lĩnh thị trường với những thiết kế của riêng mình. Nổi bật nhất là mẫu MP5 của H&K, Đức. Nó là một trong những mẫu súng thông dụng nhất trên thế giới với hơn 100 phiên bản khác nhau. Với ưu điểm gọn nhẹ, chính xác, và đặc biệt là độ tin cậy cao, MP5 được sử dụng rộng rãi trong các đơn vị quân đội và cảnh sát, đặc biệt là trong vai trò vũ khí cận chiến. Điểm yếu đáng kể nhất của nó là sức xuyên kém. Tuy nhiên, trong một số tình huống, như giải cứu con tin trong không gian hẹp, đây lại là ưu điểm vì có thể đảm bảo đạn không đi xuyên qua mục tiêu và làm hại con tin gần đó.
MP5 được dùng rộng rãi trong cận chiến
Các nhà sản xuất châu Âu cũng tiên phong trong việc phát triển các thế hệ tiểu liên mới. Tiêu biểu nhất là MP7, cũng của H&K, và P90 của FN, Bỉ. Chúng có điểm chung là được thiết kế đặc biệt để xuyên thủng áo giáp, một điểm yếu của các loại tiểu liên truyền thống.
MP7 được phát triển để thay thế MP5
4. Hệ thống phòng vệ chủ động
Trong khi đó, Israel lại là một quốc gia có dân số rất nhỏ, và thiết giáp đóng vai trò trung tâm trong tác chiến trên bộ của nước này. Do đó, Israel rất coi trọng an toàn của các tổ lái xe tăng.
Trophy, hệ thống phòng vệ chủ động do nước này phát triển, được thiết kế để có thể chống lại tên lửa có điều khiển và không điều khiển (RPG), và thậm chí cả đạn chống tăng hiệu ứng nổ từ xe tăng khác. Ngoài ra, nó cũng có thể bảo vệ 360 độ quanh xe tăng thay vì chỉ một phần như các hệ thống trước đây. Đây cũng là hệ thống đầu tiên hoạt động thành công trên thực tế chiến trường. Dựa trên thành công đó, Israel tiếp tục phát triển các hệ thống tân tiến hơn, như Iron Fist, hay Fliker, một hệ thống tương tự dành cho trực thăng. Hiện nay, Israel vẫn là nước duy nhất trang bị rộng rãi hệ thống phòng vệ chủ động cho lực lượng thiết giáp của mình.
Trophy trang bị trên xe tăng Merkava 4
Một cuộc thử nghiệm của Fliker, hệ thống phòng vệ chủ động cho trực thăng
5. Tàu ngầm diesel-điện
Nước Mỹ từ lâu đã không còn sản xuất tàu ngầm diesel-điện, trong khi đó Nga vẫn có át chủ bài Kilo khá thành công trên thị trường vũ khí quốc tế. Tuy nhiên, các nước Châu Âu hiện nay vẫn đang nắm giữ vai trò tiên phong trong lĩnh vực này. Đặc biệt là ứng dụng của công nghệ pin nhiên liệu trong hệ thống cung cấp năng lượng chu trình kín.
Tàu ngầm lớp Oyashio, Nhật Bản
Những thế hệ tàu ngầm mới của Châu Âu như Scorpene của Pháp, U-212 của Đức, S-80 của Tây Ban Nha…khi vận hành bằng pin nhiên liệu có độ ồn cực thấp, do có rất ít bộ phận cơ khí chuyển động. Những tàu ngầm này thường giành phần thắng mỗi khi tham gia tập trận trong khối NATO hoặc với Hải quân Mỹ. Nhật Bản cũng là một nước dẫn đầu trong lĩnh vực này, mặc dù ít được nhắc đến. Tàu ngầm loại Oyashio của Nhật, nhờ vào kích thước lớn của mình, có thể được trang bị hệ thống điều khiển tác chiến gần tương tự như của các tàu ngầm hạt nhân.
Tàu ngầm lớp U212
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét