Phát hiện sinh vật trong suốt kỳ lạ tại biển New Zealand
(GenK.vn) - Sinh vật hình dạng kỳ quái đầu cá, đuôi tôm và toàn thân trong suốt như thạch được phát hiện ở New Zealand lập tức gây cơn sốt cho nhiều người quan tâm.
- Những tập tính sinh sản và tồn tại khó hiểu ở động vật
- Sinh vật phát sáng bí ẩn ở cảng biển Mỹ
- Những sinh vật kỳ lạ tưởng như đến từ ngoài Trái Đất
- Những sinh vật cổ xưa nhất trên trái đất còn tồn tại ngày nay
Một ngư dân đã bắt được ở ngoài khơi New Zealand một sinh vật kỳ lạ, có hình dạng bên ngoài giống tôm nhưng có thân trong suốt như sứa. Các chuyên gia hải dương học Anh cho rằng đó là một dạng cá bống biển có tên khoa học là Salpa maggiore.
Ngư dân Stewart Fraser vô cùng bối rối khi cầm con cá kỳ lạ này trên tay. Nó không hẳn là cá và cũng không giống bất cứ sinh vật nào mà ông từng nhìn thấy. Sinh vật sở hữu một cái đầu cá nhưng cái đuôi của loài tôm và hoàn toàn trong suốt như thạch.
Sinh vật sở hữu một cái đầu cá nhưng cái đuôi của loài tôm và hoàn toàn trong suốt như thạch
Sinh vật kỳ lạ xuất hiện ở vùng biển cách bán đảo Karikari, New Zealand khoảng 70 km về phía Bắc
Người ngư dân này đang cùng hai cậu con trai đánh cá ở vùng biển cách bán đảo Karikari, New Zealand khoảng 70 km về phía Bắc thì phát hiện ra con cá tôm quái dị này. Ông chia sẻ: "Tôi phân vân không hiểu nó là cái gì nhưng trí tò mò đã buộc tôi phải nhìn kỹ hơn. Tôi thấy nó có vảy, khá cứng trong suốt như thạch và có thể nhìn xuyên qua cơ thể của nó."
Nhà nghiên cứu ở viện hải dương học ở Plymouth cho rằng đây là một loài cá bống biển nhưng chúng thường được tìm thấy trong vùng biển lạnh hơn, hầu hết ở phía nam đại dương.
Chúng có cơ thể dạng ống và di chuyển bằng cách bơm nước qua cơ thể, đông thời lọc luôn nguồn thức ăn phù du trong đó. Với cơ thể trong suốt như thạch, loài cá bống biển dễ dàng ngụy trang và tránh được sự săn lùng của kẻ thù.
Thân hình trong suốt của sinh vật này giúp chúng ngụy trang trong nước dễ dàng và tránh được kẻ thù.
Loài bống biển thường được tìm thấy ở vùng biển lạnh, tập trung nhiều ở Nam Đại Dương
Theo Livescience
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét