Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

SIGMA-Chiến hạm phòng không đỉnh cao của Việt Nam trên Biển Đông

(Soha.vn) - Hai tàu hộ tống tên lửa tàng hình SIGMA 9814 được trang bị hệ thống các ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không MICA sẽ là "con át chủ bài" phòng không trên

Như thông tin đã đưa hôm 23/8, báo chí Hà Lan nói rằng nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD).
SIGMA - Chiến hạm phòng không đỉnh cao của Hải quân Việt Nam trên Biển Đông
 
Về chương trình đóng tàu SIGMA, Damen không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng theo đánh giá của truyền thông Hà Lan, có khả năng một trong hai tàu SIGMA đầu tiên sẽ được đóng ở Hà Lan và chiếc thứ hai sẽ được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ.
Trước đây, truyền thông Hà Lan từng đưa tin Việt Nam có thể mua 4 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, trong đó 2 chiếc được đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng ở Việt Nam. Nhưng một thông tin chính thức về thương vụ mua tàu chiến SIGMA của Việt Nam (số lượng giảm còn 2 chiếc) mới chỉ được nhà máy đóng tàu Damen của Hà Lan tiết lộ vào ngày hôm qua (23/8).
Ngay lập tức, "tin vui" này đã nhận được sự quan tâm lớn của người dân Việt Nam, bởi SIGMA được đánh giá là một trong những chiến hạm trang bị những công nghệ "đỉnh cao" của Hà Lan, nó đánh dấu lần đầu tiên Hải quân Việt Nam được tiếp cận với công nghệ tàu chiến và các hệ thống vũ khí hiện đại của phương Tây.
Các thông tin về các phiên bản tàu chiến lớp SIGMA được Hà Lan xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác đều có thông số kỹ thuật đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, biến thể SIGMA mới nhất là đề án 9814 cho Hải quân Việt Nam mới chỉ được Damen "hé lộ" một phần thông số kỹ thuật với chiều dài 98m và rộng 14m. Tàu được trang bị vũ khí mạnh bao gồm một pháo bắn nhanh Oto Melara, tên lửa chống tàu và hệ thống tên lửa phòng không đặt trong các ống phóng thẳng đứng (VLS) MICA cùng các hệ thống radar, các cảm biến, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống chỉ huy, điều khiển trên tàu do Thales phát triển.
Nhiều tờ báo Việt Nam dự đoán rằng, tên lửa chống tàu được trang bị cho SIGMA 9814 của Việt Nam có thể là tên lửa của Nga (Kh-35 Uran-E) bởi Việt Nam có truyền thống lâu dài sử dụng loại tên lửa này. Hoặc đó cũng có thể chính là biến thể của Kh-35 Uran E được liên doanh chế tạo tên lửa Nga – Việt hợp tác sản xuất mà báo chí Nga đã tiết lộ vào năm ngoái. Nhưng cũng không loại trừ khả năng nó sẽ dùng tên lửa do các nước Tây Âu chế tạo (hiện các tàu Sigma 9113 của Indonesia đang sử dụng tên lửa chống tàu Exocet của Pháp). 
Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA có tầm bắn xa 25km
Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA có tầm bắn xa 25km
Tuy nhiên, khoan nói tới vũ khí chống tàu, bởi hệ thống vũ khí đáng chú ý nhất cũng như Hải quân Việt Nam cần nhất hiện nay là tên lửa phòng không trên hạm, mà theo Damen cho biết đó là hệ thống tên lửa hạm - đối - không MICA do Tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển. Vậy, hệ thống tên lửa phòng không MICA có khả năng gì và tầm quan trọng ra sao trong Hải quân Việt Nam?
MICA - Át chủ bài phòng không trên Biển Đông
Biến thể hệ thống tên lửa MICA cho hải quân (VL MICA) được thiết kế để tham gia các nhiệm vụ phòng không trên hạm, tiêu diệt máy bay chiến đấu, trực thăng và các phương tiện bay không người lái của đối phương. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng của VL MICA là hệ thống này có khả năng phòng thủ rất cao khi hoạt động trong đội hình tác chiến của một hạm đội. Tất cả các mối đe dọa như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình, bom thông minh... đều là mục tiêu đánh chặn của VL MICA.
Mô đun VLS cho hệ thống tên lửa MICA trên tàu chiến SIGMA của Hà Lan
Mô đun VLS cho hệ thống tên lửa MICA trên tàu chiến SIGMA của Hà Lan
Hệ thống này được triển khai thành các block ống phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu chiến và có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mục tiêu trên không. Đạn tên lửa của hệ thống sử dụng 2 đầu dò "tinh vi" là radar xung doppler hoặc đầu dò hồng ngoại thụ động (IR&RF). Tên lửa hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", sử dụng hệ dẫn đường quán tính trong giai đoạn giữa và liên tục cập nhật vị trí mục tiêu trong quá trình bay, tạo ra khả năng tấn công linh hoạt với hiệu suất cao.
Radar của hệ thống VL MICA có vùng phủ không gian 360 độ, phát hiện đồng thời 200 mục tiêu trên không trong cự li 80km và sau đó ra lệnh cho tên lửa tấn công trong phạm vi lên tới 25km và có thể xa hơn thế. Các thử nghiệm gần đây được Quân đội Pháp thực hiện cho thấy tên lửa MICA đạt hiệu suất đánh chặn mục tiêu mà không hệ thống tương tự nào sánh được.
VL MICA sở hữu thiết kế mô đun rất nhỏ gọn (không cần hệ thống radar bám mục tiêu, sử dụng radar giám sát không gian trên tàu thay cho radar riêng của hệ thống) cho phép dễ dàng lắp đặt lên các tàu chiến có chiều ngang lớn, trong đó có tàu chiến SIGMA 9814 của Việt Nam.
Như vậy, đánh giá một cách tổng thể, hệ thống phòng không tầm ngắn VL MICA có khả năng tấn công các tấn công tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, đảm bảo bảo vệ hạm đội tác chiến trên biển cho Hải quân Việt Nam. Tầm xa tấn công 25km tuy không lớn bằng một số hệ thống phòng không trên hạm như Shtil-1 (120km) của Nga, nhưng bù lại là khả năng đánh chặn vượt trội đối với các mục tiêu tên lửa, bom thông minh... và bảo vệ cho đội hình tàu chiến trước các mối đe dọa trên không.
Trong các hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sắp được đóng cho Hải quân Việt Nam, ngoài tên lửa chống hạm, pháo hạm, có thể cả ngư lôi... thì VL MICA là hệ thống vũ khí được trông đợi nhất, bởi 2 tàu chiến mạnh nhất của HQVN hiện nay là HQ-011 và HQ-012 (lớp Gepard 3.9) chỉ trang bị vũ khí thiên về chống hạm, khả năng phòng không yếu, 2 tàu Gepard thứ ba và thứ tư cũng được Nga tiết lộ là bổ sung vũ khí chống ngầm (không có thông tin về hệ thống phòng không).
Chính vì thế, một hệ thống phòng không như VL MICA được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sẽ giúp Việt Nam lấp được kẽ hở về khả năng phòng không khi tác chiến trên Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét