Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

'Quái vật biển khơi' của Mỹ chực nuốt chửng tàu ngầm Trung Quốc

(Soha.vn) - Không chỉ có lực lượng tàu mặt nước hùng hậu và dàn vũ khí khủng để phong tỏa Trung Quốc, Mỹ còn lập ra một vòng vây dưới đáy biển sâu bằng những tàu ngầm hạt nhân được mệnh danh là "quái vật biển khơi".

Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất USS Michigan của Mỹ đã tới Yokosuka
Việc Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân lớn nhất tại Nhật Bản trong bối cảnh Mỹ-Nhật-Hàn chuẩn bị tổ chức diễn tập quy mô lớn đã gây chú ý. Hành động này được coi là để răn đe Trung Quốc trước những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku.
 Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Hải quân Mỹ USS Michigan.
Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Hải quân Mỹ USS Michigan.
Ngày 19/6/2013, mạng “Japan News Network” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình được cải tạo từ tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, đặt tên là USS Michigan, dài 170 m được tái triển khai tại căn cứ Yokosuka. Đây cũng là tàu ngầm hạt nhân có trọng lượng lớn nhất hiện nay của quân Mỹ.
Bên trong tàu ngầm có 4 tầng, có một lò phản ứng hạt nhân. Thủy thủ đoàn là 150 người, trong đó có 66 lính đặc nhiệm của hải quân “SEALS”.
Tàu ngầm Trung Quốc bị vây bởi tàu ngầm Mỹ
 
Tàu ngầm hạt nhân này mang theo 8 quả ngư lôi và 150 tên lửa hành trình. Trên boong tàu có lối ra vào đặc biệt dành cho lực lượng đặc nhiệm.
Sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân lớn nhất tại căn cứ Yokosuka cùng các hoạt động tập trận với Quân đội Nhật Bản và Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải thực sự là một tín hiệu quá rõ ràng của Mỹ đối với Trung Quốc.
Tàu ngầm Trung Quốc bị vây bởi tàu ngầm Mỹ
 
Tàu ngầm Trung Quốc bị vây bởi tàu ngầm Mỹ
 
Tàu ngầm Trung Quốc bị vây bởi tàu ngầm Mỹ
 
Tàu ngầm Trung Quốc bị vây bởi tàu ngầm Mỹ
 
 Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân USS Michigan
Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân USS Michigan
Tàu ngầm Los Angeles – luôn thường trực trước cửa Trung Quốc
Bên cạnh tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio USS Michigan, hạm đội 7 còn sở hữu 3 tàu ngầm tấn công chạy động cơ hạt nhân lớp Los Angeles (USS Oklahoma City, USS Chicago, USS Buffalo thuộc Liên đội tàu ngầm số 15 đóng tại quần đảo Guam luân phiên tới căn cứ Yokosuka, Nhật Bản).
Tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm lớp Los Angeles của Mỹ được mệnh danh là "Kẻ hủy diệt' êm nhất thế giới. Mỗi tàu ngầm lớp này được trang bị vũ khí đầy mình
Tên dự án: 688, 688i (improved 668) thuộc lớp tàu theo NATO: Los Angeles. Tốc độ trên mặt nước: Đến 17 hải lý/h. Tốc độ lặn ngầm: 30 hải lý/h, 35 hải lý/h cực đại trong thời gian ngắn. Độ sâu lặn ngầm: 250-280 m. Độ sâu giới hạn: 450 m. Thủy thủ đoàn: 14 sĩ quan và 127 thủy thủ.
Cấu trúc thiết kế: Tàu được thiết kế theo phương pháp 1 vỏ, bao gồm 1 thân ống hình trụ (dài hơn 50% vỏ tàu) phần mũi tàu và đuôi tàu được thiết kế dang vỏ cầu parabol, được lắp các bồn nước dằn tàu, số lượng bồn nước dằn tàu có thể thay thế được là 4 bồn. Lượng giãn nước trên mặt nước : 6082-6330 tấn. Lượng giãn nước khi lặn: 6927-7177 tấn. Chiều dài thân tàu: 109,7 m. Chiều rộng thân tàu : 10,1 m. Mức ngấn nước khi nổi: 9,4 m
Tên lửa hành trình là vũ khí chủ yếu của tàu ngầm Los Angeles. Những tàu ngầm lớp Los Angeles được đóng từ năm 1982 được lắp đặt 12 ống phóng tên lửa Tomahawk thẳng đứng, đồng thời lắp đặt hệ thống điều hành tác chiến CCS Mark 2.
Tàu có lượng giãn nước 6.927 tấn (dưới mặt nước), dài 110m, rộng 10m, thủy thủ đoàn 129 người, tốc độ 20 hải lý/h, lặn sâu 290m. Tàu ngầm lớp "Los Angeles" được trang bị lò phản ứng nước nhẹ áp lực GE PWR S6G, 26 MW, được phát triển bởi tập đoàn General Electric. Tàu có một động cơ phụ trợ công suất 242 kW. Thời gian hoạt động của các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng là 13 năm - vượt xa thời gian hoạt động của các thanh nhiên liệu trong các lò phản ứng loại khác khoảng 6-7 năm.
Tàu ngầm Trung Quốc bị vây bởi tàu ngầm Mỹ
 
 Tàu ngầm tấn công chạy động cơ hạt nhân USS Oklahoma City.
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ hạt nhân USS Oklahoma City.
Với năng lượng hạt nhân, con tàu có thể di chuyển khắp nơi trên thế giới. Gới hạn duy nhất mà nó khó vượt qua là vấn đề đảm bảo lương thực. Vì lẽ đó, trung bình còn tàu hoạt động liên tục trên biển chỉ 90 ngày.
Los Angeles thiết kế 4 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm và hệ thống ống phóng thẳng đứng (12 ống) có thể bắn:
- Ngư lôi hạng nặng Mk-48 ADCAP có tầm bắn 40-50 km, tốc độ 55 hải lý/h, xuyên sâu xuống mặt nước 800m, lắp đầu đạn nặng 295kg.
- Biến thể tên lửa hành trình đối đất phóng từ tàu ngầm Tomahawk Block 3 đạt tầm bắn lên tới 3.100km. Tên lửa Tomahawk được trang bị cho tàu ngầm nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước. Các tàu ngầm này vẫn duy trì khả năng phóng tên lửa qua ống phóng ngư lôi. Các tên lửa Tomahawk tấn công mục tiêu trên bờ có tầm bắn lên đến 2.500 km (phiên bản mang đầu đạn hạt nhân), 1600 km mang đầu đạn nổ thường. Hê thống TAINS (Tercom Aided Inertial Navigation System - Phiên bản bán tự động dẫn đường quán tính của hệ thống TERCOM) điều khiển tên lửa bay đến mục tiêu với vận tốc cận âm và độ cao so với mặt đất từ 20 đến 100 m. Tên lửa chống tàu Tomahawk được lắp đặt hệ thống điều khiển dẫn đường quán tính, được trang bị đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn đến 450 km.
- Tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon. Các tên lửa chống tàu Harpoon nâng cấp dành cho tàu ngầm được lắp đặt đầu đạn tự dẫn radar chủ động và khối nổ mạnh 225 kg. Tầm bắn của tên lửa chống tàu Harpoon với tốc độ bay của tên lửa cận âm là 70 km.
Tàu được lắp đặt 4 ống phòng tên lửa 533-mm được sử dụng để phóng ngư lôi Mk.46, Mk.48, và tên lửa chống tàu Harpoon (6-8 tên lửa).
 Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles được trang bị vũ khí khủng
Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles được trang bị vũ khí khủng
 Tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon
Tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon
 
 Tên lửa hành trình đối đất phóng từ tàu ngầm Tomahawk Block 3
Tên lửa hành trình đối đất phóng từ tàu ngầm Tomahawk Block 3
 Ngư lôi hạng nặng Mk-48 ADCAP có tầm bắn 40-50 km, tốc độ 55 hải lý/h, xuyên sâu xuống mặt nước 800m, lắp đầu đạn nặng 295kg.
Ngư lôi hạng nặng Mk-48 ADCAP có tầm bắn 40-50 km, tốc độ 55 hải lý/h, xuyên sâu xuống mặt nước 800m, lắp đầu đạn nặng 295kg.
 Hình ảnh một lần thử nghiệm ngư lôi hạng nặng Mk-48 ADCAP
Hình ảnh một lần thử nghiệm ngư lôi hạng nặng Mk-48 ADCAP
 Lắp đặt ngư lôi hạng nặng Mk-48 ADCAP có tầm bắn 40-50 km, tốc độ 55 hải lý/h, xuyên sâu xuống mặt nước 800m, lắp đầu đạn nặng 295kg lên tàu ngầm USS Oklahoma City
Lắp đặt ngư lôi Mk-48 ADCAP lên tàu ngầm USS Oklahoma City
Trang thiết bị tác chiến điện tử: Tàu ngầm được trang bị hệ thống tìm kiếm BRD-7, Hệ thống phát hiện, định danh và phân loại mục tiêu trên sóng radio dưới nước WLR-1H và WLR-8(v)2, hệ thống phát hiện và định danh, chủng loại mục tiêu đài phát radar WLR-10. Hiện nay, hải quân Mỹ đang tiến hành thử nghiệm hệ thống phát hiện đài sonar và tác chiến điện tử, gây nhiễu, tín hiệu giả AN/WLY-1 để thay thế cho thiết bị WLR-9A/12. Tàu ngầm được trang bị ống phóng ngư lôi mồi «Mark 2».
Tàu ngầm lớp "Los Angeles" được trang bị một số lượng lớn các thiết bị dò tìm sonar và các cảm biến âm thụ động để trinh sát phát hiện và tìm mục tiêu bằng thủy âm thanh: ăng-ten kéo TV-23/29 và an ten thu sonar thủy âm bên sườn tàu tần số thấp thụ động BQG 5D/E, sonar cao tần siêu âm hoạt động hoạt động trong tầm ngắn Ametek BQS 15 được sử dụng để phát hiện các tảng băng trôi ngầm, sonar siêu âm cao tần MIDAS (Mine and Ice Detection Avoidance System - hệ thống tìm kiếm, phát hiện và tránh các tảng băng đá và thủy lôi), sonar chế độ chủ động tìm kiếm tàu ngầm Raytheon SADS-TG.
Như vậy, với kho vũ khí này, Los Angeles có khả năng tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu dưới mặt biển, trên mặt biển và trên đất liền (ở khoảng cách cực xa).
Với dàn tàu ngầm khủng luôn thường trực trên các của ngõ yết hầu của vùng Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đang hầu như phong tỏa và nắm bắt mọi động tĩnh của hạm đội tàu ngầm khá là đông đảo nhưng lạc hậu của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét