Sức mạnh pháo điện từ của tương lai
(GenK.vn) - Pháo điện từ sử dụng năng lượng điện từ có công suất lớn làm tác nhân phát nổ, đưa đạn đi xa và nhanh hơn bất kỳ loại pháo nào trước đây.
- 'Đoàn tàu tử thần': Vũ khí tối mật của Liên Xô
- Chuyên gia quốc tế: Việt Nam sẽ không mua vũ khí Trung Quốc
- Chiến đấu cơ Mỹ sắp có vũ khí của "Chiến tranh giữa các vì sao"
- Điểm mặt những vũ khí “khủng” Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị
- Những vũ khí sáng tạo độc đáo trong thời kỳ Tam Quốc
Hải quân Hoa Kỳ vừa bắn thử nghiệm thành công loại pháo điện từ. Vũ khí mới này không cần thuốc nổ, mà sử dụng lực điện từ, nó có thể bắn đạn đi xa tới 500 km với vận tốc gấp 7 lần vận tốc âm thanh! Pháo điện từ sử dụng năng lượng điện từ có công suất lớn làm tác nhân phát nổ, đưa đạn đi xa và nhanh hơn bất kỳ loại pháo nào trước đây.
Phát triển đến năm 2016
Nếu đạt được công suất tối đa, loại pháo này có thể đưa viên đạn đi xa tới trên 200 hải lý (khoảng 500 km). Trong khi đó, các loại pháo hiện nay của Hải quân Mỹ mới chỉ đưa được đạn đi khoảng gần 20 dặm (33 km). Và với một vận tốc cực lớn của đạn (tốc độ đầu nòng là 7M và 5M tại mục tiêu), pháo điện từ sẽ phá hủy mục tiêu bằng động năng thay vì bằng hóa năng như các loại pháo thông thường.
Một tàu chiến có lượng giãn nước lớn nhận được các số liệu tọa độ vị trí của mục tiêu địch cách xa tàu khoảng 200 dặm (khoảng 340 km). Thay vì phải phóng 1 tên lửa Tomahawk trị giá hàng triệu USD, tàu hướng nòng pháo về phía mục tiêu, truyền điện từ động cơ của tàu sang tháp pháo và phóng ra 1 viên đạn 40 pound (18 kg), dài 3 foot (khoảng 1m) theo các rãnh ray siêu dẫn. Quả đạn phóng ra khỏi nòng pháo với vận tốc siêu thanh và thoát ra khỏi khí quyển trái đất, sau đó quay trở lại khí quyền theo tín hiệu dẫn đường của vệ tinh và tiếp đất trong chưa đầy 6 phút. Vận tốc đáng ngạc nhiên này sẽ “làm bay hơi” mục tiêu chỉ nhờ động năng và không hề sử dụng bất cứ chất nổ nào!
Theo Giáo sư Elizabeth D’Andrea, chủ trì dự án phát triển pháo điện từ cho biết một trong những lợi thế lớn nhất của pháo điện từ là độ an toàn. Do pháo điện từ không dùng chất nổ đẩy nên độ an toàn khi lắp trên tàu được tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án phát triển pháo điện từ, các nhà khoa học cũng gặp phải một số khó khăn: đó là việc chế tạo thiết bị phóng, thiết bị tạo xung điện và thiết kế đạn có điều khiển. Mục tiêu của dự án này là chế tạo được pháo điện từ đạt được công suất tuyệt đối - một loại pháo tích hợp dự định sẽ được ra mắt vào khoảng năm 2016- 2018.
Chương trình phát triển loại pháo điện từ của Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ là một phần trong những đầu tư của Cục KH-CN Hải quân, nhằm phát triển công nghệ mới hỗ trợ Hải quân Mỹ trong chiến tranh.
Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã thiết lập được quan hệ giữa các nhà khoa học hàng đầu và nhiều kỹ sư từ các hãng có tên tuổi như Boeing, Phòng thí nghiệm Charles Stark Drapper, General Atomics, Khoa Năng lượng (Phòng Thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore), Học viện Hải quân Mỹ, Trường Đào tạo sau đại học Hải quân Mỹ (Naval Postgraduate School), Bộ Chỉ huy Các hệ thống trên biển của Hải quân (Naval Sea Systems Command), Trung tâm Tác chiến Mặt nước Hải quân (Naval Surface Warfare) Phân khu Carderdock và Dahlgren, Lục quân Mỹ và Lục quân Anh.
Vũ khí chủ lực trong tương lai
Ưu điểm của loại pháo này sẽ biến các tàu chiến thành các pháo hạm có tầm siêu xa, có khả năng bắn hàng chục quả đạn mỗi phút và chi phí cũng không tốn kém. Hải quân Hoa Kỳ đang phối hợp với Bộ Quốc phòng Anh trong nỗ lực thử nghiệm loại pháo này.
Một ưu điểm khác nữa của pháo điện từ là hiện nay các tàu chiến của Hải quân Mỹ chỉ có thể mang được tới 70 tên lửa có điều khiển và bắt buộc phải quay về cảng để bổ sung do không thể đưa tên lửa lên tàu ở giữa biển. Trái lại, đạn của pháo điện từ có thể xếp lên tàu dễ dàng ở giữa biển và tàu có thể mang được hàng trăm viên. Ngoài ra, các thiết bị phóng của pháo điện từ không hề chứa chất nổ nên rất an toàn cho tàu chiến.
Tuy nhiên, Roger McGinnis, Giám đốc dự án phát triển các loại vũ khí sử dụng năng lượng trực tiếp tại Bộ Chỉ huy Các hệ thống trên biển của Hải quân, đánh giá vũ khí này của Mỹ sẽ không thể chuyển giao được trước năm 2015.
Công nghệ chế tạo pháo điện từ không phải là mới bởi nó đã có mặt từ khoảng hơn 20 năm trước. Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu của các nhà khoa học đã không đem lại kết quả bởi không có con tàu nào có thể sinh ra hoặc dự trữ đủ lượng điện để khẩu pháo có thể tác xạ.
Ý tưởng này đã được sống lại vài năm trước đây khi Hải quân Hoa Kỳ công bố kế hoạch chế tạo lớp chiến hạm thế hệ tiếp theo "điện hóa toàn bộ" (all-electric) DD(X). Ông McGinnis giải thích rằng: “Trước đây các tàu khu trục sử dụng tới 90% năng lượng gắn vào động cơ đẩy. Tuy nhiên, với DD(X), có thể chuyển đổi năng lượng sang bất cứ cái gì ta muốn. Chúng ta có thể dừng con tàu lại và bắn, tàu sẽ truyền năng lượng ngược trở lại chân vịt.”
Trước mắt, khó khăn vẫn còn đặt ra với các nhà khoa học. Đó là làm sao để khẩu pháo có thể bắn trúng được mục tiêu với độ chính xác cao nhất và chế tạo được thiết bị có khả năng chống chịu được áp lực khổng lồ do khẩu pháo tạo ra.
Đạn của pháo điện từ sẽ bay khoảng 290 dặm trong vòng 6 phút - ban đầu với tốc độ khoảng 8.200 feet/giây (2.500 m/giây) và tấn công mục tiêu với vận tốc khoảng 5.000 feet/ giây (khoảng 1.750 m/ giây). Các loại pháo hiện nay của Hải quân Hoa Kỳ bắn các loại đạn pháo dùng thuốc phóng mới chỉ có tầm tối đa 12 dặm (khoảng 20 km), và hầu như đều chưa phải là đạn có điều khiển nên việc điều khiển để đạn đi trúng đích là rất khó.
Tham khảo: Howstuffwork, Wiki
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét