Siêu chiến hạm tương lai chạy hoàn toàn bằng điện ADVANSEA
(GenK.vn) - Công ty đóng tàu Pháp DCNS đã công bố kế hoạch phát triển dòng chiến hạm Advansea mới hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng điện.
- Tàu ngầm Kilo Việt Nam so tài với "quái vật" số 1 Hải quân TQ
- Khám phá sức mạnh tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới Akula
- Khám phá sức mạnh tàu ngầm Kilo của Việt Nam
- Nợ tiền sữa, Nga muốn trả bằng... tàu ngầm, máy bay chiến đấu
- Điểm danh những chiến hạm uy lực nhất
Công ty đóng tàu Pháp DCNS đã công bố kế hoạch phát triển dòng chiến hạm Advansea mới hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng điện. Theo hãng tin địa phương Mer Et Marine, mô hình của dòng chiến hạm chạy điện mới nói trên đã được DCNS trưng bày tại hội chợ Euronaval-2010. Hiện tại, thời điểm DCNS sẽ tiến hành thử nghiệm mẫu chiến hạm Advansea mới này vẫn chưa được hé lộ. Tuy nhiên theo dự kiến, quá trình phát triển dòng chiến hạm Advansea sẽ kéo dài trong 15 năm tới.
ADVANSEA là viết tắt của cụm từ All-electric Networked ship for SEA dominance - tàu chiến giành ưu thế trên biển tiên tiến chạy hoàn toàn bằng điện. Theo các thông tin ban đầu, mẫu thử của chiến hạm Advansea sẽ có chiều dài 120 mm và nặng khoảng 4.000 tấn. Tốc độ tối đa mà lớp tàu này có thể đạt được là 28 hải lý/giờ. Để cung cấp năng lượng cho các hệ thống trên tàu làm việc, Advansea sẽ được trang bị máy phát điện có công suất 20 Megawatt. Ngoài ra, chiến hạm Advansea sẽ có hai boong phục vụ hoạt động của các trực thăng và máy bay không người lái.
Thoạt nhìn, đây là chiến hạm hiện đại thông thường với hình dáng bề ngoài giống với các chiến hạm tàng hình, tuy nhiên điều thú vị nằm bên trong cấu tạo của con tàu. Việc sử dụng rộng rãi trong hạm đội các hệ thống chạy điện từ lâu chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Vì thế mà chiếc tàu dài chiến này sẽ chuyển động bằng các động cơ điện. Tuy nhiên, chúng sẽ được cấp nguồn không phải từ máy phát điện đấu với một động cơ turbine khí chẳng hạn, mà là từ các acquy.
Chắc chắn đó sẽ là các acquy với chất điện phân polymer rắn, mặc dù cho đến lúc đóng tàu thì chủng loại acquy cũng có thể thay đổi. Ngoài ra, không loại trừ khả năng các acquy dù là tiên tiến gấp 3 lần sẽ bị loại bỏ để thay bằng các động cơ cũ quen thuộc với các máy phát.
DCNS đã công bố một tàu chiến chạy điện ví dụ tiêu thụ khoảng 20 MW. Xuất phát từ con số này thì các acquy không phải là phương án động cơ thật thực tế. Chả lẽ người Pháp sẽ làm được cú đột phá nào đó trong khoa học và công nghệ hay như họ cam kết là sẽ sử dụng hiện tượng siêu dẫn trong các động cơ.
Về chức năng, ADVANSEA là tàu frigate và được trang bị vũ khí tương ứng. Trong phần thượng tầng bố trí các giếng phóng tên lửa các loại và một hangar nhỏ chứa các UAV với một thanh máy để đưa UAV lên sân cất cánh phía trên nóc phần thượng tầng. Trên đuôi tàu còn có một sân cất cánh cỡ nhỏ nữa dùng cho các trực thăng và máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng nếu khách hàng có các máy bay này.
Hệ thống vũ khí trên chiến hạm Advansea sẽ là các tổ hợp súng laser với khả năng biến xung. Ngoài ra, chiến hạm chạy điện mới còn được trang bị hải pháo ray điện từ trường. Việc trang bị các loại vũ khí điện từ mới sẽ giúp chiếm hạm Advansea mang được nhiều đạn hơn do không cần chở theo thuốc phóng (thuốc nổ) như các dòng hải pháo cổ điển hiện nay.
Bên cạnh các loại vũ khí mới, Advansea vẫn được trang bị các tổ hợp tên lửa đặt trong ống phóng thẳng đứng. Để đồng bộ với hệ thống vũ khí mới, chiến hạm chạy bằng năng lượng điện của Pháp sẽ được trang bị hệ thống radar đa nhiệm, đối kháng điện tử và thông tin liên lạc hoàn toàn mới.
Theo DCNS, việc chế tạo chiến hạm Advansea sẽ được áp dụng 3 công nghệ mang tính đột phá mới. Thứ nhất là hệ thống động lực của tàu được chế tạo nhờ áp dụng công nghệ siêu dẫn cho phép tăng 50% sức mạnh, trong khi đó lại giảm kích thước động cơ. Thứ hai là việc thiết kế “kho” năng lượng trên tàu, đây sẽ là nới cung cấp nguồn năng lượng không chỉ đủ cho động cơ, mà còn đảm bảo khả năng “nạp đạn” nhanh cho các tổ hợp vũ khí điện từ. Cuối cùng, Advansea sẽ được trang bị hệ thống quản lý việc cung ứng năng lượng cho các bộ phận trên tàu theo mốc thời gian thực.
Để đạt được những kết quả dự định, nhà thiết phải giải quyết cả nhóm nhiệm vụ mà theo DCNS xác định là:
- Động cơ. Với kích thước nhỏ, nó phải có công suất lớn. Để làm được việc đó, các kỹ sư dự định ứng dụng các công nghệ mới, kể cả những công nghệ hiện chỉ gặp trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Thiết bị năng lượng. Các acquy phải có dung tích và công suất phù hợp, điều dặc biệt quan trọng nếu xét đến các loại vũ khí trang bị cho tàu được công bố.
- Hệ thống điều khiển mới. ADVANSEA có cấu trúc các hệ thống trên tàu cực kỳ cách tân, nên đòi hỏi cách tiếp cận không kém mới đối với vấn đề tự động hóa và điều khiển nó. Các nhà thiết kế tàu cho rằng, đây sẽ là nhiệm vụ đơn giản nhất trong các nhiệm vụ đặt ra cho họ.
Trước những khó khăn mà ADVANSEA vấp phải, cần lưu ý một điều là trong vài năm gần đây đã đạt được tiến bộ nhất định trong lĩnh vực thiết bị laser hạm tàu. Tuy nhiên, với pháo ray điện từ và các thiết bị điện từ khác, tình hình tồi tệ hơn. Các thử nghiệm đầu tiên đối với pháo ray bố trí trên tàu được ấn định vào tận năm 2018. Liệu Pháp có kịp có được các vũ khí như vậy đúng hạn cần thiết hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét